Con thành kính đê đầu cảm tạ ơn Thầy TT Giác Đẳng trong
suốt chuyến đi Thầy đã lo lắng săn sóc từ tinh thần đến vật chất cho phái
đoàn. Phải nói rằng con thật xúc động trong những lần trời mưa chúng con
vừa ướt và vừa lạnh thì Thầy đi trong cơn mưa để mua dù cho từng người
trong phái đoàn, khi đến các siêu thị mọi người lo mua sắm đồ kỷ niệm thì
Thầy lại đi mua từng gói bánh, gói kẹo, từng chai nước để lên xe phát cho
chúng con. Khi xe bus lăn bánh chúng con mải mê nhìn ngắm phong cảnh hai
bên đường thì Thầy giảng những bài Phật Pháp và giảng về các di tích lịch
sử của từng địa phương rất là lợi lạc cho chúng con. Tấm chân tình của
Thầy giống như người Từ Phụ lo lắng cho đàn con ham vui. Con không biết
nói gì hơn là con muôn ngàn lần cảm tạ ơn Thầy, người Thầy đáng kính của
chúng con. Nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ Thầy có thật nhiều sức khỏe để
tiếp tục hoằng pháp lợi sanh. Con kinh cảm tạ ơn Thầy đã cho con CD
hình chụp của chuyến đi. Và kính cảm ơn qúi anh chị: Anh chị Long, Anh
Nguyễn Văn Hoà, chị Vân, cô Duyên, cô Linh đã gửi những hình ảnh của
chuyến đi để hoàn tất trang ký sự "Hành Trình về Phương Đông - Nhật Bản và
Đại Hàn"
Mamo Buddhaya
Pt Minh Hạnh
Phái đoàn hành hương của Phật tử chùa Pháp Luân bắt đầu từ thứ Ba ngày
14 tháng 4 năm 2008 đến ngày thứ Hai ngày 28 tháng 4 năm 2008 cho một tuần
lễ viếng thăm Nhật Bản, một tuần lễ viếng thăm Đại Hàn. Một chuyến hành
hương mà tôi hằng ao ước, Nhật Bản và Đại Hàn là hai quốc gia Phật giáo mà
tôi hằng chiêm ngưỡng những ngôi chùa cổ tầm cỡ vĩ đại, phong cảnh hùng vĩ
mà tôi có nhiều lần đã sưu tầm và dịch thuật về những ngôi chùa cổ của hai
nước này, tôi đã ao ước rằng một lần trong đời phải được đến chiêm ngưỡng
vẻ đẹp cổ kính của những ngôi chùa cổ đó thì nay tôi đã thực hiện được
điều mơ ước này. Với khung cảnh hùng vĩ, những tôn tượng vĩ đại trang
nghiêm cổ kính, cùng với mái chùa rêu phong thanh lịch đã đưa hồn chúng
tôi hòa nhập với khung cảnh thiêng liêng ấy mà chúng tôi không bao giờ
quên được. Phong cảnh với những núi rừng bao la, bãi biển mênh mông thiên
nhiên, mát mẻ. Người dân thanh lịch và thân thiện. Tất cả những thứ đó đã
tạo cho người du khách một niềm an lạc không phiền não. Phái đoàn chúng
tôi gồm 14 người kể cả Thầy Trụ Trì TT Thích Giác Đẳng. Suốt trong cuộc
hành trình chúng tôi được săn sóc từ tinh thần qua các bài pháp Thầy ban
cho, rồi đến các bữa ăn sáng, trưa, chiều đều được chu cấp rất thịnh soạn.
Tối đến thì được nghỉ trong các khách sạn sang trọng mà nếu một mình vào
nghỉ tại các khách sạn này thì thật tình tôi không dám nghĩ tới với số
tiền phòng của khách sạn thuộc cấp quốc tế 5 sao. Về ăn uống thì tại
Nhật phần chính là sushi một loại cá sống với rất nhiều loại sushi lạ mắt
và ăn rất ngon chẳng hạn như Salmon Nigiri Sushi, Nigiri Toro (fattly tuna
belly), Salmon roll, Salmon Skin Maki Rolls, những miếng cá tuna hoặc
salmon cắt miếng hình chữ nhật to khoảng 2 inch trông rất ngọt ngào thấy
là muốn ăn thử ngay, đặc biệt không có mùi tanh của cá, có cơm trắng và xì
dầu đi kèm để những ai không thể ăn cá sống thì ăn cơm trắng với xì dầu.
Tất cả những bữa ăn tối và ăn sáng đều tại khách sạn rất sang
trọng. Tại Đại Hàn thì thực phẩm chính là kim chi, có rất nhiều loại
kim chi được dọn ra, thông thường là ba hoặc bốn món kim chi và một món ăn
chính là sào hoặc canh. Tất cả các bữa ăn trưa và tối đều là thực phẩm
tươi nấu tại bàn để thực khác thưởng thức, nghĩa là trước mặt khách trên
bàn ăn là một bếp ga nhỏ trên đó đặt chảo hoặc nồi tùy theo món ăn, chẳng
hạn món ăn là canh thì họ để một cái nồi lên bếp ga nhỏ đặt trên bàn và đổ
nước sôi vào nồi (không nêm muối hay đường hay bột ngọt) rồi từ từ bỏ rau
cải, thịt heo hoặc thịt bò, hoặc cá vào, khi tất cả mọi thứ sôi lên chín
đều thì bắt đầu múc vào chén cơm trước mặt của mỗi người. Nếu là món sào
thì họ để cái chảo lên bếp ga rồi từ từ để rau, thịt vào sào, khi rau và
thịt chín thì múc vào chén cơm trước mặt của khách. Phần lớn là các món
sào và canh đều để ớt rất cay, những vị nào không ăn cay được thì đành ăn
cơm với xì dầu. |
|
|
Thứ Ba, ngày 14 tháng 4 năm 2008 |
Chúng tôi có mặt tại sân chùa Pháp Luân lúc 3:00 để tháp
tùng phái đoàn ra phi trường George Bush, Houston, bay qua Los Angeles rồi
từ Los Angeles chúng tôi được đưa qua Đại Hàn. Tại phi trường Đại Hàn nghỉ
2 tiếng chuyển tiếp chúng tôi lại tiếp tục bay qua Nhật Bản.
