HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn (ngày 03 tháng 12, 2003)

   

Phẩm 18 :  Phẩm Cấu Uế (Malavagga) - kệ ngôn 241  giảng ngày 10/10/2003

                                                    

                                                 Các Sự Kiện Cấu Uế

                                            (Bản Việt dịch của TT Trí Siêu)

                                           

                                            Không tụng, bẩn chú thuật

                                            Không siên, dơ cửa nhà

                                            Lười biếng, uế dung sắc

                                            Phóng dật, nhớp sự phòng.

 

ĐĐ Uyên Minh thuyết giảng : Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Đại Đức Tăng, kính chào quí Phật tử. Hôm nay chúng tôi có trách nhiệm giảng kệ ngôn 241 của kinh Pháp Cú, chúng tôi xin đi vào bài học.  Ở đây Đức Phật chỉ rõ cho chúng ta ba vấn đề chính.

 

Thứ nhất Đức Thế Tôn Ngài dạy rằng có tụng đọc bao nhiêu thần chú, sau câu chuyện của Tỳ kheo Làludàyi Đức Phật mới giảng điều này.  Chúng ta cũng biết rồi tại sao chú thuật nó linh, chúng tôi không nói đến những người không tin tưởng, chúng tôi chỉ nói đến những người có nghiên cứu có chút tin tưởng về chú thuật, có một điều rất căn bản của thần chú, của bùa phép đó là sự tập trung tư tưởng, cho dầu đó là bùa rắn, bùa tà, hay là bùa trị bịnh hay là bùa lỗ ban trấn ém, phong thủy, bất cứ bùa gì đi nữa thi` nó cũng đòi hỏi mình sự trao luyện thường xuyên. 

 

Đừng nói chi bùa chú, ngay cả thần thông, có ba nguyên nhân làm cho một vị chứng đắc thần thông mà không có vận dụng thần thông như ý được.

 

·         Nguyên nhân thứ nhất là không tập luyện thường xuyên, tức là chứng đắc xong rồi bỏ đó.  

·         Nguyên nhân thứ hai là do phiền não quá mạnh, thí dụ như bồ tát Ngài đắc thiền, rồi Ngài bay ngang chỗ hoàng cung, Ngài gặp bà hoàng hậu ở trong tư thế hở hang, tâm Ngài bị động cho nên Ngài bị mất thần thong.  

·         Nguyên nhân thứ ba là do nghiệp mãnh liệt, tức là do nghiệp của mi`nh mãnh liệt quá thi` thần thông cũng không phát huy được, do chúng tôi đọc cuộc đời của Tôn Giả Mục Kiền Liên, vào một buổi sáng lần thứ ba sau khi tránh khỏi sự truy sát của bọn cướp, đến lần thứ ba Ngài xét thấy hai điều : điều thứ nhất đây là cái nghiệp, một người như Ngài không co`n tham danh quí tử, Ngài phải để yên để chấp nhận cái quả xấu thôi đó là điều thứ nhất.  Điều thứ hai Ngài thấy rằng hôm nay Ngài có vận dụng thần thông cũng không được, vi` khi nghiệp đến rồi thi` không có gi` cứu được hết.

 

Cho nên đối với thần thông mà co`n như vậy thi` nói chi thần chú, là cái gi` mi`nh không tập luyện thường xuyên, chúng tôi nói hơi rộng là đối với thần thông mà không tập luyện thi` cũng không linh nghiệm, thi` đối với bùa chú không tập luyện thường xuyên thi` nó cũng không có linh nghiệm bằng người thường xuyên tập luyện.

