Thảo Nguyên Vân Sơn



Trang chính

 
Trang Diệu Pháp
Trang Pháp Đàm
A Tỳ Đàm
Bài Giảng Kệ Ngôn KPC
Trang Pháp Âm
Truyện Ngắn
 
 


HT Tịnh Giác và TT Giác Đẳng tại dưới chân ngọn Thảo Nguyên Vân Sơn



 
 


TT Giác Đẳng tại bến cảng hồ Nhĩ Hải



 
 


HT Chơn Trí tại bến cảng hồ Nhĩ Hải



 
 


TT Giác Đẳng trúng thăm tượng Phật thủ, cô tour guar và cô dịch vụ Thái Lan trúng tượng hoa sen



 
 


phái đoàn chụp trước phố Cổ





Chùa Pháp Luân

Pt Minh Hanh chuyển biên
 

Trang Diệu Pháp     - TT Giác Đẳng tường tri`nh -   Pháp Âm (Audio)


Hành Tri`nh Về Phương Đông

Đại Ly’

Phái đoàn rời Lệ Giang đi Đại Ly’ bằng xe bus, một cuộc hành tri`nh rất đẹp, tuy nhiên phần lớn người trong phái đoàn lại ngủ một giấc dài, dọc đường có ghé một trạm nghỉ ngơi. Khi nói đến Đại Ly’ thi` qúi Phật tử có thể liên tưởng đến nước Đại Ly’ của Đoàn Chính Minh và Đoàn Chính Thuần trong Thiên Long Bát Bộ, hoặc giả là nhất dương chỉ của gio`ng họ Đoàn, trong đó có Nhất Đăng Đại Sư mà chúng ta đọc trong Vơ Lâm Ngũ Bá của Kim Dung. Dĩ nhiên những điều đó là hư cấu, nhưng nước Đại ly’ thi` có một vai tro` lịch sử rất đặc biệt. Vùng đất này trên phương diện sử vào đời nhà Đường thuộc về Trung quốc, sau đời Đường thi` trải qua một thời gian dài hơn 200 năm, có một vương quốc gọi là Nam Chiếu,và vương quốc Nam Chiếu kết thúc bằng sự lớn mạnh của một triều đại mới là triều đại của Dali tức là triều đại Đại Ly’. Đến đời nhà Nguyên thi` người Mông Cổ đă đặt chân đến đây và làm một cuộc xâm lăng. Đại Ly’ bấy giờ không đủ sức để chống lại Mông Cổ nên triều đại Đại Ly’ kết thúc, và từ đó cho đến nay thi` Dali hay Đại Ly’ đă trở thành một vùng đất của Trung quốc lệ thuộc vào Bắc kinh.

Về địa ly’ thi` Đại ly’ là một nơi tuyệt đẹp, núi cao hồ rộng, ngọn thương sơn với hơn 18 đỉnh, dăy thương sơn này bao phủ cả một vùng địa dư rộng lớn chung quanh Đại Ly’ và hồ Nhĩ Hải, một hồ có chu vi hơn 125 cây số. Có thể nói rằng hiện ra giữa đất trời, bóng của ngọn thương sơn có thể nhi`n thấy ở trên mặt hồ Nhĩ Hải.

Phái đoàn đặt chân đến Đại Ly’ vào một buổi chiều. Chỉ có hai đêm một ngày ở tại Đại Ly’ mà thôi, một ngày thi` thật sự rất ít. Ngày hôm nay dù trên phương diện du lịch, hay trên phương diện địa dư, khi nói đến Đại Ly’ người ta thường nhi`n thấy cái biểu tượng ba ngọn tháp của ngôi chùa gọi là Tam Tháp Tự. Ba ngọn tháp này được xây cất đời nhà Đường, ngôi tháp lớn cao gần 70 mét, nói đúng ra là 69.1 mét và hai ngọn tháp nhỏ thi` mỗi ngọn tháp cao 40 mét, hai ngọn tháp này xây từ đời nhà Đường và tồn tại cho đến ngày hôm nay, bây giờ tọa lạc ở trong một công viên Phật giáo lớn.

