Phật Học Hàm Thụ do Ngài Bodhi giảng

 

TT Giác Đẳng chuyển ngữ  ngày 27 tháng 12 năm 2005

Minh Hạnh chuyển biên thành văn bản

 

TT Giác Đẳng:  Đây là buổi học hàm thụ gồm có 12 bài giảng được một nhà Sư người Mỹ tên Bodhi là vị đă sang định lại tập Trung Bộ Kinh và Tương Ưng Bộ kinh và là một người viết rất nhiều tác phẩm.  Trước khi trở thành vị Tăng sĩ Phật Giáo đă có bằng tiến sĩ triết học tại đại học Claremont và cũng là người tiếp xúc với HT Thiên Ân, rồi sau đó sang Tích Lan xuất gia với Ngài Ananda Maitreya.  Là một người rất tha thiết với việc hoằng pháp, vị này đă soạn ra một giáo tri`nh giảng về Phật Học gồm tổng cộng 12 bài. 

 

Chúng tôi chưa bao giờ thử để giảng về những bài này ở trong paltalk, chỉ thường dùng để giảng giải ở trong các khóa tu học mà thôi, do đó nếu hôm nay qúi Ngài và qúi vị không phiền thi` chúng tôi sẽ thử một lần, chúng tôi sẽ phát thanh lại bài giảng này của Sư Bodhi bằng tiếng Anh và trong mỗi đọan chúng tôi sẽ chuyển sang tiếng Việt, và nếu cần phải nói hoặc chú thích thêm thi` chúng tôi sẽ nói, hơi mất thi` giờ một chút, nhưng nếu có bạn trẻ nào trong rơom muốn nghe Phật pháp bằng Anh ngữ thi` qúi vị cũng có thể tham dự được. 

 

Thưa qúi vị giảng thẳng thi` cũng được, chúng tôi vẫn thường giảng thẳng, nhưng chúng tôi muốn phát thanh trực tiếp bài giảng của Sư Bodhi trong này là bởi vi` chúng tôi nghĩ đa số những vị ở đây đều nghe được tiếng Anh, và qúi vị thích có bài giảng bằng tiếng Anh lợi lạc cho qúi vị, và sau đó chúng tôi dịch bằng tiếng Việt.  Qúi vị biết rằng cách nói của người Việt Nam chúng ta thông thường chúng ta nói cũng miên mang theo kiểu Việt Nam mi`nh, co`n những bài giảng như vầy nó thường tập trung.  Chúng tôi đề nghị nghe thử một buổi và nếu được thi` tuần sau chúng ta tiếp tục, co`n nếu không tuần tới chúng ta sẽ trở lại với chương tri`nh đă có từ trước tới giờ.

 

Vi` vấn đề kỹ thuật nên chúng tôi phải dùng hai nick, một nick dùng để phát bài giảng của Sư Bodhi, và nick thứ hai dùng để nói, nick kia sẽ dùng nick Ưu Đàm và cho đến hôm nay thi` chưa sắp xếp làm sao cho ổn thoả về phương diện kỹ thuật thi` chúng ta làm tạm như vầy, chúng tôi hy vọng sẽ không có gi` trở ngại.

 

Đây là loạt bài đúng ra là 22 buổi giảng ở trong 12 thể tài khác nhau về Phật Học mà Sư Bodhi  là một vị danh Tăng, năm nay Ngài 61 tuổi, Ngài vốn sanh trưởng tại Hoa Ky`, đúng ra Ngài là người Do Thái ti`m về với Đạo Phật và cũng có chút duyên với Phật Giáo ở Việt Nam, như chúng tôi đă nói rằng Ngài đă từng tiếp xúc với HT Thiên Ân, rồi sau đó thọ giới với Ngài Ananda Maitreya một vị danh Tăng người Tích Lan.  Đây là một chương tri`nh giảng dậy Phật Pháp mang ti'nh hàm thụ, chúng tôi mong rằng chương tri`nh giảng dậy bằng song ngữ này nó có thể lợi lạc cho qúi vị bằng cách này hay cách khác. 

 

Bây giờ xin được bắt đầu cho buổi học hôm nay, chúng tôi xin mời qúi vị nghe phần đầu với nick Ưu Đàm, chúng tôi xin nhắc lại là chúng tôi chỉ phát lại lời giảng của Ngài Bodhi mà thôi.

