HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

Ngày 24 tháng 12, 2003

 

Phẩm 24: Khao Khát - Phẩm Ái (Tanhà-Vagga)

                                      

Dẫn Nhập Phẩm Khát Ái

 

TT Giác Đẳng giảng ngày 11 tháng 12, 2003: Kính bạch Chư Tôn Đức, kính bạch TT Trí Siêu, chào quí Phật tử, hôm nay chúng ta bắt đầu sang phẩm 24.

 

Kính bạch quí Ngài và thưa quí vị trong phẩm 24 này chúng ta lại đối diện với đề tài mà có thể nói rằng đây là đề tài lớn ở trong Đạo Phật chứ không phải một đề tài đơn giản.  Khi chúng ta đề cập đến ái thi` thưa quí vị không những chỉ là một đề tài chúng ta phải nghiền ngẫm về phương diện y' ly' theo kinh điển, mà đây là một đề tài quan hệ trực tiếp đến đời sống của chúng ta.  Nói một cách khác Đức Phật Ngài dạy rằng: chính ái là nguyên nhân sanh đau khổ, ở trong tứ đế, khổ tập diệt đạo, thi` ái là tập đế, là nguyên nhân sanh đau khổ, và trong cuộc sống hàng ngày của  chúng ta thi` ái dục đóng một vai tro` hết sức quan trọng, có thể nói hầu như từ cuộc sống quan hệ vợ chồng cho đến những gi` liên quan đến tài sản vật chất, công danh, sự nghiệp và bao nhiêu thứ khác nữa chúng ta được biết trong cuộc sống này đều có sự dẫn đạo của ái. 

 

Tuy rằng đây là một đề tài lớn, nhưng hiếm khi chúng ta bỏ nhiều thi` giờ để thảo luận về đề tài này, đó là trường hợp của tứ diệu đế, một vài vị đă bày tỏ y' kiến rằng trong tứ đế thi` phần lớn chúng ta thảo luận một cách rất li chi về đế đầu tiên và đế sau cùng, tức là khổ đế và đạo đế, trong lúc đó thi` tập đế được nói một cách rất ngắn gọn, và thường một số người vẫn chưa thấy được tại sao ái dục lại chiếm một vị trí cực kỳ trọng đại bằng cách là nguyên nhân của mọi sự đau khổ.

 

Chúng tôi vẫn thường nghĩ rằng ái dục hay khát ái đem lại cho chúng ta niềm hạnh phúc, chẳng những niềm hạnh phúc mà co`n những gi` đẹp đẽ, những gi` con người tha thiết nhất, chúng ta muốn nói đến hy vọng, chúng ta thường định nghĩa hy vọng là khao khát về tương lai, như một cái gi` vọng về tương lai trong một định nghĩa chừng mực nào đó, thi` niềm hy vọng của loài người vẫn nằm trong phạm vi của ái.

 

Một số các tôn giáo đặc biệt là Ky Tô giáo trong ngày hôm nay đă ti`m cách đưa đạo giáo vào trong đời sống, với một sự chấp nhận tương đối về ti`nh yêu.  Sắp tới mùa Giáng Sinh của Ky Tô giáo, trong mùa Giáng Sinh này thường thường người ta nói đến rất nhiều về ti`nh yêu, ti`nh yêu của Thượng Đế và ti`nh yêu giữa loài người kể cả ti`nh yêu nam nữ.  Người ta nói đến một thứ ti`nh yêu thánh hoá, một ti`nh yêu mà qua đó được sự chúc phúc, đó là cái mặc khải của Thượng đế cho loài người, cho trần gian này, dù rằng đó là ti`nh yêu nam nữ, sự kết hợp giữa hai trái tim của một bên nam, một bên nữ ở trong cuộc sống này.

