Phẩm 09: Ác Hạnh - Phẩm Ác Hạnh (Paapa Vagga) - Kệ ngôn 126 |
|
Tỳ khưu Giác Đẳng | |
Hiện tại và tương lai |
|
|
Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa
|
||
Na
antalikkhe na samuddamajjhe |
Gabbham: thai bào | |
Bản Anh văn của Phra Khantipàlo |
||
Some find
birth within a womb,
|
||
Bản Hán Văn của Pháp Sư
Thường Bàn Ðại Ðịnh |
||
Hữu thức đọa
bào thai, |
||
DUYÊN SỰ |
||
Trưởng lão Tissa
đến nhà người thợ kim hoàn thọ trai. Trong lúc chủ nhà bận việc phía sau,
một con ngỗng nuôi trong nhà nuốt vào bụng viên ngọc của nhà vua đã đưa để
mài. Mặc dù là người rất tín tâm nhưng vì hốt hoảng đã làm mất viên ngọc của
vua nên, người thợ kim hoàn đã vặn hỏi thậm chí tra tấn Trưởng lão Tissa đến
nỗi bị thương đổ máu ngất xỉu bất chấp sự can gián hết lời của người vợ. Con
ngỗng ngửi thấy máu tới gần cũng bị đập một cây chết ngay lập tức. Khi tỉnh
dậy Trưỏng lão Tissa cho biết chính con ngỗng đã nuốt viên ngọc nhưng không
thể nói vì sẽ làm con ngỗng bị giết. Người thợ hoàn vô cùng ăn năn xin được
tha thứ. Không lâu sau đó Trưởng lão viên tịch Niết Bàn vì thương tích. Sau
nầy khi các tỳ khưu bạch hỏi Phật về cảnh giới thọ sanh của con ngỗng, người
thợ kim hoàn và người vợ, cũng như trưởng lão Tissa, Đức Phật đã dạy kệ ngôn
trên.
|
||
THẢO LUẬN | ||
1) Nếu đi vào đời mà phải chịu bao ách nạn thì
có nên bỏ tất cả vào rùng sâu không?
2) Bi kịch xẩy ra trong câu chuyện Ngài Tissa thật ra lỗi qui về đâu (do Ngài Tissa đã đén chỗ không thích hợp, do nghiệp quá khứ hay tại kiếp trầm luân, do ngưòi thợ kim hoàn vì quá sợ hãi đâm ra hồ đồ, vì con ngỗng vô tri.) 3) Có người nói đã là tai hoạ thì không thể tránh mà tránh được thì không là tai hoạ. Quan niệm đó theo Phật pháp thế nào? |
________________________________________________________________________________________
1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson 2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện
|
|