HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

   

Câu Kệ Ngôn - Kinh Pháp Cú, ngày 12 tháng 11, 2003

Phẩm 21: Tâm Niệm Người Tu Tập - Phẩm Tạp Loại (Pakinnakavagga) - Dẫn Nhập

TT Giác Đẳng giảng :Kính bạch Chư Tôn Đức, thưa quí Phật tử, để bắt đầu buổi học hôm nay, đây là phẩm rất lạ so với những phẩm khác, bởi vi` đề tài của phẩm này không giống như những đề tài của những phẩm mà chúng ta đă học trước đây, đây là phẩm pakinnakavagga chúng tôi dịch là Tạp Loại hay Linh Tinh.

Mới nghe dường như không có gi` đáng để lưu âm lắm, thật sự khi mà nói đến tạp loại, quí vị có thể nhận ngay rằng đó là sự sắp xếp trên phương diện h́nh thức chứ không phải đó là phẩm mà gồm những bài kệ không quan trọng. Đối với chúng ta ở trong nhà, mà sự sắp xếp cái gi` thuộc về linh tinh thường thường chúng ta bỏ vào thùng riêng, và thường những thứ linh tinh đó không quan trọng, nhưng đối với kinh điển không phải như vậy.

Ở trong kinh điển có rất nhiều bộ mang chữ Tạp như bộ Tạp A Hàm, hoặc Khuddaka Nikàya tức là Tiểu Bộ Kinh, chính ra Tiểu Bộ Kinh là một bộ kinh điển hết sức là quan trọng trong Phật Giáo, mà trong đó có cả tác phẩm Dhammapada Sutta là kinh Pháp Cú, mà chúng ta đang học ở tại đây, theo một số các vị, các nhà sớ giải ngày xưa ngay cả tạng Diệu Pháp cũng nằm trong Khuddaka Nikàya nữa, điều đó chúng ta sẽ bàn ở điểm khác. Nhưng ở đây chữ Tạp Loại hay chữ Bộ nó không mang tánh cách những gi` không đáng để y', nếu không đáng để y' đă không để vào đây.

Bên cạnh đó trong Tạng Luật chúng ta cũng có một bộ mang tánh cách tạp loại linh tinh, nhưng bộ đó chứa đựng nhiều Tăng sự và pháp Yết Ma của hàng Tăng sĩ, phải nói rằng chúng ta không thể nào nói rằng chữ tạp loại mang hàm y' những thứ này là những thứ không đáng để y' hay không đáng chú y' tới. Tuy vậy chúng tôi phải làm một việc, thay vi` trong phần dẫn nhập này chúng ta chỉ đề cập đến chữ tạp loại, đă là tạp loại, linh tinh thi` chữ đó không cần bàn nhiều, chúng ta chỉ biết đây là bài kinh mang nhiều bài kệ ngôn mang những nội dung khác nhau, nhưng nếu chúng ta đọc từng bài kệ của phẩm này, chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy rằng nội dung của những bài kệ này có nhiều điểm giống nhau về một điểm, mà qua đó chúng tôi đă trọn chữ " Tâm Niệm Của Người Tu Tập" để thành đề tài thảo luận của phần dẫn nhập hôm nay, đây là một việc rất hiếm bởi vi` thông thường những tên của phẩm dẫn nhập đều dựa lên trên tên của phẩm, ví dụ kỳ rồi chúng ta nói hành tri`nh của sự tu tập, trong sự hành tri`nh của tu tập đó chúng ta đă nói về phẩm Đạo hay phẩm Maggavagga hay phẩm Con Đường.

Và khi nói về phẩm Đạo một cách diễn giải khác chúng ta gọi là hành tri`nh, thưa quí vị việc đó không có xa lắm, nhưng mà nếu khi ở đây là phẩm "Tạp Loại" mà chúng tôi dùng chữ " Tâm Niệm" quí vị sẽ thấy rằng nó hơi ngỡ ngàng một chút, do vậy trong bài đọc thêm, đáng lẽ chúng tôi đă lựa một bài khác hơn, nhưng chúng tôi không lựa một vài bài đọc cho quí vị, chúng tôi chỉ in trọn bài kinh Pháp Cú của Ngài Khantipalo và Hoà Thượng Minh Châu, sở dĩ trong bài đọc thêm được in trọn phẩm như vậy, bởi vi` chúng ta nên đọc cho thật kỹ những phần này trước khi chúng ta trở lại với đề tài " Tâm Niệm của Người Tu Tập ", chúng tôi sẽ đọc cho quí vị, đây là một phẩm có kệ ngôn từ 290 cho đến 305, tổng cộng là 15 bài kệ được nhắc đến ở trong phẩm này.

Khi chúng ta có dịp đọc qua 15 bài kệ của phẩm này, quí vị sẽ thấy rằng những bài kệ ngôn mang một không khí dặn ḍ của một người cha cho những đứa con của mi`nh " hăy thường xuyên nhớ như vậy, nhĩ như vậy, tưởng như vậy" và những lời dặn ḍ này, chúng tôi nghĩ rằng những điều mà bất cứ một đứa con hiếu thảo nào cũng phải thường ghi tâm khắc cốt, bởi những điều đó có một giá trị lớn trong cuộc sống tu tập, nên chi chúng tôi đă chọn chữ " Tâm Niệm " phải nói rằng chữ Tâm Niệm là chữ sài rất là thường thức ở bên ngoài.

