Chùa Pháp Luân
Pt Minh Hanh chuyển biên
Trang Diệu Pháp - TT Giác Đẳng tường tri`nh -
Pháp Âm (Audio)
Hành Tri`nh Về Phương Đông
TT Giác Đẳng:
(Tiếp theo) Phái đoàn rời Ấn
Độ bay trở lại Bangkok, mặc dù thi` giờ ở
Bangkok chỉ có hai tiếng để qua một chuyến
bay khác của hăng China Airline bay sang Kunming, tại Kunming chỉ
có ba tiếng phái đoàn lại lấy một chuyến bay
khác cũng của China Airline để đến thành phố
Jin Hoằng hay là Jin Hong thuộc
Xishuan Banna. Xishuan Banna là chữ của người Tài,
người Tài chúng ta gọi là người Thái, những
người này có một nền văn hóa và ngôn ngữ gần
với người Thái Lan và có thể nói rằng hai bên chia
sẻ với nhau khoảng 30, 40 phần trăm từ vựng,
chữ Xishuan Banna cũng là một chữ tiếng Tài,
đúng ra trong tiếng Thái đọc là Xoạn Banna tức
là 12 ngàn thủa ruộng, và tại Trung quốc thi` gọi
là Tây Thượng Bản Nạp đó là âm của chữ
Xishuan Banna, là chữ của người địa
phương.
Xishuan Banna
Xishuan Banna là một
vùng đất của Hoa lục nằm phương nam,
vùng đất này thật ra trước năm 1952 là một
vương quốc, vương quốc này gồm nhiều
vị lănh chúa hợp lại, có nhiều đặc điểm
của vương quốc Xishuan Banna này, đó là với 12
sắc dân thi` người Tài là người có số dân
đông nhất kể cả ngày hôm nay, do vậy quyền
hành chánh nắm quyền do các vị vua, các vị lănh chúa của
Xishuan Banna giữ phần điều hành vùng đất
địa phương này. Xishuan Banna nằm trong vùng nhiệt
đới nên cây xanh trái ngọt, và có rất nhiều trái
cây miền nhiệt đới ti`m thấy ở vùng này. Ở
Xishuan Banna hay Tây Thượng Bản Nạp cũng là một
vùng đất mà ảnh hưởng Phật giáo Nam Truyền,
tức là Phật giáo Pàli vi` Chư Tăng tụng kinh Pàli.
Tại đây có hai ngàn ngôi chùa Phật giáo Nam tông ngày hôm nay
vẫn co`n sinh hoạt, mỗi một làng có một ngôi
chùa. Về hi`nh thái sinh hoạt
thi` họ có chữ viết riêng, họ có kiến trúc,
đường nét văn hoá riêng, mặc dù nếu qúi vị
không quen và không tinh tế với văn hóa thi` quí vị có cảm
tưởng như họ là một phiên bản của nền
văn hóa Thái Lan, thật ra từ kiểu chùa cho đến
chữ viết tất cả đều khác, tuy nhiên vẫn
co`n có dạng hao hao như vậy.
Khi đặt chân
đến Xishuan Banna có một vài kỷ niệm rất
đặc biệt đối với phái đoàn, kỷ niệm
đầu tiên là người tour guard cho biết với 12
sắc dân sống trong vùng này, sắc dân nào theo đạo
Phật thi` sắc dân đó có chữ viết và sắc dân
nào không theo đạo Phật thi` không có chữ viết.
Ly' do rất đơn giảng là về việc tu tập
của Tăng sĩ cũng như việc giảng giải
kinh sách không thể không dùng
đến chữ viết được. Và HT Chơn Trí nói rằng đây
là một điều rất là cảm động, bởi
vi` Đức Phật Ngài đă cho chúng ta rất nhiều,
kể cả văn hoá, kể cả chữ viết và kể
cả cái nhi`n rất văn minh.
