Grand Palace (Hoàng Cung Thái Lan) tại Bangkok



Trang chính

 
Trang Diệu Pháp
Trang Pháp Đàm
A Tỳ Đàm
Bài Giảng Kệ Ngôn KPC
Trang Pháp Âm
Truyện Ngắn
 
 


Phái đoán hành hương dùng cơm tối trên bơong chiếc du thuyền trên sông Chao Phraya tại Thái Lan



 
 


Tượng Phật nằm tại chùa Wat Yaichaimongkhon, thuộc cố đô Ayuthaya, Thái Lan



 
 


Chua ????



 
 


Chua????



 
 


Chư Tăng và Phật tử trên những chiếc xe đánh goft trong cung điện mùa hè tại Thái Lan





Chùa Pháp Luân

Pt Minh Hanh chuyển biên
 

Trang Diệu Pháp     - TT Giác Đẳng tường tri`nh -   Pháp Âm (Audio)


Hành Tri`nh Về Phương Đông

Thái Lan

TT Giác Đẳng: Rời Trung quốc sau bảy ngày thăm viếng, phái đoàn đă lên máy bay tại phi trường Côn Minh để bay trở lại Bangkok, và thời gian ở tại Bangkok rất ngắn chỉ một tiếng rưỡi đồng hồ để phái đoàn dùng cơm tại khách sạn sau đó lên xe bus đến Ayuthaya. Trên đường đến Ayuthaya phái đoàn đă ghé ngang cung điện mùa hè của vua Thái Lan, thường gọi là Bang Pa-In Palace. Tại Bang Pa-in Palace phái đoàn về thăm viếng cung điện, xin nhắc lại một điều rằng tại Thái Lan, tất cả các hoàng cung mà du khách được thăm viếng kể cả những nơi phái đoàn đă thăm viếng cũng như Grand Palace ở Pat Takeo và cung điện mùa hè đều không phải là viện bảo tàng, không phải là cổ vật, cũng không phải là công tri`nh của nguời xưa để lại không, mà co`n là một nơi ngày nay chính Đức vua và Hoàng Hậu Thái Lan vẫn xử dụng. Thỉnh thoảng vua Chulalong Korn cũng đến cung điện mùa hè để nghỉ ngơi, điều đó cho chúng ta thấy rằng tinh thần đặc biệt cởi mở và thực tế của người Thái Lan, mở cửa để dân chúng vào nhi`n thấy cuộc sống trong cung điện.

Bang Pa-In Palace có một lịch sử dài hơn bất cứ cung điện nào khác hiện tại của Thái Lan, ở đây vào triều đại các vị vua Ayuthaya xây cất để đến nghỉ mát, nên cách Ayuthaya không xa. Nơi đây trước kia chung quanh là rừng, có một đài quan sát cao để nhà vua lên đó nhi`n ngắm khu rừng. Những người Thái gốc Hoa đă khôn khéo quyên tiền xây thêm một biệt điện mang maù sắc kiến trúc Trung Hoa để dâng lên vua Thái Lan Chulalong korn. Từ vị vua Thái Lan thứ năm, vua Chulalong Korn đă có nhiều xây cất lớn tại cung điện này. Ở đây người ta cũng ti`m thấy nhiều căn nhà nhỏ của các vị hoàng phi, kể cả một cung điện do bà nội của đức vua hiện tại đă từng ở, vẫn co`n được giữ nguyên tại cung điện mùa hè. Tại cung điện mùa hè phái đoàn cũng đi ngang một nhà thủy tạ, đúng ra đó là một căn nhà nổi trên một cái phao chứ không xây trên cột, và cũng được biết chính tại nơi này mỗi lần vua về ngự, dù là các vị vua thời xưa hay hiện tại, thi` buổi sáng Chư Tăng khuất thực ngang đây các vị vua cúng dường.

Khất thực tại miền quê của Thái Lan, chúng ta biết Thái Lan là một nước có nhiều sông ng̣i, do vậy một số các nơi Chư Tăng đi khất thực bằng những chiếc xuồng nhỏ, chiếc xuồng này nếu chúng ta không quen, bước xuống thi` có thể lật thuyền dễ dàng, nhưng Chư Tăng đă quen nên chiếc thuyền này bơi rất nhanh nó giống như một loại thuyền độc mộc, nhưng phải khéo lắm mới có thể ngồi vững vàng và ngồi phải có chánh niệm. Khi vua về Hoàng cung thi` buổi sáng Chư Tăng thường đi khuất thực trong Hoàng cung bằng cách bơi xuồng ngang căn nhà nổi này, vua ngồi trên nhà nổi để cúng dường Chư Tăng. Tại Thái Lan qúi vị cũng nhi`n thấy Chư Tăng đi khất thực ở nhiều nơi tại Thái Lan ngày nay vẫn co`n.