 

Đức Phật Ngài nói rằng " Asajjha yamala manta", tuy nhiên đó chỉ là hi`nh ảnh đầu tiên, nó không là cái gi` hết, Ngài chỉ lấy nó làm cái nền thôi và Ngài nói chuyện khác . Điều thứ hai Đức Phật Ngài nói "Anuttha namala ghara" chúng ta ở đây là những người chủ gia đi`nh, những người sống chung với cha với mẹ đều thấy một chuyện, ở trong nhà nếu mi`nh không chịu động tay động chân thi` cái nhà nó dơ, dứt khoát như vậy, một tờ giấy hay là một ống hút hay là một cái ly để bừa bãi mi`nh thấy lười khi nào rảnh thi` dẹp, cứ suy nghĩ như vậy thôi thi` nó cũng đủ để cho cái nhà mi`nh dơ, bởi vi` chúng tôi có kinh nghiệm như vậy, chúng tôi cũng từng sống trong tập thể, chúng tôi cũng từng sống một mi`nh nên biết, chỉ cần mi`nh hơi ngán rồi để một hồi thi` những bề bộn nó thành một đống.

 

Cái bề bộn đó nó không chỉ ở ngoài mà cả trong lòng của mi`nh nó có vấn đề, mà mi`nh không giải quyết nó thi` lâu ngày nó cũng trở thành bề bộn, nhưng ở chỗ này Đức Thế Tôn Ngài nói theo nghĩa thông thường đó là sự lười biếng chính là động cơ dẫn đến nhà cửa dơ.

 

Rồi câu thứ ba là "Malam vannassa kosajjam" kosajjam đây có nghĩa là lười biếng, chữ anuttha là không siêng năng cũng tương đương với lười biếng, nhưng Đức Thế Tôn chỗ đó Ngài sài chữ khác, anuttha namala ghara là sự không siêng năng là sự cấu uế cho nhà cửa chữ ghara ở đây không nên dịch là  ngôi nhà, mà dịch là nhà cửa nghĩa nó mới rộng, rồi malam vannassa kosajjam cái sự lười biếng.

 

Nếu các vị đọc thơ Đường chắc còn nhớ câu " xuân nghịch bân trang bất    ngâu" bân trang là không trang điểm, mi`nh bỏ lơ, nó là điều rất mệt mỏi cho thân phận người nữ, người nam mỗi ngày chỉ tắm rửa là xong, là mi`nh có thể yên tâm ra đường, nhưng người nữ không phải như vậy được, người nữ phải có cái cực, phải có cái siêng, ngoài chuyện vệ sinh thân thể, mỗi lần đi ra ngoài họ phải chịu khó chịu siêng để tô trét, để quẹt, để phết mắt mũi, chứ nếu người nữ cứ tà tà như người nam thi` chắc ở giá rồi, phải nói như vậy, cho nên một trong cái khổ của người nữ là họ phải chịu cực. Ở đây Đức Thế Tôn Ngài không nói đến cái cực đó, mà Ngài nói chính cái sự lười biếng nó là một cái chướng ngại cho nhan sắc, người nam họ không màng, nhưng người nữ họ màng.

 

Ở đây Ngài chỉ dùng hi`nh ảnh Ngài nói thôi không tụng đọc, lười biếng tụng đọc thi` nó là cấu uế của bùa chú, mà lười biếng dọn dẹp đó là cấu uế của nhà cửa, mà lười biếng trang điểm thi` nó là cái cấu uế của ngoại ngừng hay là của dung sắc, như quí vị biết là muốn được người ta khen đẹp thi` mi`nh phải siêng, siêng đi shopping, siêng đọc báo thời trang coi người ta đã ra loại gi` rồi ráng đi làm có tiền để mua, mi`nh phải có một quá tri`nh  muốn làm đẹp, cái đó nó đòi hỏi mi`nh phải siêng, siêng đi làm để có tiền, siêng đọc báo để kiếm thời trang, siêng đi shopping, siêng đi tắm rửa,siêng điểm trang, rồi siêng gài, thắc gút cột đủ thứ cho mi`nh, thì cái đó mi`nh mới hy vọng có ngoại hi`nh ngó cho đẹp.

