1

 

 

Kệ Ngôn Kinh Pháp Cú -Giảng Ngày 4 Tháng 8, 2003

 

 

 

Dẫn Nhập Phẩm 12: TỰ THÂN (ATTAVAGGA)

Thảo Luận:

1)   Chữ Atta trong phẩm 12 này nên được định nghĩa thế nào ?

2)  Có chăng một thứ "thi dục huyễn ngă" lành mạnh không ?

3)  Những nhà gío dục Phật giáo có nên đặt lại quan niệm hướng dẫn

     Phật Pháp khi đề cập đến đề tài "Vô Ngă"

4)  Tự Giác và Giác tha cái nào nên làm trước ?

5)  Giáo lư vô ngă và tinh thần trách nhiệm ?

6)   Vô Ngă hay  Phi Ngă ?

7)  Biết trách ai đây ?

8)   Có chăng nhịp cầu giữa khái niệm và thực tăi ?

9)   Có quá đáng chăng khi nói rằng chúng ta hoàn toàn chịu trách

      nhiệm ?

   

 
 

T.T. Giác Đẳng trả lời :

           Kính thưa quí Ngài và quí vị TT Trí Siêu đă nhờ chúng tôi bắt  đầu cho buổi học hôm nay là phẩm tự ngă, chắc quí vị ngạc nhiên thấy là tại sao thông thường đầu mỗi phẩm chúng tôi nói ngắn gọn về tên của mỗi đầu một phẩm nhưng hôm nay trong phẩm 12 - Tự Ngă , chúng tôi laị dành cả buổi học , thật ra th́ đây là một trong những đề tài hết sức là quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến cái văn hoá Phật Giáo giống như là sự giáo dục của Đạo Phật. Như quí vị cũng thấy là trên màn ảnh đă có sẵn 9 câu thảo luận cho ngày hôm nay.

          Kính thưa quí Ngài và quí vị.  Phật giáo là một trong những tôn giáo mà không có nhấn mạnh nhiều về sự cầu nguyện, nhấn mạnh về những niềm tin, mà Phật giáo nhấn mạnh rất là nhiều về sự hiểu biết, trong sự hiểu biết đó chúng ta có thể đem ra ứng dụng vào trong đời sống hành ngày, tuy vậy để có thể cảm nhận và có  thể đưa đạo Phật vào trong đời sống chúng ta không phải là một câu chuyện dễ dàng và chúng tôi nhớ rằng Thiền Sư  Suzuki, một vị Thiền Sư của Nhật Bổn, Ngài rất là nổi tiếng là vị đă có phong trào đưa Thiền vào xă hội tây phương, vị Thiền Sư này đă viết một đọan trong tác phẩm Thiền Luận rằng giáo lư về không tánh là một trong những giáo lư rất là rạng rở của Đạo Phật và đặc điểm đă nhấn mạnh là thiền tông, nhưng mà chính giáo lư về không tánh này đă giết chết một trong những bộ phận của Phật Giáo Nhật Bổn, ngướ ta đă nhân danh giáo lư này, mà đă làm tiêu hủy đi cái truyền thống giới luật tinh nghiêm ở trong Sơn Môn,  khi người ta nói rằng vạn pháp giai không đó là một điều mà Thiền Sư Suzuki đă nói trong Thiền Luật.