Chúng tôi cũng nghe một câu chuyện
khác mà trong lo`ng tương đối cũng ngậm ngùi,
khi đặt chân đến Xishuan Banna thi` bấy giờ
người ta kể câu chuyện về một
vương quốc rất hùng cường, phi` nhiêu, màu mỡ,
dân chúng an cư lạc nghiệp trước năm 1952. Nhưng từ khi chính quyền Bắc
kinh xâm lăng Xishuan Banna ,và biến Xishuan Banna thành một
quận khác của tỉnh Vân Nam, thi` bấy giờ vua bị
giết, chùa chiền bị phong toả . Và trong số
đó phải kể rằng từ năm 1960 đến
năm 1976 tất cả những tượng Phật tại
Xishuan Banna bị đập phá,
người ta muốn đập phá hết tất cả
các ngôi chùa. Nhưng người
Xishuan Banna nói rằng không có ngôi chùa thi` họ không có nơi
sinh hoạt vi` mỗi một làng có một ngôi chùa, do đó
chính quyền Trung cộng đă cho để lại các ngôi
chùa với điều kiện dùng chánh điện để
làm nhà kho chứa, co`n sala tức là pháp xá và các nơi khác
thi` dùng được.
Người
tour guard hướng dẫn phái đoàn thuộc sắc dân
Tài, và người này đă nói về sự khó khăn trong
thời ky` cách mạng văn hoá cũng như sau năm
1953. Anh đă dùng chữ
liberation tức là giải phóng "sau ngày giải phóng thi`
có bao nhiêu tang thương đổ vỡ, bao nhiêu là tủi
hờn đối với người dân tại đây, măi
cho đến năm 1978 thi` bắt đầu có một
chút cởi mở và dần dà trong thời gian ngắn
đă phục hồi lại được Tăng lữ,
và phục hồi lại được rất nhiều thứ.” Chúng tôi rất lngậm ngùi nghĩ
rằng ở trong ngôn ngữ của nhân loại lại có
những trường hợp rất chớ trêu khi người
ta dùng chữ liberation hay là chữ giải phóng. Không biết đó là chữ giải
phóng hay là chữ nô lệ, không biết chữ đó có giống
như chữ “được khai hoá” mà ngày xưa những chế độ
thuộc địa đă áp đặt lên các quốc gia bị
xâm lăng. Phải nói rằng đó là trường hợp
rất chớ trêu cho lịch sử của nhân loại khi người ta dùng chữ giải
phóng để chỉ giai đoạn đau thương nhất
của đất nước mi`nh.
Xishuan Banna ngày hôm nay với thủ phủ
Jin Hong, phải nói rằng đó là một vùng đất
đă hồi phục, đó đây nhi`n thấy hi`nh ảnh
nhà Sư. Và có một điều
không quen với những người Phật tử khi nhi`n
thấy những nhà Sư chạy xe gắn máy, chạy xe
đạp, và có nhiều vị sa di đi lang thang trong phố
với y vắt trên vai, một điều mà không nhi`n thấy
ở Việt Nam. Xishuan Banna được nổi tiếng
là cơm trắng, người đẹp, âm nhạc ngọt
ngào, có thể nói rằng là một nguồn đất
đang thu hút nhiều du khách ngoại quốc đến.
Phái đoàn ở Xishuan Banna hai đêm,
trong hai đêm đó phái đoàn đă đến thăm một
vài nơi, kể cả thượng nguồn của sông Cửu
Long. Người Trung quốc gọi là sông Lan Thương,
chữ Lan Thương trong chữ Tàu là Lancang, Lancang giang, sở
dĩ gọi như vậy bởi vi` nước ở trên
thượng nguồn sông Cửu Long hết sức chảy
xiết qua những nền đá, đặc biệt là
đi lại trên vùng đất này nguy hiểm. Chúng ta nhớ rằng sông này bắt
nguồn từ Vân Nam nơi vùng cao nguyên.
Thật ra thi` Việt Nam gọi là sông Cửu
Long, bởi vi` sông Tiền và sông Hậu có 9 nhánh đưa
ra cửa biển ở miền nam. Nhưng tại Cambochia,
Lào và Thái chạy cho đến Xishuan Banna thi` người
ta gọi là Me Na Kong, tức là con sông cái lớn, và gọi tắt
là Mekong, riêng tại Trung quốc thi` người ta gọi
là sông Lancang, tức là Lan Thương giang. Một con sông
dài hơn 4800 cây số, đứng hàng thứ sáu của thế
giới về chiều dài. Chúng tôi đứng ở trên
thượng nguồn của sông Cửu Long, có một cái
gi` đó đầy xúc động trong lo`ng, bởi vi` chúng
tôi lớn lên ở bên bờ sông Hậu giang và nhi`n vào gio`ng
nước, biết rằng con nước này sẽ xuôi chảy
về quê hương của mi`nh, một nơi mà gần
25 năm qua chúng tôi xa cách chưa bao giờ được
đặc chân trở về.