Từ nơi này chúng ta có thể nhi`n thấy một điện thờ Quan Âm gọi là Kim Vũ Điện, ở trong có thờ tượng Quán Thế Âm theo hi`nh của người Ấn Độ. Tức là thân nam chứ không phải thân nữ, là pho tượng đứng, và một gác chuông lớn. Người ta cũng ti`m thấy một hi`nh ảnh hết sức là hoằng tráng từ ngôi chùa này nhi`n ra hồ Nhĩ Hải nó không quá cao hay quá thấp, sau lưng là ngọn thương sơn, phía trước là một hồ mênh mông. Đại Ly’ cũng nổi tiếng với một ngọn núi gọi là núi Chi Sơn tức là chùa Đại Tự lừng danh, Nhưng dù hai mươi mấy ngôi chùa co`n tồn tại lại của ngọn Tây Trúc cũng đủ khiến cho ngọn núi này là một nơi mà không thể không đặt chân đến thăm viếng. Với những bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu huyền thoại và chỉ riêng kiến trúc của chùa các cảnh trí hết sức là u nhă thanh lịch của những ngôi cổ tự xưa, cũng là một phần thưởng lớn cho khách hành hương.

Dĩ nhiên là về Đại Ly’, không có phái đoàn nào không có đi thuyền ở trên hồ Nhĩ Hải, sở dĩ gọi hồ Nhĩ Hải, tiếng Quan Thoại gọi là O Hai. Nếu chúng ta nhi`n trên bản đồ thi` hồ này trông giống như vành tai của chúng ta, và đặc biệt vi` nước trong, nhi`n từ trên ngọn Thương Sơn xuống, chúng ta thấy những thềm đất đưa ra giống như những vành tai, do đó người ta gọi là hồ Nhĩ Hải. Đây là một hồ lớn, nước của hồ này chảy ra sông, chúng ta gọi là sông LanCang tức là sông Lan Thương, thượng nguồn của sông Cửu Long.

Từ hồ Nhĩ Hải chúng tan hi`n thấy một ho`n đảo gọi là Nam Chiếu. Trên ho`n đảo Nam Chiếu này co`n lưu lại một ít vết tích về trận chiến của người Đại Ly’ và người Nam Chiếu, để mở ra một trang sử mới của vùng đất này.

Thật ra trước kia hồ Nhĩ Hải co`n có tên là hồ Côn Minh, và chính hồ này đă trở thành một nguồn cảm hứng cho các vua chúa tại Bắc kinh tạo ra cung điện mùa hè, và họ đă đặt tên là hồ Côn Minh. Nhưng theo chỗ chúng tôi nhận định, thi` hồ Côn Minh tại Bắc kinh không đẹp bằng hồ Nhĩ Hải, hồ Nhĩ Hải thi` đẹp hơn nhiều.

Phái đoàn đi thuyền vào buổi sáng sớm, khoảng 7:00 giờ chúng tôi có mặt trên thuyền, và dùng điểm tâm uống trà trên khoang thuyền. Do sự sắp xếp của công ty du lịch, thi` họ đă lấy hai căn pho`ng riêng cho phái đoàn, hai căn pho`ng này thường dùng để hát karaoke, vi` phái đoàn thi` quá đông nên không thể tập trung vào một pho`ng được.

Khi ghé đến Nhĩ Hải công viên, chúng tôi cùng một số Phật tử đi lên ngọn đồi cao nhất của Nhĩ Hải công viên, để có một cái nhi`n chung quanh bờ hồ, có thể nói rằng đó là một trong những thắng cảnh rất đẹp của hồ Nhĩ Hải. Khi trở về tàu phái đoàn được tham dự một buổi tri`nh diễn văn nghệ địa phương. Trong buổi tri`nh diễn này người ta đă thực hiện một chương tri`nh gọi là tam đạo trà. Tam đạo trà là trong đó có ba tuần trà, một tuần trà đắng, một tuần trà ngọt, một tuần trà để lại cái hương vị về sau này. Đây là một trong những phong tục đặc biệt của người Bài. Người Bài là dân tộc chiếm đa số tại Đại Ly’, và người Bài họ có một số đường nét ảnh hưởng của người Trung Hoa rất lớn, ngược lại thi` ảnh hưởng của họ cũng đặc biệt lớn.