Tại cung điện mùa hè của vua Thái lan, khi phái đoàn đến vi` trời cũng hơi nóng, do vậy ban tổ chức công ty du lịch Thái Lan đă thuê những chiếc xe giống như xe chạy trong sân goft, một xe chở được bốn người, phái đoàn đi như một đoàn quân, khoản 16, 17 chiếc xe chạy chung quanh cung điện, bởi vi` phái đoàn có 50 người. Xe của Chư Tăng dẫn đầu, khi Chư Tăng bước lên xe, những người Thái nói là Sư không được lái xe, nhưng rất là may mắn là có Thầy Nguyên Thảo đến từ Canada theo Phật Giáo Bắc Tông, với pháp phục của qúi Thầy Đại Thừa nên Thầy lái xe mấy người đó không than phiền. Ngồi trên xe nhi`n phía sau một đoàn khách hành hương đi trên những chiếc xe đánh goft, đó cũng là một cảnh tượng khó quên, vi` chúng tôi cũng chưa bao giờ đi thăm viếng nơi nào như vậy.

Sau khi rời cung điện mùa hè, phái đoàn đặt chân đến Ayuthaya. Ayuthaya là cố đô của Thái Lan, và cũng là nơi nắm giữ quyền hành đất nước Thái Lan trị vi` lâu ở trong lịch sử. Đất nước Thái Lan chúng ta biết ngày hôm nay chỉ có lịch sử khoảng chừng 1200 năm. Trước đó tại Thái Lan người ta biết đến ở trong kinh Phật gọi là Kinh Địa, vùng đất mà bao gồm Thái Lan, chiêng Mai đổ tận xuống Mă Lai và một vùng của Đông Dương mà chúng ta biết tới ngày hôm nay. Măi cho đến thế kỷ thứ 12, một sắc dân Thái từ Vân Nam đổ xuống, lúc bấy giờ trong sự xâm thực và đóng chiếm tiêu diệt dần dần giữa các quốc gia, và đă tạo nên một nền văn hiến mới, một đất nước mới gọi là Sukhothai. Thời đại Sukhothai là thời đại rất ngắn chỉ kéo dài khoảng 125 năm, nhưng Sukhothai đă mở ra một hiến chương mới ở trong lịch sử của đất nước Thái Lan, đó là quốc gia Thái Lan bây giờ. Sukhothai chấm dứt và một thời đại mới bắt đầu đó là Ayuthaya. Ayuthaya kéo dài cho đến thế kỷ thứ 17. Có thể nói rằng Ayuthaya là một thời ky` cực thịnh cho đến khi triều đại này bị tiêu diệt bởi sự xâm lăng của quân đội Miến Điện.

Trong thời đại Ayuthaya tương tựa như đời Đường của Trung quốc, sự phát triển về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, nhất là Phật Giáo. Phật Giáo hi`nh thức Tăng Già ngày hôm nay có thể nói rằng đă được hoàn thànhphát triển, đă đuợc hoàn chỉnh vào thời Ayuthaya. Vào thế kỷ thứ 17 khi quân đội Miến Điện xâm lăng Ayuthaya, quân đội Thái Lan bị thua trận, và Ayuthaya bị tàn phá chỉ co`n lại những di tích. Ngày nay chính phủ Thái Lan không muốn trùng tu lại những nơi này, bởi vi` muốn để cho con cháu đời sau biết được thảm nạn của chiến tranh. Miến Điện chỉ xâm lăng Ayuthaya và tàn phá kinh thành này, nhưng không có lúc nào quân đội Miến Điện thật sự cai trị được đất nước Thái Lan. Trong suốt thời gian lập quốc từ 1200 năm qua, Thái Lan chưa bao giờ bị biến thành thuộc địa bởi quốc gia nào kể cả các quốc gia Tây phương.

Ngày đầu tiên phái đoàn đặt chân tới Ayuthaya thi` HT Chơn Trí và chúng tôi ở lại khách sạn, riêng phái đoàn thi` dùng cơm tại upper deck của một du thuyền, ngồi trên sàn tàu ở tầng trên có lan can chung quanh. Vừa là chiếc du thuyền vừa là nhà hàng, phái đoàn vừa dùng cơm vừa nhi`n quanh cảnh ở chung quanh Ayuthaya. Chúng tôi vừa được nghe quí Phật tử cho biết rằng chuyến đi rất ngoạn mục, thức ăn ngon và cảnh trí rất đẹp. Người ta cũng nhi`n thấy có một khúc sông ở trước cửa chùa đầy cá, những con cá gần giống như cá tra của chúng ta. Tại Thái Lan thi` cảnh tượng đó chúng tôi thấy rất thường, đây là một điều rất lạ, là một số rất nhiều cá giống như bánh canh, tập trung ở trước cửa ngôi chùa tại một khúc song, và ở đây đă không cho ai câu cá, nên cá đă sanh sản rất là nhiều. Những con cá cũng không đi nơi khác, chỉ sống tại khúc sông đó mà thôi, đó là một điểm rất là lạ. Phái đoàn đă có một ngày rất thư giăn sau một chuyến đi dài thăm Trung quốc và Ấn Độ. Qúi Phật tử cho biết rằng sau những ngày sống tại Trung quốc ăn thức ăn của Trung quốc quá nhiều dầu mỡ và mùi vị thức ăn của Trung quốc, bây giờ trở về Thái Lan hợp khẩu vị hơn mặc dầu hơi cay một chút, nhưng mọi người tỏ vẻ rất hoan hỷ với thực phẩm của Thái lan. Có lẽ chúng ta gần với Thái Lan hơn là gần với Trung quốc về phương diện ẩm thực.