Ở trong mỗi phẩm của kinh Pháp Cú, chúng tôi thường mở đầu và đặc tên phẩm bằng một đề cử mà tương đối không phải thuật ngữ kinh điển nhiều, phần lớn từ ngữ dễ hiểu ở ngoài, phải nói rằng trong kinh điển của Đạo Phật chữ "Tâm" và chữ "Niệm" hai chữ được hiểu một cách khác nhau hoàn toàn, có lẽ chúng tôi không cần phải nói dài do`ng ở tại đây, riêng thường thức ở bên ngoài "Tâm Niệm" là điều gi` mà chúng ta phải tâm tâm, niệm niệm tức là phải thường ghi nhớ, phải thường tưởng nhớ, phải thường xuyên dặn ḷng nhắc nhở chính mi`nh, phải thường xuyên dùnh những thứ đó thường niệm, tưởng. Thí dụ như chúng ta có quyển 10 điều tâm niệm của Hoàng Đạo, một nhà văn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn trước đây, và chúng ta có 10 điều tâm niệm của người xuất gia, hoặc giả chúng ta có 10 điều tâm niệm trong Luận Bảo Vương Tam Muội mà các chùa thường in ra và treo ở trên tường.

Thưa quí vị chữ "Tâm Niệm" ở đây hiểu theo phương diện thường thức cái gi` mà chúng ta thường phải nhắc nhở, thường ghi nhớ lấy. Thật ra pháp tu tập về tâm niệm nó không phải xa lạ trong Đạo Phật, như trường hợp chúng tôi vừa nhắc đến 10 điều tâm niệm của người xuất gia, Đức Phật Ngài dạy 10 điều tâm niệm đó, ví dụ như Ngài nhắc hi`nh dáng của ta đây phải khác hơn kẻ thế, như đầu tṛn áo vuông khác hơn kẻ thế, sự nuôi mạng ta phải nhờ nơi kẻ thế, để không sanh tâm kiêu mạn. Rồi bậc trí có thể tự chê trách mi`nh không, ngày và đêm trôi qua mi`nh đă làm đưọc chuyện gi` v.v....

Có nhiều điều để nhắc nhở hàng ngày, hay hoặc giả chúng ta cũng nghe những điều quán tưởng của người xuất gia, khi thọ dụng tứ vật dụng, tức là khi ăn, khi mặt, khi sử dụng chỗ ở, khi dùng thuốc men, những thứ đó cần nên được quán tưởng ra sao. Sự quán tưởng đó là một sự nhắc nhở, là một sự y' thức, sự quán tưởng hay là tâm niệm nó cho chúng ta đi theo đường hướng nhất định. Và về điểm này như trong phần thảo luận, quí vị sẽ thấy rằng rất thú vị khi chúng ta nêu lên một vài điểm ở tại đây, quan niệm của một người tu tập chánh niệm, thấy sao ghi nhận như vậy, hơi thở vào biết là hơi thở vào, hơi thở ra biết là hơi thở ra, hơi thở ngắn biết hơi thở ngắn, hơi thở dài biết hơi thở dài, mi`nh thở ra với tâm hân hoan th́ mi`nh biết là mi`nh thở ra với tâm hân hoan và thở ra với tâm không hân hoan biết là thở ra với tâm không hân hoan.

Như vậy ở trong một phương diện nào đó, một người tu thiền quán là người thấy sao biết vậy, không có tô hồng chuốt lục, không có vẽ rắn thêm chân, và cái nhi`n của người thiền quán là cái nhi`n rất tự nhiên. Nói như vậy không phải rằng một người tu tập không cần đến tâm niệm, không cần đến những khái niệm, khái niệm nó vốn đă lấy từ trong kinh điển, khái niệm đó vốn có sẵn mà chúng ta dùng ở đây là tiền chế. Tiền chế có nghĩa là những quan niệm vốn đă đặt bày, vốn được gợi y', vốn đă được nói đến, đă được dạy ở trong kinh điển, c̣n cho biết một người tu thiền quán thấy sao ghi nhận như vậy, thấy sao biết vậy, thật ra hai điều này không có trái chống với nhau nhiều.

Nếu chúng ta ở tại các trường thiền, nếu chúng ta ở tại các trung tâm thiền định, chúng ta sẽ biết rằng không phải một ai bước vào trong trường thiền, được giao cho chi`a khoá của am thất, rồi về am thất đó ngồi xuống một mi`nh là có thể nhi`n vạ hơi thở của mi`nh được, không phải ai được vị thiền sư dạy thiền rồi thi` có thể ngồi xuống để theo dơi hơi thở được, không phải như vậy, chúng ta phải phấn đấu rất nhiều và lấy ví dụ chúng ta bị sự lôi cuốn của sắc đẹp của tiếng hay của mùi thơm vị ngon xúc lạc.