 

Điều thứ tư Đức Thế Tôn Ngài đặc biệt chú ý đó là  "Pama`do rakkhato malam"  pama`do là thuật ngữ rất rộng, rất nổi tiếng trong Đạo Phật, trong Phật Giáo Nam Tông thì "Pama`do" này nổi tiếng tới mức mà có những vị cư sĩ, thậm chí là những vị cư sĩ chưa biết Phật Pháp nhiều, không học chữ Pali, không biết giáo lý nhiều, nhưng mà hễ bước vào chùa là phải nghe chữ "Pama`do" rồi, pama`do là dễ dui, hễ là Phật tử trừ những vị đến chùa hai ba tuần lễ thi` chúng tôi không biết chứ Phật tử đi chùa một hai tháng dứt khoát là có nghe chữ này, chữ pama`a do, chữ dễ dui, thi` "Pama`do rakkhato malam" giống như người luyện thuộc nhiều thần chú, nhưng không có sự tụng đọc thường xuyên thi` bùa phép đó không có linh, mi`nh có nhà cao cửa rộng mà làm biếng không có dọn dẹp thi` cái nhà mi`nh ngó nó cũng bề bộn, bê bối ngó cũng không được, mi`nh có một nhan sắc ngoại hi`nh trời cho nhưng nếu mi`nh lười biếng, mi`nh bê bối, mi`nh không có dụng công ra sức dòm ngó điểm tô cho nét đẹp, tự nhiên sắc đẹp trời cho kia cũng vất đi

 

Chữ rakkhato ở đây có nghĩa là tự phòng hộ hay là tu hành.  Chuyện tu hành của mi`nh dầu là tu về thân nghiệp, tu về khẩu nghiệp, về ý nghiệp, mà bất cứ một công phu tu học nào nó cũng có sự dễ dui là cấu uế.  Chính sự dễ dui này làm cho sự phòng hộ của mi`nh có vấn đề, người ta nói chiếm thành thấy vậy mà dễ, giữ thành rất khó, thí dụ bây giờ xuất gia, cạo đầu đắp y, mi`nh khen nó thiêng liêng, nhưng thật ra không khó khăn bằng chuyện giữ thành, chiếm thành tức là mi`nh chiếm một nơi nào đó, ở đây là nói về đời sống tinh thần nghĩa là mi`nh muốn có nơi nào đó để xuất gia tức là chiếm thành.

 

Nhưng mà giữ thành, muốn duy trì, muốn kéo dài đời sống tu học thi` chuyện này rất khó khăn bởi vi` sao?, vi` trong suốt thời gian tu hành của mi`nh gặp rất nhiều cái trở ngại. Chúng tôi nhớ có một người tu sĩ hỏi Ngài Xá Lợi Phất là trong Phật Pháp cái gi` khó nhất, Ngài Xá Lợi Phất nói có ba cái khó, khó thứ nhất là xuất gia, cái khó thứ hai là xuất gia rồi tiếp tục hoan hỷ trong Phật Pháp, cái thứ ba chính là sự thực hành chánh pháp đó là ba cái khó.  Các vị đó phải đối phó với những nghiệt ngã đắng cay với cuộc đời, mà mi`nh vượt qua được cũng là một cái cực, đối với những ngọt ngào, đối với nghiệt ngã đắng cay mà mi`nh vượt qua được đó cũng là cái công phu, đối với sự tẻ nhạt của đời sống. Nhiều khi mi`nh không khéo thi` đối với mi`nh cũng là một cái trở ngại rất lớn, trong bất cứ hoàn cảnh nào dù ngọt hay đắng hay lạt đều là cơ hội cho mi`nh dễ dui hết phải nói như vậy.

