Trung Bộ Kinh
Bài 001:Pháp môn căn bản
I. TOÁT YẾU
Mùlapariyàya Sutta - The root of all things.
The Buddha analyses the cognitive processes of four
types of individuals - the untaught ordinary person, the disciple in higher
training, the arahant and the Tathàgata. This is one of the deepest and most
difficult suttas in the Pali Canon, and it is therefore suggested that the
earnest student read it only in a cursory manner on a first reading of the
Majjhima Nikàya, returning to it for an in-depth study after completing the
entire collection.
Gốc rễ của vạn
pháp.
Phật phân tích tiến tŕnh nhận thức
của bốn hạng người: phàm phu chưa nghe pháp,
bậc hữu học, A la hán và Như lai. Kinh này là một
trong những kinh sâu sắc và khó hiểu nhất trong tạng
kinh Pali, bởi thế đề nghị học giả
nghiêm túc sau khi đọc qua một lần đầu, hăy đọc
trở lại kinh này khi đă xem trọn 152 kinh.
II. TÓM TẮT
Gốc rễ của đau khổ là dục
hỷ: ham muốn, vui thích đối với các pháp từ
vật chất đến tinh thần, từ phàm đến
thánh, từ bốn đại đến hạng sinh vật,
người, chư thiên, các cơi thiền,
và Niết bàn.
Về các pháp ấy, có những cách nhận
thức khác nhau tùy theo tŕnh độ tu học:
lối nhận thức sai lầm của phàm phu gọi là tưởng
tri, của người biết qua sách vở là thức
tri, của bậc thánh hữu học là thắng tri, của
A la hán là tuệ tri. Và cuối cùng, cái biết
của Phật là liễu tri.
Phàm phu tưởng tri các pháp, ví dụ địa
đại, như sau:
1. Vị ấy nghĩ tự ngă là địa
đại;
2. Nghĩ tự ngă ở trong địa đại;
3. Nghĩ tự ngă tách biệt với địa
đại;
4. Nghĩ "địa đại là của
ta."
Như thế là không liễu
tri địa đại. Về các pháp khác cũng thế,
bao gồm:
Chúng sinh, Chư thiên, Sinh chủ, Phạm
thiên, Quang âm thiên, Biến tịnh thiên,Quảng quả thiên,
Thắng giả, Không vô biên xứ cho đến Phi tưởng
phi phi tưởng xứ, kiến văn giác tri, Đồng nhất
và sai biệt, Tất cả, Niết bàn.
Đối với 4 đại và các pháp khác, các
bậc hữu học không có thái độ tưởng tri
của phàm phu, nghĩa là:
1. Vị ấy không nghĩ tự ngă là địa
đại;
2. Không nghĩ tự ngă ở trong địa đại;
3. Không nghĩ tự ngă tách biệt với
địa đại;
4. Không nghĩ "địa đại
là của ta ", không dục hỷ địa đại.
Như thế gọi là thắng
tri. Nhờ thắng tri các pháp, không dẫn
đến tham, mạn và kiến, nên các bậc hữu học
có khả năng liễu tri các pháp.
Các bậc A la hán đối với
các pháp trên thắng tri một cách sâu xa, nghĩa là biết đúng
thực chất vô thường khổ vô ngă của chúng,
nên gọi là liễu tri các pháp. A la hán
không dục hỷ niết bàn v́ đă liễu tri niết
bàn; hơn nữa, v́ đă tận trừ tham, sân và si.
Đức Như lai không tưởng
tri địa đại… niết bàn như kiểu phàm phu,
không dục hỷ các pháp, v́ đă liễu tri dục hỷ
là nguồn gốc của đau khổ. Lại nữa, nhờ liễu tri lư duyên khởi,
Ngài đă tận trừ ái thủ v́ biết nó sẽ đưa
đến hữu, sinh và già chết.
III. CHÚ GIẢI
Tham, mạn, kiến: Khi một người
do thấy, nghe… mà đâm ra tham luyến tái sinh làm một hạng
chúng sinh nào đó, ấy gọi là "tham". Khi người ấy tự xếp hạng ḿnh là
hơn, bằng hoặc thua kẻ khác, ấy là "mạn".
Và khi có quan điểm rằng chúng sinh là thường
hoặc vô thường, đó gọi là "kiến".