 

Mở đầu bài giảng số một này Ngài Bodhi có nhắc đến một việc:

 

 

Phần TT Giác Đẳng dịch: đó là hiện nay có rất nhiều người Tây Phương đặc biệt ưa thích đạo Phật qua sự thực hành thiền định, nhưng để muốn thực hành thiền định thực sự đúng với đạo Phật thi` trước nhất chúng ta phải hiểu rằng cái gi` là mục đích của thiền định, cái gi` là trọng tâm của thiền định. Và để hiểu được mục đích và trọng tâm của thiền định thi` chúng ta không thể không có một cái nhi`n chính xác về giáo ly' của Đức Phật,  do vậy cho dù rằng có rất nhiều người Tây Phương nói đến đạo Phật thi` ưa thích một phương diện thiền định, nhưng không thể không biết đến giáo ly' ít nhất là tổng quan hay một số căn bản nào đó.

 

Có hai điều cần được đưa lên ở tại đây, đó là để đạt được mục đích hay cứu cánh thi` chúng ta cần đến cả hai: kiến thức hiểu biết và sự thực hành.  Nếu chỉ có kiến thức hiểu biết mà không thực hành thi` có thể giống như chúng ta đếm tài sản của người khác, nào là xe cộ, nào là nhà cửa, nào là đất đai, nhưng dầu chúng ta có biết bao nhiêu đi nữa thi` cái đó là cái của người khác không phải của chúng ta.  Hay nói một cách khác giống như  chúng ta vào nhà hàng chỉ biết đọc được thực đơn  không bao giờ ăn được những món đó, đọc được thực đơn không làm cho chúng ta ngon miệng và không làm cho bao tử no được.  Hai ví dụ này giống như người chỉ có hiểu biết mà không thực hành. Ngược lại sự thực hành thi` giống như nếu thực sự chúng ta thực hành mà không có kiến thức đầy đủ, không có sự hiểu biết đầy đủ thi` tương tự như chúng ta muốn làm cuộc hành tri`nh từ washington DC lên New York mà chúng ta thực sự không biết mi`nh phải bắt đầu từ điểm nào và đến điểm nào, và đến đó mi`nh sẽ gặp con đường gi`.  Chúng ta sài rất nhiều xăng và số miles ở trong xe tăng lên rất nhiều nhưng rồi không đến đâu, không đạt đến chỗ nào bởi vi` chúng ta chỉ đi mà không biết rơ lộ tri`nh, không biết rơ bản đồ.  Cho dù nói thế nào đi nữa thi` kiến thức hiểu biết và sự thực hành cả hai đều rất cần thiết để có được gọi là một cuộc hành tri`nh thành công.  Do vậy căn bản của giáo pháp ngoài sự thực hành thi` không thể không nói đến phần ly' thuyết, phần tri kiến hiểu biết là Phật pháp thực sự là gi`.

 

Chúng ta nói đến hai yếu tố rất cần thiết đó là kiến văn và sự thực hành.  Ở trong đạo Phật nói đến pajàtti dhamma  pat.ipatti  dhamma.  Pajàtti dhamma và pat.ipatti dhamma được dịch là pháp học và pháp hành.  Thật ra thi` pháp học không phải bổ túc cho pháp hành, hay pháp hành  không phải bổ túc cho pháp học mà cả hai điều này song hành đi đôi với nhau nhờ có pháp học đi đôi với pháp hành, sự thực hành của chúng ta được tinh xác hơn, không bị sai lạc và nhờ có pháp hành đi với pháp học chúng ta có được tri kiến chính xác hơn.  Hăy nói về một điều mà ở trong kinh Phật đề cập đến để chứng minh điều này, ở trong kinh Phật đề cập rằng có ba thứ trí tuệ: Một là trí văn suttamayapanna là trí tuệ do thâu thập do lắng nghe do học hỏi từ kinh sách từ người khác.  Thứ hai chúng ta gọi là cintamayapanna hay là trí tư thường dịch là tư huệ, tức là trí tuệ do thẩm định, do suy xét, so sánh đối chiếu suy nghĩ trắc nghiệm bằng trí tuệ của mi`nh và thứ ba là bhavanamayapanna tức là tu huệ hay là trí tu là sự hiểu biết đến từ sự thực hành, và cả ba thứ trí này đều cần thiết với một người học Phật và người tu Phật chứ không phải nói rằng cái này quan trọng hơn cái kia, và chúng ta thấy rằng cả ba đều góp phần đặt biệt quan trọng trong đời sống của mi`nh, do vậy con đường tu học của người Phật tử phải bao gồm cả học lẫn thực hành.