|
|
Thứ Sau' 18 tháng 4 năm 2008 - SLIDE SHOW - Naritasan
Shinshoji temple, Asakusa Kannon Temple |
Trời
mưa tầm tã. 7 giờ ăn sáng tại hotel đến 8:00 phái đoàn ra xe bus để thăm
viếng ngôi chùa Naritasan Shinshoji là một ngôi chùa lớn nhất tại thành
phố Narita, gần phi trường Narita. Chùa Naritasan Shinshoji được thiếp lập
khoảng năm 940 thuộc phái Chân Ngôn, Tân Ngôn Tự là một tông phái lớn tại
Nhật Bản. Xe bus dừng tại một bãi đậu xe cách chùa một con đường của khu
buôn bán, chúng tôi được người hướng dẫn cho mượn mỗi người một cây dù,
khí hậu khoảng 50 độ F, đối với tôi thì như vậy khá lạnh. Đoàn người tay
cầm dù, lần lượt đi trong mưa lạnh để đến thăm viếng ngôi chùa đầu tiên
trên đất Nhật. Phái đoàn may mắn đến nơi đúng lúc có khóa lễ, mọi người
vào tham dự khoá lễ trong niềm tin kính cẩn. Theo lời Thầy TT Giác Đẳng
thì tại Nhật Bản hiếm khi du khách được thấy Chư Tăng tại các ngôi chùa,
trừ khi có khóa lễ. Chư Tăng tại Nhật Bản phần lớn theo phái Tân Tăng,
theo truyền thuyết thì Thanh Đoan Đại Sư là người đầu tiên lập gia đình
với công chúa Nhật và thành lập ra phái Tân Tăng. Chùa Naritasa Shinshoji
là ngôi chùa chính của phái Shingson đã có trên 1000 năm lịch sử. Tại đây
phái đoàn sau khi vào lễ Phật, đã đi chiêm bái cảnh chùa và chụp nhiều
hình để làm lưu niệm. Rời ngôi chùa Naritasan Shinshoji, trời vẫn mưa
tầm tã, mọi người vừa ướt như chuột vừa lạnh, chúng tôi đến thăm chùa
Asakusa Kannon Temple. Dựa theo truyền thuyết thì vào thế kỷ thứ 7 (628),
ba người ngư phủ ra khơi bị nạn và đã thoát chết khi trở về họ lập lên
ngôi chùa Asakusa Kannon Temple, chùa hoàn tất năm 645 và trở nên một ngôi
chùa cổ nhất nước Nhật. Ngôi chùa được trùng tu nhiều lần và trở thành
ngôi chùa lớn hơn nhiều lần ngôi chùa nguyên thủy. Đối diện ngôi chùa là
một khu buôn bán những sản phẩm lưu niệm và ngay trước mặt tiền của chùa
là một hồ nước, rất đông Phật tử đứng xếp hàng để được múc nước ở hồ để
uống hoặc rửa tay, người dân Nhật tin tưởng khi uống nước tại hồ nước
trước cửa chùa sẽ được may mắn. Vì trời mưa khá lớn nên chúng tôi sau khi
lễ Phật thì đứng ở hành lang chùa để nhìn ngắm phong cảnh chùa dưới mưa,
một cảnh thật là đẹp và nên thơ, mặc dù gió làm không khí khá lạnh.
Chúng tôi được đưa đến ăn trưa tại một nhà hàng gần đó, sau bữa ăn
trưa chúng tôi đi xuyên qua cây cầu Rainbow để vào thành phố Odaiba để
thăm viếng Mega Web. Kế đến chúng tôi được đưa đến thành phố mua sắm có uy
tín nhất tại Nhật Bản, con đường tên là Ginza, hai bên đường là những tiệm
buôn bán mỹ phẩm, quần áo thời trang, giầy dép, các loại túi sách, bóp, kể
cả các đồ lưu niệm cho du khách có thể mua đem về làm quà. Những hàng hoá
tại đây là những sản phẩm tốt đắc tiền, phần lớn du khách chỉ nhìn ngắm
chứ không dám mua vì giá cả quá đắt. Hầu hết những thương hiệu nổi tiếng
đều có một cửa tiệm trên con đường này. Trời vẫn mưa tầm tã, chúng tôi hoà
mình trong đám đông đi mua sắm dưới mưa, một hình ảnh ngoại mục mà tôi
chưa từng chứng kiến đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong tôi đó là đa số người
dân Nhật mặc âu phục màu đen, dường như đó là đồng phục của người dân
Nhật, họ trông thật thanh lịch trong những bộ quần áo vét màu đen sơ mi
trắng hoặc đầm đen, tay cầm dù đen hoặc trắng tràn ngập trên đường phố
Gina, tôi đã quên cái lạnh và ướt của một chiều mưa Nhật Bản trong niềm
ngưỡng mộ một dân tộc văn minh hiện đại . Chúng tôi tiếp tục đi trong
vòng đô thị của Tokyo, đến trạm xe lửa lớn nhất của Tokyo và thăm thành
phố Tokyo ban đêm. Đêm chúng tôi được nghỉ tại khách sạn Tokyo Dome.
Xem
SLIDE SHOW - Naritasan Shinshoji temple, Asakusa Kannon Temple, Xem
SLIDE SHOW - Pho Ginza mot ngay mua
|
|
|
Thứ Bảy 19 tháng 4 năm 2008 - chua Hakone
|
Sau khi ăn sáng tại khách sạn, chúng tôi đến thăm ngôi
chùa Hakone Shrine tại Hakone ở phía Tây Nam của thành phố Tokyo gần núi
Phú Sĩ. Trên đường đến Hakone xe bus chở chúng tôi xuyên qua một đường hầm
nằm ngầm dưới đáy biển. Chùa Hakone Shrine vị trí ngay dưới chân núi
Hakone dọc theo bờ hồ Ashi. Ngôi chùa được xây xâu bên trong rừng núi cảnh
trí rất thanh tịnh với những rừng cây xen lẫn hàng tre xanh mướt cao vút
lưng trời, nhưng người ta có thể nhìn thấy cái cổng được sơn màu đỏ cam
dựng ngay trên mặt hồ. Tại nơi đây chúng tôi đã chụp rất nhiều hình lưu
niệm.
