Trung bộ kinh Bài 26
Thánh cầu
TT Giác Đẳng
chuyển ngữ ngày 19 tháng 01 năm 2006
Chánh Hạnh
Trong bài giới thiệu tuần rồi, chúng ta đă có dịp đi qua một số những nét đại cương về cấu trúc của tam tạng kinh điển Pali và trong phần giới thiệu đó đă nói bối cảnh Đức Phật ra đời tại Ấn độ như thế nào và hoàn cảnh Ngài giảng kinh điển lúc bấy giờ như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu ngay vào trong chương tŕnh với bài kinh số 26, bài kinh Thánh cầu.
Bài kinh Thánh cầu được giảng dạy đầu tiên trong lớp học này có một vài lư do:
1/ Bài kinh đặc biệt cho chúng ta biết một số chi tiết lịch sử về cuộc đời của Đức Phật trong hành tŕnh hướng cầu giác ngộ giải thoát của Ngài
2/ Bài kinh cũng đưa ra một số định nghĩa rất quan trọng về đạo lộ tu tập giải thoát giác ngộ. Do vậy chúng ta bắt đầu với bài kinh số 26.
Trong bài học này chúng ta đi từ đoạn 1 cho đến đoạn thứ 18. Chúng ta thấy trong bài học những đoạn Pali được đánh số từ 1 đến 18, nói vế hành tŕnh giác ngộ của Đức Phật và ở đây chúng ta sẽ nh́n thấy sau số 18 có những đoạn được trích từ các bộ kinh khác để chúng ta có cái nh́n đa dạng về sự xuất gia, về sự thành đạo, về sự hướng cầu giải thoát của Đức Phật như thế nào. Có cái nh́n toàn diện như vậy chúng ta sẽ rơ nét hơn thế nào là hành tŕnh giác ngộ giải thoát tự Đức phật đă đi qua và truyền dạy lại cho chúng ta.
Chúng ta bắt đầu bài kinh với một câu rất ngắn I heard that được dịch từ tiếng Phan Evan me sutan tức là Tôi nghe như vầy hay là Như vầy tôi nghe. Câu nói này được ghi nhận là câu nói trùng tụng của Tôn giả Ananda. Vị thị giả của Đức Phật, vị thủ khố Chánh pháp. Trong sử liệu ghi rằng trong cuộc kết tập tam tạng lần đầu tiên sau khi Đức Thế tôn niết bàn hơn 3 tháng Tôn giả Mahakassapa ( tôn giả Ca Diếp) là người chủ tŕ hội nghị kết tập tam tạng và trong vai tṛ này Tôn giả đă nêu lên những câu hỏi và được trả lời bởi hai vị có thẩm quyền về Pháp và Luật Phật dạy . Về luật học tức là những giới bổn của Tăng già, giới luật liên quan đến đời sống của Tỳ kheo Tăng và Ni được trả lời bởi Tôn giả Upali, chúng ta sẽ đề cập trong một đoạn khác. Riêng về phần kinh tạng được trả lời bởi Tôn giả Ananda, vị thị gỉa của Đức Phật. Câu nói Tôi nghe như vầy Evan me sutan do chính tôn giả Ananda trả lời cho Đức Phật. Nên chi chúng ta có câu mở đầu như vậy. Chúng tôi cũng xin chú thích thêm là v́ giảng cho một thính chúng xa lạ nên Ngài Bodhi có những ghi chú cho những người này.