 

Như vậy thi` chúng ta thấy rằng ngay cả một người chỉ muốn tập trú vào thực hành cũng cần có một số kiến thức nhất định, và khóa tu học này với những bài giảng về Phật pháp không có mục đích đưa ra một sự hiểu biết hoàn toàn về phương diện giáo ly' của Đức Phật, mà chỉ đề cập đến những điểm gọi là cơ sở căn bản cho sự thực hành.  Điều mà chúng ta gọi là giáo pháp của Đức Phật dịch từ chữ Dhamma ở trong tiếng Sanskrist tức là tiếng Pali gọi là Bắc Phạn và Nam Phạn, từ ngữ căn Dhamma hay chúng ta gọi là ĐạtMa hay Dhamma từ ngữ căn Dhamma có nghĩa là tổng tri` hay là ǵn giữ.  Và ở đây khi chúng ta nói đến Dhamma tức là nói đến yếu nghĩa của tất cả pháp.

 

Chữ Dhamma hay  ĐạtMa ở trong y' nghĩa căn bản có nghĩa là sự thật.  Những sự thực này tự nó tồn tại, đây là những chân ly' tự hữu, dầu người ta có khám phá, người ta có hiểu biết, người ta có nhận thức được hay không thi` điều đó vẫn tồn tại.  Chư Phật nói chung và Đức Phật nói riêng không phải là những người tạo ra chân ly' mà các Ngài là người khám phá ra chân ly', và chữ Dhamma cũng co`n có y' nghĩa là con đường dẫn đến sự thực.  Dhamma là một sự thật và con đường dẫn đến sự thực là dẫn đến sự nhận thức giác ngộ, sự chân thực mà vượt ngoài ngôn ngữ, vượt ngoài sự mô tả mà chỉ có thật sự thể nghiệm, thật sự thấy biết bởi tự thân.  Và nên nhớ một điều là Dhamma hay  Đạt Ma mang cả hai hàm y' là chân ly' hay con đường đưa đến sự lănh hội chân ly'.

 

Bởi vi` Dhamma hay là Pháp co`n được hiểu là những lời dậy dẫn đến giác ngộ giải thoát được dịch là giáo pháp và do vậy chữ Dhamma co`n dùng để nói đến kho tàng kinh điển chuyên chở lời dậy của Đức Phật.  Những gi` được giảng tại đây y cứ trên Tam Tạng kinh điển Pali thuộc truyền thống Phật giáo Theravada hay Thượng Toạ Bộ hay Phật Giáo Nguyên Thủy.  Tam Tạng kinh điển gồm có ba phần và Luật Tạng gồm những điều liên hệ đến những giới luật về đời sống của chư vị Ty` Kheo và Ty` Kheo Ni.  Kinh Tạng thứ hai nói về những lời dậy những bài pháp của Đức Phật ở trong nhiều duyên sự khác nhau hướng dẫn sự tu tập, và bộ phận thứ ba gọi là Tạng A Ty` Đàm hay là Tạng Diệu Pháp nói lên quan điểm của đệ nhất nghĩa đế.  Đây là những gi` mang tánh phân tích triết ly' và cũng có thể gọi là một môn tâm ly' học Phật giáo, cả ba tạng này gồm lại gọi là Tam Tạng kinh điển của đạo Phật.

 

Đa số những gi` được tri`nh bày trong khóa học này phần lớn dựa trên kinh tạng, tức là những sưu tập về những bài pháp được Đức Phật thuyết ở trong nhiều trường hợp khác nhau và chúng ta bắt đầu bài học này với một bài nói chuyện về Đức Phật, để có thể hiểu chánh pháp chúng ta cần có một định nghĩa Đức Phật là ai.

 

Mở đầu bài nói về Đức Phật chúng ta nên ghi nhận một câu Phật ngôn rất quan trọng là:

 

-  Ai thấy pháp là thấy Như Lai, ai thấy Như Lai là thấy pháp.

 

Đức Phật và những lời dậy của Ngài mang tính nhất quán tới mức độ mà một người càng hiểu biết nhiều về giáo pháp, càng thực nghiệm nhiều về giáo pháp thi` người đó càng hiểu nhiều về Đức Phật và cũng có thể nói ngược lại là những ai thực sự hiểu về Đức Phật, hiểu về hành hoạt, hiểu về cuộc sống, hiểu về lo`ng đại bi của Ngài thi` chúng ta hiểu rất nhiều về lời dậy của Ngài.  Nói một cách khác là cuộc sống và lời dậy của Đức Phật tuy hai mà một và ai thấy được Như Lai người đó thấy được pháp và ai thấy pháp người đó thấy được Như Lai.