 

Sự dễ dui của mi`nh là sự buông trôi thả nổi, luôn luôn nó có cơ hội, nó ri`nh rập, nó ngọt ngào quá, được danh được lợi nhiều quá thi` lúc đó sự dễ dui cũng có chỗ để nó chui vào, khi nào mi`nh bị cuộc đời vùi dập, thử thách làm cho mi`nh dở sống, sở chết thi` lúc đó cũng là cơ hội rất tốt để cho mi`nh dễ dui. Rồi những lúc không có chuyện gi` để lo buồn, không có chuyện gi` để mi`nh hứng thú với đời sống, mi`nh cứ ra vào không biết làm gi`, buồn tay buồn chân, uể oải, nó lừ đừ, nó dã dượi thi` lúc đó cũng là một giai đoạn để cho sự dễ dui của mi`nh có chỗ chen vào.

 

Dễ dui đây là sự thờ ơ, nói một cách nôm na là sự thờ ơ, thờ ơ tức là thấy không có gi` quan trọng , các vị cũng biết rằng tai nạn xe cộ ở Mỹ, một trong những chỗ mà người ta nói thường xuyên xảy ra tai nạn xe cộ nhất, chính là gần nhà của mi`nh, tại sao, vi` mi`nh ở trong nhà mi`nh đi ra ngoài đường để đi đổ xăng hay đi mướn phim, hay đi đến tiệm gần nhà để mua vài món đồ, vì nó gần nên không cột giây an toàn (seatbell), bởi con đường gần quá đi ra đi vào 10 năm hay hơn, đi riết rồi nó  chai đi, mất hết cảm giác cảnh giới, và khi không có cảm giác cảnh giới chính là một tên gọi khác của chữ dễ dui ( pama`do) đó là nghĩa thế gian, co`n trong nhà Phật thi` tiếng pama`do nghĩa rộng hơn nữa tức là sáu căn của mình bỏ ngỏ, thi` coi như công phu phòng hộ tam nghiệp bắt đầu có vấn đề, mi`nh không có tu mà lâu lâu mi`nh đi chùa thọ bát quan, lâu lâu đi chùa cúng Phật, lâu lâu mi`nh gặp mấy Thầy, mi`nh thấy mi`nh tu dữ dằn lắm rồi, nhưng nếu mi`nh thấy thật sự sanh tử là chuyện lớn, mi`nh thấy thật sự chuyện tu hành là cần thiết, thật sự mi`nh thấy tội khổ là phiền não qua sáu căn, nó là một vấn đề cần phải giải quyết, khi mi`nh có được tâm niệm như vậy rồi, và mi`nh dành thời giờ mi`nh ngó vào nội tâm của mi`nh, thi` mi`nh thấy ra rằng tiềm năng dễ dui, tiềm năng thờ ơ, tiềm năng lơ đễnh nó mạnh lắm.

 

Có một câu chúng tôi nói đi nói lại nhiều lần lắm, và chúng tôi rất tâm đắt,đó là câu của Nho Giáo " Tùng thiện như đăng, tùng ác như băng " cái làm thiện tu pháp lành nó khó lắm, nó giống nhau thôi, nhưng mà do tập khí nhiều của mi`nh, mi`nh trốn khổ ti`m vui đó là một thói quen thứ nhất, thứ hai nữa là mi`nh quen mi`nh thích cái gi` nó dễ, rề rà với bạn xấu mình chơi và cứ chơi với bạn xấu nhiều đời thi` thói quen làm ác nó cũng dễ, điều đó có nghĩa rằng thói quen làm thiện nó khó, mình có thói quen bủn xỉn thi` là sao mi`nh bố thí được, mi`nh có thói trác tán bê tha thi` làm sao mi`nh có sự trong trắng tu thân cho được, mi`nh có thói quen nói dối thi` làm sao mình chân thành được, mi`nh có thói quen phung phí thi` làm sao mình có thói quen giản dị được, nói chung hễ mi`nh có thói quen xấu thi` hiểu ngầm là mi`nh đã đánh mất thói quen tốt.

