dieuphap.com

  

jpg (8936 bytes)


...... ... .

Thân Cận Người Hiền Trí

Association with the Wise

Bhikkhu Bodhi 1998-2009/Access To Insight

Nguyễn Văn Hoà chuyển ngữ

 

Kinh Đại Hạnh Phúc (Maha-mangala Sutta), là một bài kinh thuyết giảng về những điều hạnh phúc, một trong những bài kinh rất quan trọng trong Tam Tạng kinh điển, bao gồm trong tất cả các tài liệu tiêu chuẩn của thánh ca Pali. Bài kinh bắt đầu khi một vị thần tuyệt đẹp, hiện xuống trần gian trong một đêm thanh vắng, đến gặp Đức Phật trong vườn Kỳ Đà và hỏi về cách thức để có phước lành cao thượng. Trong đoạn kệ đầu tiên của Ngài, Ðức Phật dạy rằng phước lành cao thượng đến từ việc tránh xa kẻ xấu ác và thân cận người hiền (asevana ca balanam, panditanan ca sevana). Những phần kệ còn lại của bài kinh thì đi vào ký họa tất cả các khía cạnh khác nhau của điều mang lại hạnh phúc loài người, cả hai cõi trần và chư thiên, trong đoạn kệ đầu tiên về sự việc thân cận với người hiền trí là những đoạn thi ca nhấn mạnh một điểm quan trọng: sự tiến bộ dọc theo con đường của Giáo Pháp trên căn bản làm cho những lựa chọn đúng trong tình bạn của chúng ta.

Trái với một số lý thuyết tâm lý học, tâm của con người không phải là một buồng khép kín chứa đựng một nhân cách bất biến được hình thành bởi sinh học và bởi kinh nghiệm từ lúc còn nhỏ. Thật ra, trong suốt cuộc đời tâm vẫn là một thực thể dể uốn nắn liên tục đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội của nó. Không nói đến các mối quan hệ cá nhân của chúng ta với một nhân vật quyết đóan và cứng nhắc, những mối liên hệ xã hội thường xuyên của chúng ta đặt để chúng ta trong một quá trình thẩm thấu tâm lý liên tục tạo cơ hội quý báu cho sự tăng trưởng và chuyển đổi. Cũng giống như các tế bào sống tham gia vào một cuộc đối thoại hóa học với các đồng nghiệp của chúng, tâm trí của chúng ta truyền tải và thu nhận hàng lọat thông điệp và đề nghị có thể tạo ra những thay đổi sâu xa, ngay cả ở các mức độ không nhận thức được.

Ðặc biệt quan trọng đối với sự tiến bộ tinh thần của chúng ta là sự lựa chọn bạn bè và kẻ đồng hành của chúng ta, những người có thể có tác động quyết định nhiều nhất đến vận mệnh cá nhân của chúng ta. Ðó là vì Đức Phật nhận thức rằng tâm tính của chúng ta có thể dễ thay đổi như thế nào đối với ảnh hưởng của bạn đồng hành của chúng ta nên Ngài nhiều lần nhấn mạnh đến giá trị của tình bạn tốt (kalyanamittata) trong đời sống tinh thần. Ðức Phật dạy rằng Ngài thấy không có gì có trách nhiệm nhiều hơn đối với việc phát sinh các tật xấu đó là do một người bạn xấu, không có gì hữu ích cho việc phát sinh tính tốt bằng có một người ban tốt (AN 1.vii, 10; I.viii, 1). Một lần nữa, Ngài nói rằng Ngài thấy không có yếu tố ngoại lai nào khác dẫn đến thiệt hại trầm trọng bằng có một người bạn xấu, và không có yếu tố ngoại lại nào khác đem đến nhiều lợi ích như là tình bạn tốt (AN 1.x, 13,14). Chính là do ảnh hưởng của một người bạn tốt mà người Phật tử đã được hướng dẫn tu tập theo Bát Chánh Đạo để thoát ra khỏi tất cả đau khổ (SN 45:2).

Trong đạo Phật người bạn tốt có ý nghĩa to lớn hơn là sự giao thiệp với những người được coi là bạn bè với những người cùng chia sẻ những sở thích chung. Điều đó có nghĩa là tìm những người bạn đồng hành hiền trí có thể hướng dẫn và chỉ điểm cho ta. Nhiệm vụ của người bạn cao quý không phải chỉ là tình bạn bè trong đường đời. Người bạn khôn ngoan và hiền lành thực sự là một người, với sự hiểu biết và lòng thông cảm, sẵn sàng phê bình và nhắc nhở, để chỉ ra lỗi lầm của ta, để ủng hộ và khuyến khích, với nhận thức rằng điểm cuối cùng của tình bạn đó là sự tăng trưởng trong Giáo Pháp. Ðức Phật chỉ dạy vắn tắt cho nguời Phật tử về một tình bạn tốt như vậy trong một bài kệ của kinh Pháp Cú: Khi gặp bậc hiền trí chê trách và chỉ lỗi như chỉ kho tàng, nên thân cận với bậc trí ấy, sự thân cận như vậy là tốt, không phải xấu." (Dhp. 76)