Trong tam đạo trà của người Bài nói lên y’ nghĩa chúng ta thường nghe đó là khổ lạc, “khổ tận cam lai, hoa khai măn túc” tức là tuần trà đầu tiên thi` đắng, tượng trưng cho gian khổ trong cuộc đời và ở đây người ta nói đến sự gian khổ của ti`nh yêu. “cam lai” là rốt cuộc người cũng ti`m thấy được niềm vui của nhau, sau cùng là phận sự thiêng liêng của cặp vợ chồng khi tác hợp hôn nhân làm sao để có con cái nối dơi truyền đời. Buổi văn nghệ đă có rất nhiều sắc thái, và mang đầy kịch tính. Ở đó người ta diễn tả một cặp nam nữ đă làm quen với nhau như thế nào, và trải qua những vui buồn thương ghét như thế nào, rồi dẫn đến hôn nhân.

Một trong những đặc điểm làm những người trong phái đoàn không thể nhịn cười được, là cảnh tượng theo phong tục của người Bài sau khi những nghi lễ của buổi thành hôn rồi, thi` cô dâu được cơng trên vai của chú rể, để nói lên là chú rể sẽ cưu mang cô dâu suốt đời. Nhưng trong lúc cơng cô dâu như vậy phải đi qua quan khách, để những vị này có thể ngắc nhéo cô dâu. Y’' muốn nói rằng kể từ ngày mai trở đi không ai được đụng đến cô dâu, hôm nay là ngày cuối cùng người ta có thể đụng đến cô dâu. Chúng tôi không biết ở ngoài đời có ai làm mạnh tay không, nhưng phải nói một điều rằng trong đám cưới mà như vậy kể cũng là một điều đáng ngại. Nói chung thi` đó là một chương tri`nh văn nghệ nói lên một phần văn hoá của người Bài chúng ta có thể ti`m thấy ở đó.

Riêng về cái nón đội trên đầu của những người Bài, thường có vành trắng thêu hoa và có một cái bông bằng len kéo chùm xuống hai bên tai. Tượng chưng là ở Đại Ly' có bốn điều đẹp là; cái đẹp của gió, cái đẹp của tuyết, cái đẹp của trăng và cái đẹp của hoa. Và bốn nét đẹp đó được nêu lên cái mũ của người Bài, đó cũng là một y' nghĩa rất thú vị.

Sau khi đi thuyền trên hồ Nhĩ Hải bốn tiếng, phái đoàn đặt chân lên bờ. Điều rất cảm động là Phật tử Thái Lan đi theo phái đoàn đă chuẩn bị cơm cho Chư Tăng thọ trai ở trên tàu. Riêng những người khác trong phái đoàn thi` sau hoàn tất chuyến đi thi` dùng cơm trên bờ. Rồi sau đó đến thăm chùa Tam Tháp, mà khi năy chúng tôi có giới thiệu với quí vị.

Sau khi đến thăm chùa Tam Tháp, phái đoàn đến viếng Cổ Thành của Đại Ly' trong thời gian là hai tiếng. Cổ Thành ngày hôm nay chỉ co`n lại một bức thành, có cổng Nam Môn và Bắc Môn cũng giống như chuông lầu, tức là lầu chuông ở chính giữa Cổ Thành. Những con phố nhỏ trong Cổ Thành vẫn cho chúng ta thấy được những đường nét của ngày xưa. Đi ngang nơi mà ngày xưa vua Đại Ly' đă từng ngự trị và bây giờ làm thư viện của Đại Ly', đó cũng là một công tri`nh đáng thưởng thức về kiến trúc cổ. Sau khi thăm Cổ Thành phái đoàn đă nhanh chóng trở về khách sạn, để hôm sau chuẩn bị sáng sớm lên đường bay trở về Côn Minh

Côn Minh.

