Câu hỏi ngày thứ Ba tuần trước.

TT Giác Đẳng giảng ngày 20 tháng 12 năm 2005

Tại rơom Thảo Luận Phật Pháp Online

 

Phật tử Who Care:  Theo tinh thần của người Phật giáo đi theo con đường của Đức Phật  thi` Thầy nhận xét như thế nào về vấn đề ngày lễ Christmas.  Riêng Who Care thấy ngày lễ Christmas đối với WC là khi một vĩ nhân ra đời là một sự đáng mừng, càng nhiều vĩ nhân ra đời thi` đưa con người ta đến chân thiện mỹ, trên phương diện tôn giáo thi` đó là một vấn đề đáng mừng, co`n vấn đề chính trị hay gi` đó chắc là các vị vĩ nhân đó không có dạy, không nói về phương diện chính trị mà chẳng qua có một thế lực nào hoặc những người nào làm thôi.  Co`n theo Thầy thi` Thầy nghĩ thế nào.

 

TT Giác Đẳng:  Thật ra thi` đây là một đề tài nó mang tính xă hội nhiều hơn mang tính về tôn giáo, nếu chúng ta nói về tôn giáo thi` có lẽ chúng ta phải nói một cách rất rơ ràng, chúng ta phải có sự phân biệt rơ ràng và người Phật tử nên có chánh tín, có niềm tin như thế nào.  Chúng tôi muốn nhắc lại tại đây là như qúi vị biết sau đệ nhị thế chiến ở Việt Nam của chúng ta có tôn giáo Cao Đài, ở trong tôn giáo Cao Đài có nói đến "Đại Đạo Tam Ky` Phổ Độ", khi quí vị đến với đạo Cao Đài thi` có thờ Phật, thờ Chúa, thờ đủ hết và những vị nào có tham khảo qua một số các tôn giáo khác thi` chúng ta có đạo Thông Thiên Học, đạo Thông Thiên Học thi` bành chướng nhiều ở Ấn Độ và có thời đă muốn mời ông Krishnamurti trở thành một vị giáo trưởng cho Thông Thiên Học. Những tôn giáo đó ti`m cách để có sự chấp nhận cả Phật cả Chúa, tức là đạo nào cũng tốt.

 

Thật ra câu “đạo nào cũng tốt” nó trở thành một điều rất dị ứng đối với một số người, bởi v́ khi chúng ta nói đạo nào cũng tốt tức là ở đây không có vấn đề chúng ta không đồng y' hay phân biệt hay ky` thị đạo này hay đạo khác nhưng người ta quan niệm một điều rằng hễ cái gi` thi` nó ra cái đó.  Ví dụ như những tôn giáo khác thi` hễ họ có một niềm tin trao gởi ở Chúa thi` họ tin Chúa, họ tin đấng Ala thi` chỉ tin đấng Ala thôi.  Thật sự đúng ra người Phật tử khi qui y Phật, khi nói qui y Phật thi` chúng ta không tin thiên thần qủy vật, khi qui y Phật là quy y Đức Phật đấng Tối Tôn. 

 

Câu nói đạo nào cũng tốt hết thi` có lẽ dường như nó không nói rơ ràng được quan điểm của mi`nh, và về điểm này chúng tôi muốn nói với qúi vị rằng tại sao so với các tôn giáo khác thi` người Phật tử tương đối dễ bị xâm thực nhất, tức là dễ bị những tôn giáo khác họ lay động, họ chi phối, bởi niềm tin của chúng ta không rơ rang.  Quí vị thấy những phong trào chúng tôi không muốn nói rơ tại đây nhưng ông này bà kia lại có thể lôi kéo những người Phật tử dễ dàng bởi vi` người Phật tử không xác chứng niềm tin của mi`nh thi` trong câu "đạo nào cũng tốt"  nó là con dao hai lưỡi.

 

Thứ nhất về một phương diện nào đó nó nói lên tinh thần rất bao dung của chúng ta.