Thái độ tưởng tri của phàm phu đưa
đến tham, mạn, kiến như sau:
Nghĩ tự ngă ở trong địa đại
(Định sở cách, Locative): dẫn đến "mạn"
Nghĩ tự ngă tách biệt với địa
đại (Xuất xứ cách, Ablative): dẫn đến
"kiến"
Nghĩ "địa đại là của
ta" (Sở thuộc cách, Genitive), dục hỷ địa
đại: dẫn đến "tham"
Chúng sinh, nghĩa là tất cả sinh vật
dưới cơi trời Tứ thiên vương.
Chư thiên: sáu cơi trời dục giới.
Sinh chủ, ám chỉ Ma vương thống
lĩnh tất cả sinh loài.
Phạm thiên hay Đại phạm -
Mahàbramhma, vị trời sinh ra trước nhất trong mỗi
đại kiếp, thọ mạng ngang bằng với thọ
mạng vũ trụ trong đại kiếp ấy. Các vị tu chứng sơ thiền cũng tái sinh
vào cơi này.
Quang âm thiên: cơi của nhị thiền.
Ở đây bao gồm cả trời Thiểu
quang và Vô lượng quang.
Biến tịnh thiên: cơi của tam thiền.
Ở đây bao gồm trời Thiểu tịnh
và Vô lượng tịnh.
Quảng quả thiên: cơi của tứ
thiền.
Thắng giả (Abhibhù)
chỉ cơi trời Vô tưởng, v́ ở đây không c̣n 4 uẩn
vô sắc.
Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô
sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ
là 4 cơi trời vô sắc.
Kiến văn giác tri: những ǵ được
thấy, nghe, cảm giác và nhận thức, mà gọi là
"tưởng tri " (sai lầm), là khi có chấp thủ
"tôi " và "của tôi ", hoặc có phát sinh mạn,
tham và kiến.
Đồng nhất và sai biệt: những
vị tu thiền khi tâm đạt đến một cảnh
giới duy nhất không biến đổi, th́ chấp là
"đồng nhất ". Những người
không chứng đắc th́ chấp có nhiều cảnh khác
nhau. Loại tưởng tri "đồng nhất
" sản sinh triết học nhất nguyên và tôn giáo nhất
thần, loại tưởng tri "sai biệt " sản
sinh triết học đa nguyên, tín ngưỡng đa thần.
Tất cả: chỉ tất cả
các pháp nói trên, gom chung lại thành một
khối. Tưởng tri về tất cả có thể sản
sinh các thuyết phiếm thần hoặc nhất thần,
tùy theo tương quan giữa cái tôi và tất
cả.
Niết bàn: chỉ 5 loại niết
bàn hiện tại, chủ trương của 62 tà kiến
ngoại đạo được nói trong kinh Phạm Vơng,
Trường bộ: thụ hưởng các khoái lạc giác
quan là niết bàn, bốn cơi thiền là niết bàn. Mong cầu, hưởng thụ năm thứ này
là tham, kiêu hănh khi đạt được là mạn, xem loại
niết bàn ảo tưởng đó trường cửu,
là kiến.
IV. PHÁP SỐ
Bốn đại: địa thủy
hỏa phong.
Bốn Không định hay Bốn Vô sắc:
Không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu, Phi tưởng
phi phi tưởng.
V. KỆ TỤNG
Gốc rễ của đau khổ
Là hỷ tham các pháp
Vật chất và tinh thần
Pháp phàm và pháp thánh:
Bốn đại và ba cơi
Cùng "niết bàn hiện tại ".
Sở dĩ có hỷ tham
V́ tưởng tri bốn đại
Cùng tất cả pháp khác
Là "tôi " và "của tôi ".
Nhờ liễu tri các pháp
Không "tôi ", không "của tôi "
Như lai không dục hỷ
Bất cứ một pháp nào.
Phăng tận nguồn khổ đau:
Ái thủ đưa đến Hữu
Từ Hữu, có Sinh, Già
Bệnh, chết và sầu ưu.
Do liễu tri như vậy
Từ bỏ mọi ái dục
Tận trừ tham, mạn, kiến
Đạt vô thượng an ổn.
Thảo Luận
1)
–
2)
–
3)
–
Đố Vui
1)
--
2)
--
3)
--
|