 

Thi` như vậy chúng ta thấy rằng một số các tôn giáo, đă phải đi rất xa, ở trong việc làm thế nào đó để đem cái quan niệm về ti`nh yêu, quan niệm về hy vọng, quan niệm về một cái gi` mà khát ngưỡng, một cái gi` mà theo đuổi để trở thành, đi vào trong một thế giới thiêng liêng của tôn giáo, nó khả dĩ có thể chấp nhận được, bởi vi` người ta không thể chối bỏ nó một cách đơn giản, và nói một cách thẳng thừng rằng đây là phiền năo, đây là nguyên nhân sanh khổ.

 

Tuy vậy khi chúng ta bước chân vào ngưỡng cửa của Phật Pháp, thi` chúng ta nhi`n thấy ái được đề cập đến với một cách định nghĩa, không phải định nghĩa mang tánh cách dung hợp, như định nghĩa của Ky Tô giáo khi năy chúng tôi vừa tri`nh bày với quí vị, đặc biệt trong Phật Giáo lại nói ái hoá thân với muôn ngàn hi`nh thức khác nhau, và những hi`nh thức này đôi lúc làm cho chúng ta ngạc nhiên không ít, cái ái đó không phải chỉ tham ăn mê ngủ, ưa thích nhục dục hoặc giả, ái đó không những chỉ là sự dính mắc với tài sản vật chất, con cái, mà cái ái đó nó co`n ti`m tàng khi chúng ta nói đến bhava-tanhà gọi là hữu ái, đến phi hữu ái, và ái đó có thể được hiển hiện ra với rất nhiều hi`nh thức, kể cả tri kiến và kể cả những kiến chấp, mà hết sức  tế nhị về ngă tính, ví dụ như một số các tà kiến chẳng hạn.

 

Phải nói rằng trong lúc chúng ta bàn đến đề tài của ái, thi` không khỏi làm cho nhiều người ở trong chúng ta cảm thấy muốn né tránh đề tài này, bởi vi` sự có mặt của ái đă nói như kinh Phật thi` như một tấm lưới. Không biết ngày xưa Thiên La Địa Vơng được kể trong phong thần, được kể trong những câu chuyện cổ Trung Hoa như thế nào, nhưng cái lưới của ái thi` phải nhận là bao trùm cả thế gian này, đó là cái nhi`n của kinh Phật.

 

Ái dục không những dẫn con người đi tới, dẫn chúng sanh đi tới, mà ái dục co`n đưa đẩy đời sống này sang đời sống khác ở trong cuộc trầm luân sanh tử, ái dục không có nghĩa chỉ đơn giản là một sự ưa thích với cái gi` thuộc về ngoại giới, như sắc đẹp tiếng hay mùi thơm thinh vị và xúc lạc, mà ái co`n là chỗ ti`, chỗ vựa, chỗ dựa, chỗ nương của tất cả chúng sanh.  Mà chỗ nương tựa đó của chúng sanh trong cuộc đời này nó như là một khối êm ái, nó cũng như là một cánh tay rộng lớn của cha mẹ mở ra để cho đứa con ngủ vùi vào trong đó, và ái dục co`n ghê gớm hơn thế nữa, ái dục là cái gi` bao trùm lên, mỗi bước chân,mỗi lời nói, mỗi hơi thở trong cuộc đời của chúng ta.

 

Như vậy thi` hi`nh ảnh của ái dục không những chỉ rộng lớn phổ cập, mà hi`nh ảnh của ái dục co`n mang một sức mạnh khủng khiếp, đó là dẫn chúng ta đi tới, đi vào hướng nào mà ái dục đă định đặt và đồng thời cách nối giữa đời sống này và đời sống khác để kéo dài kiếp trầm luân sanh tử.  Cái khuôn mặt của ái không phải dễ dàng để nhận diện, có một hi`nh ảnh hết sức sống động về trường hợp của Đức Bổn Sư của chúng ta, sau bốn a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp Ngài đă đi, đă sống, đă chiêm nghiệm, đă lăn lộn, rồi cuối cùng ở dưới cội bồ đề, Ngài nhận ra rơ khuôn mặt của ái, cái gi` là cái đă thật sự thêu dệt, đă xây dựng lên nỗi khổ đau của đời sống này, khi nhi`n lại cái mặt mũi của ái, thi` lúc đó Ngài mới khởi tâm kinh cảm, bật ngửa  ra: " à ! đây là khuôn mặt của một người đă tạo ra tất cả, nhưng mà bấy lâu nay bao nhiêu kiếp luân hồi  vẫn không ti`m thấy, bây giờ mới nhận mặt ra".