 

Ayuthaya

 

Ngày hôm qua chúng ta đă nghe về chuyến đi hành hương của phái đoàn ngày đầu tiên trở lại Thái lan, sau khi kết thúc chuyến viếng thăm Trung quốc thi` phái đoàn đến Ayuthaya đă ghé thăm cung điện mùa hè Bang Pa-in. Bây giờ thi` chúng ta sẽ dành thi` giờ để nói về chuyến thăm viếng Ayuthaya. Ayuthaya là một vùng đất mệnh danh là kinh ky` tức là cố đô. Là một kinh đô dài nhất nói về thời gian thi` trung tâm quyền lực này có tuổi thọ dài hơn Bangkok. Bangkok chỉ mới được thành lập hơn 130 mấy năm, lúc đó thi` Ayuthaya có một bề dầy lịch sử hơn 400 năm ở trong thời đại cực thịnh mà chúng ta biết là Ayuthaya.

Nói về dân ti`nh, thi` dân chúng ở Ayuthaya ngày nay vẫn co`n giữ được một phong thái của một vùng đất thần kinh, mà đă có thời là chiếc nôi văn hoá cho toàn thể xứ Thái Lan. Người dân Ayuthaya rất tươm tất sạch sẽ, họ sống thâm trầm và sinh hoạt của họ rất có nề nếp. Những ngôi chùa của Ayuthaya thường mang một phong thái hết sức tráng lệ đồ sộ. Rất dễ dàng để ti`m thấy những pho tượng Phật lớn, không phải lộ thiên mà tôn trí ở trong ngôi chánh điện lớn. Cái nguy nga hùng vĩ của những ngôi chùa tại Ayuthaya cho chúng ta biết rằng, một thời hoàng kim mà bấy giờ cả nước Thái Lan nhi`n vào Ayuthaya như một kiểu mẫu, cho tất cả công tri`nh xây cất.

Hiện tại thi` Ayuthaya có hơn 400 ngôi chùa. 400 ngôi chùa đó đều là những ngôi chùa đang hoạt động và đang có Chư Tăng. Theo người tour guard giải thích thi` tại Ayuthaya có trường hợp khác biệt hơn những nơi khác, là những gio`ng tộc ở tại thành phố này, họ luôn luôn muốn có một ngôi chùa được xây cất và gi`n giữ bởi gio`ng tộc của mi`nh. Do vậy khác với những nơi chúng ta được biết, như Chiang Mai, như Bangkok, ngoài những ngôi chùa lịch sử, những ngôi chùa khác được xây dựng tương đối xa nhau để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân chúng từng làng từng xóm. Nhưng tại Ayuthaya thi` 400 ngôi chùa đó có đôi lúc được cất san sát với nhau, chùa này sát vách với chùa kia, vi` ly’ do là đáp ứng với nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng cho từng gio`ng tộc. Chúng ta không ngạc nhiên về điều này, bởi vi` những người ở kinh thành luôn luôn có một quan niệm khác hơn với những người ở các tỉnh lẻ. Và phải nói rằng Ayuthaya rất sạch sẽ, người Ayuthaya luôn đón nhận khách xa về, những du khách đến với một nụ cười kín đáo tế nhị, nhưng không đánh mất đi cái bản sắc kiêu dũng của riêng chính họ.

Ngoài 400 ngôi chùa đang hoạt động có thể nói rằng ở trong một ti`nh trạng được gi`n giữ chỉnh trang duy tri` một cách hết sức nguy nga đẹp đẽ, thi` chúng ta biết rằng Ayuthaya có rất nhiều ngôi chùa lớn. Ở trong đó có bốn ngôi chùa lớn mà phái đoàn đă đặt chân đến thăm viếng, ngôi chùa đầu tiên là Wat Thamen Ru hay Wat Thamễn, ngôi chùa này hiện tại được xem như là một ngôi chùa lịch sử tồn tại xưa nhất ngay cả vào thời đại Ayuthaya, và ngôi chùa này khi quân đội Miến Điện sang xâm lăng thi` họ đă không phá hủy, không đốt cháy thành phố hay phá hủy ngôi chùa này, bởi vi` họ đặt bản doanh tại đây. Và chính tại ngôi chùa này vị vua Miến Điện đă đặt một súng thần nông bắn sang hoàng cung Ayuthaya. Không hiểu vi` ly’ do gi` đó mà nhà vua Miến Điện đă làm một việc thiếu thận trọng là tự tay mi`nh châm ng̣i nổ, và ngo`i nổ đó đă không đưa viên đạn đi, mà nổ tại chỗ đă khiến cho vua Miến điện bị thương. Sau khi vua bị thương thi` quân đội Miến Điện đă tức tốc đưa nhà vua đi về phía bắc khoảng chừng 21 cây số, và tại đó vua Miến Điện đă băng hà. Rồi cuộc diện chiến tranh đă thay đổi hoàn toàn sau đó.