Chúng ta nên đi vào một chút chi tiết về Tôn giả Ananda, vị thị giả của Đức Phật, vị đă trùng tụng bài kinh này. Đức Thế Tôn thành đạo năm Ngài 35 tuổi, 20 năm đầu tức là từ 35 cho đến 55 tuổi, Ngài không lựa chọn một vị thị giả nào nhất định. Thông thường những nơi nào Ngài đi qua, có khi Ngài đi một ḿnh và có khi có những tỳ kheo ở gần phụ giúp Ngài trong những công việc hoằng pháp. Sau 20 năm Phật pháp lan rộng khắp nơi. Số tín đồ xuất gia và tại gia cũng như những người trong nhiều tầng lớp xă hội đến với Đức Phật trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Một điều rất tự nhiên Ngài cần một người phụ tá giúp đỡ cho Ngài và dĩ nhiên ở tuổi đó trở về sau này Ngài cũng cần một số giúp đỡ liên quan đến đời sống cá nhân. Một lần giữa Tăng chúng, Đức Phật đă dưa ra lời yêu cầu trong tăng chúng hăy chỉ định một vị thị giả thường xuyên cho Đức Phật, tức là một người kế bên hiểu được công việc và có thể phụ tá một cách hữu hiệu. Trong Tăng chúng có rất nhiều vị t́nh nguyện kể cả Tôn giả Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên và nhiều vị khác. Đức phật đă từ chối tất cả. Duy có một người ngồi im lặng không nói ǵ, Đức phật lại hướng về vị đó đưa ra lời đề nghị trực tiếp, đó là Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda được Đức Phật yêu cầu làm thị giả cho Ngài, Tôn giả đă xin phép Đức Phật chấp thuận cho một số điều. Những điều này khiến cho người ta không hiểu lầm hay về sau này nói ra vào là tại sao Tôn giả Ananda xin làm thị giả cho Đức phật. Ví dụ như thỉnh cầu Đức phật không cho y, không cho thực phẩm đến Tôn giả Ananda v.v…Hai mươi năm sau đó như bóng với h́nh Tôn giả Anada đă tận tuỵ bên đức Phật. Tôn giả Ananda được ghi nhận là người sanh ra đời một ngày với Đức phật, đồng tuổi với Đức Phật và đối với vấn đề vai vế trong thân bằng quyến thuộc là anh em chú bác. Như phải nói trong t́nh nghĩa Sư Đồ giữa một vị đạo sư và đệ tử thi` mối quan hệ này là mối quan hệ hoàn toàn khác. Tôn giả Ananda ngoài vai tṛ một vị thị giả chăm sóc đức Phật lại là một nhà ngoại giao đại tài. Tôn giả đă chứng tỏ rất nhiều khả năng trong việc giao tiếp ứng xử đối với những người nhiều tầng lớp khác nhau. Bản thân trước khi xuất gia là một vị Hoàng tử, bây giờ là một thị giả Phật, Tôn giả hiểu rất rơ làm thế nào để tất cả mọi người trong tầng lớp xă hội không phân biệt giàu nghèo, sang hèn đến được với giáo pháp của Đức Phật. Phải nói tôn giả Ananda đă chu toàn công việc này một cách vô cùng xuất sắc và Đức Thế Tôn đă từng ngợi khen như vậy. Bên cạnh những khả năng hiếm quư chúng ta vừa đề cập, Tôn giả lại có những đặc điểm khác và đặc điểm này ảnh hưởng toàn bộ đến lịch sử Phật giáo. Đó là có một trí nhớ phi thường. Tôn giả được xem như một người nghe đâu nhớ đó và nhớ một cách rơ ràng không sai lạc. Thể theo lời yêu cầu của tôn giả Ananda, Đức Phật thường lập lại những bài pháp mà Ngài đă giảng khi Ngài Tôn giả Ananda không có mặt và chắc chắn chúng ta được biết rằng Đức Phật đă có thể có nhiều th́ giờ để nói chuyện về nhiều bài pháp khác nhau mà 20 năm đầu của cuộc đời hoằng đạo, Ngài không có Tôn giả Ananda bên cạnh, thế nhưng Đức Phật, Ngài đă kiên nhẫn lập lại và TG Ananda đă nhớ tất cả những điều đó và Ngài được gọi là vị thủ khố của chánh pháp tức là người ǵn giữ bảo quản kho tàng chánh pháp, di sản tinh thần Đức Phật để lại cho chúng ta ngày hôm nay. Đó là một vài điểm chúng ta được biết về TG Ananda.