Lộ tri`nh từ Lệ Giang về Đại Ly' ước chừng có 3 tiếng rưỡi, trong lúc đó nếu về bằng xe từ Đại Ly' về Côn Minh sẽ mất 12 giờ, phải nói rằng cảnh trí dọc đường rất ngoạn mục, nhưng rất tiếc phái đoàn không có thi` giờ, nên bắt buộc phải dùng phương tiện phi cơ để bay từ Đại Ly' về Côn Minh, trong một chuyến bay rất ngắn khoảng chừng 35 phút. Sáng sớm phái đoàn ra phi trường Đại Ly', một phi trường được xây cất tương đối khang trang, nhưng không nhiều phi cơ bay về Côn Minh. Khi đến Côn Minh phái đoàn vào một nhà hàng để dùng điểm tâm, sau đó phái đoàn đến Thạch Lâm.

Thạch Lâm là một ky` quan thiên nhiên, nếu phái đoàn rời Ấn Độ với sự thăm viếng ky` quan Taj Maha, một ky` quan nhân tạo, thi` phái đoàn đă rời Trung quốc với sự thăm viếng ky` quan thiên nhiên là Thạch Lâm. Không có một ngôn ngữ nào để có thể đưa ra một hi`nh ảnh để diễn tả đầy đủ về Thạch Lâm, có thể nói rằng nếu trong một cách nói đơn giản nhất, là chúng ta hăy nhắm mắt lại tưởng tượng có hàng triệu ho`n non bộ khổng lồ tập trung thành một quần thể hết sức là hoà hài ở trong một khu rừng bằng đá.

Đá ở đây rất đẹp, như những ho`n giả sơn, và du khách có thể đi len lỏi giữa những khối đá lớn để thăm viếng. Mỗi cảnh cho chúng ta một cảm giác khác nhau. Hoặc chúng ta ti`m thấy được hi`nh ảnh của những con voi, hoặc hi`nh ảnh của tượng Quan Thế Âm, hoặc giả là hi`nh ảnh của con rồng. Những hi`nh ảnh đó rất dễ ti`m thấy, chỉ cần một chút tưởng tượng, và một sự chú y' thi` chúng ta ti`m thấy.

Đúng ra thi` đa số những người đặt chân đến Thạch Lâm khi nhi`n cảnh tượng ngoạn mục này, thi` thật ra không thể tin vào con mắt của mi`nh, không thể nghĩ rằng thiên nhiên có những ky` tích, mà gần giống như là do bàn tay uống nắn của con người. Tất nhiên cũng không thể tưởng tượng rằng, có bất cứ một công tri`nh nào của con người có thể làm ra được một quần thể hết sức vĩ đại qui mô như vậy.

Lâm Thạch thi` có hai, là đại thạch lâm và tiểu thạch lâm, đại thạch lâm thi` thiên nhiên hơn, tiểu thạch lâm thi` lại gần gủi như trong công viên thân quen, như công viên đẹp, phái đoàn không đến tiểu thạch lâm vi` không có thi` giờ.

Sau nửa ngày thăm viếng thạch lâm phái đoàn ra về, trên đường trở về thi` ghé lại trung tâm buôn bán đặc sản và mỹ nghệ của Vân Nam, ở tại đây cũng có dịp nhi`n thấy một số những công tri`nh kiến trúc. Đặc biệt là công tri`nh kiến trúc của người Tài như phái đoàn đă đến thăm viếng Xishuan Banna. Rồi phái đoàn đến thăm một ngôi chùa. Lẽ ra thi` trong chương tri`nh không có thăm viếng một ngôi chùa, nhưng vi` đây là một chuyến đi hành hương, chúng tôi là người soạn ra chương tri`nh, nên đă đề nghị với công ty du lịch là làm thế nào để mỗi một thành phố đi qua, phái đoàn có dịp đến thăm viếng lễ Phật tại một ngôi chùa. Tại Lệ Giang thi` phái đoàn đến lễ Phật tại chùa Ngọc Long, trên đường đi thăm Tuyết Sơn ở tại Đại Ly’ có đến lễ Phật tại chùa Tam Tháp, và ở Vân Nam thi` đến chùa Viên Thông.