Cũng có thể nói rằng tính về
địa dư và lịch sử, thi` từ thượng
nguồn sông Cửu Long cho đến khi chạy ra biển
Nam Hải ở Việt Nam, thi` dọc theo hai bên bờ sông
Cửu Long đă có một chiều dầy lịch sử,
dân chúng chung quanh đều là Phật tử. Từ những cộng đồng
Phật giáo Tây Tạng hay Mật Tông, cho đến Phật
giáo Nam Tông, trải dài qua nhiều quốc gia Cambuchia, Lào,
Thái rồi trải xuống Việt Nam. Con sông hiền hoà đó đă
đem lại phù sa màu mỡ cho miền nam, nhưng con sông
hiền hoà đó cũng nuôi dưỡng không biết bao
nhiêu thế hệ Phật tử sống hai bên bờ sông Cửu.
Có thể nói rằng con sông mà nền văn hoá Phật giáo
được phát triển vun sới rất nhiều ở
trong quá khứ và kể cả hiện tại, những khủng
khoảng liên quan đến những tranh chấp về
khai thác sông Cửu Long giữa Trung quốc và các quốc gia
láng giềng ngày hôm nay, chúng ta không có dịp đề cập
đến trong bản tin này.
Phái đoàn cũng đi băng ngang sông
Cửu Long bằng giây cáp để đặt chân đến
một ngọn đồi tên là Hồng Sơn. Ở đó
có hơn 720 giống khỉ vượn và dă nhân được
đem về từ khắp nơi trong Trung quốc. Nhất là những loài gần tuyệt
chủng, đem về đây để bảo dưỡng,
để không bị tuyệt chủng. Trên ngọn đồi
Hồng Sơn phái đoàn cũng ti`m được một
hai ngôi tháp cổ, những ngôi tháp này cư dân địa
phương vẫn đến lễ bái, và những ngôi
tháp này có dạng giống như những tháp thờ tại
Thái Lan. Có một người
nói với chúng tôi rằng họ tin tưởng ở trong
ngôi tháp có thờ tóc của Đức Phật, chúng tôi không ti`m
thấy trong lịch sử ghi điều đó, nhưng
đó là niềm tin của dân địa phương.
Phái đoàn trở lại Jin Hong trong một
chuyến viếng thăm một ngôi làng của người
Tài. Trong ngôi làng này những
căn nhà sàn san sát với nhau, và có một ngôi chùa ở
trong đó có một số Chư Tăng, vị Sư Cả
co`n trẻ tuổi và có một số sa di. Chúng tôi nói chuyện
với một cư sĩ, ông này là người Tài, HT Tịnh
Giác nói rằng những gi` Ngài và ông có thể trao đổi
bằng tiếng Thái, ông hiểu được tiếng
Thái của Ngài, và khi ông nói Ngài cũng có thể hiểu
được, hai bên đă trao đổi với nhau rất
nhiều điều.
Từ ngôi chùa làng, phái đoàn bước
ra bên ngoài để thăm viếng các ngôi nhà. Chúng tôi đặc biệt ưa
thích những ngôi nhà của người Tài, bởi vi`
đó là những sàn, họ ở trên lầu, và làm việc
thi` ở dưới đất.
Dưới đất rất sạch sẽ, ở
trên lầu là nhà sàn ở vùng nhiệt đới cao thoáng
mát. Cách bài trí ở trong nhà thi`
tương đối hết sức vừa phải, không
quá xa xỉ, cũng không quá nghèo hèn.