 

Nhưng về điều thứ hai nói tinh thần chúng ta gọi là mập mờ, chúng ta không rơ ràng trên phương diện đạo giáo.

 

Bây giờ chúng tôi vừa nghe quan niệm của một vị có nick là Who Care ví dụ một vị nhân ra đời thi` mừng vĩ nhân đó là một chuyện tốt thôi, chúng ta cũng có thể tạm nói như vậy, giống như chúng ta nói đạo nào cũng tốt.  Hay có một số người Phật tử nói rằng hễ có bao nhiêu người họ đă thờ phượng  chúng ta tin thi` chuyện đó là chuyện tốt thôi. Tuy vậy chúng ta cũng phải nói rằng nếu chúng ta chấp nhận một cái gi` đó mà cái đó về lâu về dài nó không làm suy giảm căn bản của chúng ta thi` việc đó không nói  chi nhưng nếu về lâu về dài nó trở nên sự suy giảm, một sự thay đổi trong đời sống của chúng ta thi` như thế nào. 

 

Hồi năy chúng tôi có đưa ra một hi`nh ảnh mà qúi vị thấy rằng nếu một gia đi`nh Phật tử sống ở Hồng Kông, ngày Phật Đản hay ngày Vu Lan con cái của họ quan tâm rất ít về ngày lễ Phật Đản, Vu Lan, trong lúc đó thi` ngày Christmas họ bỏ ra rất nhiều thời giờ để tổ chức tiệc tùng, để gửi thiệp v.v... v.v... thi` qúi vị sẽ thấy rằng cái văn hóa ở trong đơn vị gia đi`nh nó đă thay đổi và việc đó là việc mà không thể không suy nghĩ được. 

 

Chúng tôi biết rằng có một số các vị nghĩ  một điều hoàn toàn không nên suy nghĩ mi`nh là đạo Phật, là Phật tử thi` sao cũng được, đạo nào cũng tốt.  Đúng ra cách nói đó nó có vẻ là hổ lốn, nó có vẻ không rơ ràng, nghĩa là cái gi` cũng được.  Thật sự không riêng về Phật giáo mà tất cả các tôn giáo đều nói đến một điểm rằng một người đă có niềm tin thi` niềm tin phải rơ ràng, ví dụ như một người Phật tử qui y Tam Bảo khi quí vị nghe trong kinh chữ Hán nói là qui y Phật thi` không qui y thiên thần qủi vật, hay qui y Pháp không qui y ngoại đạo tà giáo, qui y Tăng không quy y bạn hữu ác đẳng,  đó là nói theo kinh Hán Tạng.  Theo kinh Pali cũng nói rất rơ là qui y Phật là bậc tối tôn là nơi nương tựa cao qúi nhất, qui y Pháp là nơi nương tựa cao qúi nhất, qui y Tăng là nơi nương tựa cao qúi nhất, không có gi` khác để nương tựa hơn những điều đó. 

 

Nói chung là phải nói rằng sự lan rộng xâm thực của các văn hóa là điều mà dầu chúng ta muốn hay không thi` cũng phải suy nghĩ, tại vi` về lâu về dài nó sẽ tạo nên một sự va chạm và sự va chạm này dẫn đến ti`nh trạng ngày hôm nay như khủng bố, như có chiến tranh, và có thể nói chiến tranh ở trong tương lai rất có thể nó không đến từ sự va chạm giữa quốc gia này với quốc gia khác mà nó dẫn đến chiến tranh là do giữa tôn giáo này hay tôn giáo khác.  Không có nghĩa là vi` vậy mà chúng ta lấy mũ ni che tai, chúng ta nhắm mặt lại, chúng ta không suy nghĩ, nếu nó là một đề tài của nhân loại, đề tài của con người thi` đó là đề tài chúng ta cần phải suy nghĩ, suy nghĩ để chúng ta có thể nghiền ngẫm thêm về điều này. 