 

Như vậy Đức Phật Ngài dạy sự dễ dui chính là cấu uế, là vi` lúc nào trong người mi`nh tiềm năng bất thiện cũng đầy ắp, chẳng qua tự mi`nh vô minh quá nên không thấy, mi`nh ngã mạn mi`nh nghĩ là mi`nh có học, mi`nh nghĩ là mi`nh có nghiên cứu Phật Pháp là mi`nh có tu rồi. Rồi mi`nh nghĩ rằng nếu mình đốt nhà, giết người, lừa gạt thiên hạ, gạt đời gạt đạo, làm cho người ta đổ máu, đổ nước mắt cái đó mới tội lỗi chứ mi`nh buổi sáng đi làm, rồi của cải của chồng của vợ của cha mẹ, mi`nh cũng là Phật tử, cũng nghe Phật Pháp ngoài ra thi` không có tội lỗi.

 

Sự thật chúng ta cũng biết bên Phật Giáo Bắc Tông họ cũng chia ra năm thừa: Thiên thừa, Nhân thừa, Phật thừa, Bồ Tát thừa , chúng ta thấy kiểu tu đó không có là gi` đâu, miễn có tu là quí rồi, nhưng mà cách đó là cách lẩn quẩn trong vòng sanh tử thôi, tức là tu mà còn ham vui, phải nói như vậy, mà chính ham vui đó có thể trong đây có vị không đồng ý với chúng tôi trong khi diễn dịch vấn đề, đôi khi chúng tôi cũng muốn dùng những chữ như vậy, chữ ham vui cũng có thể dịch là   bamato, chữ bamato có thể dịch nôm na là ham vui, tại sao tôi dễ dui, tại vi` tôi ham vui, mìi`h nghĩ rằng nó không cần thiết, nó không sao hết.

 

Nhưng trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng "nước kia từng giọt chảy hờ , từng kia tràn chảy đâu ngờ hôm nay", cái gi` nó cũng từng giọt thôi.  Bà con mà đi vào mấy hang động thạch nhủ ở Quảng Bình, thấy những thạch nhũ trên trần thòng xuống, nhiều cái nó nặng hàng tấn, nhưng quí vị chắc chắn phải biết một chuyện về quá tri`nh thành của thạch nhũ đó phải trải qua thời gian rất lâu, và quí vị biết không có ai đắp tô, hoặc xây, hoặc trét những thạch nhũ đó đâu, thạch nhũ đó hi`nh thành, những giọt nước đó từ trên trần nhỏ xuống và trong những giọt nước đó rất là nhỏ, rất là ít chất vôi mà nó nhỏ giọt vậy và nó đọng lại một chút chất vôi nhiều ngàn năm, nhiều triệu năm cho ra những thạch nhũ nặng hàng tấn, mi`nh sợ lắm trong thiên nhiên có những công trình vĩ đại như vậy.

 

 Nhưng nếu chúng ta nghĩ đến một chuyện, chúng ta sẽ phát rùng mi`nh và cứ nghĩ tại đó nó được chất góp và tích lũy từ một quá tri`nh huân tập rất lâu đời, thi` phải nói rằng một nhân cách vĩ đại như Đức Phật, hay phàm tâm khổng lồ như chúng ta hoàn toàn trải qua một giai đoạn tích góp nhiều đời , nhân cách vĩ đại như Đức Phật gọi là vô lượng giới học , vô lượng định học, vô lượng tuệ học, vô lượng giải thoá.  Trong khi mi`nh thi` vô lượng tham, vô lượng sân, vô lượng bất thiện ác, vô lượng bất thiện tam nghiệp, vô lượng bất thiện khẩu nghiệp, vô lượng bất thiện y' nghiệp, tại sao mình có được vô lượng đó?.  Đức Phật cũng có cái biết vô lượng, còn mi`nh có cái dốt vô lượng, thi` cả cái vô lượng của ngài và cái vô lượng của mi`nh hoàn toàn có được nhờ vào huân tập, tích lũy mà ở đâu nó có cái đó.