Viên Thông tự là một ngôi chùa có một lịch sử dài, đó là một ngôi chùa xưa nhất co`n tồn tại ở tại Vân Nam, có lịch sử hơn 1500 năm và ngôi chùa này cũng là ngôi chùa đông nhất của Vân Nam. Khi chúng ta vào chùa thi` có thể dễ dàng nhận thấy rằng ngày nào giờ nào cũng có nhiều Phật tử thắp hương tấp nập, không khí sinh hoạt của Phật Giáo ở tại Vân Nam có thể nói rằng tương đối là thịnh nhất so với những nơi khác của đất nước Trung quốc.

Tại Trung quốc nói chung là có nhiều nơi hầu như cho đến ngày hôm nay người ta vẫn co`n rất e ngại để bày tỏ niềm tin của mi`nh về phương diện tôn giáo. Ở Trung quốc nếu muốn tham quan tiến chức, muốn giữ những chức vụ lớn, muốn có con đường tiến thân thi` bắt buộc người ta phải gia nhập đảng cộng sản Trung quốc, trở thành một đảng viên của đảng cộng sản Trung quốc. Trong điều luật là một đảng viên của đảng cộng sản Trung quốc, không được đặt chân đến bất cứ một cơ sở tín ngưỡng nào, trừ khi là có đảng bộ cho phép. Nên tại Trung quốc cho đến ngày hôm nay, vẫn co`n có một số không nhỏ những thanh niên thiếu nữ thỉnh thoảng đi chùa trong sự thầm lặng, họ không dám bày tỏ niềm tin ra ngoài. Tuy nhiên ở tại Vân Nam thi` không khí tín ngưỡng tương đối là tự do hơn nhiều. Chúng tôi có kể qúi vị nghe câu chuyện cô tour guard ở Lệ Giang và hai người tài xế đưa phái đoàn đến Đại Ly’, một ngày trước khi phái đoàn rời Đại Ly’, thi` hai người tài xế đă cung thỉnh Chư Tăng của phái đoàn tụng kinh chú nguyện cho họ. Hi`nh ảnh mà chúng tôi nhớ măi vi` đây là lần đầu tiên sang thăm viếng Trung quốc, bên một băi đậu xe lớn, Chư Tăng 5 vị đứng trước hai chiếc xe bus tụng kinh cầu nguyện và tất cả những tour guard và tài xế đều qùy trước mặt của Chư Tăng. Mặc dù khi thăm viếng Trung quốc, thi` toà đại sứ cũng như toà lănh sự Trung quốc, khi cấp visa luôn luôn nhấn mạnh một điều rằng cấm đoán tất cả mọi hoạt động tôn giáo tại Trung quốc, nghĩa là đi thăm viếng chỉ mang tánh cách là du lịch thôi. Chúng tôi chưa bao giờ có một sinh hoạt gi` mà mang tánh cách tôn giáo tại Trung quốc, nhưng hôm đó là ngày đầu tiên chúng tôi tụng kinh, trước đó thi` tụng kinh ở Lệ Giang trong một nhà hàng, nhưng bữa đó thi` tụng kinh chú nguyện ở tại một băi đậu xe, xa xa thi` có một vài công an đứng nhi`n, nhưng chúng tôi nghĩ rằng công ty du lịch địa phương họ có cách để giải quyết vấn đề, nên chúng tôi cứ thỉnh Chư Tăng đứng tụng kinh. Nhi`n những người tour guard cũng như những người tài xế qùy ở dưới sân đậu xe, trong lo`ng chúng tôi hết sức xúc động, phái đoàn cũng biếu qúi vị một số tượng Phật.

Khi về lại Vân Nam đến thăm ngôi chùa Viên Thông, nhi`n thấy một vài hi`nh ảnh của qúi Phật tử đi chùa đông đảo, chúng tôi có hỏi một người làm việc trong chùa, thi` riêng cái lư hương trong chùa hầu như tuần nào người ta cũng phải xúc tro và các chân nhang mang đi. Như qúi vị biết người Trung quốc thắp hương rất nhiều, và hôm đó phái đoàn vào cũng nhi`n thấy họ đem một chiếc xe ba bánh đến, và một nhân viên phải leo vào trong lư hương lớn trước chùa để xúc tro và xúc các chân nhang đi, điều đó nói lên sự hưng thịnh của Phật giáo.