Ở đây thưa quí vị, phải nhắc lại một giai thoại mà ông Chosacoton thường nhắc đến các khoá thiền của ông, có một lần ông đến dự một khoá thiền, thức ăn theo kiểu người Miến Điện và thức ăn lại hạn chế, một ngày chỉ ăn được một buổi thôi, và do vậy đầu óc của ông bị ám ảnh bởi một miếng bánh mi` nướng, bánh mi` nướng là một cái gi` rất quen thuộc đối với bữa ăn sáng của người Tây Phương, và miếng bánh mi` nướng bi`nh thường thi` nó không có nghĩa gi` hết, bánh mi` nướng mà để nghĩ đến, cũng không ai muốn nghĩ đến làm gi`, thật ra muốn ăn thi` ra nướng bánh mi` ăn, bánh mi` đối với người Tây Phương cũng giống như cơm đối với chúng ta vậy. Tuy nhiên vào trong giờ hành thiền thi` miếng bánh mi` nướng nó trở nên một cái gi` ám ảnh ở trong đầu, tự nhiên thèm miếng bánh mi` nướng một cách lạ lùng, chưa bao giờ thèm như vậy, và lúc bấy giờ không ngồi định tâm được và không ngồi tập trung vào hơi thở được.

Nên chi một người hành thiền cũng thường phải sống với một số tâm niệm, một số tâm niệm tức là một số nhắc nhở, hay một số lời dạy được trích từ trong kinh điển hay lời dạy của các vị thiền sư và điều này chúng ta gọi là điều tiền chế cũng được, và điều này chúng ta gọi những gi` đă định đặt sẵn cũng được, tuy vậy những điều tâm niệm này giúp ích cho người hành thiền rất nhiều, chứ không có đơn giản, tại sao giúp cho chúng ta rất nhiều, bởi vi` chúng ta không phải ai cũng có thể giữ được tâm tự nhiên để mà theo dơi hơi thở ngay lập tức như chúng tôi đă nói, mà chúng ta phải phấn đấu với bản thân, và trong sự phấn đấu với bản thân để có thể ngồi xuống yên lặng, có thể ngồi xuống lặng lặng nhi`n hơi thở thi` sự phấn đấu đó đ̣i hỏi một số khí giới để chúng ta có thể đánh lại với giặc phiền năo.

Phải nói nhận ra một điều là đối với tất cả những người tu tập hay những người muốn thay đổi cuộc sống của mi`nh, trước nhất chúng ta phải trọn một số điều để tự nhắc nhở lấy ḿnh, và những điều này đối với chúng ta phải là những gi` có y' nghĩa rất lớn, không phải chúng ta phải nhắc mi`nh như là những điều răn của thánh thần, mà chúng ta chỉ nhắc mi`nh về những điều đến từ những lời dạy của Đức Phật, những điều này khi chúng ta đọc vào chúng ta cảm thấy thấm thía, cảm thấy có đủ sức mạnh để cho chúng ta vượt qua những phiền năo.

Khi năy chúng tôi cũng nhắc đến trường hợp người xuất gia có những pháp quán tưởng, quán tưởng về bốn món vật dụng, bốn món vật dụng của người xuất gia ngày hôm nay người ta ít có đề cập đến bởi nó không quan trọng và nó có sẵn nhiều.

Chúng tôi nhớ những năm tháng đầu, TT Trí Siêu với chúng tôi đi xuất gia, và đặc biệt là thời gian sống ở Long Thành, thưa quí vị thực phẩm rất khan hiếm, lúc bấy giờ hầu như thường xuyên phải ăn độn với khoai mi` và lúc bấy giờ người ta bán rất nhiều loại mi` sợi, hồi trước năm 75 chúng tôi thích ăn mi` sợi lắm, nhưng phải nói rằng lúc sống ở Long Thành, rất sợ ăn mi` sợi, mi` sợi người ta luột cả thúng to như vậy đó, rồi lấy nước chấm chan lên cho ăn thôi, chứ không có cái gi` để ăn với nó hết, ăn thế cho cơm, lúc đó mới thấy rằng miếng ăn nó quan trọng, chỗ ở cũng quan trọng, nhưng thật sự đối với người Việt Nam thi` một giai đoạn nào đó miếng ăn được coi như quan trọng như vậy.

Bây giờ chúng tôi được nghe rằng thực phẩm rất đầy đủ, miếng ăn không c̣n quan trọng nữa. Nhưng mà nói chung đời sống khi đi xuất gia, cái ăn, cái mặc, thuốc uống, chỗ ở nó rất dễ trở thành những thứ làm cho mi`nh sanh ra tâm phiền năo, dễ dàng để sanh phiền năo lắm, bởi vi` sao, bởi vi` khi mà đă giảm bớt những nhu cầu khác, nó chỉ tập trung vào những nhu cầu hết sức tương đối thi` những nhu cầu đó nó lại có sức quyến rủ rất đặc biệt.