Rời chùa Hakone Shrine chúng tôi đến vùng Owakudani có
suối nước nóng, nước sôi liên tục và ở độ nóng có thể luộc chín những quả
trứng gà trong vòng vài phút, nước sôi bốc hơi nghi ngút tạo nên một vùng
mờ ảo trong làn khói nước cảnh đẹp tuyệt vời. Chúng tôi được Thầy TT Giác
Đẳng đãi trứng luộc chấm muối tiêu. Một điều lạ là trứng sau khi luột tại
suối nước nóng này thì vỏ trứng có màu đen tuyền, trông rất lạ mắt. Thầy
giảng rằng trứng luộc tại suối nước nóng ăn rất bổ, thế là mọi người ăn
rất ngon lành, riêng ông xã tôi ăn một hơi hai quả trứng luộc, không biết
có phải vì nghe Thầy nói ăn bổ hay tại đang đói bụng vì cũng sắp tới giờ
ăn trưa???. Sau đó đến thăm hồ Ashi, tại đây chúng tôi đáp một chuyến
thuyền chở phái đoàn vòng quanh bờ hồ. Rời hồ Ashi chúng tôi được chở đến
hồ Hamana. Buổi tối chúng tôi nghỉ tại khách sạn Hamana Hukusatei Onsenl,
tại khách sạn có suối nước nóng thiên nhiên. Sau khi ăn tối tại khách sạn
chúng tôi về phòng để chuẩn bị đi tắm suối nước nóng. Người dân Nhật tin
tưởng rằng tắm nước nóng từ lòng suối thiên nhiên người ta trở lên khỏe
mạnh và dứt trừ được nhiều căn bệnh, do đó việc tắm suối nước nóng rất
thịnh hành tại nước Nhật.Chúng tôi đã có một buổi tốt tắm suối nước nóng
rất vui vẻ.
Xem
SLIDE SHOW suoi on tuyen Owakudani
Xem
SLIDE SHOW canh chua Hakone
Xem
SLIDE SHOW canh ho Ashi
Xem
SLIDE SHOW canh ho Hamana Onsen |
|
|
Chủ Nhật 20 tháng 4 năm 2008 |
Sau khi ăn sáng tại khách sạn, chúng tôi được đưa đến
Wakayama là thành phố phía nam của thành phố Osaka, sau đó chúng tôi đến
vùng Kumano Ancient Morality, và Onigajo rock, sau cùng chúng tôi đến thăm
thác nước Nachi cao 133 meters. Rời thác nước chúng tôi đi thăm ngôi đền
Kumano Grand Shrine nơi Thiên Hoàng được sanh ra. Theo truyền thuyết thần
thoại thì dòng dõi của Nhật Hoàng xuất thân từ nữ thần mặt trời của Thần
Đạo Amaterasu, và đã cha truyền con nối để trị vì đất nước Nhật Bản từ
nhiều ngàn năm. Do dòng dõi thiêng liêng này, nhiều người Nhật xem Nhật
Hoàng như một hình tượng thiêng liêng. Ngôi đền xây trên ngọn núi cao,
chúng tôi leo lên hàng trăm bậc thang để đến khuôn viên của đền, tại khuôn
viên đền có nhiều cây anh đào trắng, bông nở rộ trắng như tuyết trông rất
đẹp, chúng tôi cùng chụp hình lưu niệm tại đây. Sau đó bữa ăn trưa tại một
tiệm ăn Nhật Bản, không có ghế ngồi, tất cả mọi người trong phái đoàn đều
ngồi bệt dưới sàn để dùng cơm, cách ngồi này rất là khó vì chân cẳng không
biết ngồi sao cho đúng, ngồi duỗi thẳng chân thì đụng người ngồi đối diện,
nhưng nếu ngồi lên chân mình thì tê chân làm sao chú tâm để ăn cơm được,
thật là khó.
Buổi chiều chúng tôi đến thăm thành phố Hashikui-iwa Rock
- Thành phố ma thị. Ăn tối tại khách sạn Katsưura Urashima SPA Hotel,
khách sạn được xây trên trườn ngọn núi do đó có nguồn nước nóng từ trong
núi chảy ra tạo thành suối nước nóng thiên nhiên cho khách thưởng thức,
một lần nữa chúng tôi được dịp tắm suối nước nóng tại đây. Xem
SLIDESHOW Thanh pho Ma Xem
SLIDESHOW Den tho Thien Hoang Xem
SLIDESHOW Thac nuoc Nachi |
|
|
Thứ Hai 21 tháng 4 năm 2008 |
Ăn sáng tại khách sạn, đến 8:00 lên xe bus đi công viên Kushimoto. Thăm
viếng trung tâm nuôi rùa và nhìn phong cảnh biển và chúng tôi xuống coi cá
dưới lòng biển (aquarium). Kế đến leo 50 met cao của ghềnh núi Sandanbeki.
Sau đó dùng thang máy để xuống hang núi nơi đây ngày xưa là nơi trú ẩn của
đoàn cướp biển, nơi trú ẩn này cũng rất ngăn nắp, chúng tôi thấy nơi đây
được chia làm nhiều phòng, có phòng cho lãnh chúa ở, có phòng họp, phòng
thờ Phật Bà Quan Âm, phòng ăn, có nhiều ngõ ngách ăn thông ra biển. Tất cả
các phòng dù trang bị thô sơ nhưng cũng chứng tỏ ngày xưa nơi đây là nơi
trú ẩn của những người có tài lãnh đạo. Về sau Thiên Hoàng chiêu dụ nên
đoàn cướp biển đầu quân Thiên Hoàng và trở thành hải quân Nhật Bản giúp
Thiên Hoàng giữ nước.
Rời nghềnh núi Sandanbeki chúng tôi đến Osaka vào lúc trạng vạng tối,
tại đây chúng tôi có thời gian đến trung tâm mua sắm Dotonbori là một
trong những nơi chủ yếu của các chuyến du lịch đến Osaka, Nhật Bản. Có rất
nhiều tiệm bán đủ loại sản phẩm và nhiều tiệm ăn nằm dọc hai bên đường.