 

Phật hay Phật Đà là Phạn âm của Phạn ngữ Bhuda và từ ngữ căn Bhu là giác ngộ là tỉnh thức, Đức Phật là người giác ngộ sự thật ti`m ra sự thật và chiêm thức sự thực, nhưng trước hết chúng ta phải hiểu rằng Đức Phật là người đă chứng ngộ chân ly' và bằng sự vượt thoái vô minh và bằng tri kiến hiểu biết của Ngài, Ngài thấy được sự biết, sự thật, và truyền dậy lại cho người khác do vậy danh từ Phật đó là một danh từ mang tính tôn xưng, chúng ta gọi Đức Phật là bậc giác ngộ hay giác giả.

 

Đức Phật lịch sử vốn là vị Hoàng Tử đến từ một vương quốc tại Trung Ấn vào thời cổ đại, Ngài đă từ bỏ gia đi`nh, từ bỏ ngai vàng xuất gia tu tập giác ngộ và truyền đạt những ǵ Ngài giác ngộ.  Thuở thiếu thời Ngài không gọi là một vị Phật, măi cho đến năm Ngài 35 tuổi sau khi giác ngộ rồi Ngài được tôn xưng là Phật là vị giác ngộ chân ly', đó là danh từ Phật đối với vị Phật lịch sử.

 

Đức Phật lịch sử khi Ngài chào đời có tên là Siddhatha mà Phạn âm chữ Hán gọi là Sĩ Đạt Đa và họ của Ngài là Gotama và Phạn âm từ chữ này gọi là Cồ Đàm hay  Kiều Đàm.  Từ ngữ Phật không phải là một thức hiệu, bởi vi` đó không phải là một chức vị mà chúng ta có thể nói như là từ ngữ Phật để dùng chỉ cho một hạng chúng sanh ưu việt.  Trong kinh điển của đạo Phật Nguyên Thủy ở trong một hệ thống thế giới, ở một thời điểm nhất định thi` chỉ duy nhất có một vị Phật toàn giác ra đời và không có hai vị, nhưng trong suốt ky` thành trụ hoại không của trái đất này và ở trong vô lượng kiếp thi` có rất nhiều vị Phật, nhiều con người giác ngộ ra đời.  Vị Phật lịch sử mà chúng ta được biết đến tên là Siddhatha họ là Gotama tức là tên Sĩ Đạt Đa và họ Cồ Đàm không phải là con người duy nhất được gọi Bhuda hay Phật Đà, mà đă có nhiều vị ở trong quá khứ được gọi như vậy và nhiều vị trong tương lai được gọi như vậy, và do đó chữ Bhuda là để cho một hạng chúng sanh ưu việt, một hạng chúng sanh Giác Ngộ chứ không phải là một tướt hiệu.

 

Có thể dùng tạm một thí dụ để nói về chữ Bhuda hay Phật Đà, đối với một vị Phật lịch sử giống như chúng ta dùng chữ Tổng Thống để chỉ cho người đứng đầu cơ quan hành pháp Hoa Ky`, một người được đắc cử và đóng vai tro` người Tổng Tư Lệnh là vị Tổng Thống điều hành vận mạng của đất nước, ngay giờ phút đó, ở trong vai tro` đó được gọi là Tổng Thống, nhưng điều đó cũng có nghĩa là trong quá khứ từ vị Tổng Thống thứ nhất cho đến bây giờ đă có nhiều vị Tổng Thống, và ở trong tương lai cũng có nhiều vị Tổng Thống nữa, và không phải một người gọi là tổng thống thi` chỉ có một vị duy nhất có tên gọi là tổng thống mà thôi, do đó không phải là một chức tước hiệu mang đến cho cá nhân, mà chúng ta chỉ cho một người đă đạt đến ở một tri`nh độ ở một công hạnh nhất định nào đó vị đó gọi là Phật Đà.

 

Cũng tương tựa như khi nói về cương vị của một vị Tổng Thống thi` vị Phật mà chúng ta nói ở đây là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay  Đức Phật Tổ Cồ Đàm, Đức Phật Tổ Gotama Ngài ra đời ở trong một tiến tri`nh lịch sử, nếu chúng ta muốn nói là lịch sử hay  một gio`ng thời gian vô lượng kiếp có rất nhiều vị Phật ra đời và Ngài không phải là vị Phật duy nhất.  Để nói về một vị Phật, vị Phật  ai thi` chúng ta có thể nhi`n vào một vị Phật toàn giác với hai khía cạnh;  một là công hạnh, hai là phẩm hạnh.  Công hạnh tức là những gi` mà Ngài làm và phẩm hạnh tức là những giới đức, những phẩm chất đức tánh cao qúi mà chỉ ti`m thấy ở vị Phật không ti`m thấy ở bất cứ ai khác.