Chúng tôi nhớ là có một vị Thầy cho chúng tôi biết rằng có một lần đi đến một chùa ở Uden, chùa của Ngài Achaa Maha Boowa, Ngài giao cho một cái thất, mà chúng ta gọi là cái cốc, cốc là chỗ để những vị xuất gia ở, bên Thái lan thi` những ngôi chùa và quach bà là những ngôi chùa theo truyền thống đầu đà, hay tu thiền, chúng ta gọi là lăn tăn, những ngôi chùa này đa số cất những cái cốc riêng, những cái cốc này gọi là những am thất, đa số được cất ở những nơi thanh vắng, thường thường được bao bọc chung quanh bởi những rừng cây để tạo ra sự yên tĩnh, và thưa quí vị cũng có một phong tục ở bên Thái Lan, có nhiều người khi họ qua đời, tài sản họ c̣n để lại, thân nhân hay gom tất cả tài sản đó để cúng dường vào trong chùa để cất những am thất cho những người tu thiền, ví dụ như người đó để lại một số tiền vài ba chục ngàn đồng, số tiền đó sẽ được dùng cất một cái cốc và ở trước cái cốc đó có bản nhỏ đề là cốc này cất để hồi hướng cho ông A bà B nào đó, và cũng có trường hợp đặc biệt, mỗi cái cốc như vậy người ta xây một con đường kinh hành, con đường kinh hành nghĩa là con đường bằng gạch để cho những vị hành thiền đi tới đi lui tu tập, và pháp kinh hành mà ngày hôm nay Hoà Thượng Nhất Hạnh gọi là thiền hành, tức là tu thiền tu dưỡng chánh niệm lúc đang đi, thông thường người ta lấy hũ cốt của người mất, họ chôn ở cuối con đường kinh hành đó, có nhiều vị sợ ma khi đi hành thiền mà biết rằng có hũ cốt chôn ở cuối con đường kinh hành quí vị sợ, nhưng thường thường người ta tin rằng khi một người tu thiền, đi kinh hành hay ngồi thiền mà nhớ rằng cái cốc này, con đường kinh hành này được xây dựng bởi một thí chủ nào đó, bây giờ thí chủ đă quá văng, người ta hồi hướng cho thí chủ đó, nên chi cái phong tục như vậy thường dễ t́m thấy ở các chùa thiền.

Chúng tôi trở lại với câu chuyện đang bàn đó là những cái am thất thông thường được cất rất đẹp, chúng tôi ở và chúng tôi phải nh́n nhận rất đẹp, rất thoáng. Người Thái Lan họ có kinh nghiệm rất lớn về thủ pháp cất các am cốc, họ cất như thế nào mà kiến không vào được, rắn không vào được, cất như thế nào mà thoáng mát, trông nó giản dị. Ví dụ như cốc luôn luôn cất giống như nhà sàn và cao lên một chút, cửa sổ không cao, cửa sổ sát với cái sàn vi` vậy có thể mở cửa sổ gió nó có thể vào trong, cả trong lúc chúng ta nằm cũng có thể có gió thoáng được và phải nói rằng một cái am thất nằm giữa trong rừng cây bao bọc ở chung quanh, thưa quí vị đó là một nơi rất dễ làm cho chúng ta sanh tâm ái nhiễm, ái nhiễm chỉ muốn ở tại chỗ đó mà thôi. Đặc biệt nếu chúng ta đến đó vào mùa gần tết, như mùa bây giờ không có mưa, tâm hay sanh dính mắc, bởi vậy ở tại các trường thiền của Ngài Achaan Chaa thông thường những vị tu thiền phải dời chỗ ở của mi`nh, trong ba tháng phải đổi một lần, ví dụ như chúng ta mới bước vào trong rừng thiền, người ta giao cho chúng ta một cái am thất rất đẹp, chúng ta nghĩ rằng mi`nh sẽ xin Ngài Thiền Sư ở luôn tại đó tu tập, như vậy tâm sẽ dính mắc. Trong ṿng khoảng chừng ba tháng, có một phiên họp vào ngày bố tát, người ta lấy ch́a khoá ra để đổi với nhau, người này phải rời qua chỗ kia, chỗ kia rời qua chỗ nọ, có thể am thất của mi`nh ở chỗ rất gần lại rời đi xa, chỗ rất đẹp rời lại cái am xấu, chỗ mới dời đi chỗ cũ chẳng hạn, để không có tâm dính mắc vào những am thất mà mi`nh đang ở.

Nói chung đời sống khi dẫn đến sự tu tập, thường thường những nhu cầu về vật chất nó nằm ở trong bốn nhu yếu phẩm, như bốn nhu yếu của một người tu đó là thực phẩm chỗ ở thuốc men và y phục, những thứ đó nó làm cho người tu tập dễ dính mắc và để đối trị với những thứ này Đức Phật Ngài dạy cho một người xuất gia quán tưởng, quán tưởng trước khi dùng, quán tưởng khi đang dùng, quán tưởng sau khi dùng, và mỗi buổi sáng trước khi mặt trời mọc, các vị Tăng sĩ có đọc những bài về quán tưởng như một điều tâm niệm, bởi vi` những điều tâm niệm này ví dụ như Đức Phật Ngài dạy một người xuất gia nên tâm niệm rằng ḿnh ăn uống không phải để mập, để mạnh, để làm cho cơ thể được đẹp đẽ, ăn uống để từ cái khổ của đói, ăn uống để nuôi cáo mạng tu tập v.v...cái sự nhắc nhở như vậy ban đầu nghe giống như thủ tục, ban đầu nghe giống như những điều răn, nhưng mà với một người tu tập, những điều đó có ư nghĩa lớn, tại vi` trả cho chúng ta trở về với y' thức chân thực về thái độ nào là thái độ nên có đối với những món vật dụng những nhu yếu của đời sống, như vậy tâm niệm nó là pháp tu rất phổ thông trong Đạo Phật.