Thân cận với bậc hiền trí là điều quan trọng cần thiết đối với sự phát triển tâm linh, vì gương sáng và lời khuyên của bậc hiền trí thường là yếu tố quyết định để đánh thức và nuôi dưỡng tiềm năng tinh thần chưa được khai phá của chúng ta. Cái tâm trống trải chứa đựng những khả năng tiềm tàng rộng lớn, khả năng này bao gồm từ vực sâu của ích kỷ, với ngạo mạn và tàn bạo cho đến đỉnh cao của trí tuệ, với tánh hy sinh và lòng từ bi. Là Phật Tử, nhiệm vụ đối chứng của chúng ta là thanh lọc những khuynh hướng xấu và phát triển những khuynh hướng tốt, những khuynh hương dẫn đến giác ngộ, đến tự do và trong sáng. Tuy nhiên, xu hướng nội tại của chúng ta không trưởng thành và cũng không suy giảm trong một khoảng không. Nhưng khuynh hướng này chịu tác động liên tục của môi trường rộng lớn hơn, và trong số các ảnh hưởng mạnh mẽ này là người bạn đồng hành bên cạnh chúng ta, là những người chúng ta noi theo như những bậc thầy, những cố vấn và những bạn bè. Những người như vậy lặng lẽ nói lên tiềm năng của chính chúng ta, những tiềm năng đó hoặc là sẽ phát triển hoặc là sẽ héo tàn dưới ảnh hưởng của họ.
.
Cho nên trên đường hành đạo điều quan trọng cần thiết là việc chọn lựa người hướng dẫn tinh thần và người bạn đạo, ít nhất những người này cũng tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý mà chúng ta tìm để vững tâm trong việc thực hành Giáo Pháp. Điều này đặc biệt cần thiết trong giai đoạn đầu của sự phát triển tâm linh của chúng ta, khi nguyện vọng đạo đức của chúng ta vẫn còn mới mẻ và yếu ớt, dễ bi tiêu hủy bởi sự do dự trong nội tâm hoặc bị người quen có tư tưởng khác biệt làm cho chán nản. Trong giai đoạn đầu tâm trí của chúng ta tương tự như con tắc kè hoa, thay đổi màu sắc theo màu sắc quanh nó. Cũng như thằn lằn đáng chú ý này đổi ra màu xanh trong cỏ và đổi ra màu nâu khi bò trên mặt đất, do đó chúng ta trở thành ngu si khi chúng ta thân cận với kẻ ngu và trở thành hiền nhân khi chúng ta thân cận với hiền nhân. Thay đổi nội tâm thường không diễn ra bất ngờ; nhưng chậm chạp, từng chút một đến nỗi chúng ta không thể nhận ra được sự thay đổi, những đặc tính của chúng ta trải qua một biến đổi mà cuối cùng mới có thể chứng minh được có sự thay đổi đáng kể.

Nếu chúng ta thân thiết với những người khát vọng theo đuổi thú vui vật chất, quyền lực, giàu sang, danh vọng, chúng ta không nên nghĩ rằng chúng ta sẽ không bị tiêm nhiễm những tham vọng của họ: theo thời gian tâm trí của chúng ta sẽ dần dần nghiêng về những tham vọng tương tự. Nếu chúng ta thân thiết với những người, trong khi không dám phạm những lỗi lầm đạo đức, những cuộc sống yên lành của họ thuận theo các thói quen nhàm chán, chúng ta cũng vẫn mắc kẹt trong vết xe của công việc tầm thường. Nếu chúng ta mong đạt đến lý tưởng cao xa – đạt đến tận đỉnh của trí tuệ siêu đẳng và đạt đến giải thoát - thì chúng ta phải hội nhập với những người tiêu biểu cho lý tưởng cao xa. Thậm chí nếu chúng ta không gặp may mắn để tìm ra bạn đồng phạm hạnh người đã đặt ra các tiêu chuẩn cao xa, chúng ta cũng có thể kể là may mắn nếu trên đường hành đạo chúng ta gặp được một vài người bạn tinh thần chia sẻ những lý tưởng của chúng ta và tìm mọi cố gắng để nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý của Giáo Pháp trong lòng.

Khi chúng ta đặt câu hỏi làm thế nào để nhận ra bạn bè tốt, làm thế nào để phân biệt với các bậc thầy tốt hay xấu, Ðức Phật ban cho chúng ta lời khuyên rõ ràng. Trong kinh Tiểu Kinh Mãn Nguyệt (MN110) Ngài giải thích sự khác biệt giữa tình bạn của người xấu và tình bạn của người tốt. Người xấu chọn bạn và kẻ đồng hành là những người không có đức tin, những người thiếu đạo đức không có lòng tự trọng, những người không có kiến thức về giáo pháp, những người biếng nhác và cẩu thả, và những người không có trí tuệ. Hậu quả của việc lựa chọn người bạn xấu làm quân sư là người xấu âm mưu và hành xử gây tổn hại cho chính họ, gây tổn hại cho cho người khác, và tác hại cho cả hai, và người đó phải chịu phiền muộn và đau khổ.

Ngược lại, Đức Phật tiếp tục giảng rằng, những người tốt chọn bạn và chọn kẻ đồng phạm hạnh đều chọn những người có đức tin, những người có lòng tự trọng và có đạo đức, những người học được trong Giáo Pháp, tràn đầy năng lực trong việc phát triển tâm trí, biết quan tâm, và có trí tuệ. Thường xuyên lui tới bạn bè tốt như vậy, coi họ như là bậc quân sư và người hướng đạo, người tốt coi những phẩm chất tốt là những lý tưởng của mình và hấp thụ chúng thành cá tính của mình. Vì vậy, khi cần phải biểu lộ thân phận của chính mình, họ đã trở thành một ánh sáng soi đường cho người khác. Một người như vậy có thể cung cấp cho những người còn đang mò mẫn trong đêm tối một gương sáng để noi theo, và là một chổ dựa cho bạn bè khôn ngoan tìm đến để được hướng dẫn và tư vấn.

 

 

 

Trình bày: Minh Hạnh và Nguyễn Văn Hòa

Trở về Trang Đề Án Trong Tháng 12

Đầu trang