 

Thật ra thi` mỗi chúng ta thường nghĩ rằng ái dục không phải là một đề tài, và không phải là một đề tài khó hiểu.  Nếu thấy anh A thương cô B và chạy theo cô B giống như con bê chạy theo ḅ mẹ, hoặc giả chúng ta thấy một người ngập chi`m trong danh trong lợi để rồi bị chết khốn đốn trong lợi trong danh, thi` chúng ta nghĩ rằng ái dục quá dễ nhận diện, ái dục quá dễ để cho chúng ta chỉ điểm nó rằng: đây là ái, đây là dục. 

 

Nhưng mà thưa quí vị, ngay cả những thứ mà chúng ta nghĩ, khi nguyên ở trong đời sống này cũng rất phải cận thận coi chừng,  coi chừng nó lại là một hoá thân khác của ái, của khát ái mà chúng ta không để y'.  Quí vị có thể không thích nghe nhạc, nhưng quí vị rất nghiền nghe âm thanh của tụng kinh, quí vị có thể là một người không sống trong dục lạc của trần gian nhưng quí vị có một cái ái chấp rất lớn về tôn giáo của mi`nh.  Đây là ta, đây là của ta, đây là tự ngă của ta, đây là đạo của mi`nh, ai đụng tới không được, chúng ta dở sống dở chết cho những quan điểm như vậy. 

 

Thật ra thi` cái sự phân biệt giữa cái gọi phiền năo và cái không phiền năo, giữa sự có mặt của ái và sự có mặt của một trạng thái tâm mà ly tham, vô nhiễm, mới nghe ở trong ngôn ngữ thường ti`nh thi` hầu như nó cách nhau một trời một vực, nhưng thưa quí vị chúng ta nhi`n thấy thi` nó chỉ ở trong đường tơ kẽ tóc, từ trong ranh giới này qua ranh giới kia, có đôi lúc chúng ta hoàn toàn không biết được.

 

Những khi chúng tôi lên miền Đông Bắc Hoa Ky` đến thăm các thiền viện, có những thiền viện rất rộng cả hàng 5, 6 mươi mẫu, và có nhiều nơi không có hàng rào, bởi vi` người ta đi lang thang từ khu rừng này qua khu rừng khác, những khu rừng như vậy không có hàng rào, do vậy đôi lúc đang đi và đi rất xa, đến lúc người ta nói cho chúng tôi biết rằng mi`nh đă lạc qua một vùng đất khác vi` mi`nh không co`n nhận ra được.  Cuộc sống cũng giống như khu rừng rộng mênh mông như vậy, chúng ta dễ lạc lối, chúng ta dễ quên mi`nh và rồi ngay trong cuộc phấn đấu rất sanh tử, cuộc phấn đấu trường kỳ, cuộc phấn đấu gay go trước mặt của chúng ta mà nhận ra đây là bạn, đây là thù cũng không phải chuyện dễ, trong cuộc phấn đấu đó, phải nói rằng từng bước, từng bước một.

 

Trong bài Kinh Lơi Cây, của Trung Bộ Kinh, bài kinh đó Đức Phật Ngài cũng có cảnh báo về trường hợp của những vị Tỳ kheo đă sống với những thành tựu, và những thành tựu này không phải là nhỏ, những sự thành tựu này chỉ cần một bước thành tựu thôi, thi` chúng ta cũng đă cúi đầu, đă qùi lạy đó là sự thành tựu về giới, sự thành tựu về thiền định, thành tựu về giải thoát, về tuệ giải thoát.  Những thành tựu đó cũng có thể xem như những thành tựu lớn, chứ không nhỏ.  Ở trong đời sống này chỉ một người thành tựu được niềm tin, chúng ta thấy đă tán thán rồi, đừng nói chi đến thành tựu về giới, đừng nói chi đến thành tựu về thiền định. 