Chúng tôi chỉ đưa ra có hai ví dụ thôi, chúng tôi chưa kể ra những ví dụ khác, ví dụ như chúng ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới, niệm Chư Thiên, những pháp niệm đó quí vị gọi tiền chế thi` cũng có một phần tiền chế, thế nào là ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng như chúng ta đọc ở trong Thanh Tịnh Đạo, kể cả cái đức của Chư Thiên và những thứ đó được đem vào trong đời sống để khai triển làm một khái niệm để mà tập trú, để mà an trú, như vậy những cái chúng ta gọi là tâm niệm nó vẫn có một giá trị nhất định, nó vẫn có giá trị lợi lạc, chứ không phải khi chúng ta tu thiền rồi chúng ta nhi`n sự vật một cách tự nhiên, cái gi` xảy ra như thế nào chúng ta nhận là đủ, phải nói rằng trước khi chúng ta có khả năng để quan sát sự vật có tánh cách tự nhiên, chúng ta phải có rất nhiều cái tâm niệm cần thiết để chúng ta đem vào cuộc sống tu tập của ḿnh.

Thưa quí vị chúng ta hăy bước qua một đề tài khác, khi chúng ta đề cập đến những điều tâm niệm và cuộc sống tu tập, trong câu thảo luận số 5, chúng tôi có đặt ra một câu hỏi, tâm niệm có phải là một giới luật hay không, và đối với chúng tôi điểm này là một điểm rất thú vị, khi chúng ta đề cập đến phẩm gọi là phẩm tạp loại hay phẩm tạp lục, có thể nói rằng những gi` mà ḿnh cần phải tâm niệm và quán tưởng để nhắc nhở, trừ khi liên quan những điều tứ vật dụng mà Đức Phật Ngài dạy những điều đó là thanh tịnh giới, ở trong tứ thanh tịnh giới gọi là quán tưởng thanh tịnh giới, nhưng những điều tâm niệm khác, phải nói rằng tùy vào căn cơ, tuỳ vào căn duyên của mỗi người, và mỗi người có thể đem vào trong tâm tư của mi`nh những tâm niệm, và những tâm niệm này nó phải thích hợp với căn tánh của mi`nh ví dụ ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng, hay ân đức của Chư Thiên.

Một người niệm ân đức của Chư Thiên không có nghĩa ân đức của Chư Thiên hơn của Phật, không có nghĩa ân đức của Chư Thiên hơn ân đức Pháp, ân đức Chư Thiên hơn ân đức Tăng, mà tại vi` người đó họ hạp với tâm niệm đó, họ hạp với khái niệm đó, như vậy khi mà nói đến những điều tâm niệm đó, chúng ta cứ tưởng nghĩ rằng đó là những khuôn mẫu mà tâm nhất phải đi theo, ở trên thực tế những điều tâm niệm này là những cái gợi y', nhưng mà khi áp dụng vào đời sống chúng ta thi` nó được áp dụng như là giới luật, giới luật là điều phải thọ tri`, giới luật là điều không có thể thay đổi được, nhưng những tâm niệm thi` nó khiến cho chúng ta có một không gian rộng lớn khác, ở trong không gian rộng lớn đó chúng ta có thể lựa chọn.

Thật ra trong lịch sử đạo Phật thời gian gần đây có một trường hợp rất thú vị, đó là trường hợp của Hoà Thượng Nhất Hạnh có lập ra một do`ng tu gọi là do`ng tiếp hiện và có một giới luật gọi là giới luật tiếp hiện, đúng ra trong những năm tháng gần đây Hoà Thượng Nhất Hạnh đă đổi hướng đi từ những quan niệm hết sức khác biệt với truyền thống, bây giờ là Hoà Thượng lại trở về với quan niệm rất là truyền thống, kể cả tu chính và kể cả nhấn mạnh đến những giới bổn người xuất gia, nhưng trước đây Hoà Thượng nói rất nhiều đến giới luật tiếp hiện, khi đọc vào giới luật tiếp hiện thi` thật ra với quan niệm của một vị tu sĩ Phật Giáo truyền thống, nhất là tu sĩ Nam Tông những điều trong giới luật tiếp hiện mang tánh cách tâm niệm nhiều hơn giới luật.