Mọi người chia thành từng nhóm nhỏ để không bị lạc, đường phố người đi mua
sắm chen chúc nhau, đông ơi là đông, một điều làm tôi chú ý là trong tất
cả những trung tâm mua sắm, hoặc những phố buôn bán thì người đi lũ luợt,
giống như người ta đi chảy hội, đông vô cùng. Điểm hẹn đầu đường nơi chúng
tôi xuống xe bus. Tôi và ông xã đi bộ dọc theo khu phố bán hàng đến cuối
đường là một công viên và các hàng quán bán hàng dọc theo một con sông
đào, cảnh tượng giống như giòng sông đào chảy xuyên qua thành phố Venice
của Ý. Chúng tôi tạm dừng nghỉ tại đây để chờ đến giờ hẹn thì trở lại điểm
hẹn, vì mấy ngày qua đi nhiều nên chân đã thấm đau do vậy không dám đi
nhiều nữa. Đến giờ hẹn mọi người tụ lại điểm hẹn và được đưa đến một nhà
hàng Tàu ăn cơm tối, sau đó thì về khách sạn nghỉ ngơi dưỡng sức để ngày
mai đi tiếp. Xem
SLIDESHOW cong vien Kushimoto, aquarium, Sandanbeki Xem
SLIDESHOW shopping Dotonbori |
|
|
Thứ Ba 22 tháng 4 năm 2008 |
Chúng tôi đi thăm lâu đài Osaka, là một lâu đài nổi tiếng
của Nhật vào thế kỷ thứ 15 trong thời đại của tướng Toyotomi Hideyoshi.
Toà lâu đài nguyên thủy đã bị tàn phá năm 1615, nay đã được xây dựng lại
là một toà lâu đài cao năm tầng nhìn từ bên ngoài nhưng bên trong thì bao
gồm tám tầng. Diện tích chung quanh lâu đài là 60,000 mét vuông chứa đựng
13 công trình kiến trúc quan trọng, trong đó bao gồm đền thờ Toyokuni, và
một vườn hoa anh đào đang mùa nở rộ đẹp rực rỡ khiến phái đoàn tham quan
phải trầm trồ trước muôn ngàn đóa hoa anh đào đang đua chen khoe sắc mà
quên cả giờ hẹn phải lên xe bus, phái đoàn đã trễ 1 tiếng. Phái đoàn được
chở đi ăn trưa tại một tiệm ăn trong khu chợ cá, sau khi ăn trưa xong phái
đoàn có thì giờ tự do đi dạo trong chợ cá để mua sắm tùy thích. Tuy nói là
chợ cá, thật ra khu chợ gồm hai phần, một phần bán các thực phẩm ăn chơi
như mực khô, và các sản phảm khô làm từ hải sản. Một phần bán đủ lại cá
tươi, tất cả các gian hàng đều tươm tất và rất sạch sẽ khô ráo, không có
mùi tanh, người bán rất lịch sự nhã nhặn. Rời chợ cá phái đoàn được đưa
đến nhà ga xe lửa tốc hành Bullet Train với hệ thống tàu điện siêu tốc
Shinkansen vận tốc 320 km/giờ, đi từ Osaka đến Tokyo chỉ mất 1 giờ đồng
hồ. Thành phố Tokyo là thủ đô thứ hai của Nhật Bản . Khi đến nhà ga Tokyo
có rất nhiều tiệm bán hàng ở nhiều tầng lầu, người đến mua sắm rất đông,
vai chen vai, chúng tôi phải chia ra từng nhóm nhỏ để khỏi bị lạc nhau.
Rồi nhà ga chúng tôi được đưa đến viếng ngôi chùa cổ
Kiyomizudera tọa lạc trên một triền núi ở phía Tây Kyoto và được liệt kê
trong danh sách tài sản thế giới (Unesco World Heritage). Chùa
Kiyomizudera xây vào năm 798 trên triền núi, đến năm 1633 thì chùa được tu
bổ lại. Tên chùa là Kiyomizu có nghĩa là giòng nước trong lành. Chùa rất
đông người như ngày hội, nếu đi không có chánh niệm sẽ đụng lung tung,
chúng tôi vào đến sân chùa thì mọi người trong phái đoàn không còn đi một
nhóm nữa mà chia thành từng nhóm nhỏ . Đứng bên khuôn viên của chùa chúng
tôi có thể nhìn phong cảnh của thành phố Kyoto ở tầm xa cảnh rất ngoạn
mục. Tại một phía trong khuôn viên chùa có ba giòng nước suối thiên nhiên
từ trong núi chảy ra được gọi là ba giòng nước thiên tiêu biểu cho: Sức
khỏe, tiền tài, và tình yêu. Rất đông người xếp hàng để được uống những
giòng nước suối này, trời đang nóng mà uống được giòng nước mát này thì
rất là thú vị. Chùa vẫn còn giữ được nhiều di tích cổ xưa như một toà tháp
cổ đã được xây dựng trên 1300 năm, ngôi tháp vẫn còn phong độ không thay
đổi tuy nhiên ngày nay không còn dùng nữa vì vấn đề an toàn, du khách có
thể đi chung quanh ngôi tháp chụp hình lưu niệm.
Chúng tôi đến thăm ngôi chùa Heian Jingu Shrine, toạ lạc
tại thành phố Kyoto, chùa xây năm 1895, thuộc phái Shrinto, chùa vinh danh
hai vị hoàng đế: Kammu (737-806) người đã khám phá ra Kyoto năm 794, và
Komei (1831-66), vị hoàng đế cuối cùng trị vì tại Kyoto trước khi thủ đô
dọn về Tokyo. Cổng ngôi chùa được dựng trên con đường đông đúc xe cộ và
được xây vào năm 1929, cao 24.2 met, cổng chùa biểu tượng cho tông phái
Shrinto, sơn màu đỏ cam trông rất bắt mắt.