 

Nếu quí vị coi trong Tăng Chi Tương Ưng, Đức Phật có nhiều bài kinh Ngài nhắc đi nhắc lại : Này các tỳ kheo, trong trí nhớ của ta kể từ 91 đại kiếp trở lại đây ta không thế này, thế này. 

 

Ở một đoạn kinh khác : Này các Tỳ kheo ta nhớ trong 91 đại kiếp trở lại đây ta không thế này, thế này.

 

Tức là Ngài đã nuôi đại nguyện Bồ Tát trở thành một Đức Phật từ rất lâu rồi, con số chính thức là 4 A Tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp, còn số kể thêm là 2 A Tăng kỳ 100 ngàn đại kiếp.  Một A Tăng kỳ lâu lắm, Ngài tu lâu lắm,kiếp đây là kiếp trái đất, chứ không phải là kiếp sống, một kiếp của trái đất là 20 A Tăng kỳ như vậy rồi cộng với số lẻ là một trăm ngàn đại kiếp nữa.  Nhưng mà trước khi công viên hỏa mãn, trước khi công Đức của Ngài được thành tựu một cách rốt ráo vào kiếp cuối cùng, trước cái thân của Ngài Sĩ Đạt Đa, trước đó 21 đại kiếp là Ngài đã bắt đầu thông thái phi phàm của một Đức Phật tương lai, có nhiều tội lỗi về thân về khẩu về y' Ngài không còn nữa, bắt đầu không còn nữa, giảm từ từ cũng giống như đi xe đò, trước hết mi`nh ra đường lộ đứng đón xe rồi chân mi`nh dính si`nh, và nếu mi`nh lên xe đi một đoạn đường dài, dọc đường si`nh nó dính trong chân của mi`nh nó khô từ từ, cuối cùng nó rớt hồi nào mà mi`nh không hay.

 

Thi` đối với vị Bồ Tát nuôi đại nguyện Chánh Đẳng, Chánh Giác cũng vậy, sở dĩ Chư Phật không còn cái tiền khiên tật là tại sao? vi` thời gian các Ngài tu lâu quá, tức là thiện pháp nó càng phát triển, tu tập hết đời này qua đời khác lâu đến mức mà thiện pháp càng lúc càng tăng, ác pháp càng ngày càng giảm, cho nên những ác nghiệp nó đã rơi rớt giống như Ngài đã lên chiếc xe Ngài ngồi, những miếng si`nh mà Ngài đã đạp trước đó nó khô, nó từ từ rớt, cuối cùng Ngài chỉ còn dính một hai miếng si`nh, mà si`nh khô trên chân Ngài, Ngài chỉ lấy tay Ngài búng, Ngài phủi nhẹ là nó rớt rồi, còn mi`nh ít ra mi`nh không tu được như Ngài, mi`nh cũng gặp cảnh già đau chết, bởi vi` bây giờ mi`nh còn đang đứng dưới ruộng, miếng si`nh dưới chân mi`nh, chẳng những miếng cũ chưa chịu khô là miếng ước nó đã đắp dầy lên rồi, đã tô lên rồi. chúng tôi định nghĩa chữ pama`do như vậy.

 