Chúng tôi nói tâm niệm nhiều hơn giới luật là ví dụ như vầy, ví dụ như chúng ta quan niệm trong giới luật là không sát sanh, thế nào là người phạm giới sát sanh thi` có quy định rất rơ, con vật có thức tánh là biết con vật có thức tánh và có ư giết rồi ráng sức giết, rồi con vật đă chết v́ sự ráng sức đó, thi` sau khi tính như vậy mới đủ gọi là giới sát sanh, và nếu mà chúng ta vẫn quan niệm một điều như vậy là mi`nh sống mi`nh phải thương yêu muôn loài, phải thương yêu sự sống, phải bảo vệ môi sinh, phải bảo vệ hành tinh sanh này v.v... những khái niệm như vậy mang tánh cách tâm niệm hơn là giới luật, tại vi` nó phải áp dụng được trên phương diện giới, nếu mà đem điều đó đem áp dụng vào đời sống hàng ngày của chúng ta thi` không biết ai là người phạm giới hay là người không phạm giới.

Chúng tôi lấy một ví dụ, những tờ báo chúng ta đang đọc hiện nay, những tờ báo in màu và giấy láng bóng, những tờ giấy đó nó vốn là những tờ giấy được sản xuất một cách rất tai hại cho việc bảo vệ môi sinh, quí vị cầm tờ báo, trang bià in màu bóng láng, thi` thưa qúi vị các hoá chất để họ dùng vào thứ đó nó là hoá chất làm ô nhiễm rất lớn môi trường, do vậy người ta kêu gọi rằng con người hăy bỏ bớt những thứ đó lại. Khi người ta in bản in màu, mà bản đó không có sáng, màu nó không bóng láng tự nhiên thấy màu nó không hấp dẫn, tuy nhiên cách in đó khiến cho chúng ta ít có làm ô nhiễm môi sinh.

Bây giờ nếu như một tờ báo được in b́a bóng như vậy mà chúng ta mua, chúng ta cầm đọc th́ bảo rằng người đó đă phạm giới luật tiếp hiện, tức là người đó không bảo vệ môi sinh, thi` thưa quí vị điểm đó rất khó bởi vi` chung quanh chúng ta nó có rất nhiều thứ mà chúng ta hoặc y' thức được hoặc là không y' thức được, do vậy tinh thần bảo vệ môi sinh nó không thể gọi là giới luật được, tinh thần bảo vệ môi sinh là một điều rất đẹp, nhưng mà cái đẹp đó nó lại khác với quan niệm về giữ giới, khi mà nói về giữ giới không nói về đẹp hay xấu, giới là điều, điều đó là điều qui định rất rơ ràng chứ không phải chỉ là một khái niệm như cái tâm niệm. Do vậy chúng tôi phải nói rằng những giới luật về tiếp hiện của Hoà Thượng Nhất Hạnh đề ra, nếu quí vị đọc kỹ lại thi` đó là những điều mà mang tánh cách tâm niệm hơn là giới luật, bởi vi` có những thứ không có.

Chữ Bồ Tát giới ở trong Đại Thừa có rất nhiều điểm mang tới tâm niệm hơn là về giới, cái giới khác xa với điều đó, có thể nói rằng khi đề cập đến giới luật, nó là một câu chuyện khác hơn những gi` chúng ta quan niệm mang tánh cách tư tưởng hay khái niệm, hay là tâm niệm đem áp dụng vào trong đời sống, và chúng tôi cũng phải nói ở tại đây những điều tâm niệm là những điều rất có lợi cho sự tu tập của ḿnh, tuy nhiên khi đă nói đến tâm niệm thi` không thể đem một kiểu mẫu nào đó áp dụng cho tất cả mọi người, có những người họ lại hạp với những thứ này, có những người hạp thứ khác.

Chúng tôi lấy một ví dụ, hồi năy chúng tôi nói rằng một người tu tập thiền chỉ hay thiền quán, những người này có thể niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm Chư Thiên, chúng ta không thể nói một ân đức nào lớn hơn ân đức nào, thật ra đối với một người tu tập thi` dù ân đức Pháp, ân đức Tăng, hay ân đức của Chư Thiên, hay ân đức của thí, của giới thi` tất cả đều giống nhau ở một điểm, cái nào thích hợp với căn tính của ḿnh thi` cái đó nên tu tập, nên thường xuyên niệm tưởng, chính vi` vậy đối với những điều chúng ta gọi là tâm niệm, tuy là nó mang tánh cách tiền chế, tức là cái gi` được quy định sẵn, nó là những khái niệm mà đă được ti`m đâu đó ở trong kinh điển, ti`m đâu đó ở trong lời dạy và chúng ta chỉ dựa trên điều đó để nhắc đi nhắc lại trên đời sống, tuy vậy phải nói rằng những điều tâm niệm là một lợi khí rất lớn cho chúng ta để đương đầu với phiền năo.

