HÂN HOAN ÐÓN CHÀO
Câu Kệ Ngôn 222 - Kinh Pháp Cú, ngày 3 tháng 10, 2003
Kệ
ngôn 222 kinh Pháp Cú - Phẩm Phẫn Nộ - Nén
Được Cơn Giận
Như thắng xe đang lăn
Ai dằn cơn thịnh nộ
Ta gọi người cầm cương
Kẻ khác chỉ phụ
hờ
TT Bửu Chánh giảng :
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch
Chư Tôn Đức, kính thưa quí Phật tử, chúng tôi
xin bắt đầu buổi giảng hôm nay, như trên quí
vị đã thấy tựa đề của bài học
ngày hôm nay là "Nén Được Cơn Giận" tức
là kiểm sóat được cơn giận, trong bản tiếng
Anh như quí vị đã thấy "check" tức là kiểm
soát được cơn giận, và cái cơn giận này
nó đang hiện diện mà chúng ta kiểm soát được,
sự phát sanh đang có mặt và chúng ta kiểm soát
được cơn giận đó, cái tâm sân.
Duyên sự như quí vị
đã nghe người điều hợp trình bày là liên quan
tới cái vị thọ thần do một nhà Sư đốn
cây, cho nên vị Tỳ kheo nọ vô tình làm tổn hại
đến nơi ở của vị thọ thần, vị
này muốn giết Thầy Tỳ kheo nhưng kịp suy nghĩ
kềm chế được cơn giận. Câu chuyện này
được bạch lại Đức Phật và Đức
Phật tán dương vị thần và đọc cái bài kệ
này.
Câu kinh Pháp Cú này
dạy chúng ta chế ngự tâm sân, hãy chế ngự tâm
sân, ai chận được cơn giận, kẻ khác cầm
cương hờ.
Người nào mà chận được cơn phẫn
nộ đang phát sanh như đương hãm một chiếc
xe đang ngon trớn, trong câu kinh này Đức Phật
đã dùng hình tượng là một chiếc xe đang ngon
trớn, đang chạy tuột dốc và cái người
nào mà điều khiển được chiếc xe
đang chạy tuột dốc như vậy, đang chạy
ngon trớn như vậy, người đó mới thật
sự là người đánh xe, và người nào không kiểm
soát được chiếc đang chạy ngon trớn thì
người đó Đức Phật dùng hình ảnh chỉ
là người cầm
cương mà thôi.
Ở đây chúng ta lưu ý là
cái sân hận mà nó đang phát sanh, đang có, đang hiện
diện và người tu tập của chúng ta chế ngự
được cái tâm sân đang phát sanh, kềm chế
được tâm sân đang phát sanh, người này Đức
Phật khen ngợi và Ngài dùng cái hình ảnh như quí vị
thấy là một chiếc xe đang xuống dốc và
người kềm chế được chiếc xe
đó, điều khiển được chiếc xe
đó mới thật sự là người đánh xe, còn
người khác chỉ là người cầm cương
mà thôi.
Hình ảnh này cho chúng ta một
điều như sau, là cái người trực tiếp
điều khiển chiếc xe đang tuột dốc,
đang chạy ngon trớn, tức là cái người
đang trực tiếp điều khiển chiếc xe và chiếc
xe ở đây theo chúng tôi hiểu thì giống như là cái
cơn sân hận, chiếc xe đang tuột dốc giống
như là cơn sân hận đang phát sanh. và cái người
điều khiển chiếc xe tức là vị hành giả,
vị thiền sinh, vị Phật tử điều khiển
chiếc xe đó, tức là điều khiển tâm sân
đó, kềm chế tâm sân đó, chế ngự tâm sân
đó không cho nó tuột dốc nữa, tức là không cho nó
phát sanh theo ý của nó.