 

Nhưng chúng tôi nghĩ y' kiến của một vị có nick Who Care là một y' kiến rất tiêu biểu, tiêu biểu cho phần lớn cái nhi`n của người Phật tử.  Sáng nay chúng tôi có nói chuyện với một đạo hữu, đạo hữu đó rất dễ thương và đạo hữu đó nói với chúng tôi rằng nếu một quốc gia như Hoa Ky` là nơi dung thân của chúng ta đến đây và những gi` gọi là văn hoá phong tục và kể cả tôn giáo của quốc gia này, mi`nh là người ăn nhờ ở trọ thi` mi`nh tôn trọng, nếu mi`nh có y' kiến thi` không phải giống như mi`nh đến ở trọ nhà người ta, và người ta nói anh làm việc này không đúng, anh kia làm việc kia không đúng, chúng tôi phải nhi`n nhận rằng đó là tâm ti`nh rất Việt Nam, chúng ta đến nơi nào chúng ta thường tôn trọng nơi đó.

 

Có một lần chúng tôi sang Úc, qúi vị biết rằng nước Úc, cho dù là một nước độc lập, nhưng nước Úc cũng có chung một Nữ Hoàng với Canada và Anh Quốc đó là Nữ Hoàng Elizabeth, người ta muốn nói đến một chuyện là dẫn nước Úc đến chỗ trở thành một nước Cộng Ḥa, Cộng Ḥa tức là theo chế độ đại nghị không có vua nữa, không có Nữ Hoàng nữa, một trong những tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ điều đó là một người thanh niên Việt Nam , những người Việt Nam khác nói rằng bà Nữ Hoàng tử tế và tốt quá tại sao mi`nh là người Việt Nam định cư tại Úc mà nói như vậy, nhưng một số người khác họ nói đó là tinh thần dân chủ, những người lớn lên thi` họ có quyền nói quan điểm của mi`nh. 

 

Thật ra chúng tôi biết quan niệm về dân chủ  không phổ cập trong người Việt nam chúng ta, khi chúng ta bàn ở tại đây thi` chúng tôi đem những chuyện này ra có thể  sẽ có một số vị rất hằn học, rất khó chịu về điểm này, tuy nhiên chúng ta sống trong một xă hội tự do và con người ở trong thế giới văn minh là con người nên bàn, nên biết và nên phát biểu về chuyện của mi`nh, nhưng quan trọng là chúng ta nên bàn một cách lịch sự, lịch sự một cách có hiểu biết, có tôn trọng với nhau, chứ không có lời lẽ nặng nề, như bảo rằng chuyện đó là chuyện sai. 

 

Thậm chí có một người Phật tử nói với chúng tôi rằng chuyện đó là chuyện chính trị, chúng tôi không nói chuyện đó là chuyện chính trị, tại vi` khi chúng tôi nói đến Phật Pháp thi` mi`nh nghĩ rằng "Oh, Phật Pháp thi` mi`nh cần phải đem kinh điển ra nói, thật ra nó có vấn đề liên quan đến đời sống của chúng ta, chúng ta nên suy nghĩ, nhất là vấn đề đối với tôn giáo, nó không phải là một lời nói mà chúng tôi ít gặp, chúng tôi gặp rất thường, chúng tôi gặp rất  nhiều vị rất sợ bước ra những đề tài nó mang tánh cách phổ thông ở bên ngoài, chỉ muốn rào một cái hàng rào ở trong bốn bức tường, nhưng qúi vị biết rằng ở trong một thế giới văn minh là chúng ta nên biết những vấn đề thật sự về cuộc sống của mi`nh. 