Sau đó đến thăm Kansai. Buổi tối chúng tôi được đưa đến
nhà hàng đặc sản của Nhật Bản, tại đây có nhiều món cá sống và thịt bò với
lò nướng để tự du khách nướng và thưởng thức món ăn Nhật Bản. Xem
SLIDESHOW Thanh Co Osaka
Xem
SLIDESHOW nhung canh chua
Xem
SLIDESHOW Ga Xe Lua |
|
|
Thứ Tư 23 tháng 4 năm 2008 |
Ăn sáng tại khách sạn xong chúng tôi được trở ra phi
trường để về Đại Hàn. Khi đến Đại Hàn thời gian đã về chiều, người hướng
dẫn cho xe bus chở chúng tôi đến trung tâm mua sắm, phái đoàn chia thành
những nhóm nhỏ dạo quanh trung tâm mua sắm. Trung tâm mua sắm có nhiều
tầng lầu, mỗi tầng lầu bán một loại sản phẩm đặc biệt, giá cả phải chăng,
nhưng phải trả giá kẻo bị mua hớ. Sau đó chúng tôi được đưa đến một tiệm
ăn Đại Hàn, ngày đầu tiên ăn cơm Đại Hàn lạ miệng nên ăn rất ngon nhưng
gia vị thì cho nhiều ớt nên rất cay. Sau khi dùng cơm tối chúng tôi được
đưa về khách sạn Inter Continental là một khách sạn hạng 4 sao rất sang
trọng, đối diện bên đường là ngôi chùa Phụng Ân (Bungan) rất lớn. Ngôi
chùa về ban đêm nhưng chúng tôi cũng rất dễ nhận thấy vì chùa được trang
trí lồng đèn rất nhiều ở cổng chùa có ba lồng đèn vĩ đại hình dạng của ba
đại hồng chung, còn chung quanh chùa thì treo rất nhiều lồng đèn thắp sáng
rực rỡ cả ngôi chùa. Xem
SLIDESHOW thanh pho Dai Han |
|
|
Thứ Năm 24 tháng 4 năm 2008 |
Ăn sáng tại một tiệm ăn Đại Hàn, sau đó chúng tôi được
chở ra phi trường để đến đảo Tế Châu (Jeju-Do). Độ một giờ bay thì chúng
tôi đến đảo Tế Châu, đảo Tế Châu nổi tiếng đẹp, khí hậu mát mẻ với phong
cảnh hữu tình. Chúng tôi ở đảo Tế Châu một ngày và đi thăm những thắng
cảnh hữu tình của đảo Tế Châu như vùng Yongduam Rock là nơi tạo thành do
ngọn núi lửa phun lên từ hai triệu năm trước với những tảng đá đen và có
tảng đá hình con rồng rất đẹp, sau đó chúng tôi đến thăm thác nước Jeong
Bang. Sau đó chúng tôi đi thăm làng kiểu mẫu của cư dân đảo là làng Jeju
để biết về cuộc sống của người dân Tế Châu vào thế kỷ thứ 19. Rời làng
kiểu mẫu chúng tôi được đưa đến một con đường lên dốc xe tắt máy nhưng vẫn
lăn bánh lên dốc làm mọi người rất ngạc nhiên về hiện tượng thiên nhiên kỳ
thú này, chúng tôi xuống xe đi bộ trên đoạn đường này và cảm thấy có một
hấp lực kéo trì chúng tôi lại khi chúng tôi thả bộ xuống dốc của đoạn
đường này. Ăn cơm tối tại một tiệm ăn Đại Hàn và check in vào khách sạn
Jeju Hyatt là một khách sạn hạng 5 sao, phòng sở rất rộng và trang hoàng
sang trọng, chúng tôi sau khi nhận phòng để vali vào phòng xong chúng tôi
trở ra đi dạo trong công viên của khách sạn. Công viên của khách sạn kiến
trúc rất vĩ đại giống như khu giải trí, bao gồm nhà hàng, hòn núi giả, hồ
phun nước. v.v.. phong cảnh rất là đẹp. Xem
SLIDESHOW Cong Vien Yogduam Rock. Xem
SLIDESHOW Phong canh hotel tai Jeju |
|
|
Thứ Sáu 25 tháng 4 năm 2008
Chúng tôi đi thăm một làng dân cư người Tế Châu, tại đây
chúng tôi học được cách sinh sống hàng ngày của người dân bản xứ và cách
nuôi heo của người dân bản xứ, chúng tôi đã kinh ngạc khi biết được cách
nuôi heo của người dân này. Sau đó chúng tôi đến thăm Seongsan Ilchulbon
Peak. Vùng này nổi lên từ dưới đáy biển trong một lần ngọn núi lửa hoạt
động vào 100,000 năm về trước. Kế đến chúng tôi đến thăm ngôi chùa
Yakchunsa là một ngôi chùa lớn nhất của đảo Tế Châu, xây bên triền núi cao
30 mét (tương đương với chiều cao của một toà nhà 10 tầng) và chu vi của
ngôi chùa là 3,305 mét vuông, được coi như là công trình kiến trúc lớn về
văn hóa của đảo Tế Châu. Bên trong chánh điện thờ tôn tượng Đức Phật cao 5
mét, đặt trên bệ cao 4 mét. Hai bên tường là những bức tranh họa về đời
sống của Đức Phật được điêu khắc rất tinh vi và linh động, và chùa có hàng
ngàn pho tượng cổ tuyệt đẹp, tại hành lang của chùa có treo một cái chuông
nặng 18 tấn. Hàng ngàn du khách viếng thăm mỗi ngày để cầu nguyện. Dọc
trong khuôn viên chùa có nhiều kỳ hoa dị thảo, cảnh rất đẹp, phái đòan vào
đến sân chùa thì tản mát mỗi người một nơi, rất là khó thấy nhau vì chùa
quá đông du khách đến thăm viếng.
Rời chùa Yakchunsa chúng tôi chực chỉ đến toà nhà "All In
- Ván bài tình yêu " là nơi phim trường dựng lên để đóng cuốn phim "All In
- Ván bài tình yêu" một phim được nhiều độc giả trẻ của Đại Hàn ưa thích,
phim trường dựng trên một ngọn núi, từ dước chân núi lên tới phim trường
chúng tôi đi bộ khoảng 2 cây số, đó chỉ là một ngôi giáo đường dựng lên
trên sườn núi, nằm ven bờ biển, cảnh rất hữu tình nên thơ, nhưng hôm đó
gió lộng nhiều nên chúng tôi cảm thấy trời rét lạnh, tuy nhiệt độ chỉ vào
khoảng 50 độ F. Bên trong ngôi nhà thờ dựng làm phim trường thì trưng bày
rất nhiều hình ảnh của những cảnh đóng trong cuốn phim, ngoài ra không có
gì đáng làm chúng tôi chú ý. Sau đó chúng tôi đến thăm Sopikogi nằm cuối
bờ biển phía tây của đảo Tế Châu. Sau bữa cơm chiều chúng tôi ra phi
trường để trở về Hán Thành. Về tới Hán Thành 10:00 giờ đêm chúng tôi check
in vào khách sạn Inter Continental.
