Phẩm 10: Hình Phạt - Phẩm Hình Phạt (Danda Vagga) - Kệ ngôn 142 |
|
Tỳ khưu Giác Đẳng | |
Khi Thầy Tu Không Cần Chiếc Áo | |
Dù mặc áo người thế |
Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa
|
||
Ala'nkato ce-pi sama.m careyya Santo danto niyato brahmacaarii Sabbesu bhuutesu nidhaaya da.n.da.m So braahma.no so sama.no sa bhikkhu |
|
|
Bản Anh văn của Phra Khantipàlo |
||
Even though adorned, if living in peace
|
||
Bản Hán Văn của Pháp Sư
Thường Bàn Ðại Ðịnh |
||
Tự nghiêm dĩ tu pháp, |
||
Duyên Sự |
||
Santati là một danh tướng dưới trướng vua Ba Tư Nặc. Sau một trận đánh oanh liệt ông trở về với ca khúc khải hoàn. Ðể tưởng thưởng, Vua ban cho ông bảy ngày sống trong sự hưởng thụ của một đế vương. Khi Ông đang trên lưng voi ngất ngưỡng đến diêu trì tắm mát thì gặp Phật. Ðức Thế Tôn quay sang nói cho Tăng chúng biết đó là một con người mà căn tánh giác ngộ sắp chín mùi. Sau đó không lâu một mỹ nhân khả ái nhất hầu hạ Santati đột nhiên qua đời. Không dằn nổi niềm tưởng tiếc khôn nguôi, ông tìm đến Ðức Phật. Sau khi nghe pháp, tuệ giác bừng sáng trong Santati. Ông đã chứng vô sanh pháp nhãn và xin phép Phật viên tịch. Phật dạy ông biến hiện thần thông, trình bày túc nghiệp và nhập tam muội hoả tự thiêu thân xác hữu dư. Các tỳ kheo thắc mắc không biết nên gọi Santati là tướng quân, hay đạo sĩ hoặc tỷ kheo. Ðức Phật dạy rằng một người đã giải thoát phiền não, không còn gây tổn hại cho bất cứ ai thì dù áo giáp trên người thì vẫn có thể gọi là một bậc chân tu. | ||
THẢO LUẬN | ||
1. Nếu hình thức bên ngoài không quan trọng tại sao Tăng Già lại có nhiều luật nghi liên quan tới y áo? 2.Tại sao tinh thần bất hại được nhấn mạnh trong nhiều trường hợp là một tôn chỉ của đời sống tu hành? 3.Nếu trong hình thức tại gia cư sĩ vẫn có những thành tựu phạm hạnh tối thượng sao lại khuyến khích xuất gia? |
||
Ý CHÍNH |
||
Cho dù là một người trong lớp áo thế tục nhưng đã viên mãn phạm hạnh thì cũng có thể gọi là một Tỳ Kheo. |
________________________________________________________________________________________
1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson 2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện
|
|