 

Chúng tôi rất mến mộ một học giả,  ông nói rằng:  “Tôi là con người thi` không có cái gi` ở  trong thế giới con người mà tôi không nên biết đến.”  Thành ra chúng ta là một người Phật tử sống trong thời đại này, chúng ta đang sống ở ngă ba đường, những ngă tư đường, có bao nhiêu ngă rẽ và trong ngă rẽ đó có những điều chúng ta nên suy tư chứ chúng ta không nên tiếp tục nghĩ rằng việc nào mi`nh nói mi`nh bàn trong một khuôn khổ thuần túy: nghĩa là đem kinh điển nói kinh điển thi` điều đó kể ra thật tội nghiệp. Chúng tôi nghĩ đa số những bật thức giả, đa số những người thiện trí sẽ thấy được rằng trong một thế giới thật sự  văn minh có hiểu biết thi` con người chúng ta có thể trao đổi, có thể đàm luận một cách có hiểu biết một cách từ tốn và chúng ta có sự tôn trọng y' kiến lẫn nhau.

 

Trở lại câu hỏi của đạo hữu Who Care chúng tôi tin là phải, bất cứ  một vĩ nhân nào mà đời sống của họ được tôn vinh thi` đều đáng cho chúng ta suy nghĩ  kể cả Đức Chúa Jesu, nhưng việc ngày lễ Christmas càng ngày trở thành ngày lễ lan rộng cho khắp cả toàn cầu thi` nó không thể là điều không suy nghĩ bởi những người của những tôn giáo khác và người Phật tử không phải ngoại lệ.

 

Who Care: Xin cám ơn Thầy, Who Care cũng đồng y’ với quan điểm của Thầy, có vấn đề hồi năy Thầy nói theo người Phật tử thi` quan niệm đạo nào cũng tốt, Who Care nghĩ là Thầy hiểu lầm điều này rồi, tại vi` theo người Việt Nam của mi`nh, người Việt Nam của mi`nh vốn rất hiền hoà thi` tôn giáo dể hoà nhập vào đất nước Việt Nam của mi`nh,  bởi vậy tất cả các tôn giáo khi vào Việt Nam được đón nhận trong một tinh thần rất cởi mở, bởi vậy ông bà mi`nh có câu “đạo nào cũng tốt” bởi vi` ly’ do tinh thần của người Việt Nam mi`nh thôi chứ theo tinh thần của Phật thi` Who Care  nghĩ chắc cái đó phải nhận xét một cách khác. 

 

Co`n vấn đề mà hồi năy Who Care  giơ tay nói vi` ly’ do Thầy nói về vấn đề Christmas, thi` đúng như vậy sau này có người lợi dụng vấn đề Christmas này để nhằm mục đích bành chướng tôn giáo, có những người nói là ăn chơi, có những người nói ở Việt Nam có phong tục làm thịt chó, giết nhiều chó không tốt. Mỗi nước mỗi khác, rất đồng y’ với Thầy về điểm đó, nhưng vấn đề tại vi` Who Care nhi`n về phuơng diện như một, mặc dầu ngoài ra nếu các Thầy hướng dẫn người Phật tử hoặc những người học tro` của mi`nh có một chánh tín thi` Who Care  không nghĩ sẽ càng ngày các tín đồ Phật tử càng bị mất đi, tại vi` được các vị Thầy những bậc giác ngộ hướng dẫn đi đến một chỗ con đường chân thiện mỹ, đi đến con đường lợi lạc cho bản thân cho người cho đời rồi cho xă hội, thi` Who Care nghĩ rằng đạo Phật đâu có mất đâu thưa Thầy.   Bởi vậy nên Who Care nghĩ nó hơi có là lạ trong vấn đề này ,đó là vấn đề tại sao phải sợ như vậy hay phải chăng chính cá nhân của những bậc Thầy vi` không tự tin vào bản thân họ hay không.  Thầy nghĩ thế nào về vấn đề này.

 

TT Giác Đẳng:  Thật ra thi` điều kiện ly’ tưởng nhất  chúng ta có được là chúng ta phải ngồi ở trong một không khí rất yên tịnh để nghe một vị Thiền Sư nói cho chúng ta về sự tu dưỡng tâm y’ của mi`nh như thế nào rồi mi`nh theo đó mà mi`nh tu tập ở trong một không khí vắng lặng,  chúng ta gọi đó là một không khí ly’ tưởng bởi vi` hi`nh ảnh của vị Thiền Sư đó và bối cảnh đó và con người đó nó vốn không phải là tất cả những gi` mà chúng ta có trong cuộc đời. 

