HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   Trở Lại Trang Chánh

Ngày 02 tháng 12, 2003

 

Phẩm 23: Tư Cách Của Bậc Chánh Nhân - Phẩm Voi (Nàga Vagga) - Dẫn Nhập

                               

Đức Tánh Quan Trọng Hơn Tài Năng

 

TT Giác Đẳng giảng :

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức và thưa quí Phật tử, hôm nay là ngày chúng ta bắt đầu phẩm mới, phẩm mang số 23 theo ở trong kinh Pháp Cú mang tên là Nàga Vagga, chữ Nàga có nghĩa là con rồng cũng được, con voi cũng được và rắn măng xà cũng được.

 

 Nhưng đặc biệt trong phẩm này chúng ta dùng chữ Nàga là con voi như là chúng ta sẽ tiếp tục trong những bài kệ trong ngày sắp tới.  Thật ra thi` mở đầu một phẩm như quí vị vừa nghe giới thiệu thi` tương đối hơi khác thường một chút, khác thường là bởi vi` chúng ta không có bài kệ và duyên sự, theo vào đó chúng ta có một bài dẫn nhập.

 

Thưa quí vị trong phẩm này chúng ta lại thảo luận một đề tài tương đối rất đặc biệt, đặc biệt là bởi vi` như lát nữa trong phần thảo luận qúi vị sẽ nghe.  Đây là một phẩm Đức Phật nói về  phong thái hay là phong cách của người tu tập, trên con đường tu tập hoặc giả là đă thành tựu những giai đọan chứng ngộ ở trong cuộc đời của mi`nh.

 

Cách đây nhiều năm, chúng tôi nhớ không lầm là trên 20 năm, có một tác phẩm đă được viết bởi một ni sư người Đức, Ni Sư Ayya Khema, Ni Sư có viết một quyển sách tựa đề là "being nobody go no where", đó là một quyển sách bằng Anh Ngữ, có thể nói tạm dịch là "không là ai và cũng chẳng đi đâu".

 

 Thưa quí vị đời sống của chúng ta sống trong cái quan niệm của xă hội thông thường thi` chúng ta hay cư xử theo nhăn hiệu của chính mi`nh, quí vị là luật sư quí vị có cách ăn nói khác, quí vị là chánh khách qúi vị sẽ có cách nói năng khác, quí vị là người buôn bán qúi vị sẽ có cách nói năng khác, và quí vị là người quân sự hay là người tu sĩ cũng có cách nói năng riêng của mi`nh.  Tuy vậy riêng ở trong trường là một vị tu sĩ, nhất là vị tu sĩ Phật Giáo thi` thông thường Đức Phật Ngài khuyến khích là chúng ta không dính mắc nhiều về quan niệm mi`nh là ai, mà chỉ tập trú vào những đề mục hành thiền, ví dụ như hơi thở ra hơi thở vào, ví dụ như là chỉ có đi có đứng có ngồi có nằm, chứ không có đặt vấn đề là ai đi, ai đứng, ai ngồi, ai nằm. 

 

Nói một cách khác là quan niệm nhân ngă mi`nh là ai, mi`nh cần phải được đối sử như thế nào, nó không phải là quan niệm quen thuộc trong Đạo Phật. Thế nhưng chúng ta thỉnh thoảng bắt gặp một số những lời dạy và tập trung ở tại đây đó là những lời dạy ở trong kinh Pháp Cú Phẩm Voi này, khi Đức Phật Ngài đề cập đến tư cách của một vị tu tập, dĩ nhiên là đọc những bài kệ đă được Đức Phật Ngài giảng từ 25 thế kỷ về trước, chúng ta sẽ nhi`n thấy một điều rằng Ngài không đề cao tinh thần vị ngă, Ngài không có dạy chúng ta đánh bóng qúa nhiều về bản ngă của chúng ta, nhưng mà qua đó Đức Phật Ngài có nêu nên một số cái phong thái và ở trong phẩm này đề cập đến tư cách hay là cái phong thái của bậc chánh nhân, đó là một cách dịch thoáng của chúng tôi để nói lên tinh thần của phẩm này.

 

bởi vi` thưa quí vị nếu mà quí vị Phật tử nào sang một số các quốc gia Phật Giáo hay là         Anh ngữ Phật Giáo thi` qui` vị sẽ thấy một số những loài vật được chạm trỗ như những hoa văn, như là những tác phẩm nghệ thuật.  Quí vị đừng ngạc nhiên là tại sao những con vật thường được đem ra ví dụ như là những đặc tính nổi bậc ở trong nền văn học Phật Giáo, ví dụ như ở tại VN của chúng ta thường thi` đề cập đến cái biểu tượng nhà vua là biểu tượng sự cao quí chúng ta hay dùng con rồng, tuy nhiên ở tại Ấn Độ con rồng không phải chỉ là biểu tượng duy nhất.