Phần lớn những người ở trong làng,
người Xishuan Banna đều có nhà như vậy. Những
mái nhà phẳng chứ không cong, dù mái thẳng, nhưng mái cũng
sắp lớp có cánh én giống như những ngôi chùa của
chúng ta. Có thể nói rằng kiến
trúc của họ mi`nh học được rất nhiều
điều, và nhi`n cuộc sống của họ thi` phải
nói rằng đây là một trong những sắc dân
tương đối là thịnh vượng, giàu có, cuộc
sống tương đối đầy đủ so với
những sắc dân khác.
Phái đoàn cũng dành thời giờ gần
một ngày để thăm viếng những công viên
văn hoá, ở trong đó có nhiều sắc dân khác
nhau. Có hai cội Bồ Đề
do cô công chúa Thái Lan trồng sau
năm 1980, và giúp đỡ để phục hưng Phật
giáo tại vùng này. Thật ra thi` hầu hết những
tượng Phật trong vùng hiện nay, đều do chính
phủ Thái Lan gửi qua cúng dường. Dân chúng ở
đây cho biết rằng những tượng Phật do
chính người Tài làm trước kia cả hàng trăm
năm, đều đă bị phá hủy trong thời cách mạng
văn hoá, một điểm rất đáng tiếc. Tuy vậy chúng ta vẫn co`n thấy
nhiều công tri`nh rất là xuất sắc. Trong thời gian thăm viếng
thi` phái đoàn cũng có gửi tịnh tài để cúng
dường Chư Tăng.
Khi đặt chân đến công viên, gọi
là công viên Sắc Tộc tại Jin Hong, phía sau là một Phật
học đường, nơi những vị Tăng sĩ
trong vùng về học. Như hồi năy chúng tôi có nói với
qúi vị, tại Jin Hong có 2000 ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông. Và
khi Chư Tăng ở trong làng nhỏ muốn đi học
thi` đều phải về ngôi chùa lớn. Ở tại đây chúng tôi gặp
một vị Sư, không phải là vị Sư Cả ở
trong chùa, nhưng là một vị đă từng sang học
tại Thái Lan do đó nói tiếng Thái rất thạo, và
đă có những đàm thoại với HT Tịnh Giác cũng
như HT Chơn Trí. Phái
đoàn cũng dành ít thời giờ đi lại trong chùa,
nhưng không lên viếng thăm chánh điện được
bởi vi` người ta đang quay phim tại chánh điện.
Sau chuyến viếng thăm Jin Hong,
Xishuan Banna hai ngày một đêm, phái đoàn cũng để
lại trong lo`ng một hi`nh ảnh, một nơi tại
Trung quốc, nhưng không giống như những nơi
khác của Trung quốc.
Nơi đây cảnh đẹp, người đẹp. Theo một số các vị trong
phái đoàn thi` thức ăn ở đây ngon nhất so với
những thành phố mà phái đoàn đă đặt chân
đến Trung quốc. Thầy Nguyên Thảo có khen rau ở
đó rất tươi, có thể nói rằng đó cũng
là một kỷ niệm. Phái đoàn sau khi ở hai ngày
đă lên máy bay đi Lệ Giang. Một thành phố có rất
nhiều điều để ghi nhớ trong tâm khảm,
mà chúng tôi sẽ tường thuật trong bài tường
thuật kế tiếp.
Lệ Giang
Sau khi phái đoàn đă đi thăm viếng
Xishuan Banna tức là Tây Thượng Măn Nạp, ra phi trường
Jin Hong của thành phố Jin Hong để rời Xishuan
Banna đi Lijian tức là Lệ Giang. Trong dịp đến
thăm thành phố Lệ Giang thi` có thể nói rằng phái
đoàn đặt chân đến Lệ Giang vào mùa thu. Chữ
Lệ Giang, Lệ có nghĩa là đẹp, Giang là con sông, Lệ
Giang tức là một nơi mà có gio`ng sông đẹp. Thật
ra đây là thượng nguồn của sông Dương Tử,
co`n có tên khác của con sông này là Thượng Giang. Con sông này đă ôm trọn nửa
phần của thành phố Lệ Giang. Vào những buổi hoàng hôn hay
bi`nh minh thi` gio`ng sông với màu nước bạc lấp
lánh tạo nên một cảnh tượng ky` thú giữa
thiên nhiên hùng vĩ với đất trời cao rộng. Do
vậy người xưa đă đặt tên sông là Lệ
Giang.