Mở đâu bài kinh chúng ta được biết Đức Phật giảng lúc bấy giờ Ngài đang trú tại Savatthi. Savatthi chữ pali là Sa`vatthi là tiếng Bắc Phạn, âm chữ Hán là Xá vệ. Ngài Bodhi khi giảng về những bài kinh trung bộ này, Ngài đă để bản đồ Ấn độ ngay trước mặt các học viên nhưng ở đây chúng tôi không có những bản đồ đó, chúng tôi hy vọng rằng sẽ t́m ra link có bản đồ trong tương lai. Nếu quí vị nhi`n bản đồ Trung Ấn thi` có con đường xéo từ chỗ Savamarati tức là Ba-la-nại, Đức Phật chuyển pháp luân, rồi đi ngang qua Sa`vatthi , rồi đi ngang qua Lumbini. Xá Vệ gần với Lumbini( Lâm-t́-ni) nơi Đức Phật ra đời. Ngày hôm nay quư vị về Lumbini hay Savatthi chúng ta đi ngang qua thị trấn goi là Godadhua, từ Godadhu về Xá Vệ và Savatthi không xa, ư nói hai chỗ đó rất gần với nhau. Trong thời kỳ đầu quăng đời hoằng đạo của Đức Phật, Ngài có nhận một ngơi chùa do vua Bimbisara (vua B́nh Sa Vương) cúng tại Rajagaha Vương xá thành. Ngôi chùa đó nổi danh là chùa Veluvana tức là ngôi chùa Trúc Lâm hay Trúc Liên. Tất nhiên chúng ta có thể h́nh dung lại đời sống của chư Tăng lúc bấy giờ. Đức Phật được vua B́nh-Sa-Vương cúng cho một am thất, c̣n Chư Tăng đông đảo thi` thường sống trong hang đá, dưới cội cây, sống ngoài trời theo nhiều h́nh thức khác nhau. Có một vị thương gia giàu có sống tại thành Vương Xá đến chùa lể Phật nghe pháp, thấy chư Tăng sống ngoài trời, vị này xin đức Phật cho phép ông xây cất những am thất làm chỗ cư trú tạm cho chư Tăng khắp nơi về. Đức Phật cho phép. Vị thương gia này không những cất am thất cho chư Tăng c̣n là vị đàn tín cúng dường thực phẩm thường xuyên đến chư Tăng. Vị này có một ngựi em rễ, người em đến từ Savatthi (Xá Vệ) như chúng ta đă được nghe. Người em rễ tên là Anathapindika( Cấp Cô Độc). Đúng ra Anathapindika là một biệt danh mà người đời tặng cho ông. Anathapindika là người chu cấp cho những kẻ bần hàn cô độc, trong chữ Hán âm đọc là Cấp cô độc. Tên thật của ông Cấp-Cô_độc là Sudata trong chữ Hán âm là Tu-Đạt. Một hôm ông Cấp-Cô-Độc đến thành Vương Xá thăm anh rễ là người thương gia này. Chúng ta nghe thêm một ít chi tiết về cuộc gặp gỡ này, cuộc gặp gỡ đă làm thay đổi lớn trong lịch sử của đạo Phật
Chúng tôi xin chú thích một điểm ở đây là thành Xá Vệ ở trong nước Kosala ngày nay là nơi thời tiết tương đối tốt, có thể nói gần như ôn hoà quanh năm, mặc dầu mùa nógn có nóng một chút mùa lạnh có lạnh một chút nhưng không khác biệt bằng những nơi khác. Ông Câp-Cô-Độc đă cúng ngôi chùa Kỳ Viên lên Đức Phật, theo Ngài Bodhi Đức Phật rất hoan hỷ với điều kiện ăn ở của chư Tăng tại nơi này, Ngài đă an cư 24 mùa tại đây. Những trường hợp đặc biệt Ngài mới đi những nơi khác, mùa mưa Ngài ở tại đây đó là 24 muà an cư cuối cuộc đời của Ngài.
Tại thành Xá Vệ có một đại thí chủ khác, một đàn tín quan trọng khác, nữ thí chủ đứng đầu trong hàng đệ tử tại gia của Đức Phật, đó là bà Visakha. Bà Visakha củng là một người trọn tin tam bảo, bậc thánh sơ quả như ông Câp-cô-Độc. Bà đă cúng dừơng một ngôi đại tự phía đông chùa Kỳ Viên mang tên là Pubbarama (Đông phương tự), người ta được biết nhiều đến qua từ Migaramatu (Lộc Mẫu giảng đường). Thật ra Migara là tên cha chồng bà Visakha, người cha chồng của bà Visakha từ lúc quy y tam bảo thi` rất kính trọng rất thương mến đối với người con dâu của ḿnh, vi` nhờ có người con dâu của mi`nh mà mi`nh biết được Phật Pháp, do đó ông tôn trọng bà và gọi bà là mẹ của mi`nh do đó có chữ Migaramatu. Trong suốt thời gian Đức Phật ở đây , Ngài xử dụng luân phiên hai ngôi chùa, ban đêm Ngài nghỉ tại chùa Kỳ Viên, ban ngày vào buổi trưa Ngài trú tại Lộc mẫu giảng đường hoặc ngược lại. Chư Tăng ở tại hai ngôi chùa , chỉ riêng Đức Phật luân phiên như vậy. Khoảng cách giữa hai ngôi chùa Kỳ Viên và Đông phương tự không xa, ước tính cách thành Xá Vệ 100m và Lộc mẫu giảng đường nằm cách khoảng 150m.