Như vậy chúng ta thấy một
người mà phát khởi tâm sân, và người đó phải
làm sao để mà kềm chế tâm sân, để chế
ngự tâm sân và tâm sân đó người hành giả, người
Phật tử phải trực tiếp làm việc với
tâm sân cũng giống như người tài xế phải
trực tiếp điều khiển chiếc xe đang chạy
ngon trớn. Tôi nhấn mạnh điều này để
chúng ta biết rõ cái cách để mà chúng ta chế ngự
tâm sân hay là kềm hãm tâm sân hay là kiểm soát tâm sân, một
người mà không lão luyện, một người tài xế
mà không lão luyện, không thuần thục không lành nghề
thì không thể nào mà điều khiển một chiếc xe
một cách an ổn được.
Cũng vậy một người
tu tập nếu không thuần thục trong pháp hành, không thuần
thục ở trong pháp môn tu tập thì cũng không thể chế
ngự tâm sân đang phát sanh. Tại sao tâm sân pháp sanh, vì lý do gì có tâm
sân thưa quí vị, tại sao tâm sân mình phát sanh, tại vì
có cảnh bên ngoài nó không vừa lòng chúng ta thì chúng ta sân.
Chúng ta thấy, chúng ta nghe, chúng ta ngửi, chúng ta nếm,
chúng ta đụng, chúng ta suy nghĩ . Và những điều chúng ta thấy,
nghe, ngửi, nếm đụng, suy nghĩ không vừa ý
chúng ta không vừa lòng chúng ta thì chúng ta sân, như vậy tâm
sân chúng ta nổi lên vì chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm,
đụng, suy nghĩ nếu những cái đó không vừa
ý chúng ta, không vừa lòng chúng ta thì chúng ta khởi lên cái sân hận.
Cái gì mắt thấy là cảnh
sắc, tai nghe là cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh
xúc và cảnh pháp, tức là những cảnh này nó không vừa
ý chúng ta, không vừa lòng chúng ta thì chúng ta khởi lên cái sân hận
và làm cách nào chúng ta khởi lên cái tâm sân này. Theo vi diệu pháp dạy rất
rõ là khi cảnh đến thì tâm nó khởi lên, và cảnh sắc
đẹp tiếng hay vị ngon xúc lạc đến thì
tâm tham khởi lên, mà nếu cảnh sắc thanh
hương vị xúc pháp mà nó không vừa ý vừa lòng tâm
sân nó khởi lên. Trước
đó theo cái tiếng trình sanh diệt của tâm thì khi tâm khởi lên,
và dễ thấy nhất là khi nhãn thức thấy thì tâm phát
sanh, nhãn là con mắt thức là cái biết , nhãn thức gọi
là cái biết của con mắt. Có con mắt, có cảnh sắc,
cảnh sắc tiếp xúc với con mắt cho nên cảnh
sắc phát sanh, rồi sau nhãn thức phát sanh thì những loại
tâm khác phát sanh, tiếp thâu, tâm phân đoán v.v..
tâm khán, tâm ngũ môn rồi tâm thức, rồi
tâm phân đóan rồi sau đó mới có tâm sân, nhưng mà nó
sanh rất nhanh.
Mình nói kể chi tiết là từng
tâm từng tâm như vậy, nhưng mà khi sanh lên thì rất
là nhanh, tâm sân khởi lên rất nhanh, các loại tâm khác cũng
khởi lên rất nhanh và cũng diệt rất nhanh, sanh rồi
diệt, sanh rồi diệt.
Khi mình thấy cảnh sắc không vừa ý mình hoặc
mình nghe âm thanh không vừa ý mình thì sân hận nó khởi lên,
chẳng hạn nghe người ta chửi, người ta
mắng, ngừơi ta nói xấu mình, khi nghe vậy mình
không kềm chế được tâm sân nó khởi lên, mà
trước tâm sân là tâm nhĩ thức tức là cái biết
của tâm , rồi sau đó thì tâm sân khởi
lên .