             Chúng ta cũng nghe đến một câu chuyện khác, chúng tôi  nhớ rằng Thiền sư Pháp Minh một vị đă viết kinh Pháp Cú mà Sư Trưởng hay trích đoạn năm 1979 có một tác phẩm nhỏ được xuất bản trong nội bộ mang tên là  Cái Ta Nguy Hiểm, đó là bản dịch của Sư Chơn Tâm dịch của Ngài Buddhadàsa, th́ thưa quí vị Ngài Pháp Minh có viết một lời tựa cho quyển Cái Ta Nguy Hiểm này và ở trong lời tựa của Cái Ta Nguy hiểm này Ngài Pháp Minh đă nhấn mạnh rất nhiều về một điều, đó là giáo lư vô ngă phải được hiểu như thế nào đó chứ không thế nào không có cái ngă được bởi v́ không có cái ngă th́ chúng ta tu để làm ǵ , ai chứng và ai đắc v.v... Và câu chuyện đó tuy là một bài kệ rất là ngắn gọn nhưng mà đă gây ra rất nhiều tranh luận sôi nổi, chúng tôi thật sự không biết về khoản đời sau đó th́ Ngài Pháp Minh có thay đổi ư kiến ǵ thêm trong cái quan niệm của ḿnh hay không, nhưng mà phải nói rằng có một cái ǵ  đó rất là không ổn, trong  cái đường hứơng giáo dục của Phật Giáo khi một số các nhà học Phật th́ lại nhấn mạnh rất là nhiều về một giáo lư vô ngă là một cái quan niệm rằng tất cả mọi thứ đều là rỗng không là huyễn hoá, và không có quan niệm ngă tánh nào có chủ đích và ngựơc lại th́ chúng ta cũng đề cập đến rất nhiều những quan điểm tu là phải cho ḿnh, là quan niệm tu tập cho ḿnh làm thế nào phải cải thiện đời sống bản thân, đời sống nội tại ở trong đó chúng ta thấy những tranh luận rất lớn về cái tinh thần tự giác giác tha, tự lợi lợi tha .

             Nếu quí vị đọc 10 câu kệ kinh Pháp Cú trong phẩm Tự Ngă trong phẩm thứ  12, chúng ta sẽ rất là ngạc nhiên để t́m thấy các bài kệ, những bài kệ này không phải dễ dàng tiêu hóa trong mỗi chúng ta, ngay cả trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, khi đề cập đến quan niệm bồ Tát Đạo hay là Bồ Tát Hành là quan niệm đi vạ đời, đ́ vào địa ngũc mới cứu độ chúng sinh th́ chúng ta vẫn thấy quan điểm của Tịnh Độ tông để làm sao từ bản thân của ḿnh đựơc văng sanh về Tây Phương cực Lạc, đó là cái quan niệm hết sức là phổ thông của Phật Giáo Đại Thừa.

           Riêng về truyền thống của Phật Giáo Nam Tông th́ chúng ta gặp một cái chống  rất là gay gắt ở trong truyền thống của những vị dạy về A Tỳ Đàm, khi mà những vị này có những định nghĩa về Niết Bàn, về giáo lư về vô ngă có nhiều vị định nghĩa Niết Bàn như là một sự vắng mặt toàn diện không c̣n ǵ hết , nghĩa là cuộc sống tất cả sự hiện hữu đều chấm dứt và điều này cũng là một trong những điều rất là gay gắt, nhứt nhối là bởi v́ có rất nhiều định nghĩa cho rằng Niết Bàn có nghĩa  là một cái sự chấm dứt toàn bộ mọi thứ th́ ở đây nó sẽ trở thành một điều rất là tai hại ở trong cái chuyện quảng diễn giáo lư của Đạo Phật.

            Thưa quí vị có hàng bao nhiêu cái ư niệm mà liên quan đến tự ngă, ngay cả trong nền triết học tây phương cũng đă có nhiều các cuộc khủng khoảng lớn như vậy,  một trong những nhà tiêu biểu cho triết học tây phương cho rằng đă có một cái khủng khoảng to lớn về một cái tôi, một cái ta một thứ thị dục của ngă mà  ngừơi ta vẫn dùng, như là một con dao hai lưỡi người ta dùng thị dục của ngă để làm sao cho con ngừơi được thăng hoa và được tốt hơn nhưng ngừơi ta dùng thị dục tự ngă như là một cái chủ trương để gây ra bao nhiêu cái đau thương cho đời sống, nếu nh́n vào trong cái lịch sử của nhân loại th́ thưa qúi vị không có điều ǵ mà làm cho nhân loại điêu linh cho bằng những quan niệm rằng đây là đaọ của ḿnh và ḿnh đă truyền đạo của ḿnh, đây là dân tộc của ḿnh, ḿnh phải làm cái ǵ để mang lại quyền lợi cho dân tộc của ḿnh và cái chủ nghĩa quốc gia cực đoan như là chủ nghĩa phát xít của Nhật Bản và của Đức Quốc đă làm cho ngừơi ta rất là ngao ngán và rất là sợ hăi về thứ chủ nghĩa quốc gia Nationalist sắp đe dọa nhân loại trên toàn cầu.