Ngôi chùa Wat Thamễn này được xem như đánh dấu một khúc quanh quan trọng ở trong lịch sử. Tại ngôi chùa này có hai pho tượng Phật, một pho tượng có lịch sử hơn 1500 năm tuổi, được tạc bằng một loại đá bùn. Theo vị chủ tri` của ngôi chùa cho biết thi` pho tượng này được đem về Tích Lan khi Ngài Upali, một vị trưởng lăo Thái Lan đem đạo Phật trở lại Tích Lan để trùng hưng Phật giáo tại tích Lan, thi` phái đoàn đă thỉnh pho tượng này về. Nhi`n pho tượng đó khó có thể tưởng tượng được rằng thời xưa người ta có thể mang một pho tượng đá khổng lồ bằng thuyền và chuyên chở về tới để tôn trí trong một ngôi chùa như vậy. Một pho tượng khác có lịch sử trên 500 năm và pho tượng này được biết rằng 80% bằng vàng, phần co`n lại bằng đồng và bằng đá , nhưng đây cũng là một pho tượng lớn. Pho tượng được tạc theo dạng Dhammaracca tức là Pháp Vương, Đức Thế Tôn ngồi trang nghiêm trên bảo toà với pháp phục của một đấng quân vương.

Tại ngôi chùa này phái đoàn đă thỉnh Chư Tăng để làm một buổi lễ, buổi lễ cúng dường tứ sự, ở trong đó thỉnh 9 vị Tăng và cúng dường tứ sự với tịnh tài. HT Chơn Trí nói được tiếng Thái và HT đă khéo xă giao nên HT đă thỉnh Ngài trụ tri` tức là vị Sư Cả của chùa làm chủ lễ. Thật ra thi` trong một ngôi chùa Hoàng Gia, chùa lớn như vậy rất khó để làm việc này. Nhưng rất may cho phái đoàn là hầu như ngôi chùa nào phái đoàn đặt chân đến thi` đều thỉnh được Ngài Cả (vị trụ tri`) của chùa lên làm chủ lễ để làm phước, kể cả Watt A Run và watt Chal Khan, ngày hôm sau cũng vậy.

Tại Wat Srisanphet thi` phái đoàn đă thăm viếng và được nghe giới thiệu về ngôi chùa, sau đó đi thăm ba ngôi chùa khác.

Ngôi chùa đầu tiên là chùa Watt Chai-Watana-Ram là một ngôi chùa nằm trong khu di tích của thành phố cổ Ayuthayas đă bị tàn phá. Tại ngôi chùa này có một vài ngôi tháp được hội Văn Hóa Nghệ Thuật Thái Lan của Hoàng Gia Thái Lan trùng tu và gi`n giữ lại. Những ngôi tháp này mang dáng dấp của nghệ thuật KhờMe tức là nghệ thuật Cam Bu Chia. Nghệ thuật này rất gần với nghệ thuật của Ấn Độ như chúng ta được biết qua nghệ thuật Angkowa. Và theo người hướng dẫn cho biết thi` cách đây khoảng tám năm, trong lúc họ đang trùng tu một ngôi tháp, họ đă ti`m thấy được xá lợi Phật được tôn trí trong nền tháp và xá lợi đó đă thỉnh đi, tuy nhiên bi`nh xá lợi vẫn co`n giữ lại tại đây. Những ngôi chùa xưa thường có những nơi để tôn trí ngôi tháp.

Phái đoàn cũng đến thăm Watt Yaichaimongkhon là một ngôi chùa lớn được xây cất từ năm 1337, được nổi tiếng một thời là một thiền viện. Ngày nay ở trong ti`nh trạng hoang phế, nhưng được trùng tu, ở đó cũng có một tượng Phật nằm rất lớn. Có thể nói rằng về di tích hoang phế thi` tại Ayuthaya có rất nhiều ngôi chùa xưa, tuy ngày nay chỉ co`n lại di tích, nhưng đă cho chúng ta một ấn tượng một thời cực thịnh của những ngôi chùa. Ngày hôm nay Ayuthaya vẫn co`n là một thành phố cực thịnh về Phật Giáo, nhưng phải nói là nhi`n những ngôi chùa đó chúng ta cũng phải thán phục công tri`nh của tiền nhân.

Ngôi chùa Watt Mahathat Rajbu-Ra-Na la` ngôi chùa lớn, trong ngôi chùa này ti`m thấy được một cổ tượng nằm trong cây Bồ Đề, khi cây Bồ Đề lớn lên và cổ tượng nằm ở trong thân cây Bồ Đề, mọi người đến lễ Phật tại đó, trong chánh điện co`n lại thi` phái đoàn đă có một khoá lễ, trước khi tụng kinh, Chư Tăng và Phật tử đă dành thi` giờ 15 phút để ngồi thiền tại tháp xá, sala hoang phế này. Ngồi thiền trong một ngôi chùa mà trước kia từng là ngôi chùa Hoàng gia lớn mệnh danh là Watt Mahathat Rajbu-Ra-Na, khi mở mắt ra có thể cảm nhận được những gi` thay đổi, băi bể nương dâu, vật đổi sao dời, đó là những giây phút khó quên được trong chuyến đi hành hương.

Đặc biệt phái đoàn đến thăm viếng ngôi chùa Watt Phra Srisanphet, một ngôi chùa được xây cất vào thế kỷ thứ 14 và chính tại ngôi chùa này những vị vua Ayuthaya đă làm lễ đăng quang cũng như những nghi lễ quan trọng khác, kể việc tấn phong vị Đông Cung Thái Tử. Ngôi chùa này có một địa vị tương đương với ngôi chùa Phật Ngọc tức là watt Takeo tại Bangkok hiện nay, cho dù là ngôi chùa hoang phế, cho dù là những đền tháp cũ, nhưng vẻ uy nhiên của những ngôi tháp co`n lại cũng cho chúng ta thấy được tầm cỡ vĩ đại của ngôi chùa. Đặc biệt là nha Khảo Cổ đă khéo trồng những hoa xứ dọc theo ngôi chùa khiến chúng ta đi có cảm tưởng một cái gi` hết sức là sống động giữa những đền đài hoang phế.