Như vậy thưa qúi vị
tâm sân khởi lên vì có cái cảnh không vừa lòng, lên tâm sân
khởi lên, bây giờ làm sao để mà chúng ta có thể diệt
trừ cái tâm sân này, như quí vị thấy vị Thần
này nổi giận muốn giết Thầy Tỳ kheo
nhưng kịp nghĩ suy thì kềm chế được
tâm sân hận đang phát sanh, như vậy tâm sân nó đã có
mặt, đã xuất hiện nên rồi đã phát sanh lên rồi
cho nên trong cái bản kinh Pali có đề cập đến
cái sân hận mà nó đã phát sanh, nó đang phát sanh, đang có
mặt, đang hiện diện.
Và trong cái câu này ai mà chế ngự
tâm đang phát sanh, tức là ai kiểm soát được
tâm đang phát sanh, như vậy chữ ai này là ám chỉ
ai, who trong bản dịch tiếng
Anh như vậy ai này là ai dùng cái chánh niệm để mà
biết cái tâm sân mình đang phát sanh, để mà kiểm
soát tâm sân mình đang phát sanh, chữ who này phải
được thay thế vào bằng chánh niệm, chánh niệm
để mà biết cái tâm sân đang phát sanh, và khi mình khởi
lên tâm sân, mình biết mình có tâm sân thì lúc đó tâm sân nó diệt
đi, nó mất đi, và dùng trí tuệ để biết rằng
nếu như mình khởi lên tâm sân như vậy thì mình sẽ
tạo nên cái nghiệp bất thiện.
Vị Thần này đã nổi
giận muốn giết Thầy Tỳ kheo, nên kịp nghĩ
suy là dùng trí tuệ để suy nghĩ nếu giết vị
Tỳ kheo này thì sẽ mang nghiệp nặng và do đó kềm
chế được tâm sân đang phát sanh như trong câu
chuyện đã nói, như vậy chúng ta dùng chánh niệm
để mà chú ý tâm sân để mà biết rõ về tâm sân,
lúc bấy giờ chúng ta không nhìn cảnh sắc cảnh
thinh cảnh khí cảnh vị cảnh xúc cảnh pháp nữa
mà chúng ta nhìn cái tâm của mình cho nên mình có cái gọi là niệm
tâm, niệm tâm tức là nhìn cái tâm của mình, biết cái
tâm của mình, theo dõi cái tâm của mình. Biết rõ cái tâm của mình
đang phát sanh, và tâm sân như trong bài kinh Tứ Niệm Xứ , Đức Phật Ngài có dạy là
khi vị ấy có tâm tham khởi lên vị ấy biết
rõ, khi tâm không tham khởi lên vị ấy biết rõ, khi có
tâm sân khởi lên vị ấy biết rõ, khi tâm không sân khởi
lên vị ấy biết rõ, khi tâm si khởi lên vị ấy
biết rõ tâm không si khởi lên vị ấy biết rõ. Như vậy muốn biết tâm
sân, muốn kềm chế tâm sân, muốn diệt trừ
tâm sân thì phải biết đây là tâm sân .
Ai chế ngự được
tâm sân đang phát sanh, tức là tâm sân đã có bây giờ
chúng ta làm sao để chế ngự nó để mà làm cho nó mất
đi, làm nó biến mất đi thì làm sao?, con đường
duy nhất đó là chánh niệm, mà chánh niệm trên cái tâm
sân đó, chánh niệm trên tâm sân đó thì tâm sân sẽ mất
đi. Như là trong bài kinh Tứ
Niệm Xứ Đức Phật Ngài đã dạy rằng
đưa đến thanh tịnh chúng sanh, vượt khỏi
sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh
trí, chứng ngộ Niết Bàn.