Sự lơ đễnh của mi`nh nhiều đời nhiều kiếp, và nhiều khi mi`nh có nhiều cơ hội để lơ đễnh lắm, mi`nh nghĩ mi`nh là một vị tu sĩ thi` có quyền lơ đễnh, nghĩ mi`nh là một vị Pháp Sư cho nên mi`nh có quyền lơ đễnh, mi`nh nghĩ mi`nh là một thiền sư, mi`nh nghĩ mi`nh là một vị luận sư, mi`nh nghĩ mi`nh là một cư sĩ lâu năm, mi`nh nghĩ mi`nh là người có nhiều đóng góp cho Phật Pháp, mi`nh nghĩ mi`nh là người có nhiều tiếng tăm, Phật tử ai cũng biết mi`nh là đại thí chủ v.v... Hễ mi`nh có càng nhiều thi` mi`nh càng có nhiều cơ hội dễ dui.  Phải nói rằng Phật Pháp của Đức Thế Tôn rất là lạ, mi`nh tu càng nhiều, mi`nh học càng nhiều thi` mi`nh ca`ng thấy mi`nh đơn giản, co`n mi`nh càng học, mi`nh càng tu mà mi`nh càng thấy mi`nh hay, mi`nh càng giỏi, mi`nh càng ngon lành, mi`nh càng học mi`nh càng trí huệ, mi`nh càng có niềm tự hào tự mãn thi` không được.  Co`n càng tu càng có niềm tự tin thi` được, bởi vi` Đức Phật Ngài nói ngày nào mi`nh co`n thấy được, thấy ra trong đó cái tự hào tự mãn thi` mi`nh rất dễ dui.

 

Cái điểm này cũng giống như bài kệ hôm qua, bài kệ nói là : "sét sanh ra từ sắt", như vậy mi`nh nói rằng bất cứ trường hợp tu hành nào, chúng ta cũng luôn luôn có những trở ngại đi kế bên mà mi`nh không biết. Bất cứ một người xuất gia hay mi`nh có là một người cư sĩ, mi`nh có là người đang tu về huệ hay đang tu về phúc, thi` bất cứ hoàn cảnh nào, hễ mi`nh co`n phàm nhân thi` mi`nh có nhiều cơ hội để mi`nh dễ dui.  Đối với người luyện bùa phép thần chú mà không thường xuyên tụng đọc, thi` thần chú đó không linh. Đối với người là gia chủ một ngôi nhà, dù lớn, dù nhỏ, dù sang, dù đẹp, dù xấu, mà lười biếng, không thường xuyên chăm sóc dọn dẹp thi` ngôi nhà cũng trở nên bê bối, bừa bãi.  Đối với người nam hay là người nữ, muốn có nhan sắc mà lại lười biếng không có tắm gội, không có trang sức, thi` nhan sắc đó coi như không co`n hấp dẫn nữa.  Đối với người tu hành chữ rakkato có nghĩa là phòng hộ về tam nghiệp thi` đối với người mà xuất gia cư sĩ chữ pama`do là không có sự tinh cần, là dễ dui, là không có sự nỗ lực là buông trôi thả nổi. 

 

Chúng tôi có câu chuyện mà chúng tôi đã kể nhiều lần rồi, hôm nay chúng tôi chỉ kể sơ: các vị co`n nhớ là có cô đó chồng chết ngoài biên ải, cô buồn quá, cô đi ti`m xác chồng, cô ti`m được rồi, cô gói một đống xương tàn vô trong bị, rồi cô lang thang trên đường về quê cũ, ngày đi đêm nghỉ, và đi đến đâu thi` vàng hương đem bày ra đất cúng tế và khóc than với chồng, nói chung là suốt hành tri`nh bao nhiêu trở ngại, bao nhiêu thử thách cô đều vượt qua hết, có thể nói là thân gái dậm trường gánh gói xương chồng hết đoạn đường này qua đọan đường khác, băng rừng lội suối, có nhiều người thấy cô có nhan sắc họ buông lời ong bướm, nhưng cô làm lơ, trên tay cầm nắm xương chồng.