Phải nói rằng cuộc sống tu tập hay đời sống của người xuất gia, khi chúng ta phấn đấu với phiền năo thi` thưa quí vị chúng ta phải có một vài chỗ đứng, và chỗ đứng này nhất định phải của mi`nh chứ không thể của phiền năo được, như một người lính họ ra trận, tuy rằng xông pha ngoài trận mạc sống giữa làn tên mũi đạn, nhưng họ phải trở về hậu cứ, hậu cứ tức là nơi an toàn của họ, hậu cứ là nơi họ canh gác cẩn mật để họ có thể an toàn sống ở trong lănh vực nào đó, thi` hậu cứ đó sẽ giúp cho quân đội được dưỡng quân, phải giúp cho những người lính t́m thấy những giây phút mà không phải mặt đối mặt với kẻ thù và lúc nào cũng lo sợ, thi` như vậy một người tu tập phải có cứ điểm nội tâm, và những cứ điểm nội tâm đó nó khiến cho chúng ta qua đó không có tranh luận hơn thua, không phải đôi co, không có bàn thảo mà nó là như vậy để chúng ta có sự ổn định.

Chúng tôi muốn nói ở đây một điểm đó là sự nghi hoặc, nghi hoặc tức là một người tu tập mà không sống bằng những tâm niệm, thi` thường xuyên phải đối diện với tâm hoài nghi, hoài nghi ở đây là hoài nghi Phật, hoài nghi Pháp, hoài nghi Tăng, hoài nghi về quá khứ hiện tại vị lai, hoài nghi về nhân quả v.v.... và những hoài nghi này có thể đưa chúng ta trôi dạt về nhiều phương hướng, vi` vậy tâm niệm là cái gi` cho chúng ta cái hậu cứ, nó cho chúng ta một cứ điểm, cứ điểm đó khi chúng ta trở về, chúng ta không cần phải đôi co, không phải vật vă, không phải hoài nghi, không phải nghi hoặc, để làm gi`, để tạo ra sự ổn định của mi`nh, cái sự ổn định này cần thiết.

Không hẳn là khi chúng ta tu tập, chúng ta phải sống với một số quan niệm định bất di bất dịch mà không thay đổi, nhưng mà thưa quí vị, khi đương đầu với phiền năo, từ cái tham, cái sân, cái si, cái thay đổi trong đi đứng nằm ngồi, cái thay đổi ở trong bất cứ sự thay đổi nào khi đối diện với phiền năo thi` nó làm cho chúng ta trở lên lúng túng, nó làm cho chúng ta trở lên khó chịu và lâu ngày ḿnh cảm thấy ḿnh bị thua trận nhiều hơn là đạt được ḷng tự tin.

Chúng tôi xin được nhắc ở đây lại giai thoại liên quan đến một vị thiền sư, liên quan đến một vị Tăng sĩ, vị Tăng sĩ đó là Achaan Sumedho là người đă thành lập ra Tăng đoàn Phật Giáo Tây Phương ở Anh Quốc và nhiều quốc gia khác, Ngài là một trong những khuôn mặt Phật Giáo lớn của thế kỷ này, khi quí vị nghe Ngài kể câu chuyện, quí vị rất ngạc nhiên về đời sống tu tập của Ngài, Ngài là một người sanh ra ở tại Mỹ, và là người da trắng, lớn lên ở tại Mỹ, khi đi sang Á Châu xuất gia tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài Achaan Cha, thi` phải nói rằng: Một con người đến từ nền văn hoá khác, một con người sống từ một xă hội như Hoa kỳ mà chọn con đường tu tập xuất gia lại trọn con đường trở thành người Phật tử, một đứa con của Phật thi` phải nói rằng đó là sự lựa chọn lớn.

khi chúng ta nghe về quan niệm tu tập của Ngài có một vài đoạn chúng ta rất ngạc nhiên ví dụ như Ngài Sumedho nói, đời sống của ngài thường an trú trong ba câu: Buddham saranam gacchami, Dhammam saranam gacchami, Sangham saranam gacchami là con về nương tựa với Phật, con xin quay về nương tựa với Pháp, con xin quay về nương tựa với Tăng.

Đối với một người Phật tử Việt Nam quan niệm rằng: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng là những quan niệm rất sơ đẳng, vào chùa thi` tam quy trước, rồi ngũ giới, rồi sau đó thiền định v.v..., mà tại sao với một vị xuất gia, một vị thiền sư có thể nói rằng một người có nhiều năm tu tập mà lại trở về với những quan niệm đó, thật ra thưa quí vị quan niệm của một người mà đă một lần người đó qui` xuống và phát nguyện từ đây trở về sau cho đến trọn đời con sẽ sống nương tựa Phật, nương tựa Pháp, nương tựa Tăng, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng đó là quyết định lớn và trong quyết định đó, tâm niệm này hoàn toàn có thể nói rằng trong sạch tịnh tính, và trong cái tâm tịnh tính đó không c̣n nghi hoặc nữa và vị đó lựa chọn là từ đó trở về sau sự quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng nó trở thành cứ điểm an toàn của mi`nh, hễ khi mi`nh nghĩ đến điều đó thi` tâm mi`nh được thuần, tâm mi`nh được trong sạch, tâm mi`nh được ỗn cố, nó không hoài nghi, nó không có những uế nhiễm phức tạp.