 

Nhưng Đức Phật Ngài cũng cho biết rằng trong mỗi bước chân thành tựu đó, nó cũng hứa hẹn một sự vấp ngă, sự vấp ngă đó là khả năng đến được, mà đi không được, cái khả năng nắm lấy bắt được, mà lại không buông bỏ được, cái khả năng dẫm chân một chỗ mà không thể tiếp tục lên đường được.

 

Một hôm Đức Thế Tôn Ngài đi ngang bờ sông hằng, Ngài nhi`n thấy một khúc gỗ đang trôi ở gio`ng sông, Ngài lưu y' cho các vị Tỳ kheo rằng: có rất nhiều nguyên nhân khiến khúc gỗ đó không thể trôi ra biển cả được. Và rồi Đức Thế Tôn Ngài đă đưa ra tám nguyên nhân mà Ngài đơn cử, như là khúc gỗ đó có thể tấp vào bờ bên đây, có thể tấp vào bờ bên kia, khúc gỗ đó có thể bị người với lại, có thể bị phi nhân với lại, khúc gỗ đó có thể mắc kẹt, khúc gỗ đó có thể bị nhận chi`m, khúc gỗ đó có thể mục từ trong ruột mục ra v.v...thi` Đức Thế Tôn Ngài cũng dùng một hi`nh ảnh khúc gỗ đó để làm ví dụ, về những trường hợp vương mang dính mắc, trường hợp bị kẹt, bị hệ lụy trong đời sống của một hành giả trên đường dẫn đến giác ngộ giải thoát, vị đó có thể lụy theo sáu trần, vị đó có thể lụy với sáu căn, vị đó có thể ướt muốn sanh thiên, vị đó có thể bị rơi vào dính mắc với đàn tín, vị đó thể bị ngă mạn chi phối, vị đó có thể bị hỏng đi cái nền tảng tu tập từ trong nội tại của mi`nh là giới luật v.v...thi` nó có bao nhiêu nguyên nhân để cho thấy khúc gỗ đó không dễ trôi đến biển cả được vi` có những đe dọa như vậy. 

 

Thi` riêng bản thân của chúng ta, ngay chúng ta không nói đến ở trong vo`ng danh lợi, chúng ta không nói đến sự ngụp lặn của kiếp người ở trong tài sản, ở trong sự nghiệp, chúng ta nói ngay cả đường chúng ta đi, thi` thưa quí vị con đường đó nó trùng trùng điệp điệp yêu ma, nó co`n hứa hẹn cả bao nhiêu gian lao hơn chính cuộc hành tri`nh đi thỉnh kinh của Đường Tam Tạng trong Tây Du Kư của Ngô Thừa Ân.

 

Chúng ta có thể nói rằng những mô tả của Đức Phật, chúng ta đọc rải rác đó đây. Chỉ riêng trong bộ kinh Pháp Cú này với 423 bài kệ, chúng ta đến nay đă đi hơn ba phần tư đoạn đường rồi.  Thi` quí vị Phật tử sẽ nhận ra một cách dễ dàng về sự cảnh báo của Đức Phật trong sự len lỏi ngậm nhấm trong cuộc trà trộn của ái dục, hầu như hiện diện, đóng vai tṛ chủ vị ở trong tất cả đời sống của chúng ta.  Đây là một đề tài lớn, một đề tài lớn của một phẩm lớn, và một đề tài lớn, mà thưa qúi vị chúng ta không thể xem thường được, do vậy chúng ta sẽ dành rất nhiều thi` giờ để bàn thảo cái gi` là mặt mũi thật sự của chữ ái, mà chúng ta bàn ở tại đây.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Minh Hạnh biên soạn

   Trở Lại Trang Kệ Ngôn Kinh Pháp Cú

Trở Lại Trang Pháp Đàm