Trong bài kinh này sau khi chúng ta đă đi qua một số chi tiết về duyên sự liên quan đến thành Xá Vệ, liên quan đến tôn giả Ananda, đến chùa Kỳ Viên, đến ông Cấp cô Độc v.v… Chúng ta đi ngay vào nội dung của bài kinh. Đó là buổi sáng Đức Thế Tôn Ngài như thường lệ đi vào trong thành khuất thực, trong kinh thường diễn tả buổi sáng Đức Thế tôn thường đắp y, trùm kín ḿnh, chúng tôi xin chú thích thêm là chúng ta nh́n vào cách mặc y của các Tăng sĩ Phật giáo so với các vị tu sĩ khác của Ấn Độ thi` đó là cách mặc rất đẹp và kín đáo. Khi Đức Ngài Phật đi ra ngoài Ngài vấn y, Ngài đắp chung quanh như vậy và Ngài cũng mang theo một y kép, y Sangkhati, y hai lớp. Y và bát thời Đức Phật co`n tại thế trong giới luật Ngài dạy chư tỳ kheo là hai vật bất ly thân, có nghĩa là không bỏ một nơi rồi tạo nên sự mất mát phiền phức, rồi có khi đi chỗ này chỗ kia Đức Phật và các vị Ty` kheo thời Đức Phật thường đắp y và mang theo y Sangkhati (y Tăng già lê hay là y kép) chứ không để lại chùa. Ngày hôm nay chùa là nơi an toàn vi` có khoá nên Chư Tăng đi ra ngoài không mang y Sangkhati theo, nhưng thời Đức Phật co`n tại thế thi` Chư Tăng mang đủ tam y.
Trong này đề cập đến một số tỳ kheo không gần gũi Đức Phật, nên chi những vị này muốn nghe Pháp từ kim khẩu Đức Phật nhưng không thể yêu cầu thẳng Đức Phật và đă đến thưa với Ananda thị giả của Đức phật. Chúng ta hiểu thời bấy giờ hội chúng tỳ kheo và tín đồ Phật tử xa gần rất đông, do đó phải nhờ vào tài sắp xếp điều hành của Tôn Gỉa Ananda, là người có thể đến gặp được Đức Phật, nghe Pháp từ Đức Phật, và trong trường hợp này các vị Ty` kheo cũng đến để xin được nghe pháp, bởi vi` đă lâu không được nghe pháp từ thời Đức Phật. Tôn giả Ananda trong sự sắp xếp của Ngài thi` Ngài đề nghị với các vị Ty` kheo là hăy đến một trú xứ của một vị Bà La Môn là Rammaka có lẽ là vi` một ly' do gi` đặc biệt thay vi` đề nghị đến chùa thi` lại đề nghị đến trú xứ của vị Bà La Môn này. Ngài Bodhi nói rằng Ngài không có nhiều chi tiết về chú giải liên quan đến Bà La Môn Rammaka, nhưng chúng ta có thể hiểu rằng đó là nơi tương đối rộng răi, tương đối thân thiện để Đức Phật và Chư Tăng lui tới thuyết pháp và có lẽ ở trong kinh gọi là hermitage là một am thất, là nơi tu tập của vị Bà La Môn Rammaka. Tôn giả Ananda đă hẹn với các vị Ty` kheo cứ đến đó rồi Ngài sẽ thỉnh Đức Phật vào buổi chiều. Như thường lệ thi` Đức Thế Tôn đi khất thực rồi sau đó Ngài dậy Tôn giả Ananda hăy đi đến Đông Viên Migaramatu Lộc Mẫu giảng đường để nghỉ trưa.
Trong đoạn kinh tiếp theo chúng ta được biết một số chi tiết liên quan đến sinh hoạt hàng ngày của Đức Phật. Sau khi nghỉ trưa Đức Phật Ngài dậy Tôn giả Ananda hăy đi đến một nơi để rửa tay rửa chân, một gio`ng suối ở thành Xá Vệ nước rất trong, có nhiều con suối chảy ngang, hôm nay mà qúi vị về thành Xá Vệ, qúi vị ra ngoài ruộng vẫn co`n cảm thấy nước ở ngoài đó rất thoải mái. Buổi trưa khi Đức Phật dậy Ngài Ananda đến nơi đó để rửa tay rửa chân, và sau đó thi` Tôn giả Ananda đă thỉnh cầu Đức Thế Tôn bằng một lời thỉnh cầu rất nhẹ nhàng. Thường thường Tôn giả Ananda bạch Đức Phật:
- Bạch Đức Thế Tôn, tịnh thất của Bà La Môn Rammaka không xa, bạch Đức Thế Tôn tịnh thất của Bà La Môn Rammaka là chỗ khả ái, lành thay Đức Thế Tôn vi` ḷng từ đến chỗ tịnh thất của Rammaka.