Cũng tại ngôi chùa này phái đoàn đă có dịp đi ngang để nhi`n thấy một khuôn viên của một ngôi chùa là Watt Nang-Chern được cất gần kế bên và trong đó có một cây Sala. Phật tử khi hành hương sang Ấn Độ đến Kushina có nhiều cây Sala, nhưng có nhiều vị chưa thấy được hoa Sala như thế nào, về đây thấy một cây Sala nở rộ với nhiều bông hoa, bông Sala nở giống như hàm rồng, rất là thú vị cho quí Phật tử thăm viếng.

Một ngày tại Ayuthaya quả thật rất ngắn, thật ra muốn đến thăm và thật sự ngâm mi`nh trong không khí trầm mặc thiêng liêng, cao sang của thành phố này có thể mất nhiều ngày, nhưng phái đoàn không có giờ xa xỉ như vậy. Nghỉ tại Ayuthaya hai đêm, đêm đầu đặt chân đến để rồi buổi sáng hôm sau phái đoàn lên tàu đi chiếc Herb Cruis là một chiếc du thuyền từ Ayuthaya để trở về lại Bangkok, đó là một chuyến đi tương đối rất là thú vị, bởi vi` chúng tôi đă đến thăm Ayuthaya nhiều lần và cũng như đến thăm Bangkok nhiều lần, nhưng chưa bao giờ được đi một chuyến đi từ Ayuthaya về Bangkok bằng du thuyền.

Từ trên chiếc du thuyền này có thể nhi`n thấy gio`ng sông Chao Phraya nước chảy lững lờ với những dề hoa lục bi`nh trôi trên sông.

Chúng tôi lớn lên ở đồng quê bên gio`ng sông Cửu Long và khi nhi`n thấy cảnh lục bi`nh trôi sông phải nói rằng nó là cái gi` lôi kéo chúng tôi trở về với thời thơ ấu. Hơn 25 năm rồi chưa có dịp đặt chân trở về nơi chôn nhau cắt rún của mi`nh, một lần sang Thái Lan nhi`n thủy triều lên xuống với những dề lục bi`nh thi` thật sự trong lo`ng rất nôn nao. Một ấn tượng cho cả phái đoàn và đặc biệt cho một số Phật tử được đi trên gio`ng sông Chao Phraya này , gio`ng sông rất sạch sẽ. Chúng tôi nhớ trước đây gio`ng sông Chao Phraya tương đối là dơ, nước thải ra rất nhiều. Nhưng ngày nay những con kinh đào tại Bangkok và đặc biệt sông Chao Phraya đă được giữ rất sạch, đây là điểm son của thành phố Bangkok mà đáng cho chúng ta khâm phục.

Tuy nhiên điều khâm phục lớn nhất mà những người trong phái đoàn đă kể lại đó là dọc theo gio`ng sông Chao Phraya, chừng trên dưới một cây số là nhi`n thấy một mái chùa. Mái chùa thường được xây dựng bằng mái ngói đỏ và chêm vào những tháp thếp màu vàng đă tạo nên khung cảnh ngoạn mục dọc theo bờ sông. Nhi`n những ngôi chùa thi` có thể nói rằng không có bất cứ một công tri`nh nào khác dọc hai bên bờ sông mà nổi bậc hơn những ngôi chùa và những ngôi chùa đều đặn san sát nhau, dọc bên bờ sông của vùng đất thanh bi`nh, có thể nói là cho chúng ta một cái cảm giác về sự hưng thịnh. Chúng tôi không biết rằng có thời nào trong lịch sử đạo Phật, hay ở vùng đất nào lại có được Tăng Già của Giáo sản lớn như là tại đất nước Thái Lan.Phái đoàn có thể nhi`n dọc theo bờ sông ở hai bên cứ một hai cây số lại có một ngôi chùa, chùa nào cũng lớn và cũng đẹp. một cảnh tượng hết sức thanh bi`nh.

Phái đoàn trở về Bangkok. Bangkok thật ra là một tên do người Anh gọi. Bangkok là tên của một ngôi làng rất nhỏ tại nơi này. Người Thái Lan họ có tên rất dài cho Bangkok, có thể nói là tên dài nhất ở trong tất cả các tên của thành phố, nhưng người ta gọi tắt là Krung Thep. Krung Thep tức là thành phố của thiên thần. Krung Thep tương tự như chúng ta nói Los Angles là thành phố của thiên thần.

Tại Bangkok thi` phái đoàn trở lại bằng tàu trên chiếc du thuyền Krungsri đưa phái đoàn đến bến tàu của Watt Arun. Watt Arun là ngôi chùa Bi`nh Minh. Có một kỷ niệm là chúng tôi đặt chân đến Bangkok rất nhiều lần và đi ngang qua Watt Arun nhiều lần nhưng không được vào đây. Bởi vi` nơi đó không phải là nơi nhà Sư được đặt chân đến, nếu chúng ta không phải là nhà Sư tại chùa đó. Vi` ly' do là mỗi ngày Watt Arun có rất nhiều du khách, và tại Thái Lan những nơi nào du khách đông thi` nhà Sư không đến, vi` thứ nhất là nhà Sư không được chen lấn với Phật tử, thứ hai sự có mặt của nhà Sư đi lại ở trong những nơi du khách đến nhiều nó sẽ làm trở ngại rất nhiều cho ban tổ chức của như các phái đoàn, do vậy có những nơi nhà Sư không đặt chân đến. Vi` vậy nhiều lần viếng thăm Bangkok nhưng chúng tôi chưa bao giờ đặt chân đến Watt Arun hết mà chỉ đứng ở bên ngoài nhi`n.