 

Khi chúng ta nói về công hạnh hay vai tro` của một vị Phật thi` trước nhất rất cần thiết để nói về vũ trụ quan của đạo Phật.  Trong kinh điển đạo Phật Nguyên Thủy thi` vũ trụ này không có giới hạn về không gian và thời gian, về thời gian thi` tiền tiền vô thủy hậu hậu vô chung, không ai có thể nói được về điểm khởi đầu và cũng không bao giờ có điểm chấm dứt.  Nói về không gian thi` đây là một vũ trụ mênh mông, không có biên giới, không có giới hạn, từ những tinh cầu, những thiên thể được hi`nh thành và ở trong đó một số có sự sống và những sự sống này nó cũng tồn tại ở trong một thời gian nhất định được thành tụ hoạt không, đến một lúc nào đó thi` những tinh cầu này cũng đi đến chỗ già nua và hủy diệt thi` như vậy trong quan điểm của Phật giáo, thế giới này vốn có nhiều khái niệm về sự rộng lớn của không gian và thời gian, và đạo Phật nói rằng không có một giới hạn nào đối với không gian và thời gian khi đề cập đến vũ trụ này.

 

Ở trong kinh Phật nói về sự bắt đầu và kết thúc của một thế giới mà chúng ta gọi là thành trụ hoại không thi` đạo Phật gồm lại gọi là kappa,  một kappa  thường gọi là một đại kiếp.  Có một lần một vị Ty` kheo đến hỏi Đức Phật: 

 

-  Bạch Đức Thế Tôn có thể đưa ra một con số mà thời lượng của một kappa một đại kiếp hay không?

 

Thi` Đức Phật Ngài nói rằng không thể đưa ra một con số được, và vị Ty` Kheo nói rằng:

 

-  Bạch Thế Tôn có thể đưa ra một thí dụ không?

 

Thi` Đức Phật Ngài nói rằng: Có thể và Ngài đă đưa ra một thí dụ;

 

-  Có một tảng đá có chiều kích vuông vức, mỗi một chiều kích như vậy là 7 dặm Anh, ở trong kinh dùng chữ gàvuta ở đây chúng ta tạm gọi 7 dặm Anh, tức là một góc 7 dặm Anh, cao 7 dặm Anh, ngang 7 dặm Anh, sâu 7 dặm Anh, tức là cao 7 miles, sâu 7 miles, ngang 7 miles và là một khối đá.  Có một người cứ mỗi trăm năm thi` họ lấy một miếng tơ lụa họ quét ngang khối đá đó cho đến khi nào khối đá đó bị mo`n đi không co`n nữa thi` như vậy nó vẫn chưa nói hết thời gian tồn tại của một kappa thi` như vậy chúng ta có thể hiểu được thời gian đó dài như thế nào.

 

Ở trong một thế giới như vậy trong kinh Phật cho biết rằng có nhiều giai tầng, nhiều cảnh giới mà chúng sanh sống trong đó.  Cảnh giới nhân loại chúng ta tạm xem là khoảng giữa, ở trên cảnh giới nhân loại có những cảnh giới của những vị thiên, chư thiên, Phạm Thiên và ở dưới cảnh giới của nhân loại thi` chúng ta có thể nói rằng có bốn cơi khổ địa ngục, a tu la, súc sanh, ngă qủi.  Cho dù  vui hay khổ, vui cảnh trời, khổ như trong bốn đường ác đạo, hoặc giả là có cả vui cả  khổ như trong cảnh người, tất cả sự sống của mỗi chúng sanh nó tương tự như cuộc sống của tinh cầu này, của thế giới này của vũ trụ này đó là sự luân chuyển không ngừng của sự vô thường, cái gi` có sanh rồi có diệt, cái ǵ xuất hiện rồi sẽ biến mất, nó phải có tuổi thọ, nó phải có thời gian nhất định, không có cái gi` tồn tại miên viễn thi` đó là một sự thật năo nùng về bản chất của thế giới này.