Đó là cách nói của vị thị giả nói với Đức Thế Tôn, Đức Phật khi nghe nói như vậy là có hàm y' thưa Đức Thế Tôn vi` ḷng bi mẫn Ngài nên đến đó vi` ở đó có người muốn nghe pháp thoại của Ngài, cách thưa thỉnh của Ngài Ananda rất nhẹ nhàng như vậy. Và ở đây chúng ta thấy hi`nh ảnh của Đức Phật vị Đạo Sư của chúng ta Ngài có một cái tư cách rất đặc biệt là khi Ngài đến chỗ trú xứ của Bà La Môn Ramaka rộng lớn như một giảng đường vậy, có vách che chung quanh.
Khi Đức Phật Ngài đến chỗ đó thi` Ngài không vào liền. Trước khi xuất gia Đức Phật là vị hoàng tử và sau khi xuất gia Đức Phật là vị Đạo Sư, cách sử sự của Đức Phật thật đẹp, khi Đức Phật đến chỗ các vị Ty` kheo đang nói chuyện thi` Ngài ở ngoài, không vào liền, cho đến khi cuộc nói chuyện của các vị đang đàm đạo, đang bàn luận, thi` Đức Phật Ngài gơ cửa và đi vào, rất tôn trọng những người trong đó chớ không phải mi`nh là cha, mi`nh là Phật, mi`nh là vị giáo chủ đi đâu người ta cũng phải ḥ hét, Đức Phật không làm như vậy. Đó là sự kính trọng đối với pháp, và trong sự kính trọng pháp nó có một nguyên tắc mà chúng ta gọi là nguyên tắc lịch sự của đời sống. Khi chúng ta đọc những chi tiết nhỏ này chúng ta sẽ thấy rằng Đức Phật Ngài cho chúng ta những hi`nh ảnh rất đẹp về sự tôn trọng đối với đại chúng, không phải chỉ trường hợp này mà nhiều trường hợp như vậy.
Đức Phật Ngài bước vào ngồi trên chỗ được soạn sẵn, chư Ty` kheo khi thời Đức Phật co`n tại thế lúc nào chung quanh chùa Ky` Viên, nếu biết chùa Ky` Viên hay chùa Trúc Lâm ở gần Đức Phật thi` các vị hay soạn một chỗ ngồi sẵn để bất cứ khi nào Đức Phật đến thi` có chỗ hoàn toàn, thành ra sau khi Đức Phật Ngài viên tịch bảo toạ đó dùng để giữ riêng cho Đức Phật. Ngài bắt đầu bằng câu hỏi rằng:
--"Này các Ty` khưu, các con đang bàn gi` vậy."
Thi` các vị Ty` khưu nói: "Bạch Đức Thế Tôn, câu chuyện chúng con đang bàn là câu chuyện thuộc về Đức Thế Tôn thích nói về pháp."
Đức Phật Ngài đă dậy một câu và câu đó rất quen thuộc với người Phật tử đó là;
- "Này các ty` kheo lành thay, khi thiện nam tử các người vi` ḷng tin xuất gia, từ bỏ gia đ́nh sống không gia đ́nh cùng nhau hội họp để bàn về đạo pháp, này các Tỳ kheo các người hội họp với nhau có hai việc cần phải làm là luận bàn về đạo pháp hay giữ sự im lặng của bậc thánh."
Có hai việc phải làm là: một là trao đổi về đạo pháp, hai là im lặng với sự im lặng của bậc thánh, đó là Ngài dậy cho các vị Ty` Kheo và lời dậy đó là một lời dậy rất là thâm thúy thấm thía đối với tất cả chúng ta.
Ngài Bodhi cũng đi ti`m một đoạn khác, đoạn này trích trong bài kinh Sandaka kinh số 76 của Trung Bộ kinh nói về những câu chuyện nhàm đàm vô ích, như hồi năy chúng ta có nghe của Đức Phật Ngài dậy rằng có hai việc nên làm khi hội họp với nhau là đàm luận về Phật Pháp hoặc giả là giữ sự im lặng của bậc thánh. Ngài Bodhi đưa ra một câu hỏi rằng thế nào gọi là phiếm luận, thế nào là nhàm đàm vô ích thi` Ngài lấy một đoạn trong kinh Sandaka, trong đó có nói về vấn đề phù phiếm như nói về vua chúa, ăn trộm, các quan, về binh lính, câu chuyện hăi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện đồ mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện ṿng hoa, hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị trấn, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, lề đường, về anh hùng, câu chuyện về lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đă chết, các câu chuyện tạp thoại, câu chuyện về hiện trạng của thế giới, câu chuyện về đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và không hiện hữu. v.v.... Ngài Bodhi có nói rằng nếu Đức Phật Ngài sống trên thế giới ngày hôm nay thi` danh sách này sẽ nhân cao rất nhiều, bởi vi` đó là những gi` nó thuộc về phiếm luận vô ích.