Watt Arun có một lịch sử thú vị. Chữ Arun có nghĩa là bi`nh minh và đó là một chữ phát xuất từ Phạn ngữ. Chính tại ngôi chùa này, một vị tướng rất nổi tiếng của thời đại Ayuthaya, là tướng Taksin, sau khi bôn tẩu vi` triều đại Ayuthaya cáo chung sau cuộc xâm lăng đầy máu và nước mắt do quân Miến Điện tạo nên, thi` tướng Taksin đă đưa một nhóm tàn quân đi trên sông Geogia... đi về Watt Arun. Ở tại đó Taksin đă thiếp đi một giấc, khi thức dậy thi` thấy bi`nh minh hiện lên ở chân trời, và trong cái cảm khái lớn của một cảnh tượng bi`nh minh vào buổi sáng. Tướng Taksin đă lên chánh điện lạy Phật và cầu nguyện xin cho cơ hội mới được trở về với đất nước Thái Lan. Thi` như chúng ta được biết rằng trong cuộc viễn chinh đó vua Miến Điện đă bị trọng thương khi bắn một phát thần nông vào cung điện của vua Thái, và súng thần nông nổ tại chỗ và vua lại chính là người châm ngo`i. Quân đội đă đưa nhà vua về phía bắc của thành phố Ayuthaya, và tại đó vua Miến Điện đă băng hà, và cuộc chiến tranh kết thúc. Tướng Taksin được xem như là người kế thừa triều đại Ayuthaya, mặc dù trong thời gian rất ngắn, sau đó bị một viên tướng khác lật đổ và lập ra triều đại Chakri như chúng ta biết.

Như vậy Watt Arun được xem như một khúc quanh mới của đất nước Thái Lan, đồng thời do lời cầu nguyện của tướng Taksin, nên Watt Arun được trở thành nơi mà Thái Lan đặc biệt đến thăm viếng lễ bái và cầu nguyện, người ta nói đó là một nơi rất linh ứng. Tại ngôi chùa này có một ngôi tháp sừng sững cao 49 mét, có thể nói rằng đó là một trong những ngôi tháp cao tại Bangkok, được xây cất theo nghệ thuật CamBoChia, nghĩa là một ngôi tháp cao không có đỉnh nhọp ở trên đầu mà có đỉnh tro`n rất hùng vĩ. Người ta đă sử dụng những chén kiểu bị vỡ, tức là những loại men xứ đắp bên ngoài để làm cho Watt Arun có một kiểu tháp mà bề ngoài không giống như bất cứ tháp nào khác. Phần lớn những kiến trúc của Thái Lan ảnh hưởng văn hoá Trung hoa. Người Thái khi nói về nghệ thuật, họ nói rằng đường nét tháp Arun mang đường nét của nền văn minh Khờ Me, nhưng bên ngoài thi` mang hi`nh thức của người Trung Hoa. Riêng về cách trang trí chúng ta nhi`n thấy một cảnh tượng với Tứ Thiên Vương ở bốn nơi có những hội chúng như A Tu La, Càng Thác Bà, Long Vương vây chung quanh tháp Arun, tạo nên một hi`nh ảnh hết sức ngoạn mục.

Phái đoàn vào thăm ngôi tháp này, rồi sau đó lại được tiếp xúc với vị Tri khách của chùa, nhờ sự quen biết của cô Noi tức là người tổ chức nên phái đoàn đă thỉnh được Chư Tăng trong chùa với sự chủ lễ của Ngài Cả. Chùa lớn như chùa Arun mà được vị Sư Cả ra làm chủ lễ cho một buổi làm phước thi` kể như là vinh dự của phái đoàn. Có 9 vị Tăng, quí Phật tử đă cúng dường tứ sự, sau đó Chư Tăng tụng kinh phúc chúc chú nguyện. Một buổi lễ làm phước như vậy, nó cũng đánh dấu hầu như chuyến đi hành hương trong tất cả thành phố phái đoàn đi qua đều có dịp cúng chùa, nhưng riêng đây là ngày cuối cùng của phái đoàn.