            Ở trên thế giới hiện tại bây giờ ngừơi ta đă có những cái nỗ lực để xóa giảm  bớt cái lằn ranh biên giới của quốc gia đặc biệt là tại Âu Châu mở đầu với 12 thành viên và hiện tại đă lên tới 15, 16 thành viên và ngừơi ta sắp chuẩn bị để đón nhận những thành viên mới, và trong cộng đồng chung Âu Châu ngừơi ta muốn t́m thấy một cái nền kinh tế chung , một đồng tiền, một thứ tiền tệ đựơc dùng chung và một thứ luật pháp về h́nh ảnh chung và t́m thấy nhiều điểm chung nhưng không ai có thể phủ nhận một điều rằng đă có nhiểu lấn cấn, nhưng mà những quốc gia này muốn hoài vọng vào trong một cộng đồng lớn để cái chủ nghĩa quốc gia càng lúc càng giảm thiểu, đặc biệt là chúng ta thấy rằng có rất là nhiều lấn cấn và Anh Quốc đă va chạm với cộng đồng chung Âu Châu và ngừơi ta thành lập những khối liên hiệp khác trong đó kể cả khối Asian  khối liên hiệp Đông Nam Á.

           Cho dù nói thế nào đi nữa th́ chúng ta đang sống trong một cái thời đại đầy dẫy mâu thuẫn giống như sự mâu thuẫn đă xảy ra từ bao giờ , trong sự mâu thuẫn đó chúng ta rất mong muốn có được một cái không gian rộng lớn, cái không gian rộng lớn này có thể hoà nhập với mọi ngừơi và đồng thời chúng ta cũng muốn ǵn giữ lấy một thế giới riêng tư của chính ḿnh, cái riêng tư đó là bản ngă của ḿnh đó là tự ngă của ḿnh, những cái ư niệm về ngă và vô ngă không phải là ư niệm dễ tiêu hoá những cái ư niệm mà về đối với một ngừơi làm sao gọi là chịu trách nhiệm về hành động của ḿnh, và một lúc khác th́ chúng ta cũng phủ nhận cái vai tṛ của tự thân ở trong cái tiến tŕnh nhân quả mà tất cả đều là vô ngă, lát nữa chúng ta sẽ đi vào từng đề tài thảo luận một th́ quí vị sẽ thấy rằng những bài học đó không phải là một bài học dễ tiêu hoá , không phải nó chỉ khó tiêu hoá đối với bản thân mà ngay cả những vị đi hoằng pháp trong sự hướng dẫn quần chúng, trong sự giáo dục  Phật tử v́ việc hoằng pháp cũng gặp khó khăn không ít.

           Kính thưa quí vị với đại đa số quần chúng Phật tử ngay cả trong sự tu tập ngừơi ta nghĩ tới sự cứu rỗi của bản thân làm cái ǵ đó để đời sống của ḿnh kiếp này và kiếp sau đựơc tốt hơn, cho dù ngừơi ta nói bằng những danh tư hoa mỹ người ta  dùng cách này hay cách khác , nói đi nữa th́ ngừơi ta cũng nói đến tự thân của ḿnh rất là nhiều, càng lúc chúng ta càng đề cập đến một cái giáo lư mà trong cái giáo lư đó không có nh́n nhận là cái quan niệm về ngă kiến hay quan niệm vê thị  dục thị ngă là quan niệm mang lại cái hạnh phúc, mà Đức Phật Ngài đă từng nói rằng những ngừơi sống với ngă chấp th́ ngừơi đó là những ngừơi đau khổ, sợ hăi chứ không có hạnh phúc th́  nói tóm lại, thưa quí vị phải có một bài học mà chúng ta được chuẩn bị t́nh thần rất là đầy đủ về phương diện giáo lư cũng như là về quan niệm giáo dục, trong quan niệm về giáo lư và quan niệm về giáo dục này đó th́ quí Phật tử sẽ nhận thấy rằng có rất là nhiều điểm mà chúng ta phải thảo luận, chứ không phải chỉ nghe Giảng sư nói mà có thể đón nhận một cách b́nh thường.