Ở đâu mà ti`m thấy hi`nh ảnh chùa chiền co`n mang sức sống như vậy thi` trong lo`ng hết sức là cảm động, bởi vi` phần lớn các chùa chiền tại Trung quốc mang tính cách là cost matic…. Nghĩa là các chùa rất đẹp, nhưng chỉ để cho du khách đến thăm viếng hơn là có Chư Tăng Ni ở. Chùa Viên Thông khi phái đoàn đến có một số Tăng Ni đang tụng kinh, đặc biệt ngôi chùa này không biết vi` ly’ do gi` đó mà ngoài cái tên Viên Thông và ngoài pho tượng Đức Quán Thế Âm ở tại một toà đài giống như thủy tạ giữa hồ, thi` có ba điện thờ lớn, một bên thờ Đức Thích Ca Mâu Ni, một bên thờ Ngài Ca Diếp tượng rất đẹp, tạc theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, ở phía đằng sau đó lại có một điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Điện thờ này được cất theo kiểu Phật Giáo Nam Tông ở Xishua Banna, và pho tượng thờ phía sau do chính quyền Thái Lan cúng dường, pho tượng đặc biệt lớn. Đi sang phía bên kia cũng có một điện thờ Đức Thích Ca Mâu Ni được tạc theo kiểu Phật Giáo Mật Tông.

Vân Nam đúng là một nơi có đủ cả các truyền thống Phật Giáo, Phật Giáo Nam Tông ở Xishua Banna, Phật Giáo Mật Tông ở Trung Điền, Phật Giáo Đại Thừa ở Vân Nam, Đại Ly'. Chúng ta hi vọng một ngày nào đó khi mà không khí sinh hoạt tín ngưỡng ở Trung quốc được phục hồi cởi mở hơn, thi` Vân Nam quả là một nơi để cho khắp nơi bá tánh đi về vừa hành hương ngoạn cảnh, và vừa ti`m thấy một nền văn hoá Phật giáo cở mở tại Côn Minh.

Sau khi lễ Phật ở chùa Viên Thông, phái đoàn trở về khách sạn và chiều hôm đó tương đối là một buổi chiều tự do cho phái đoàn. Khách sạn nằm ngay trung tâm thành phố, trong một vùng gọi là bách hoá đại lộ. Bách hoá đại lộ là một khu phố chính, ở trong đó có nhiều departnment store, chữ bách hoá là chữ dịch của departnment store. Qúi vị Phật tử tự do, nhưng nhiều người đă quá mệt, nên qúi vị chọn nghỉ lại khách sạn. Chúng tôi có một kỷ niệm rất đặc biệt là buổi tối trước khi rời Trung quốc nên muốn mua một ít trà để về cúng dường Hoà Thượng. Chúng tôi đặc biệt thích trà ở Vân Nam, Vân Nam là quê hương của trà Phổ Nhĩ, ngoài trà Phổ Nhĩ ra thi` trà sâm, và trà Ô Long. Trà Ô Long không được ngon bằng trà của Đài Loan, nhưng trà sâm thi` đặc biệt rất ngon. Chúng tôi muốn đi nên đă nhờ cô tour guard giới thiệu một nơi nào đó, không ngờ là HT Tịnh Giác, HT Chơn Trí và chúng tôi khi xuống loby để đi, thi` nghe tiếng bấm kèn ở ngoài, và nhi`n ra thi` thấy cô tour guar đang lái xe. Cũng là lần đầu tiên tại Trung quốc chúng tôi thấy một cô tour guard lái xe hơi và cô đă đưa ba vị Thầy và một đạo hữu đi chung quanh Côn Minh vào buổi tối và đến tiệm trà, tiệm rất nhỏ nhưng bán trà ngon, và chúng tôi mua một số trà, đó cũng là một kỷ niệm vi` đi sang Trung quốc nhiều lần chưa bao giờ có cô tour guard nào lái xe.