Trong phần mở đầu bài kinh này Đức Phật Ngài đă bắt đầu với hai y' nghĩa về hai sự tầm cầu: Một là phàm cầu, hai là Thánh cầu. Chữ cầu ở đây là hướng t́m, cũng nói về đạo lộ, nói về sự tầm cầu của một người ở trong cuộc đời này. Ngài Bodhi cũng ghi nhận rằng đa số những pháp thoại của Đức Phật có khuôn khổ khuôn mẫu giống nhau, là Đức Phật Ngài thường nói những gi` về cái xấu trước và Ngài nói những gi` nên làm sau. Ví dụ Ngài nói có hai đạo lộ là Phàm cầu và Thánh cầu, thế nào là Thánh cầu và Phàm cầu, rồi Ngài bắt đầu giảng về sự đi ti`m của người phàm là đi ti`m sự khổ đau đọa lạc đến chỗ đọa lạc khổ đau. Ngài nói về cái không tốt trước, rồi sau đó Ngài nói đây là Thánh cầu, đây là điều tốt Ngài nói sau do vậy hầu hết cả bài kinh, cái không làm, cái ác nghiệp Ngài nói trước và làm các việc lành Ngài nói sau. Đây là điều sai" Đức Phật nói trước và "đây là điều nên làm" Đức Phật nói sau. Cái cách đó chúng ta rất dễ ti`m thấy ở trong các kinh điển Đạo Phật ghi nhận về cách tri`nh bày của Đức Phật liên quan đến giáo pháp.
Ngài Bodhi cũng ghi nhận một chuyện thú vị ở tại đây có đôi khi người ta đọc một đoạn mở đầu một vài đoạn kinh ngắn trong kinh Phật thi` họ cảm thấy rằng đạo Phật rất tiêu cực, đạo Phật hay nói về những điều tiêu cực, những điều không tốt, nhưng Ngài khuyên mọi người hăy kiên nhẫn tại vi` sau điều đó Đức Phật Ngài sẽ nói đến giải pháp và đến lúc đó qúi vị sẽ y' thức được đây là khổ thi` Ngài sẽ nói về sự diệt khổ mang lại hạnh phúc, đây là điều ác quấy sẽ bi tiêu giảm, vấn đề là chúng ta hăy kiên nhẫn và sự kiên nhẫn này rất cần thiết, không nên lấy ra một điểm rồi chúng ta nói đạo Phật thế này hay thế kia.
Ở trong phần đầu Đức Phật Ngài dậy về hai sự tầm cầu; một là Phi Thánh Cầu hai là Thánh Cầu. Phi Thánh Cầu được Đức Phật định nghĩa rất rơ, rất trực tiếp là một người tự mi`nh bị sanh già đau chết, tự mi`nh bị phiền năo, tự mi`nh bị ô nhiễm, nhưng lại đi ti`m những cái hệ lụy giống như vậy, đi ti`m những cái bị sanh già đau chết hệ lụy như vậy thi` cái đó gọi là sự tầm cầu Phi Thánh Cầu, Phi Thánh
Cầu không phải là sự tầm cầu của bậc thánh và vị đó ở trong vo`ng luẩn quẩn. Với định nghĩa này Đức Phật định nghĩa rất rơ là hầu hết những gi` chúng sanh trong thế gian này đi ti`m kiếm thi` những điều đó đều bị chi phối bởi sanh già đau chết, bỏi phiền năo hệ lụy chớ nó không phải là sự vượt thoát.