 

Chúng ta đă nói về sự xuất hiện tồn tại và hủy diệt của một thế giới thi` cũng nói rằng từ trong lời dậy của Phật Pháp thi` sự có mặt của tất cả chúng sanh ở trong cuộc đời này luôn luôn đi theo những chu ky` sanh già đau chết.  Có sanh ra thi` phải có thời gian nào đó già đi đến gần với cái chết và cuối cùng cái chết kết thúc một kiếp sống, nhưng rồi chu ky` không dừng lại ở tại đó mà nó tiếp tục luân chuyển từ đời này qua đời khác ở trong ṿng luẩn quẩn, đạo Phật gọi đó là Samsaravatta hay sự luân hồi.  Và luân hồi là cái gi` lập đi lập lại sự hiện hữu ở trong một thế nào đó của chúng sanh ở trong cuộc đời này nó là sự lập đi lập lại không khác.

 

Ở trong vo`ng luân hồi đó cho dù ở bất cứ cảnh giới nào từ cảnh giới khổ cho đến cảnh giới loài người và cho đến cảnh cao nhất như trời Phạm Thiên, thi` ở bất cứ cảnh nào chúng sanh tuổi thọ hoặc dài hoặc ngắn nhưng đă sanh ra thi` có lúc chung cuộc, có lúc kết thúc và không có một chúng sanh nào trường sanh bất tử, không có một chúng sanh nào không đối diện với sự chết và đây là sự bất toàn của đời sống.  Một khi đời sống này không tồn tại vĩnh viễn mà nó sẽ bị dừng lại một điểm nào đó và bị hủy diệt thi` nó tạo nên một sự trống vắng mà đạo Phật gọi là Dukkha hay là đau khổ hay bất toại nguyện hay không thể măn nguyện được, cho dù chúng sanh sống ở tầng trời rất  cao thi` bởi vi` tuổi thọ có lúc phải chấm dứt, và do vậy sự khổ có mặt ở trong tất cả những cảnh giới chứ không riêng một cảnh giới nào.

 

Khi chúng ta nói về vo`ng luân hồi, nói về cảnh giới của sanh tử thi` Phật pháp cũng nói đến một trạng thái, một cảnh giới ngược lên trên nằm ngoài tất cả những sự chi phối của các điều kiện, nhất là điều kiện vô thường khổ năo, và đó là một trạng thái không bị chi phối bởi già bởi chết, mà ở trong kinh điển tiếng Sanskrit gọi là Nirvana, ở trong Phạn ngữ Nam Phạn chúng tôi gọi là Nibbana thường âm là Nip Bàn hay là Niết Bàn.  Bởi vi` có những trạng thái khổ đau, có những sự bất toàn và có sanh tử nên chi có trạng thái Niết Bàn.

 

Nói về hai cảnh giới của sanh tử và của Niết Bàn thi` có một điều được ghi nhận là từ sanh tử dẫn đến Niết Bàn có một đạo lộ nhất định, và đạo lộ đó nếu đối với một người khéo thực hành, khéo lănh hội, khéo đi tới đạt được đích điểm thi` người đó có thể chứng nghiệm được Niết Bàn.  Con đường này, cuộc hành tri`nh này không phải lúc nào cũng được biết đến ở trong thế gian này, chỉ có một thời ky` nào đó mà chúng sanh ở trong cuộc đời này ti`m ra được một lối thóat giữa tăm tối, giữa vô thường của trần gian này, sau một thời gian và có thể thời gian rất dài không ai co`n biết đến con đường đó, không ai co`n nhớ đến, biết đến, và có khả năng đi theo con đường đó để giải thoát ra khỏi tam giới, và thế giới này được xem như chi`m trong bóng tối mênh mông, rồi ở một thời điểm nào bỗng dưng có một cá nhân ưu việt nỗi lạc tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ lại tái khám phá ra con đường này.  Tái khám phá ra con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát, và không những vậy mà cá nhân ưu việt này co`n có khả năng quản diễn hướng dẫn những người khác để đi theo con đường giải thoát giác ngộ mà mi`nh đă tái khám phá đó, thi` chúng sanh ưu việt mà chúng ta nói đến ở tại đây vị đó chính là Bhuda hay là Phật Đà hay là bậc Giải Thoát Giác Ngộ.