Đây là con đường duy nhất để diệt
trừ tâm tham, diệt trừ tâm sân, diệt trừ tâm si,
và cái phương pháp để diệt trừ như chúng
tôi đã trình bày là khi mà tâm sân nổi lên, tại sao có tâm sân
nổi lên, tại vì có cảnh không vừa lòng vừa ý cho
nên có tâm sân, và khi tâm sân khởi lên chúng ta muốn diệt nó
chúng ta phải biết nó đây là tâm sân, biết rõ đây
là tâm sân, thì lúc bấy giờ cái gì biết tâm sân, chánh niệm
biết tâm sân, chánh niệm thay thế tâm sân, khi biết
đây là tâm sân thì tâm sân sẽ mất đi, dùng chánh niệm
để biết tâm sân thì chánh niệm sẽ thay thế
tâm sân.
Còn nếu chúng ta không dùng chánh
niệm đó thì muôn đời không diệt được
tâm sân, chúng ta càng nhìn cái người gây cho mình phiền não
thì tâm chúng ta càng phiền não, chúng ta nhìn tâm sân của mình thì
chúng ta hết sân hận hết phiền não . Thưa quí vị nếu một
người gây cho mình phiền não, Ngài thiền Sư Ajahn
Chaa dạy như sau nếu như có người gây cho mình
phiền não, đừng nhìn cái người gây cho mình phiền
naõ mà hãy nhìn cái tâm phiền não của mình. Trong cuộc sống đầy
nhiêu khê, đầy khổ đau và phiền toát, rất nhiều
người và rất nhiều chuyện, rất nhiều
việc mang đến cho chúng ta rất nhiều phiền
não, mà nếu chúng ta càng nhìn người đó chúng ta càng phiền
não, còn nếu chúng ta nhìn tâm phiền não mình thì phiền não mất,
đó là phương pháp để mà chúng ta diệt
được tâm sân, Ngài Thiền Sư Ajahn Chaa đã dạy
như vậy.
Nếu có người gây cho
mình phiền não, đừng nhìn cái người gây cho mình
phiền não đó nữa mà hãy nhìn cái tâm phiền não của
mình, nếu có ai làm cho mình sân si, thì đừng nhìn cái
người làm cho mình sân si, mà hãy nhìn tâm sân si của mình. Nhìn cái tâm sân si của mình thì mình hết
sân si, nhìn cái người làm cho mình sân si thì mình càng sân si
hơn nữa, thí dụ như trong nhà của mình có nhiều
khi chồng gây cho mình phiền não, vợ gây cho mình phiền
naõ, con gây cho mình phiền naõ, những người chung quanh
gây cho mình phiền não, bạn bè gây cho mình phiền não, mình
càng nhìn họ thì mình càng phiền não,
Nhưng mà mình chỉ cần
nhìn cái tâm của mình thì phiền não nó mất, và lúc đó một
điều kỳ diệu phát sanh và thay vì chúng ta có tâm phiền
não đối với người gây cho mình phiền não mà
lúc đó chúng ta lại có tâm thương xót tâm từ bi, tâm
hỷ xả, tâm chánh niệm, tâm trí tuệ đối với
người gây cho mình phiền não, vì chánh niệm không thể
đi một mình, chánh niệm đi chung với các thiện
pháp khác, chánh niệm đi chung với tín tàm quí vô tham vô sân
hành xả tịnh thân tịnh tâm nhu tâm nhu thân nhất tâm nhất
thân thường tâm thường thân tín tâm tín thân chánh ngữ
chánh mạng bi trí tuệ. Nói một cách tổng quát,
nhưng mà khi chia chẻ ra thì nó có nhũng cái biệt lệ,
có cái này có cái kia, nhưng một cách tổng
quát thì chánh niệm xuất hiện thì pháp khác cũng xuất
hiện.