Để
mở đầu cho đoạn nói về Phi Thánh Cầu, Đức
Phật Ngài đă đưa ra một hi`nh ảnh rất rơ
ràng, rất dứt khóat, rất mạnh mẽ về thế
nào là sự tầm cầu và nó không cao qúi, Ngài đưa ra
là sự tầm cầu các sở hữu của đời
sống. Những sở hữu
đó Đức Phật nói đến những gi` mà một
người thời bấy giờ mong ước đến
nào là vợ, là con, là dê, là gà, là bo`, nạ là
tài sản, vàng bạc châu báu, đất đai, ruộng vườn
v.v… Thi` chúng ta nên hiễu một
điều rằng Đức Phật nói chung về tài sản
của con người. Nếu
chúng ta nói về tài sản hôm nay chúng ta nói có một căn
nhà, một biệt thự ở ngoại ô, hay xe mới, máy bay, du thuyền, những
thứ mà người ta đều mong ước có trong
tay nếu mi`nh là triệu phú, mi`nh là tỷ phú có được
những thứ đó. Đức
Phật đưa ra một cái nhi`n chung
hết, Ngài nói rằng tất cả những thủ đắc
đó nó đều là sự hướng cầu, từ một
người bị sanh già đau chết chi phối dẫn
đến sanh già đau chết chi phối. Ngài Bodhi cũng nhắc tại đây
rằng Đức Phật đă dậy đoạn này
trong một mạch văn khác đó là một đoạn khi Đức Phật Ngài cũng dậy
bổn phận của người vợ đối với
chồng thế nào, chồng đối với vợ thế
nào, cách phân phối tài sản như thế nào. Nhưng chúng ta hiểu rằng lúc
bấy giờ Đức Phật Ngài nói về cách sống
hợp ti`nh hợp ly’ của một người tại
gia cư sĩ ở trong hoàn cảnh như vậy. Ở đây Đức Phật Ngài
nói ở trong mạch văn hoàn toàn khác, Ngài nói về một
con đường đi, một con đường vượt
thoát ra khỏi vo`ng luẩn quẩn ở trong thế gian này
thi` một người tự thân mi`nh bị chi phối bởi
những sầu khổ, những phiền năo những gi`
mi`nh đi ti`m chẳng những nó không giải toả được
cái sầu khổ phiền năo đó, mà nó chỉ làm tăng
hơn thôi, tại v́ những thứ này bản chất của
nó cũng bị sanh già đau chết chi phố, cũng bị
phiền năo, cũng bị những cái mà chúng ta gọi là hệ
lụy, do vậy Đức Phật Ngài nêu ra rất rơ, và ở
trong này Ngài dùng chữ upadhi.
Chữ upadhi là chữ
chúng ta nên lưu y’ là trong bài kinh này Đức Phật. Ngài Bodhi nói là khó dịch sang một
ngôn ngữ nào khác. Chữ
upadhi ở đây như là một thủ đắc, như
một sự chiếm hữu, như là một cái gi` mà
mi`nh có ngay cả đối với thân này, đối với
5 uẩn, sắc thọ, tưởng hành thức, thi` nó cũng
là một cái gi` thuộc về mi`nh, tài sản đó nó cũng mang tánh bị chi phối
bởi sanh già đau chết, bởi hệ lụy, bởi
phiền năo, như chúng ta nói về
tất cả vật sở hữu. Chữ upadhi ở đây
dùng rất rộng ở trong nhiều nghĩa khác nhau, chúng
sanh đi tầm cầu cái đó ước vọng cái đó
và hướng về sự thủ đắc cái đó, chúng
ta gọi là upadhi.
Chúng ta nói thêm một ít về ư nghĩa của chữ
upadhi. Như hồi năy chúng tôi có nói chữ
upadhi rất khó
dịch, chúng ta nói về một sự dính mắc, một
sự tầm cầu ti`m kiếm đối với những
sỏ hữu như vàng bạc
châu báu, như đất ruộng cơ sở tài sản. Đức
Phật dậy rằng một người tự thân mi`nh
bị sanh, bị già, bị đau, bị chết, bị sầu
khổ, bị phiền lụy, lại đi ti`m cầu những
cái nó cũng dẫn đến như vậy không khác hơn
thi` chúng ta nên hiểu một chuyện là mi`nh có già có đau
chết, co`n như vàng bạc, những qúi kim qúi
thạch nó đâu bị già bị chết. Ở đây không có nghĩa là những
thứ dó không bị già bị chết như vậy, nhưng
ở đây chúng ta nên hiểu một điều rằng tự
thân mi`nh là phiền lụy là khổ đau, bị chi phối
bởi sanh già đau chết, những cái mà chúng ta đi tầm
cầu hướng đến dính mặc thủ đắc
cho dù chúng ta có tầm cầu, có dính mắc có thủ đắc
thi` những thứ đó nó không cải thiện gi` liên quan
đến hệ lụy, liên quan đến ràng buột phiền
năo sầu khổ của chúng ta, mà trái lại nó chỉ làm
gia tăng lên điều đó thôi, do vậy ở tại đây
Đức Phật Ngài gọi đó là một sự đi
t́m kiếm gọi là phi thánh cầu, không phải là sự
ti`m kiến của bậc thánh.