         Trước nhất là chúng ta có đề tài thảo luận số một đó là chữ ngă, ở đây đựơc quan niệm như thế nào nhưng mà trước khi đi vào điểm này th́ chúng tôi cũng thưa với quí Phật tử về một cái hiện tượng , hiện tượng mà thừơng xảy ra như là  một điều rất là  mỉa mai ở trong Đạo Phật và trong h́nh ảnh  mà chúng ta có thể t́m thấy và trong cái Đạo Phật có rất nhiều vị cổ vơ về một thứ giáo lư vô ngă là chủ ngă không có chỗ đứng , th́ bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy rằng điều này nó chỉ đựơc đặt trên quan niệm về lư thuyết nhiều hơn là đem áp dụng vào trong đời sống của chúng ta, bởi v́ ngay cả một vị mà có thể t́m đề tài vô ngă rất là găy gọn rất là xuông sẻ th́ chính bản thân của mổi chúng ta vẫn thấy  rằng trăn trở rất là nhiều với những cái gi của tôi, tôi bị xúc phạm như thế nào, cái ǵ mà tôi có , cái ǵ mà tôi được,  tôi là ai v. v... những thứ đó ảnh hưởng rất lớn.

         Nên chi khi mà chúng ta đào sâu vào nội dung của phẩm này th́ chúng ta  thấy rằng những đề tài nó không những chỉ liên quan về phương diện lư thuyết mà đó là những bài học mà chính bản thân của chúng ta khi t́m cách để không những chỉ lănh hội mà có thể đem ứng dụng vào trong đời sống của chúng ta  không phải là một công việc dễ dàng , chúng tôi có thể nói rằng đây là một trong những đề tài rất là thú vị, thú vị bởi v́ chúng ta sẽ nghe rất là nhiều cái giai thoại liên quan đến đề tài này, nói về con ngừơi một cái thực tại của hiện hữu, thực tại mà chúng ta có thể gọi đó là cao quí hay là tầm thừơng hay cách này cách khác đó là tùy chúng ta .

         Nhưng nói chung th́ thưa qúi vị cái thái độ của Đức Phật là một vị đạo sư là một vị đă đứng ngoài và đứng trên tầt cả.  Ngài cho chúng ta gợi ư vô cùng quan trọng khi mà Ngài dạy những lời dạy này và câu thảo luận đầu tiên là chữ atta hay là chữ ngă, chúng tôi dịch phẫm này là phẩm tự thân hay là phẩm chính ḿnh, phẩm tự thân là cái ǵ đề cập dến thí dụ như về bản thân, thí dụ như về chúng ta là nương tựa của ḿnh v.v...  do đó chúng tôi không có dịch phẩm tự ngă mà chúng tôi dịch tự thân đặc biệt ở đây hôm nay trong phẩm đầu này chúng tôi đặt biệt cung thỉnh TT Trí Siêư định nghĩa chữ Atta hay là chữ atma cũng có một chỗ đứng vô cùng tế nhị và quan trọng ở trong văn học Phạn Ngữ ở trong cái văn học của Ấn Giáo .

Minh Hạnh biên soạn

 ___________________________________________________________________________

   Trở Lại Trang Kệ Ngôn Kinh Pháp Cú

 

 
 
1 1 1 1 1 1