Sau khi rời Watt Arun, phái đoàn lại lên lễ Phật tại Watt Jacthan. Jacthan là chuông, Watt Jacthan là chùa chuông, một ngôi chùa lớn và ở trong ngôi chùa có hai trường trung học, một của nam và một của nữ. Trường nữ trung học thi` rất lớn. Watt Jacthan đặc biệt có một quan hệ lớn với cá nhân chúng tôi, đó là HT Bổn Sư tức là Ngài Tịnh Sự, vào nửa thế kỷ về trước Ngài du học tại Thái Lan và Ngài theo học A Ty` Đàm. Ngài đă từng đến Watt Jactkan này để học A Ty` Đàm với Ngài Jotika một danh tăng Miến Điện và cũng chính tại Watt Jacthan này Ngài nổi tiếng là vị học Tăng xuất sắc trong ngành A Ty` Đàm và sau đó Ngài đă dạy về A Ty` Đàm. Chúng tôi biết rằng trong số những vị ra nước ngoài có HT Minh Châu là người đă học tại đại học Ananda và sau đó Ngài dạy lại tại viện đại học Ananda. HT Hộ Giác cũng là người đă từng đi học Phạn ngữ tại CamBuChia trường cao đẳng về Phạn ngữ và HT cũng dạy tại đó. HT Tịnh Sự là người thứ ba mà chúng tôi được biết rằng đi học tại trường và sau dạy học lại cho trường đó, và là vị Giáo thọ rất xuất sắc dạy về A Ty` Đàm. Mỗi lần đến Watt Jacthan, chúng tôi đều rất xúc động, mặc dù ngôi chùa đó đối với hiện tại chúng tôi thi` chỉ là một ngôi chùa thôi, nhưng nghĩ đến chuyện Thầy Tổ đă từng sang đây để học và để dạy tại đây, thi` chúng tôi nghĩ đến Watt Jactkhan như là một ngôi tổ đi`nh .

Và cũng tại chùa này, để nói đến nghĩa cử của một người học tro` đă chịu ơn quá nhiều với vị Thầy mà không có dịp nào trả, chúng tôi có thỉnh Chư Tăng cả chùa Jactkhan để làm một buổi cúng dường vào buổi chiều để cúng dường tứ sự. Chư Tăng tụng kinh và Ngài Cả cũng ban cho một bài pháp ngắn. Nhưng trong bài pháp ngắn đó cho thấy rằng Ngài đặc biệt rất là qúi mến phái đoàn. Đó là hai buổi làm phước sau cùng của phái đoàn, trước khi rời Thái Lan để kết thúc chuyến đi hành hương. Sau hai chuyến viếng thăm Watt Jacthan và Watt Arun, phái đoàn trở về khách sạn nghỉ ngơi, để sáng hôm sau là một ngày tương đối tự do.

Trong ngày tự do đó phái đoàn đi thăm chợ nổi, trước kia thi` chợ nổi nằm ở trong Bangkok, nhưng hiện tại có một chương tri`nh làm sao để gi`n giữ thành phố Bangkok được sạch sẽ, nên phần lớn những chợ nổi được dời đi khá xa. Từ trung tâm Bangkok đi đến chợ nổi phải mất một tiếng đồng hồ, phái đoàn ra đó rồi lên những chiếc xuồng bơi dọc theo những con kinh đào. Phải nói rằng một điểm mà hầu như ai cũng thích thú là trái cây . Trái cây tại Thái Lan đối với những người ở Bắc Mỹ và Canada thi` rất rẻ, rất ngon, chúng tôi không bao giờ quên được cảnh người nào lên bờ cũng có mang rất nhiều bị trái cây, nhiều đến nỗi mà không biết làm sao ăn cho hết. Những người trong phái đoàn thi` thấy gi` thích thi` mua và khi mua thi` không biết trả giá, bởi vi` nói tiếng Thái không rành, do đó họ nói một ky' lô bao nhiêu thi` cái nào cũng mua một ky' hết. Trong chiếc xuồng chúng tôi đi thi` có HT Nguyên An, HT Chơn Trí, Thầy Nguyên Thảo và chúng tôi, thi` cũng mua cả chục ky' trái cây. Tới giờ dùng cơm trưa, phái đoàn dùng cơm và trái cây và cũng là lần đầu tiên chúng tôi dùng cơm trưa ở giữa nhà lồng chợ, ở Thái Lan thi` vào giờ đó Chư Tăng có thể dùng được. Chúng tôi nhớ cảnh tượng chung quanh do những tấm hi`nh chụp lại cho thấy Qúi HT và những Phật tử, vị nào ngồi trước bàn ở trong nhà lồng chợ đều chất đầy những bao đựng trái cây. Đủ thứ trái cây, nào là mít, nào là ổi, sầu riêng, măng cụt, măn cầu v.v... Dĩ nhiên là đối với qúi Phật tử Việt Nam nhi`n thấy những trái cây đó thi` rất là bi`nh thường, nhưng những người sống ở Bắc Mỹ lâu thi` phải nói rằng đó là một bữa ăn trái cây rất là hả hê đối với qúi vị trong phái đoàn.

Sau đó phái đoàn về một nơi khác để dùng cơm trong một nhà hàng toạ lạc trong môt vùng đất giống như CàMau của chúng ta, chung quanh là rừng đước, ở giữa là những nhà sàn. Bữa cơm đó là bữa cơm sau cùng phái đoàn đă dùng chung với nhau, để rồi trở về khách sạn để có thi` giờ mua sắm cho buổi chiều. Buổi chiều chúng tôi không tham gia vi` Chư Tăng không dùng cơm chiều nên chúng tôi không rơ là không khí buổi chiều như thế nào. Nhưng vào buổi tối sau khi qúi vị dùng cơm về, tại khách sạn có một buổi gặp gỡ. Cô Noir đă nhờ khách sạn sắp xếp một pho`ng cho tất cả mọi người trong pho`ng gặp nhau, qúi Phật tử có phát biểu lời cảm tưởng, chúng tôi cũng nói vài lời, cô Noir cũng nói vài lời và qúi Phật tử có một số tịnh tài cúng dường đến Chư Tăng. HT Tịnh Giác hôm đó bị cảm nên HT không đi được. Nhưng nói chung đó là một buổi chia tay rất cảm động cho mọi người, để rồi sáng hôm sau chuẩn bị ra phi trường, một số đi về Canada, một số đi về Florida, một số đi về Houston.