 

Có lần cô đi ngang bờ suối, đang lội qua suối thi` cô thấy có đóa hoa rừng đẹp quá, lạ và dễ thương, cô nghĩ là ngắt nó cầm trên tay cũng vui, là phụ nữ thấy hoa đẹp thi` cũng thích, mà không ai tặng mi`nh thi` mi`nh tự tặng mi`nh, cô mới chồm chồm lên cô lấy, trong khi suốt dọc đường như vậy bao nhiêu trở ngại, bao nhiêu cám dỗ, đối với cô không nghĩa ly' gi` hết, nhưng nhiều khi cô thấy hoa rừng không đáng gi`, co`n những lời ong bướm của người ta thi` mi`nh thấy cảnh giác, co`n hoa rừng thi` không đáng gi`, thế là cô cứ nhón người, nhón người với tay để hái hoa, cuối cùng cô đạp trúng tảng đá trơn té xuống giòng suối, và bị nước cuốn trôi và vi` bản năng sinh tồn tự nhiên thôi, cô phải liệng túi xương cốt của chồng, để lội vào bờ, và khi lội vào bờ cô mới nhớ ra một chuyện, đó là bao nhiêu thử thách trên đường, nhưng nó không có đủ để cho mi`nh buông rơi nắm xương chồng, vào giờ cuối chỉ có cái hoa đó thôi mà làm cho mi`nh đánh mất toàn bộ công tri`nh bấy lâu nay mi`nh la`m.

 

Thi` vấn đề ở đây cũng vậy, đời tu khi mi`nh có những trở ngại hay những cám dỗ to tát nghiêm trọng, thật sự nhiều khi mi`nh nhờ thấy nó là nghiêm trọng mi`nh có cảnh giác, nhưng mà có nhiều lúc mi`nh gọi là ma chưởng của phiền não nó tinh vi lắm, người ta nói Phật nào ma nấy, hễ mi`nh tu si`u si`u ển ển gọi là ầu ơ ví dầu thi` trở ngại cám dỗ hi`nh thức nó thô thiển, còn nếu mi`nh khá khá một chút thi` phiền não, cám dỗ nó cũng đến theo hi`nh thức tương ứng với mi`nh.  Thí dụ trong kinh nói khi xưa các vị thánh Tăng vô rừng tu trong thời Đức Phật, có nhiều cô tiên nữ xuống phá, và tại sao vào thời đó tiên nữ phá, co`n bây giờ không có tiên nữ xuống phá, là bởi vi` tu như các Ngài nhân loại người phàm mắt thịt thi` họ không co`n hi vọng rồi, co`n Chư Thiên thấy vậy một phần họ hoan hỷ, một phần họ tò mò.

 

Ở trên đời có tâm ly' kỳ là mi`nh thấy cái gi` khó chinh phục thi` mi`nh bị cuốn hút, bị hấp dẫn, phá thi` phải phá mấy ông như vậy mới đã, co`n cỡ như mi`nh bây giờ đâu cần tiên, vi` họ không có thi` giờ phá mi`nh, cỡ mi`nh bây giờ chút ít tiền, chút ít ti`nh cảm khác phái là xong rồi, thí dụ như vậy, cho nên là Phật nào ma nấy, khổ một chỗ là trong phàm tâm của mi`nh thi` Phật cao nhất sít, mà ma cao nhất trượng, nghĩa là trong phàm tâm của người không tu thôi, bóng dáng của Đức Phật mờ lắm, mà bóng dáng của ma thi` nó sừng sửng ở trong lo`ng của mi`nh, nhiều khi mi`nh sống trong ảo giác mi`nh không thấy, mi`nh cứ tưởng mi`nh tu vậy là mi`nh ngon lành rồi, thi` chính cái tưởng đó là ma, đó là sự dễ dui.

 

Chúng tôi xin tạm ngưng buổi giảng ở tại đây, trước khi dứt lời xin thành tâm hồi hướng công đức pháp thí này đến tất cả Chư Đại Đức Tăng, đến các Phật tử trong room, đến tất cả chúng sinh trong ba giới bốn loài ngũ thú lục đạo luôn luôn được vạn sự các tường và sở cầu như nguyện. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh biên soạn

   Trở Lại Trang Kệ Ngôn Kinh Pháp Cú

Trở Lại Trang Pháp Đàm