 

Cũng như chúng ta ngồi tại đây nói chuyện với nhau nhưng  rồi lát nữa mỗi người đều phải trở về với thực tại với đời sống hàng ngày, dĩ nhiên chúng ta nói rằng nếu qúi Thầy hướng dẫn cho qúi Phật tử đầy đủ về Phật pháp thi` Phật tử sẽ không bỏ đạo, nhưng vấn đề không đơn giản như vậy, có những người Phật tử vi` hôn nhân không đi chùa nữa, có những người Phật tử về lại cầu nguyện.  

 

Chúng tôi lấy ví dụ như vậy, một người họ làm ăn thất bại, họ đang nuôi dưỡng một hy vọng nào đó, có một người đến nói với họ là “anh hăy cầu nguyện đi”.  Thật sự chúng tôi có một người quen, người đó trải qua sự khó khăn về tiền bạc, rồi có một người đạo Tin Lành đến nói “tại vi` anh không tin Chúa, anh không theo Chúa, nếu anh cầu nguyện Chúa thi` anh sẽ vượt qua khó khăn đó, anh sẽ giàu có.”   Thi` thưa qúi vị không lâu sau đó thi` người này trở mi`nh được, có nghĩa là căn nhà của người đó có người đến mua và họ giải quyết được nhiều vấn đề nợ nần họ vượt qua những khó khăn đó, rồi sau đó người này theo đạo Tin Lành, nhưng trước khi họ theo đạo Tin Lành thi` họ nói với chúng tôi rằng không phải họ không thương Đức Phật, mà bởi vi` họ cầu nguyện ở Chúa  họ cảm thấy linh ứng. 

 

Qúi vị thấy chuyện đó rất tế nhị, chúng ta không chê trách gi` người đó hết, một người đang khổ về vấn đề tiền bạc bây giờ có người khuyên cầu nguyện đi và lời cầu nguyện linh ứng thi` tự nhiên họ theo rồi.   Phải nói một điều là người ta có thể nói rằng nếu những lời cầu nguyện như vậy lúc nào cũng đáp ứng hết thi` những quốc gia theo đạo Tin Lành, tất cả những người theo đạo Tin Lành cái gi` cũng cầu nguyện được hết, không phải, người Phật tử hay người đạo nào cũng cầu nguyện hết và cầu nguyện thi` có khi linh khi không linh.  Nhưng khi nói linh thi` dĩ nhiên họ có một suy nghĩ lại về niềm tin của mi`nh.   

 

Ở ngay chỗ đó có một vấn đề rất quan trọng là nếu một người hiểu đạo thi` nên sống như lời Khổng Tử nói:

 

“Một nhà nông không vi` mất mùa mà bỏ nghề của mi`nh, một người buôn bán không vi` lỗ lă mà bỏ nghề của mi`nh và một người quân tử không vi` sự khó khăn nhất thời mà bỏ đạo của mi`nh.” 

 

Nhưng việc đó không dễ, nó quan trọng là những người thân cận ở chung quanh.  Như ở trong một rơom mà chúng tôi đang sinh hoạt ở đây là rơom Sinh Hoạt Phật Pháp  quí vị sẽ thấy được một điểm là mỗi lần vào sinh hoạt mà sự đối thoại của những người Phật tử có thể đưa ra những câu hỏi hay đưa cách nói tương đối nói rơ được quan điểm của người Phật tử nó đă là không phải chuyện thường thấy, đó không phải là chuyện dễ dàng.   Thông thường  đặc biệt người Việt Nam chúng ta hễ cái nào mi`nh thi` mi`nh hoan hỷ co`n không thích thi` có khi mi`nh nói rất nặng nề cáo buột là thế này và thế khác.