 

 Ở trên trụ đá Asoka, trụ đá do vua A Dục tạc, chúng ta ti`m thấy ở đó có hi`nh con ngựa, con voi và kể cả con ḅ mộng, nói một cách khác thi` những loài vật trong nền văn hóa Ấn Độ có một vị trí hết sức đặc biệt, bởi vi` con vật thường thường nó thuần tánh, chúng tôi muốn nói thuần tánh nghĩa là cọp thi` ra cọp, voi ra voi, sư tử ra con sư tử, chứ không giống như loài người, loài người chúng ta không có một biểu chưng nào mà đặc biệt cố hữu, ví dụ như có những người rất can đảm, nhưng lại có những người rất nhút nhát, có những con người sống rất thoải mái, nhưng có những con người sống rất g̣ bó.

 

Nói theo Ngài Xá Lợi Phất thi` " rối rắm thay loài người, đơn giản thay loài thú".  Loài thú mặc dù là những chúng sanh mà kém phước hơn loài người, nhưng phải nói rằng nó thuần tánh hơn, nghĩa là nó mang một bản sắc nào thi` nó chỉ thuần bản sắc đó, do vậy những hi`nh ảnh như là ngựa, như là voi, như là ngưu vương tức là trâu rừng, hoặc giả hi`nh ảnh sư tử là những hi`nh ảnh mà chúng ta ti`m thấy rất nhiều ở trong nền văn học của Đạo Phật, riêng về loài voi có thể nói là biểu tượng nổi bật rất nhiều ở tại các quốc gia Phật Giáo Nam Tông, nếu quí vị sang Thái Lan hay Miến Điện hoặc giả Tích Lan, quí vị sẽ thấy rất nhiều các bồ đoàn, hay hoặc giả là những lối đi ra vào người ta đặt những con voi, những con voi đứng trong thế rất trang nghiêm.

 

Một ngày lễ hội như ngày rước xá lợi Phật nha, hay răng xá lợi Đức Phật ở tại Kendi thi` luôn luôn người ta dùng một con voi.  Và trong kinh Bổn Sanh thường đề cập đến con voi như là một con vật mà có nhiều linh tánh, nó có nhiều suy nghĩ hơn là những chúng sanh thường.  Quả thật vậy là hôm nay các nhà sinh vật học ở trong những cuộc nghiên cứu mang tánh cách phu thi`, cho chúng ta thấy một điều rằng con voi có đời sống rất đặc biệt, lấy ví dụ như là con voi có đời sống hợp quần gia đi`nh rất nặng, những con voi sống hợp quần một gia đi`nh như là cha mẹ con cái có thể sống với nhau mấy chục năm mà không rời nhau.

 

Và rồi con voi qua những phim tài liệu cho chúng ta thấy rằng có những cuộc sống hết sức là tế nhị tinh tế, chứ không phải tầm thường, do vậy chúng ta ti`m thấy nhiều cái nhi`n về con voi một cách thiện cảm và có cái khả năng rất đặc biệt ở trong nền văn hoá của Ấn Độ và các quốc gia ảnh hưởng nền văn hoá Ấn Độ, riêng về kinh điển của Đạo Phật thi` đề cập rất là nhiều những bài kinh Bổn Sanh. Trong bài kinh Bổn Sanh đó chúng ta ti`m thấy tiền thân của Đức Bồ Tát là loài voi chúa.

 

Thưa quí vị con voi là biểu tượng của một sự thư thái điềm tỉnh có tư cách, và voi xem như là loài vật được nhắc nhở một cách trang trọng trong nền văn hóa Đạo Phật nói chung và trong kinh điển nói riêng.

 

Như khi năy chúng tôi có nhắc quí vị về tác phẩm của Ni Sư Ayya Khema, Ni Sư viết một tác phẩm " being nobody go no where" no'i về một kinh nghiệm tâm linh, trong kinh nghiệm đó làm sao để tháo gỡ những quan niệm nhân ngă, tôi, ta, mi`nh là ai.

 

Tuy nhiên chúng ta sẽ ti`m thấy trong phẩm voi hay là phẩm mà chúng tôi gọi là " Tư cách bậc chánh nhân  hay là phong thái bậc chánh nhân" này, một hi`nh ảnh tương đối là có một sự biểu lộ về hành tướng của một vị gọi là chánh nhân hay là một người tu tập hay là một người khéo tu luyện, dĩ nhiên qua đó chúng ta sẽ ti`m thấy rất nhiều điều mà để suy nghĩ khi chúng ta bàn về con đường tu tập.

 

Minh Hạnh biên soạn

   Trở Lại Trang Kệ Ngôn Kinh Pháp Cú

Trở Lại Trang Pháp Đàm