Với một người
gây cho mình phiền não gây cho mình sân si mà bây giờ mình lại
thương họ được, tại sao mình
thương họ nỗi, phải dùng phương pháp duy
nhất là chánh niệm , mà chánh niệm tâm sân của mình, một
người gây cho mình sân hận, mình hãy nhìn cái tâm sân hận
của mình, mình biết rõ tâm sân thì lúc bấy giờ chánh niệm
xuất hiện thì một loạt những thiện pháp xuất
hiện trong đó có tâm từ tức là vô sân nó xuất hiện,
tự nhiên cái người mình đang phiền não mình
đang oan trái mà bây giờ mình lại thương họ
được vì lý do mình có chánh niệm. Đây là một pháp
môn tu tập nếu mà mình ứng dụng được
thì sẽ mang lại nhiều cái lợi lạc to lớn.
Thưa quí vị, trong một
câu kinh, trong một lời dạy của Đức Phật,
điều thứ nhất là mình hiểu lời dạy
đó tùy theo khả năng của mình,
tùy theo cái trình độ tùy theo cái phước báu của
mình nữa. Nếu mình đi
tái sanh bằng tâm mà không có trí tuệ bẩm sinh thì cũng
khó hiểu được giáo pháp thậm thâm vi diệu, mà
nếu mình đi tái sanh bằng tâm có trí tuệ bẩm sanh
tức là trong sát na tái sanh của mình nó có trí tuệ, và trí
tuệ này đứng vai trò là tâm quả, trí tuệ trong tâm
quả thì khi sanh ra chúng ta hiểu nghe học giáo pháp một
cách rất thuần thục một cách dễ dàng. Như vậy điều
thứ nhất là trí tuệ được phát sanh để
chúng ta hiểu được chánh pháp để chúng ta suy
ngẫm thì chúng ta hiểu được chánh pháp, chúng ta nhờ
có trí tuệ. Đó là điều thứ nhất, trong kinh Đức
Phật dạy chúng ta đọc chúng ta nghe và chúng ta hiểu
lời dạy đó, đó là điều thứ nhất.
Điều thứ hai làm thế
nào để ứng dụng lời dạy đó ở
trong cuộc sống hàng ngày chúng ta, chẳng hạn chúng ta
nghe nói về sân hận, tâm tham tâm si v.v.... nhưng mà làm thế
nào để mà đừng cho tâm sân phát sanh lên nữa,
đừng cho tâm sân phát sanh, đừng cho tâm sân nó làm khổ
ta, đừng cho tâm sân nó tấn công chúng ta.
Tại sao gọi
Tam Tạng, Tam Tạng là ba cái kho tàng để chứa
đựng lời dạy của Đức Phật. Nhưng mà chữ Tam Tạng
đó được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là Pháp Học
và thứ hai là Pháp Hành, tức là trong những lời dạy
của Đức Phật thuộc về Tam Tạng thì có
hai nội dung chứa đựng trong đó, đó là Pháp Học
và Pháp Hành, mình nghe kinh Pháp Cú 222 này rồi mình thấy mình hiểu
biết thế nào là tâm sân, tâm sân là tâm bất bình khó chiụ
nóng nảy, tâm muốn hủy diệt đối tượng,
hủy diệt người khác, và tại sao tâm sân lại
pháp sanh, mình cũng hiểu rằng khi nào có cảnh sắc,
cảnh hương, cảnh vị, cảnh xúc cảnh pháp
không vừa lòng không vừa ý thì mình khởi lên sân hận,
chẳng hạn như mình nghe người ta mắng mình,
chê mình âm thanh đó không vừa ý chúng ta, chúng ta khởi lên
sân liền, nhiều khi mình thấy cảnh không vừa ý
chúng ta, chúng ta cũng sân hận, và chúng ta suy nghĩ về
cảnh pháp về một đối tượng nào đó
bất cứ một vấn đề nào đó mà mình suy
nghĩ sanh ra sân hận thì đó là cảnh nó làm cho mình sân hận,
và thưa quí vị mình biết sân hận phát sanh vì không vừa
lòng vừa ý như vậy cho nên tâm phát sanh, bây giờ làm
sao để mà mình có thể diệt được tâm sân
đây.