 

Ví dụ như chúng tôi đang bàn chuyện ở đây có một vài vị text chat với chúng tôi nói  Ông Thầy Chùa mà co`n làm chính trị.”   Như quí vị thấy rằng ít có khi nào chúng ta có thể nói chuyện với nhau một cách thoải mái, một cách rất hiểu biết và hễ nghe chuyện gi` không vừa tai mi`nh, mi`nh bực mi`nh rồi nói thôi.  Hay một lần nào đó chúng tôi nói về khoa học ở trong trại hè và có một anh Phật tử khoảng bốn mươi mấy tuổi, với tuổi này không phải là già mà lên nói rằng: mi`nh theo đạo Phật thi` không chuyện gi` mi`nh phải nói đến điều đó và chuyện đó của Tây của Mỹ nói thi` được, mi`nh theo đạo Phật thi` hăy trở về với kinh điển đi. 

 

Thi` quí vị thấy chúng ta cũng có quan niệm  dị biệt về điểm này nên chi quan trọng nhất là chúng ta nhận định rằng nếu ở trong điều kiện hoàn toàn hợp, hoàn toàn ly’ tưởng thi` mi`nh có thể ngồi xuống bàn một Phật pháp rất  trực tiếp và mi`nh tu thế nào và niệm hơi thở như thế nào, mi`nh giữ giới như thế nào và bố thí tri` giới như thế nào, nhưng khi nó là vấn đề rộng răi thi` chúng ta cũng phải chuẩn bị, bởi vi` thưa qúi vị đời sống của chúng ta không phải là một phương diện mà nó là nhiều phương diện.

 

Chúng ta rất khó để vẽ một lằn ranh ở đây là thuần túy đạo giáo, đây là lănh vực khác với đạo giáo, và đạo giáo không xen vào.  Người Tây Phương họ quan niệm rằng lănh vực nào tôn giáo cũng xen vào được hết, quí vị thấy rằng ở đây tiếng nói của tôn giáo họ bày tỏ về mọi quan điểm hết., quan điểm về đồng ti`nh luyến ái, quan điểm về phá thai, quan điểm về hôn nhân, quan điểm về chính trị, chỗ nào cũng có tôn giáo dính vào hết.  Trong khi đó Đông phương thi` người Phật tử nói rằng chỉ có chuyện ngồi thiền tụng kinh, ăn chay niệm Phật đó là chuyện của đạo giáo và những chuyện khác thi` Phật giáo không có nên xen vào.  Thật ra nói một cách thành thực cá nhân là chúng tôi không hoan hỷ với cách của người Tây Phương là tôn giáo phải xen vào chuyện của đời sống, nhưng chúng ta phải nhi`n nhận một điều là người Tây Phương điểm đó thực tế hơn người Đông phương của chúng ta,. 

 

Có đôi khi đạo giáo của chúng ta có những vấn đề mà chúng ta không nói tới, vi` chúng ta không nói tới nên chi người Phật tử không có một suy nghĩ gi` và họ không có quan điểm gi` về chuyện đó hết, cái gi` người Phật tử nói là nói vậy thôi ít có khi nào chúng ta đặt câu hỏi rằng; về vấn đề đó đối với người Phật tử thi` chúng ta quan niệm như thế nào; ví dụ như vấn đề môi sinh.  Có một vài lần chúng tôi đặt câu hỏi rằng người Phật tử dựa trên cái nhi`n về Phật pháp thi` chúng ta nên có quan niệm như thế nào gọi là phải chăng về vấn đề bảo vệ môi sinh, thi` thưa quí vị, qúi vị sẽ nghe câu trả lời rất mập mờ, bởi vi` việc đó chúng ta vốn không quan tâm và chúng ta thấy nó không liên hệ gi` với nhau, nhưng thật sự  nó có liên hệ chứ không phải là không liên hệ ./.