 

Đức Phật lịch sử tức là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như Chư Phật ở trong quá khứ và trong tương lai các Ngài ra đời chỉ là một con người, nhưng lại là một con người phi thường do sự tu tập ba la mật hạnh từ vô lượng kiếp, cho sự huân tập những công hạnh lớn lao từ vô lượng kiếp mà ở trong kiếp chót các Ngài ra đời với một trí phi thường, và với một hùng tâm đại lực mà không ai có thể sánh bằng.  Các Ngài đă đi và đă khám phá ra được con đường, con đường Chư Phật đă khám phá mà Chư Phật đă đi qua, và chẳng những vậy mà các Ngài sau khi khám phá, sau khi chứng ngộ lại đem sự hiểu biết của mi`nh giảng dậy chúng sanh, kể cả những chúng sanh giết hại những người khác, giết những chúng sanh khác, cũng ti`m lại đi theo con đường đó để rồi cuối cùng đạt đến cứu cánh giải thoát và đạo lộ tu tập hướng đến thi` như vậy chúng ta gọi Ngài là một vị Phật và đó là công hạnh của một vị Phật.

 

Ở trong kinh Đức Phật Ngài đưa ra thí dụ về vai tro` của một vị Phật, ở trong thí dụ này Ngài có đề cập đến một ngụ ngôn là có một làng mạc  tất cả những cư dân ở trong đó đều sống trong cảnh lầm thang cơ cực bởi vi` đất đai không mầu mỡ và luôn luôn phải sống với sự đói kém, thế rồi có một người có tài trí có hùng tâm có quyết tâm muốn đi vào trong rừng, muốn ti`m về một vùng đất màu mỡ hơn, muốn ti`m về một nơi sống mà cư dân có thể an cư lạc nghiệp, người này ở trong lúc đi ti`m kiếm lại khám phá ra một con đường, con đường này lại dẫn người này đến một nơi rạng  rỡ tươi đẹp, đó là một thành phố cổ đă bị chi`m vào trong lăng quên không biết tự bao giờ, người này sung sướng ti`m được những ṭa lâu đài tráng lệ vốn không có ai ở và bao nhiêu vùng đất phi` nhiêu mà người xưa tự bao giờ đă khai khẩn và với gia tài vĩ đại và với sự khám phá to lớn đó, người đó đă  trở về lại làng mạc của mi`nh dẫn tất cả những cư dân đang sống trong điều kiện đói kém nghèo khổ đến để định cư ở trong một thành phố cổ nguy nga tráng lệ sung túc mà mi`nh vừa khám phá.  Đức Phật dùng thí dụ này để chỉ cho công hạnh của Chư Phật giữa thế gian đau khổ nghèo nàn, giữa một thế gian có nhiều khổ lụy thi` một cá nhân lỗi lạc, cá nhân lại lên đường và ti`m ra chân ly', chân ly' ở đây là con đường xưa, con đường mà Chư Phật đă khám phá, Chư Phật đă đi qua và từ con đường này vị này đă ti`m lại với một gia tài tâm linh đồ sộ như là một lâu đài cổ kính vẫn co`n nguyên vẹn tốt đẹp, đó là sự tái khám phá chân ly', tái khám phá ra hành tri`nh dẫn đến chân ly' và vị này từ điểm đó đă mang về trao gửi hướng dẫn truyền đạt lại cho những người cùng lớn lên trong thế hệ của mi`nh. Đức Phật Ngài dùng thí dụ đó để chỉ cho vai tro` của một vị Phật, một người tái khám phá ra chân ly' mà quảng diễn hướng dẫn người khác đi theo hành tri`nh đó chứ không phải là người tạo ra chân ly' hay một con người biến hoá biến hiện ra điều gọi là sự thật hay chân ly'.

 

Khi Đức Phật khám phá ra hành tri`nh dẫn đến giác ngộ giải thoát, tự thân của Ngài chứng đạt quả vị giác ngộ giải thoát, Ngài truyền đạt lại cho chúng sinh và những người thực hành chứng đạt cứu cánh giải thoát thi` sự chứng đạt đó không khác gi` với điều Đức Phật đă chứng đạt.  Có rất nhiều vị nhờ vào sự chứng đạt, nhờ vào sự chỉ dẫn của Đức Phật cũng đi theo hành tri`nh và đạt đến chỗ rốt ráo giải thoát, giải thóat một các viên măn, các Ngài được gọi là Arahan  hay  A La Hán hay  bậc vô sanh giải thoát.  Đúng nghĩa chữ Alahan có nghĩa là bậc ứng cúng là những bậc hoàn toàn trong sạch xứng đáng được cúng dường và những vị này cũng nếm được hương vị giải thoát giống như Đức Phật, những vị này cũng đạt được điều mà Đức Phật đă đạt được, có khác chăng Đức Phật là người tự mi`nh khám phá ra con đường đó và những vị này là những vị được Đức Phật chỉ điểm khai thị hướng dẫn, do đó chúng ta gọi sự khác biệt giữa một vị Phật Toàn Giác và những Thánh Đệ Tử Phật.