Lệ Giang không phải chỉ đẹp
về khung cảnh thiên nhiên, và Lệ Giang có một bề
dầy lịch sử rất quan trọng. Ở trong đó có một phố
cổ đă tồn tại 800 năm, đă ghi đậm
nét những đường nét kiến trúc của đời
Tống, đời Minh đời Thanh. Và ở tại
đây đă có một nền văn hoá vô cùng quan trọng
đối với dân chúng trong vùng, và kể cả quan trọng
đối với văn hoá Phật giáo, đó là nền
văn hoá Đông Ba.
Nền văn hoá Đông Ba là một nền
văn hoá mang vừa tính học thuật, và vừa tính tôn
giáo của vùng miền núi, mà ở bên ngoài thi` người
ta thường biết đến một tôn giáo đă có mặt
trước khi đạo của Đức Phật đặt
chân đến Tây Tạng sau A Phú Hăn, đó là đó là đạo
Bon của người Tây Tạng.
Thi` nền văn hoá Đông Ba là một hậu duệ,
một nhánh của đạo Bon. Từ nền văn hoá
này, chúng ta ti`m thấy được những đường
nét màu sắc rất gần với Phật giáo Mật
Tông. Thật ra những vị
tu sĩ của Đông Ba ngày hôm nay đă kết hợp một
cách nhuần nhuyễn như vậy, màu sắc đường
nét Phật giáo, Khổng giáo, Lăo giáo. Nhất là Lăo giáo và Phật
giáo.
Tuy nhiên phải nói rằng có rất nhiều
điều cần phải nghiên cứu về quan hệ giữa
nền văn hoá Đông Ba, đạo Bon và Phật giáo Mật
Tông. Ví dụ như cái măo Tùy
nư mà Chư Tăng Phật giáo Mật Tông hay Phật
Giáo Bắc Tông hay thường đội. Điều đó theo nhiều nhà
nghiên cứu thi` nó phát xuất từ nền văn hoá
Đông Ba. Chúng ta cũng
được biết rằng nền văn hoá này co`n có
chữ viết tượng hi`nh, tức là có hơn 1400 mẫu
tự từ nền văn hoá Đông Ba. Mỗi một chữ
là một bức hoạ nhỏ, và ít có một ngôn ngữ
và nền văn hoá nào ở vùng núi mà có sự phong phú đa
dạng khởi sắc như vậy.
Đặc biệt theo các học giả
Trung quốc thi` nền văn hoá Đông Ba nói riêng, và nền
văn hoá của Lệ Giang, đă giữ lại được
một số những âm thanh của những nhạc phổ,
thi phổ đời nhà Đường, đời nhà Tống,
đời nhà Minh mà đă thất lạc rất lâu trong nền
âm nhạc của Trung quốc.
Nói một cách khác, nếu người ta muốn
thưởng thức một số những bản nhạc
thời xưa mà đàn phổ đă mất đi rồi,
thi` người ta phải ti`m về với nền văn
hoá Đông Ba.
Phần lớn cư dân của Lệ
Giang là người Na Shi, người Na Shi có một chiều
dài lịch sử rất thú vị. Họ tuy là một sắc
dân thiểu số nhưng ở trong quá khứ những nhà
lănh đạo của Na Shi, và bản thân người Na Shi
đặt biệt rất ưa thích gửi con em của
mi`nh đi sang các vùng lân cận học hỏi những cái
hay, nhất là cái tinh hoa của người Hán.
Bước vào Lệ Giang chúng ta không thấy
đó là một thành phố cổ mang kiến trúc biệt lập
riêng biệt như của Tây Tạng. Thí dụ chúng ta về Trung Điền
rồi đến Lệ Giang thăm thành phố cổ,
thi` chúng ta nhi`n thấy đó là một thành phố mang nhiều
đường nét kiến trúc của đời nhà Minh
đă tồn tại. Phố Cổ của Lệ Giang rất
đẹp, bởi vi` có một gio`ng suối có ba nhánh chảy
ngang thành phố. Và những ngọn suối này nước
trong, cá bơi lội ở dưới hết sức hữu
ti`nh. Nhưng ngoài cái trang trí ra
thi` những gio`ng suối lớn này co`n cung cấp nước
và cung cấp nhiều phương tiện làm đẹp,
làm tốt cho thành phố cho Lệ Giang.