Do vậy đối với Ngài Sumedho thi` ba câu Buddham saranam gacchami, Dhammam saranam gacchami, Sangham saranam gacchami nó mang lại cả một y' tưởng rất lớn lao, nó mang lại cả một vùng trời an toàn, một không gian mà ở trong đó vị đó không bị chi phối bởi những nghi hoặc, những hoài nghi, như vậy là tâm niệm của mỗi người xuất gia, và quan niệm sự tu tập nó khả dĩ cho phép chúng ta có một hậu cứ an ổn và không phải thường xuyên vật lộn đối với những phiền năo nghi hoặc mà chúng ta sống trong tâm trạng hồi hộp, năm ăn năm thua, mà trái lại t́m được một không khí hết sức là ổn định về tinh thần, một cảm giác gọi là an toàn, vi` vậy khi chúng tôi nói về những tâm niệm ở tại đây thi` phải nói rằng với một người tu tập chúng ta không có bác bỏ những giá trị tiền chế, giá trị tiền chế ở đây tức là những giá trị mà chúng ta hấp thụ từ trong kinh điển, những giá trị mà chúng ta vốn ti`m thấy ở từ vị Thầy, từ sự nhắc nhở ở răn bảo của vị Thầy mà những thứ đó khi đem vào trong đời sống tu tập nhất là người tu thiền th́ bao giờ nó cũng cần thiết và hết sức là cần thiết để chúng ta t́m được một sự ổn định trước khi bắc đầu vào sự tu tập.

Như vậy chúng ta phải t́m sự tu tập ở thế quân b́nh giữa giá trị tiền chế và giá trị tự nhiên của một người tu tập, cái giá trị tiền chế ở đây là chúng ta phải sống bằng một số khái niệm đă được quy định sẵn, và giá trị về tự nhiên, là ở trong trách nhiệm là ghi nhận cái ǵ xảy ra mới nghe nói như vậy, chúng ta tưởng tượng như hai giá trị giữa cái tự nhiên vào tiền chế nó có tính cách mâu thuẫn, trái chống với nhau nhưng mà trên thực tế th́ không phải như vậy. Một người mà bỏ vào trong rừng thiền sống 5 ngày ba ngày th́ người đó cần rất nhiều sự trang bị, những trang bị này khả dĩ giúp cho vị đó đương đầu với nhiều phiền năo, cả hai thứ đó nó đều cần thiết hết và hỏi rằng những quan niệm này cần được khai triển tới đâu, th́ thưa quí vị cái khéo đó là cái khéo của mỗi người hành giả, cái khéo đó là cái khéo của mỗi người tu tập.

Đó là một vài ư niệm mà chúng tôi xin được gởi đến quí vị trong phần dẫn nhập của Phẩm Tâm Niệm, và chúng tôi mong rằng khi mà quí vị đọc lại 15 câu kệ ngôn trong phẩm Tâm Niệm này, chúng ta sẽ t́m thấy rất nhiều cái gợi nhắc mà Đức Phật đặt biệt dạy cho những đứa con của Ngài, để dùng làm cứ điểm an toàn khi mà chúng ta đối diện với ma quân, đối diện với phiền năo.

Chúng tôi nhắc lại một lần nữa mặc dầu phẩm này mang tên phẩm Tạp Loại hay Tạp Lục mà chúng ta gọi phẩm linh tinh, nhưng mà những bài kệ ở đây không có nghĩa v́ thế không có một giá trị lớn liên quan đến sự tu tập, và phải nói rằng các vị AXàLê v́ một dụng ư nào đó mà các Ngài đă không đặc phẩm này vào phẩm chót, mà các Ngài đặc vào phẩm 21.

Chúng ta c̣n có 5 phẩm sau của kinh Pháp Cú, và cũng phải nói rằng với phẩm này chúng ta lại đi qua một giai đọan rất quan trọng. Kinh Pháp Cú có 423 bài kệ, với phẩm này chúng ta sẽ đi ngang qua bài kệ số 300, và chúng tôi tin rằng đó là một trong những niềm vui rất là lớn cho toàn thể Chư Tăng và quí Phật tử, khi mà chúng ta khởi sự giảng kinh Pháp Cú th́ con số 423 bài kệ hứa hẹn một hành tŕnh rất lâu dài, và rất khổ công của những người trong ban tổ chức cũng giống như những vị giảng sư, nhưng cho đến hôm nay th́ chúng ta phải nhận rằng chúng ta đă đi qua một đoạn đường rất dài. Chúng tôi tin rằng Sư Trưởng, TT Trí Siêu, cá nhân chúng tôi, Sư Uyên Minh và những vị Giảng Sư của room cũng rất hoan hỷ với đoạn đường dài mà chúng ta đă đi qua.

Chúng tôi xin lỗi quư vị, mấy tuần trong tuần lễ vừa qua rất bận rộn với một vài công việc Phật sự, nên chúng tôi đă không có mặt ở trong room để sinh hoạt với Chư Tôn Đức, và xin chân thành để tán thán công đức của TT Trí Siêu, của tất cả Chư Tăng và của quí Phật tử đă duy tŕ sinh hoạt thường xuyên điều đặn của room. Lời sau cùng xin chúc quí Ngài và quí vị có một ngày hết sức an lạc.

Minh Hạnh biên soạn

   Trở Lại Trang Kệ Ngôn Kinh Pháp Cú

Trở Lại Trang PHAP ĐÀM