Xem
SLIDESHOW Tham vieng Jeju (Te Chau).
|
|
|
Thứ Bảy 26 tháng 4 năm 2008 |
Sau khi ăn sáng tại tiệm ăn, chúng tôi được đưa đến thăm
hoàng cung Gyeongbok Palace tọa lạc tại phía bắc Hán Thành, được xây dựng
vào đời vua Taejo năm 1394, trải qua rất nhiều thăng trầm qua nhiều triều
đại hoàng cung được tu bổ nhiều lần. Vào đời của Daewon-gun năm 1867,
hoàng cung được xây dựng lại gồm 330 toà nhà với 5,792 phòng trên một
khuôn viên với diện tích là 410.000 mét vuông . Ngày nay hoàng cung
Gyeongbok mở cửa cho công chúng vào xem nơi đây như viện bảo tàng những
hình ảnh về đời sống và lịch sử của Đại Hàn.
Sau đó chúng tôi được đi dự lớp dạy làm kim chi, người
giảng viên giảng cách làm kim chi rất nhiệt tình, tất cả mọi người chúng
tôi được nghe giảng và được thực tập mỗi người làm một bẹ kim chi, thật là
thích thú. Sau phần học làm kim chi mọi người được hướng dẫn qua khu du
khách mặc quần áo cổ truyền Đại Hàn để chụp hình làm lưu niệm, chúng tôi
mỗi người được các nhân viên tại đây lựa màu áo và nón cho từng người, mọi
người mặc vào trông rất đẹp và lạ mắt, thật là hoan hỉ. Sau đó chúng tôi
được hướng dẫn đi coi nơi bán hàng các loại sản phẩm nhân sâm và đến một
trung tâm thương mại bán các sản phẩm nổi tiếng ngoại quốc đồ hiệu như
Gucci, Chanel, Louis Vouton. Sau cùng chúng tôi đi ăn tối tại một nhà hàng
địa phương rồi trở về khách sạn Inter Continental. Xem
SLIDESHOW Hoang Cung Dai Han.
Xem
SLIDESHOW Lop day lam Kim Chi.
Xem
VIDEO - Phim Lop day lam Kim Chi (PHAN I)
Xem
VIDEO - Phim Lop day lam Kim Chi (PHAN II) |
|
|
Chủ Nhật 27 tháng 4 năm 2008 |
Để tranh thủ vì sợ không đủ giờ thăm viếng nên Thầy TT
Giác Đẳng khuyến khích chúng tôi dậy sớm lúc 6:00 sáng để đi thăm viếng
ngôi chùa Phụng Ân (Bulguksa) nằm phía bên kia đường đối diện với khách
sạn. Đúng 6:00 mọi người có mặt đầy đủ tại sảnh đường của khách sạn, chúng
tôi được Thầy hướng dẫn đi bộ qua vãng cảnh chùa. Ngôi chùa rất lớn, toạ
lạc ở ngoại ô tỉnh Gyeongsang của Nam Hàn, Khi chúng tôi đến thì trong sân chùa Chư Tăng
đang làm vệ sinh buổi sáng, Chư Tăng đang quét sân chùa, một vài Phật tử
trong phái đoàn chúng tôi xin làm công quả quét sân chùa, qúi Chư Tăng
hoan hỉ nhường chổi cho các vị để quét sân giùm. Chúng tôi đi lần vào
chánh điện lễ Phật, sau khi lễ Phật phái đoàn tản mác để vãnh cảnh chùa và
chụp hình lưu niệm. Chúng tôi đi lần vào trong thì thấy một điện thờ Phật
khác và nơi đây đang có khoá lễ Công Phu Sáng, tôi gia nhập vào khóa lễ,
chắp tay nhắm mắt và đưa tâm theo tiếng tụng kinh của vị Thầy Chủ Lễ, dù
tiếng tụng kinh bằng tiếng Đại Hàn tôi không hiểu lời kinh nhưng âm thanh
của tiếng chuông mõ, tiếng tụng kinh trầm bổng của Thầy Chủ Lễ đã đưa tâm
của tôi vào sự thanh tịnh và an lạc, tôi trú tâm theo tiếng tụng trầm bổng
của Thầy mà lòng dâng lên một niềm xúc cảm mãnh liệt, vì từ lâu rồi tôi đã
không được nghe tiếng trầm bổng của lời tụng kinh cùng với tiếng chuông
mõ, hôm nay nghe lại lòng xúc động bồi hồi, tôi thầm khấn "Xin cho mọi
người trên thế gian này được an lạc và hạnh phúc mọi bệnh tật được tiêu
trừ. " lời khấn của tôi quyện cùng tiếng tụng kinh của Thầy Chủ Lễ có lẽ
làm cảm động Chư Phật, sự xúc động đã làm tôi nhỏ lệ, giọt lệ hạnh phúc,
qùi bên cạnh tôi là ông xã cũng đang để tâm tĩnh lặng nghe lời kinh tụng.
Khi tan khóa lễ tôi rời điện thờ và đi tham quan cảnh chùa, đến một phía
tay trái của khuôn viên chùa tại đây có một tôn tượng Phật đứng rất cao.
Một lần nữa tôi lại lễ Phật tại nơi đây và khấn nguyện cho tất cả mọi
người trên thế gian này được hạnh phúc và an lạc.
Nói về tiểu sử ngôi chùa thì theo lời giảng của TT Giác
Đẳng, ngôi chùa tên là Pulguksa (Phụng Ân). Ngôi chùa nguyên thủy được xây
năm 535 CD dưới triều đại của vua Pophung. Vào năm 751 dưới triều đại vua
Kyongdonk chùa được trùng tu bởi vị tướng Kim Tae-song để báo hiếu cha mẹ.
Chùa Pulguksa thuộc phái Shilla là một ngôi chùa cổ nhất tại Đại Hàn và
được liệt kê trong danh sách của UNESCO tài sản của thế giới
Sau khi ăn sáng tại một tiệm ăn địa phương chúng tôi đi
thăm phủ thủ tướng (Blue House), tại đây phái đoàn chụp nhiều tấm hình lưu
niệm với các nhân viên cảnh sát trong sắc phục Bestman, phái đoàn rất là
vui vẻ. Rời phủ thủ tướng chúng tôi đi thăm Namsan Park và Seoul Tower.