 

Chúng ta đă nói về công hạnh của một vị Phật Toàn Giác bây giờ chúng ta hăy nói sang một khía cạnh khác đó là phẩm hạnh của một vị Phật Toàn Giác, các Ngài được gọi là ứng cúng là bậc trọn lành là bậc đă đoạn tận phiền năo.  Phiền và năo là cái gi` làm vẩn đục, làm dơ bẩn nội tâm những phiền năo đó hoàn toàn tuyệt đối không có ở Chư Phật, các Ngài đă đoạn tận, đoạn tận đến mức bất thối chuyển, đoạn tận đến mức tuyệt đối.  Gọi là tuyệt đối bởi vi` không co`n có một chút dư xót nào, gọi là bất thối chuyển có nghĩa là ở trong tương lai không thể nào có thể đáo lai, có thể trở lại trạng thái cũ gọi là bất thối.  Đạt đến trạng thái bất động có nghĩa là không có điều gi` mà liên quan đến tham sân si phiền năo mà có thể chi phối được các Ngài.  Chúng ta biết được có ba thứ phiền năo chính  tham, sân, và si, và từ những trạng thái chính này nó có những biến chứng như kiêu mạn, hoài nghi, tà kiến v.v... thi` đối với tất cả những phiền năo dù thôi dù tế Chư Phật đă đoạn tận không thể làm cho sanh khởi được, giống như cây kè hay  cây palm một khi đă chặt ngọn rồi thi` nó không thể sinh khởi được nữa, thi` ở đây tương tựa như vậy, một vị đă đoạn tận phiền năo và đặc biệt đối với một vị Phật thi` không thể sanh khởi phiền năo nữa mà sự sanh khởi đó nó không co`n là trạng thái của sự thối chuyển trở lại ban đầu nữa, chúng ta gọi đó là một phẩm hạnh cao quí của Chư Phật.

 

Kính thưa quí Phật tử, chúng tôi xin tạm kết thúc buổi học hôm nay ở tại đây, ngày hôm nay chúng tôi đă làm một thí nghiệm đó là đem chương tri`nh của lớp Phật Học của lớp Hàm Thụ do Ngài Bodhi một vị Sư người Mỹ một vị tiến sĩ triết học, và cũng là một người đă từng làm giám đốc thư quán Phật giáo tại Tích Lan với rất nhiều tác phẩm gọi là dịch phẩm và tác phẩm biên soạn, chúng tôi tin rằng những tài liệu này đưa chúng ta trở về với những lời dậy căn bản.  Phần lớn cái học của người Phật tử Việt Nam tự học do sự suy luận, ít có khi chúng ta chịu khó đặt cơ sở cho vững chắc về thế nào là những y' nghĩa căn bản của các từ vựng Phật học, và thế nào là y' nghĩa căn bản của các bài học Phật pháp, và vi` vậy chúng tôi thử làm một lần đem những bài học đó thí nghiệm tại đây thử xem có mang lại lợi ích cho qúi Phật tử hay không.  Bởi vi` mỗi một bài học tương đối dài, và cộng với phần dịch của chúng tôi thi` hiện tại chúng tôi vẫn chưa biết rằng nó có thích hợp với những chương tri`nh sinh hoạt như trong paltalk hay không, tuy nhiên nếu trong trường hợp nào mà qúi Phật tử muốn có được những bài giảng này bằng Anh ngữ thi` chúng tôi có thể gửi tặng cho qúi vị, và nếu mà qúi vị muốn tiếp tục chương tri`nh dậy hàm thụ này với những bài học của chương tri`nh hàm thụ trong tương lai thi` mỗi tuần chúng tôi có thể trở lại tiếp tục công việc như ngày hôm nay đó là mở băng giảng cho quí vị nghe đồng thời chúng tôi cũng chuyển dịch lại, những vị nào có thể nghe trực tiếp thi` điều đó rất qúi, co`n những vị nào cảm thấy hơi khó nghe thi` quí vị có thể kiên nhẫn một chút, chúng tôi hy vọng rằng ở trong khả năng dịch thuật khiêm tốn của chúng tôi, chúng tôi có thể giúp cho qúi vị nghe được một phần nào cái y' nghĩa của bài học ở trong này.  ./.