Kính bạch qúi Ngài và thưa qúi Phật tử, chuyến đi này đă được xắp xếp ở trong một trù liệu là.

Thứ nhất sang Ấn Độ thi` trong một thời gian ngắn, đi cho đủ tất cả bốn đại thánh tích là nơi Đức Thế Tôn đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân và Niết bàn, ngoài ra phái đoàn có ghé thăm Vaisali là nơi Đức Phật Ngài cho phép thành lập phái đoàn Ty` Kheo Ni. Rồi phái đoàn cũng dành thời giờ để thăm viếng thắng cảnh Taj Maha, một ky` quan nhân tạo, mà chúng ta biết rằng đối với Ấn Độ là nhắc đến Taj Maha. Chuyến đi Ấn Độ thi` kết thúc trong một không khí rất thiêng liêng của người con Phật trở về nơi quê hương tâm linh của mi`nh. Rồi sau đó sang Trung quốc phái đoàn lại ti`m thấy một quê hương văn hoá khác, bởi vi` văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung hoa rất gần với nhau. Có thể trong những sắc dân về thăm viếng Trung hoa mà hưởng thụ được nhiều cái đẹp của nền văn hoá Trung hoa phải nói là người Việt Nam, bởi vi` cái nhi`n, cái sinh hoạt, màu sắc của chúng ta ảnh hưởng người Trung hoa rất nhiều. Chúng tôi có nghĩ một điều có lẽ người ViệtNam sống tại Âu Châu và Bắc Mỹ với phương tiện tài chánh, và với một qúa khứ văn hoá của người Việt Nam, về thăm Trung quốc sẽ cảm nhận được nhiều điểm về di tích hơn ai hết đă đặc chân đến nơi này. Những ai trong phái đoàn thăm viếng tại Vân Nam, cũng để lại trong lo`ng ấn tượng hết sức sâu đậm về phong cảnh, về đường nét kiến trúc, về văn hoá của Trung quốc.

Rồi đoạn cuối phái đoàn trở về Thái Lan. Thái Lan là một nơi Phật giáo rất thịnh, là một nơi thức ăn thức uống rất hợp khẩu vị ViệtNam, và một nơi không khí thư giăn hơn nhiều. Về cuộc sống hiện tại và về tâm ti`nh thi` có thể nói rằng, về thăm lại Thái Lan là những lần phái đoàn phục hồi được nội lực để rồi chuẩn bị một cuộc hành tri`nh dài rời Á Châu trở lại Bắc Mỹ.

Chuyến đi tổng cộng hai mươi ngày , tính cả ngày khởi hành và ngày trở về. Tuy rằng đi có hơi vội vă, vi` phần lớn mỗi thành phố chỉ ở một ngày hay một ngày rưỡi. Dù sao đi nữa thi` thăm viếng Trung hoa, Ấn Độ và Thái Lan nó cũng cho phái đoàn rất là nhiều suy tư. Suy tư về quá khứ, suy tư về hiện tại, suy tư về tương lai, suy tư về cuộc sống tâm linh, và cũng có những yếu tố về vật chất mà mọi người có thể ti`m thấy được.

Chúng tôi đă thưa trong phần đầu rằng, chúng tôi luôn tin rằng đi hành hương cũng như đi du lịch đó là một trong những thú vui lành mạnh nhất mà mọi người nên có. Sống trong một thời đại mà phương tiện cũng như về ngôn ngữ chúng ta tương đối là có điều kiện đi lại, thi` sự đi lại của chúng ta nói lên lợi lạc rất nhiều thứ.

Đặc biệt một số qúi Phật tử về lại Hoa ky` và Canada nói chuyện với chúng tôi, qúi vị cho biết rằng chuyến đi hành hương Ấn Độ đă thay đổi lớn trong cuộc sống tinh thần. Thí dụ như Chúa Nhật tuần rồi tại chùa Phật Pháp có 7 vị xuất gia gieo duyên, tức là xuất gia tạm trong hai ngày để gieo duyên với Phật pháp thi` trong đó có hai vị. Đặc biệt là bác Thảo, một vị Phật tử niên trưởng của chùa đi hành hương và ti`m được một nguồn sống về nội tại, và khi bác Thảo trở về, bác Thảo mong muốn rằng có một dịp được sống gần với Phật hơn. Phải nói rằng nhi`n một vị Phật tử lăo niên với đạo tâm như vậy và với tín tâm hoan hỷ như vậy chúng tôi cảm thấy vui rất nhiều, cho dù rằng chuyến đi có mệt nhọc đến đâu, nhưng thấy được những người Phật tử ti`m thấy được chất liệu quan trọng về cuộc sống tinh thần của họ như vậy, thi` phải nói rằng đó là một phần thưởng vô giá . Bài nói chuyện này kết thúc cho loạt bài tường tri`nh về chuyến đi hành hương Ấn Độ, Nepal, Trung quốc và Thái Lan