Namsan Park là một ngọn núi ở trung tâm Hán Thành, từ bãi đậu xe bus chúng
tôi đi lên dốc núi khoảng một cây số, tuy đường tráng nhựa có thể xe chạy
lên được nhưng các xe đều phải đậu nơi bãi dưới chân núi và mọi người kể
cả các du khách khác đều đi bộ lên. Tại Namsan Park có rất nhiều thứ để
thưởng thức, chẳng hạn như hồ cá, vườn bách thảo, và một tầng tháp cao 480
mét (Seoul Tower). Khi lên tới đỉnh của ngọn tháp Seoul Tower chúng tôi có
thể nhìn phong cảnh của thành phố và miền phụ cận. Kế đến chúng tôi đến
thăm thành phố cổ tên là Itaewon, thành phố Itaewon là một thành phố hầu
hết là người nước ngoài có cửa hàng buôn bán ở Hán Thành tiêu biểu cho sự
liên hiệp văn hoá với không khí đặc biệt. Tiếp theo chúng tôi đến trung
tâm buôn bán Myeongdong, những sản phẩm thời trang của Đại Hàn đều bán tại
đây. Kế đến chúng tôi đến khu chợ Namdaemun là một phố hai bên có cửa tiệm
bán đủ loại hàng hoá cổ có tân có, chúng tôi đi dạo nhìn ngắm chứ không có
mục đích mua sắm gì, một vài chị trong phái đoàn thì kiếm các hàng lưu
niệm về cho gia đình, chúng tôi ăn cơm tối tại một nhà hàng nằm trong khu
chợ này.
Chúng tôi có một chương trình đặc biệt vào lúc 4:00 giờ
chiều, đó là đi coi vở kịch vui câm được nhiều người ưa thích tại Đại Hàn,
vở hài kịch Cơokin Nanta đã được trình diễn suốt trong 15 năm tại Đại Hàn.
Vở kịch nói về cảnh năm người bếp đang nấu ăn cho nhà vua và hoàng hậu, họ
vừa nấu ăn vừa ca, vũ, dancing, ảo thuật. Màn hài kịch rất sống động dù là
câm không lời, nhưng sự diễn xuất rất tài tình và đã biểu lộ được tánh trẻ
trung quan trọng của nghệ thuật nấu ăn. Sau khi coi xong vở kịch và được
Thầy TT Giác Đẳng giảng thêm về vở kịch tôi mới tìm được câu trả lời cho
sự thắc mắc của tôi trong suốt chuyến đi thăm viếng nước Đại Hàn, sự thắc
mắc đó là bữa ăn nào cũng rất giống nhau về cách thức ăn, bữa trưa cũng
như bữa chiều, tất cả thức ăn không ướp gia vị trước và đều được nấu tại
bàn cho thực khách thưởng lãm bữa ăn thật tươi. Câu chuyện của Thầy TT
Giác Đẳng gồm ba câu chuyện, nhưng tiếc rằng vì không đủ thời gian nên
Thầy chỉ giảng hai câu chuyện mà thôi, vì tôi ghi note lại nên xin viết
vắn tắt như sau:
Vào thế kỷ thứ 16 có một cuốn sách lưu hành tại Nhật và
Đại Hàn tên là "Ngự thiền tập kinh" liên quan đến vở hài kịch Cơokin Nanta
và có ba câu chuyện liên quan đến ngự trù của ba quốc gia đó là Đại Hàn,
Nhật Bản và Trung Quốc.
Câu chuyện thứ 1) Tại Nhật Bản có một vị
tướng quân tên là Chikawa có ảnh hưởng nhất tại Nhật và quyền hành như một
vị vua, mặc dù sống trong hoàng cung ăn uống toàn sơn hào hải vị, nhưng vị
tướng quân này không có hứng thú trong việc ăn uống, ông rất chán ghét
thực phẩm. Có một buổi chiều đi thị sát, ông đứng một góc sân thì thấy một
cảnh tượng rất lạ đó là một người lính hoả đầu quân chuyên về nấu ăn, trên
khuôn mặt người này rạng rỡ nét yêu đời, ông hiểu là người này vừa mới ăn
xong một bữa ăn rất ngon. Đêm về ông suy nghĩ tại sao mình là lãnh chúa mà
mình không có được bữa ăn ngon. Trong hoàng cung có một vị quan chuyên về
thử thức ăn, mỗi khi ông thử thức ăn thì ông che mặt để không ai nhận ra
ông là ai, vị showgun này mới giả làm vị quan đi thử thức ăn một tuần, sau
đó ông quyết định tập hợp tất cả các đầu bếp lại và buột tội tất cả các
đầu bếp. Lời buột tội của ông là thức ăn của ông không ngon là vì không
được tươi, mọi người ngạc nhiên vì họ đã làm hết khả năng của mình. Sau
khi phán quyết xử tử thì ông lại cho họ một con đường sống. Ông muốn thay
đổi quy chế làm việc. Ông hạ lệnh chém đầu hết các ngự trù (đầu bếp).
Những vị quan phụ tá xin lập một quan toà để xét xử các đầu bếp, phiên toà
gồm một bên là các đầu bếp, một bên là các vị quan. Ông đưa ra những nhận
xét như sau: 1) Thực phẩm trong bếp tươi hơn thực phẩm mang đến cho ông
ăn lý do là vì các thực phẩm ướp gia vị trước khi sào nấu 2, 3 tiếng,
trong khi những người đầu bếp chỉ được ăn rau cải còn xót lại sào tươi rồi
mới cho gia vị. 2) Những người trong bếp ăn thức ăn nóng hơn vị lãnh
chúa, vì thức ăn đem từ bếp đến nơi phòng vị lãnh chúa khoảng 30 bước
trong khí trời lạnh nên vị lãnh chúa bị ăn nguội 3) Trong khi nhà bếp
nấu thì nấu bằng chảo nóng và ăn ngay nên thức ăn ngon hơn. Các vị quan
đồng ý với vị lãnh chúa và xin ân xá cho các đầu bếp, và từ đó cách nấu ăn
của họ đã thay đổi là nấu tại chỗ, trước mặt vị lãnh chúa. Đó là cách nấu
ăn cho tới ngày hôm nay, dùng chảo nóng xào tất cả rau thịt tươi một lúc,
không ướp gia vị trước. Các đầu bếp trong lúc nấu ăn cho lãnh chúa phải
biểu diễn ca, vũ, nhạc cho vị lãnh chúa, họ phải ăn mặc sạch sẽ và phải
múa dao tạo nên một trường phái gọi là phái Wanari....