Phái đoàn đặt chân đến Hắc
Long Đầm, Hắc Long Đầm là một nguồn
nước đă cho gio`ng suối đi vào thành phố. Tại Hắc Long Đầm ti`m
thấy những ngôi chùa, những đền miếu và những
công tri`nh văn hoá. Thí dụ
như Vọng Nguyệt Lầu, ví dụ như có một
đài để biểu diễn những chương
tri`nh văn hoá. Cũng tại
Hắc Long Đầm, chúng tôi có đến một nơi tại
Vọng Nguyệt Lầu để thỉnh một tượng
Phật thủ, tức là đầu tượng Phật với
một nét mặt rất hoan hỷ, từ bi, chúng tôi đă
đặc biệt hết sức là ưa thích pho tượng
này. Khi thỉnh được Phật thủ này từ Vọng
Nguyệt Đài của Hắc Long Đầm thi` phái
đoàn tiếp tục đi thăm viếng ở khắp
nơi, có thể nói rằng một trong những nơi mà về
thời tiết, về phong cảnh đặt biệt
đẹp tại Trung quốc mà chúng tôi được
đi qua.
Trưa hôm đó phái đoàn lên thăm một
nơi, người Trung quốc gọi là Vân Sơn
Đi`nh, thông thường người ta gọi là Win San
Nađô tức là vùng Thảo
Nguyên Vân Sơn. Thảo Nguyên Vân Sơn là một đồi
cỏ bằng phẳng nằm ở lưng chừng núi của
ngọn núi Tuyết Sơn tại Trung quốc, co`n gọi
là Snow Mountain. Phái đoàn đi giây cáp để lên trên đỉnh.
Thảo Nguyên này được dùng làm nơi cho những
người Tây Tạng và cư dân ở trong vùng lùa trâu núi
và các loài gia súc ăn cỏ lên đây vào mùa hè. Chúng ta có thể tưởng
tượng là giữa đất trời bao la với núi
tuyết hùng vĩ lại có một bi`nh nguyên ỏ trên cao
như một sân khấu và từ đây chúng ta có thể
thưởng thức cái đẹp hết sức tráng lệ
của ngọn núi tuyết ở xa, cũng như có thể
nhi`n xuống đồng bằng ở dưới thung lũng,
đó là một trong những hi`nh ảnh khó quên.
Chúng tôi cũng
mua thêm hai vật kỷ niệm nữa, một là hoa sen, một
là hi`nh con rồng. Khi lên Thảo
Nguyên Vân Sơn vi` chúng tôi muốn tạo một niềm vui
cho tất cả mọi người, nên khi lên trên đó
chúng tôi đề nghị rằng mọi người có thể
bốc thăm và sẽ có ba lá thăm được trúng
giải. Những giải trúng là tượng Phật thủ
và hai món quà. Cũng là một kỷ niệm vui, vi` chúng tôi
là người bắt trúng tượng Phật thủ, một
pho tượng Phật mà chúng tôi đặt biệt ưa
thích, và một niềm vui lớn khác nữa đó là hai
người làm việc trong công ty du lịch, đó là một
vị tour guard địa phương, và một nhân viên
trong hăng du lịch của người Thái Lan, tất cả
mọi người đều vui vi` thấy rằng những
món quà đó được trao về tay của những
nhân viên đă rất là tận tụy phục vụ cho phái
đoàn.