Chúng tôi xin tóm tắt lại
để kết thúc phần giảng này, đưa ra
phương pháp tu tập để hiến tặng quí vị
làm sao để mà mình không khởi tâm sân nữa, bây giờ
một người đến mắng xối xả vào
mình họ xuyên tạc mình, họ nói xấu mình họ nói nặng
nói nhẹ mình họ nói với tâm sân mình nghe, mình càng nhìn mặt
của họ thì mình càng sân hận, mình càng nghe âm thanh của
họ mình càng sân hận, bây giờ làm sao mà diệt tâm sân
đây, làm sao chế ngự được tâm sân đang
phát sanh của mình, thì trong phương pháp chánh niêm Đức
Phật dạy rằng hãy nhìn tâm sân của mình, đừng
nhìn người gây phiền não cho mình nữa, đừng
nhìn cái người gây cho mình sân si nữa mà hãy nhìn cái tâm sân
si của mình thì lúc bấy giờ sân si nó tự tiêu tan hết,
chẳng hạn như bây giờ mình lên paltalk mình giảng
và quí vị cũng lên paltalk để nghe pháp, rồi tự
nhiên có vài người họ chat lên màn hình những câu nói mà
nó làm cho mình khó chịu vì câu nói khiếm nhã, hoặc họ
giựt mic và nói những lời nói khiếm nhã v.v... thì lúc
bấy giờ tâm sân mình khởi lên, mình suy nghĩ chỗ
này là chỗ thuyết pháp, chỗ nghe pháp mà tại sao quậy
phá như vậy và tâm sân mình khởi lên, rồi càng nhìn
người đó mình càng sân nữa, mình càng đọc cái
câu mà họ chat lên màn hình mình càng sân nữa, rồi mình làm bộ
mình quay mặt đi mình nhìn chỗ khác nhưng mình còn sân.
Nhưng mình chỉ cần nhìn
cái tâm sân của mình thì lúc đó mình mới hết sân
được, khi mình nhìn tâm sân của mình thì mình hết
sân rồi, à mình nhìn một hai câu trên màn hình này mà mình lại
sân rồi, lúc đó mình nhìn tâm sân của mình, khi mình sân lên
là mình cũng biết là mình chưa phải là A-Na-Hàm rồi,
vì A-Na-Hàm là đã diệt được tâm sân mà mình cũng
chưa phải là Tu-Đà-Hàm, bởi vì Tu-Đà-Hàm sâm cũng
nhẹ nhàng rồi, cho lên nhìn lên màn hình để đọc
những câu chat mà nó mất lịch sự, làm sân si. Nhưng mà mình nhìn tâm
của mình, mình thấy mình thương cái người
đó thấy tội nghiệp cái người đó. Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc,
ai tu người đó đắc, bất tu bất đắc,
mình có tu mình đắc còn người kia họ quậy phá
họ không đắc, họ sẽ mang nghiệp nặng,
mà họ mang nghiệp nặng họ phải bị cái luân
hồi sinh tử nhiều đời nhiều kiếp của
họ sẽ không được gặp chánh pháp họ sẽ phải khổ
đau. Chẳng hạn như mình đang nói pháp mình đang
nghe pháp, một người lên quậy phá họ chat là họ
mang nghiệp rồi, nghiệp rất nặng vì xúc phạm
đến những người đang có tâm thanh tịnh
nghiệp đó nặng hơn là xúc phạm đến
người mà có tâm không thanh tịnh, và khi nghĩ vậy
mình thấy tội nghiệp họ, họ bị cái nghiệp
đen có kết quả đen.
Như vậy trong câu kinh này
cũng không có gì khó lắm câu kinh Pháp Cú 222 này, phần chúng
tôi thì chúng tôi chỉ cống hiến cái ý kiến cá nhân,
mang tính cách là tham khảo. Chúng tôi xin chấm dứt ở đây. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh biên soạn