Bởi vi` nếu chúng ta chiêm nghiệm
cho kỹ thi` tất cả những cuộc hành tri`nh những
cuộc truy cầu trong đời sống nó không có phải
là giải pháp cho những gi` mà chúng ta đang có đuợc. Con người thi` tự bản
thân của mi`nh vốn đă có những nỗi khổ căn
bản là không ai sanh ra mà không bị chi phối bởi một
số điều kiện nhất định, không ai sống
ở đời mà không bị bịnh hoạn cũng không
ai sống hoài không già, không ai không chết đi. Thử hỏi tất cả những
ǵ chúng ta có trong cuộc đời này nó có một cái gi` đó
mà đáp ứng đuợc sự thay đổi của
sanh của già của đau của chết của sầu
khổ phiền năo hay không, kể cả tất cả những
ǵ mi`nh quí trọng thủ đắc được thi` nó
không phải là giải pháp, do đó Đức Phật Ngài
gọi đó là Phi Thánh Cầu, tức là sự đi tầm
cầu không được cao qúi, không được cao thượng.
Ở tại
đây chúng ta nói về một hi`nh ảnh mà Đức Phật
Ngài đưa ra đó là bản chất của cuộc sống,
bản chất này là bản chất không thoả măn, không an
toàn, không thật sự thoải mái bởi v́ cuộc sống
vốn luôn có những chi phối, những biến dịch,
những chi phối đó là do những thay đổi, là điểm
rơ nét nhất là sanh già đau chết, tất cả những
gi` mà chúng ta có trong cuộc đời này hoặc chóng hoặc
chày hoặc sớm hoặc muộn tất cả đều
thay đổi theo thời gian.
Chính vi` vậy chúng ta phiền khổ,
chúng
ta muốn có một cái gi` ổn định ở trong một
điều kiện rất là mất trật tự, rất
là bất an. Cái
muốn đó và thực tại, hai cái đó không đi liền
với nhau thành ra chúng ta khổ. Đồng thời Đức Phật
cũng đưa ra một con đường, con đường
đó Đức Phật định nghĩa gọi là Thánh
Cầu là con đường mà tự thân mỗi người
bị sanh già đau chết sầu khổ phiền năo chi
phối, đi ti`m cáigi` đó mà thật sự không bị
sanh già đau chết phiền năo chi phối đó là một
cách diễn tả của Niết bàn. Cái không bị ô nhiễm vượt
khỏi cái nguy hại do tham ô nỗi sỡ hăi nguy hại và
đạt đến chỗ gọi là vô thượng an ổn. Đây
là một số từ ngữ dù mang tánh cách phủ định
hay xác định thi` cũng được đề cập
đến Niết Bàn.
Dĩ nhiên bản thân của Đức
Phật với thân ngũ uẩn tứ đại của
Ngài, Ngài cũng bị già chết, nhưng ở trong cái già
chết đó nó không phải là một sự chi phối sầu
khổ đối với nội tâm của Ngài, bởi v́
ngài đă thấy rơ như thật là nó như vậy thi` nó
phải như vậy. Chúng ta
nên nhớ một điều khi Đức Phật dậy
rằng tất cả pháp hữu vi, tất cả pháp hành đều
là vô thường, đều là khổ, đều là vô ngă
thi` không có gi` ngoại lệ hết khi nó là hữu vi pháp, pháp được kết cấu
do nhân do duyên, cái gi` do duyên sanh thi` cũng do duyên mà diệt,
và ở tại đây Đức Phật dùng một từ
đặc biệt để chỉ cho Niết bàn, đó là
sự vô thượng an ổn vượt khỏi các khổ
ách.
Đức
Phật Ngài đưa ra một hi`nh ảnh
của một người tự mi`nh biết rơ bản thân
bị sanh già đau chết sầu khổ phiền năo chi
phối quyết tâm đi ti`m một cái đối lại
cái không bị sanh già đau chết phiền năo sầu khổ
chi phối. Đó là hi`nh ảnh
của một thiện gia nam tử từ bỏ gia đi`nh
sống không gia đi`nh để hướng cầu đến
sự giác ngộ giải thoát mà Đức Phật gọi
là Thánh Cầu .
Chúng ta thấy rơ ở đây một điểm là con
đường tu tập giải thoát giác ngộ là con đường
Đức Phật Ngài đă nêu lên và nêu rất trực tiếp,
rất rơ ràng. Và ở trong phần
sau của bài kinh thi` chúng ta sẽ nói về chính cuộc hành
tri`nh mà Đức Phật tự thân đă đi qua, Ngài kể
điều đó như một hi`nh ảnh kiểu mẫu
cho các vị ty` kheo thấy rằng Ngài cũng đă đi
theo con đường giác ngộ giải thoát như Ngài đă
đề cập điều mà gọi là Thánh Cầu ./.