Trước đó thi` phái đoàn cũng
đến thăm chùa Ngọc Long, tức là Ngọc Long Tự,
trên đường đi thăm Tuyết Sơn. Ngọc
Long Tự là một ngôi chùa thuộc về LạtMa giáo tức
là phái Mật Tông, ngôi chùa được xây cất đă
lâu đời, tại ngôi chùa này phái đoàn có đến
thăm một cây hải đường, cây hải
đường này với tuổi là 500 tuổi, chúng tôi
chưa bao giờ thấy một cây hải đường
như vậy với thân lớn và toả ra như một
mạng nhện khổng lồ. Nghe nói rằng nhiều
đời vừa qua thường thi` cây hải đường
này được chăm sóc bởi các nhà Sư. Nhà Sư cuối cùng chăm sóc cây
hải đường này hiện vẫn co`n sống
dưới thung lũng, bởi vi` đă tám mươi mấy
nên chính quyền bắt buộc nhà Sư rời khỏi cây
hải đường để xuống dưỡng già
dưới thung lũng. Bây giờ các nhân viên tại chùa
đang chăm sóc cây hải đường này. Nhi`n cây hải đường với
tuổi 500 năm, và nhi`n những bức tranh muà hoa hải
đường nở vào mùa xuân, chúng ta có thể nói rằng
đó là một trong những cây hoa kiểng hết sức
hiếm có về tuổi thọ, mà chúng ta có dịp nhi`n thấy
tận mắt.
Buổi tối phái đoàn đến
thăm phố cổ vào ban đêm, phố cổ về
đêm có thể nói rằng cho chúng ta một ấn tượng
như thường được mô tả trong các phim truyện
cổ phong, nói về đời xưa với những lồng
đèn đỏ treo ở trước cửa tiệm. Đi băng ngang những gio`ng suối,
người ta đă ti`m những hàng quán. Nhưng đặt biệt phố
cổ Lệ Giang có rất nhiều cửa hàng bán các
văn hoá phẩm, vi` vậy cũng tạo cho du khách một
cảm giác vừa cổ điển và vừa hiện
đại, vừa một cái gi` đó rất là thần bí,
một cái gi` hết sức vui tươi dành cho người
du lịch. Ít có thành phố cổ
nào của Trung Hoa mà chúng tôi được đặt chân
đến có không khí như vậy.
Lệ Giang cũng nằm trên trục lộ
mà ngày xưa gọi là Mă Trà lộ, là Tea Horse, là một
nơi người Tây Tạng cũng giống như các
thương gia vận chuyển trà từ nơi này sang
nơi khác, để trao đổi và buôn bán trà trở
thành một thức uống hết sức quan trọng
trong khu vực này. Người
miền núi ưa chuộng trà, và đặt biệt người
Na shi cũng ưa chuộng trà.
Lệ Giang là một giao điểm rất thích hợp. Ngày hôm nay trở về Lệ
Giang co`n có rất nhiều trà nghệ quán là nơi người
ta bán trà, đi ngang những trà nghệ quán này cho chúng ta một
cảm giác rất thân quen.
Phái đoàn ở Lệ Giang hai đêm một
ngày, như chúng tôi có kể cho qúi vị nghe trước
đây, là trong thời gian ở Lệ Giang thi` có một kỷ
niệm hết sức vui đối với phái
đoàn. Vào buổi sáng trước
khi phái đoàn rời Lệ Giang, chúng tôi đi mua thuốc
ho cho một số Phật tử trong lúc quí vị đi
thăm phố, lúc đi thi` cô tour guard, cô Kathy đă có một
số câu hỏi về Phật pháp về sinh hoạt. Có lẽ trong suốt hai ngày hướng
dẫn phái đoàn đi thăm viếng địa
phương, cô đặt biệt có thiện cảm, có
lo`ng kính trọng đối với Chư Tăng trong phái
đoàn. Trong phái đoàn có ba vị
Hoà Thượng và có Thầy Nguyên Thảo và chúng tôi nữa
là 5 vị Tăng sĩ . Rất
là cảm động khi cô hỏi chúng tôi là “Không biết
qúi Thầy có phiền để tụng kinh chú nguyện
giùm cho hai vật tùy thân không.” Thi` chúng tôi rất sẵn
lo`ng, trưa hôm đó tại nhà hàng sau khi dùng cơm xong, tất
cả Chư Tăng đứng lên đặt hai pho tượng
tùy thân của cô vào trong một dĩa,. Cô athy cũng như cô trưởng
phái đoàn người Thái Lan qùi xuống trước mặt
Chư Tăng. Chư Tăng tụng
kinh trong không khí rất cảm động. Chúng tôi sang Trung
quốc rất nhiều lần chưa bao giờ thấy một
người tour guard nhân viên của sở du lịch lại
có đạo tâm như vậy, nên chúng tôi nghĩ đó cũng
là một kỷ niệm vui.