Sáng hôm sau phái đoàn lên đường trở lại Trung quốc, cũng có một nhân duyên hết sức là thú vị đó là phái đoàn đem theo hành ly' rất nhiều, người trong ban tổ chức cho chúng tôi biết rằng hơn 400 ky' quá tải, vi` ở Trung quốc phái đoàn mua rất nhiều thứ, đáng lẽ không thể mang đi hết, nhưng cũng may hôm đó có một phái đoàn du lịch người Trung quốc sang thăm viếng Thái Lan, và những người này chỉ mang theo sách tay chứ không gửi hành ly' và qua sự thương thảo thi` những người đó nhận số hành ly' qúa tải này, do đó phái đoàn đă có thể gửi tất cả hành ly' sang Bangkok mà không bị phạt tiền.

Có một kỷ niệm vui ở Trung quốc xin kể để trước khi kết thúc bài tường tri`nh về chuyến đi Trung quốc này. Khi phái đoàn về Đại Ly', thông thường ở khách sạn người ta phát cho thẻ khách sạn, trong thẻ đó có tiếng Tàu và tiếng Anh để giúp cho du khách nếu đi lạc thi` đưa thẻ đó cho taxi để họ biết chúng ta ở đâu và sẽ đưa chúng ta về. Nhưng tại khách sạn cũng có một số người từ ngoài vào và họ cũng phát những loại thẻ giống như vậy nhưng bằng tiếng Tàu, và những thẻ này họ phát cho du khách, và mọi người đều lấy rồi bỏ vào túi thôi. Đến khi đi thăm viếng cổ thành Đại Ly', và khi trở về thi` có một đạo hữu xin ở lại, nhưng đạo hữu đó không mang thẻ của khách sạn theo nên HT Nguyên An v́ lo`ng từ bi của Ngài, Ngài đă lấy từ trong túi một thẻ và trao cho đạo hữu người muốn ở lại cổ thành vào buổi tối đó. Khi đạo hữu cầm thẻ đó thi` cũng may mắn là anh tour guard đứng kế bên khi nhi`n thấy thẻ đó anh chụp lại và nói rằng :"thưa đây không phải là thẻ của khách sạn, mà thẻ này quảng cáo chỗ tắm hơi và massa..." cũng may mắn chứ không thi` đạo hữu Liêm lên xe taxi không đi về khách sạn mà là ở một nơi khác. Những chuyện như vậy xảy ra rất là thường trong lúc phái đoàn đi thăm viếng ở các nơi.

Nói chung là thời gian đi thăm viếng là một thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 7 ngày, phái đoàn ngủ lại Lệ Giang hai đêm, tại Xishua Banna hai đêm, tại Đại Ly' hai đêm và tại Côn Minh một đêm, bảy ngày tất cả để đi thăm viếng Tây thượng bản ngạn tức là Xishua Banna, Lệ Giang, Đại Ly', Côn Minh, bốn thành phố lớn ở trong một thời gian rất ngắn Thật ra thi` thăm viếng như vậy, giống như chúng ta nói là cưỡi ngựa xem hoa. Tuy vậy cũng có một ấn tượng rất là đặc biệt về đất nước Trung quốc, một vùng đất vốn có nhiều màu sắc văn hoá và tôn giáo.

Chỉ có một điều là cho đến ngày hôm nay tại Trung quốc nhà vệ sinh rất là tệ, tệ đến nỗi là có nhiều khi bước vào nhà vệ sinh không thể dùng được, phải bật chạy ra, tại vi` tiêu chuẩn quá thấp. Trong lúc phái đoàn đi thăm viếng tại Ấn Độ thi` thường thường là xe ngừng ở dọc đường, rồi nam tả nữ hữu, đi bên đây là nam bên kia là nữ, người ta đi vệ sinh ở ngoài trời (open air) tức là ngoài đồng ngoài ruộng. Qúi Phật tử nói rằng nhà vệ sinh Trung quốc làm cho chúng ta nhớ lại thời hoàng kim, thời huy hoàng khi được dùng nhà vệ sinh Ấn Độ, dù sao thi` nhà vệ sinh Ấn Độ thoáng hơn nhiều. HT Nguyên An có cho chúng tôi biết rằng ở trên đời có hai nhà vệ sinh tốt nhất đó là nhà vệ sinh của nhà vua và nhà vệ sinh ngoài đồng trống. Chúng tôi không biết việc đó có thật sự như vậy hay không.
Ngày mai chúng tôi sẽ tường thuật về chuyến viếng thăm Thái Lan của phái đoàn.