Câu chuyện thứ 2) Có một ngôi chùa tại
tỉnh Phổ Sơn của Đại Hàn, là một ngôi chùa lớn có nhiều tăng sinh tu học,
các tăng sinh làm việc rất cực khổ. Một ngày kia có một sadi được gởi tới
tu viện để tu học, vị giám chúng cắt đặt vị sadi làm trong nhà bếp. Vị
sadi này có óc hài hước và giỏi về âm nhạc nên đã làm trò cho nhà bếp được
vui. Chỉ một thời gian ngắn đã có sự thay đổi trong nhà bếp, các thức ăn
nấu rất ngon.
Có một vị quan cận thần của nhà vua được cử đi tu thế cho
vua để cầu phước cho thái hậu. Vị quan này thời gian đầu ở chùa thì thấy
thức ăn rất dở nhưng sau đó thức ăn lại rất ngon nên tò mò tìm hiểu và đã
khám phá ra vị sadi nấu ăn trong nhà bếp có óc hài hước và vị quan thấy vị
sadi này không thích hợp trong vai trò sadi. Tuy nhiên vị quan nhớ lại lời
người cha mình đã có lần nói: "Trong đời này nếu làm hay nói một lời nói
làm cho người khác vui lòng thì công đức vô cùng." Thì lúc đó vị quan nghĩ
rằng vị sadi phải khéo lắm nên mới làm cho mọi người vui. Nên vị quan xin
với Thầy giám chúng cho làm việc trong nhà bếp bảy ngày, và chỉ làm một
ngày vị quan đã bị thu phục bởi vị sadi. Sau bảy ngày vị quan thấy nếu
biết trước xin xuống bếp làm từ lâu rồi.
Không bao lâu vị quan bị triệu về hoàng cung vì thái hậu
đã băng hà, vị quan cận thần thấy vua buồn rầu vì mất mẹ, tuy không phải
là mẹ ruột, vị quan mới khuyên nhà vua và nhớ đến vị sadi nấu bếp ở chùa
nên ông cử các nhạc sĩ, ca sĩ xuống Phổ Sơn để học tài diễn xuất của vị
sadi. Kết quả là đoàn nhạc công học được thêm tài hài hước của vị sadi và
từ đó xuất hiện nhạc cảnh không lời để tạo nên một nhạc cảnh tiết tấu giải
trí cho quần chúng, đó là môn nhạc kịch Nanta do một soạn giả đã viết lên
một màn kịch không nhiều nhạc cụ, không lời đối thoại nhưng hoạt cảnh rất
linh hoạt. Xem
SLIDESHOW chua Phung An Xem
SLIDESHOW Phu Thu Tuong va Soul Tower |
|
|
Thứ Hai 28 tháng 4 năm 2008 |
Là ngày cuối cùng của chuyến hành hương, chúng tôi có một
bữa ăn sáng tự do chọn lựa. 7:00 chúng tôi có mặt tại sảnh đường khách sạn
và được Thầy TT Giác Đẳng hướng dẫn đến trung tâm mua sắm dưới tầng hầm
của khách sạn. Đó là một trung tâm mua sắm nằm ngầm dưới đất, rất lớn,
chạy ngầm dưới lòng các toà nhà cao ngất ở bên trên, rất nhiều gian hàng
buôn bán đủ loại hàng hoá và nhiều tiệm ăn. Có lẽ hai tuần lễ ăn thức ăn
Nhật Bản và Đại Hàn đã quá đủ nên chúng tôi vào tiệm ăn Mỹ để ăn sáng,
tiệm McDonal, mỗi người một phần ăn sáng có hambuger và trứng chiên, và
khoai tây chiên cùng với nước cam hoặc cafe sữa. Ăn xong mọi người ra xe
bus để đến tiệm ăn All you can eat ăn tiếp cho bữa trưa, dù thức ăn trưa
hôm nay rất hậu hĩnh nhưng mọi người uể oải vì con no và thời gian không
có nhiều để ngân nga bữa ăn vì chúng tôi có chương trình đi thăm vùng phi
quân sự giữa Nam Hàn và Bắc Hàn (Korea DMZ).
Chúng tôi đến vùng phi quân sự Korea DMZ vào lúc trời xế
trưa, mặt trời đã đứng bóng nhưng không khí vẫn mát mẻ, chúng tôi đi bộ
trên con cầu lịch sử này và chụp rất nhiều hình để lưu niệm. Khung cảnh
hơi giống cầu Hiền Lương của Nam và Bắc Việt Nam dạo nào, cũng máy phóng
thanh hát liên tục, lời ca bằng tiếng Đại Hàn chúng tôi không hiểu là gì
nhưng nghe âm điệu của bài nhạc thì là nhạc buồn, giọng hát lời ca đã làm
khuấy động tâm tình người Việt Nam khi nhớ lại tình cảnh đất nước cũng bị
chia đôi trong những năm trước đây. Bắc vĩ tuyến thứ 38 đã cắt đôi đất
nước Đại Hàn trong đệ nhị thế chiến. Đất nước chia đôi, người dân hai miền
sống trong hận thù, người dân miền Nam Đại Hàn thì sống trong kinh tế phồn
thịnh, tự do phát triển kinh tế nên cuộc sống có phần sung túc, trong khi
người dân miền Bắc Đại Hàn thì nghèo khổ và thiếu thốn vì chính phủ cộng
sản lo phát triển quân sự (lời cô hướng dẫn viên Đại Hàn cho biết như
vậy). Chúng tôi bùi ngùi lắng nghe tâm sự người dân Đại Hàn trong một hoàn
cảnh giống dân Việt mình mà lòng quặng đau thương cho mình và thương cho
người!!!
Rời vùng phi quân sự Korea DMZ chúng tôi được đưa đến một
trung tâm mua sắm để phái đoàn có thể mua quà lưu niệm trước khi từ giả xứ
Đại Hàn để về Mỹ. Sau đó tất cả trực chỉ phi trường để về Mỹ sau hai tuần
hành trình về phương Đông./. . Xem
SLIDESHOW vi tuyen 38 chia Nam va Bac Dai Han
|
|
|