Từ Quan Điểm Đến Hiện Thực
From Views to Vision
Bhikkhu Bodhi
© 1998–2009
Minh Hạnh chuyển ngữ
Lời giáo huấn của Đức Phật luôn liên tục cảnh báo chúng ta về những nguy hiểm trong sự dính mắc --dính mắc vào các tài sản, dính mắc vào các điều vui, dính mắc vào người, dính mắc vào cảnh. Ðức Phật ban ra những lời lưu ý như vậy vì Ngài nhận thức rõ trong sự dính mắc là nguyên nhân lớn của đau khổ, và như vậy Ngài khuyên chúng ta rằng cái giá chúng ta phải trả để đi đến các "bến bờ " của giải thoát là sự từ bỏ tất cả các loại dính mắc. Trong một động thái mà lúc mới nhìn qua thậm chí có vẻ giống như tự hủy hoại đối với một người sáng lập tôn giáo, Ðức Phật nói rằng chúng ta không nên bám víu ngay cả đối với lời dạy của Ngài, và ngay cả những nguyên tắc thiện của Giáo Pháp cũng phải được coi như chiếc bè tạm dùng để đưa chúng ta băng qua giòng suối.
Những lời khuyên nghiêm khắc như vậy có thể dễ dàng bị hiểu sai, và nếu bị hiểu sai thì hậu quả có thể tai hại hơn nếu chúng ta không đề cập đến. Cụ thể là một giải thích sai lạc cho người mới tìm hiểu Giáo Pháp (và cho cả một số Phật tử kỳ cựu nữa!) đặc biệt dễ bị thất bại là để giữ cho lời khuyên của Ðức Phật vượt qua tất cả các chủ thuyết có nghĩa là ngay cả những học thuyết của Phật giáo cuối cùng cũng không có tầm quan trọng. Ðối với cả những học thuyết này cũng vậy, cũng chỉ là những quan ðiểm, những kiến trúc về trí tuệ, những dòng tư tưởng, mà có thể đã có ý nghĩa trong bối cảnh của vũ trụ học Ấn Độ thời xưa, nhưng không có liên hệ với chúng ta vào thời đại này. Cuối cùng, có phải là những từ ngữ và những câu nói trong những bản văn Phật giáo chỉ đơn giản là - từ và cụm từ - và có phải là chúng ta đã được động viên để vượt qua những từ ngữ và câu văn để đạt được kinh nghiệm trực tiếp, điều duy nhất mà thực sự kể đến? Và có phải là Ðức Phật khuyến tấn chúng ta trong kinh Kalama Sutta để phán xét mọi việc quanh chúng ta và để cho kinh nghiệm riêng của chúng ta trở thành các tiêu chỉ cho việc quyết định những gì chúng ta sẽ chấp nhận?
Cách tiếp cận với Giáo Pháp như vậy có thể là dễ nuốt và dễ được tiêu hóa, nhưng chúng ta cũng cần phải lưu ý đến các hiệu quả của nó đối với tổng thể tinh thần của chúng ta. Thông thường loại lý luận xuông xẻ này chỉ đơn giản tạo ra một lý do thuận tiện để biện minh cho việc dính mắc [ ở mức độ tinh tế của tâm] đến những ý tưởng căn bản đi ngược lại với Giáo Pháp. Chúng ta bám víu vào những ý tưởng này, không phải vì chúng thực sự là hào quang đạo đức, mà là để bảo vệ bản thân chúng ta tránh khỏi những thử thách khó khăn mà chúng ta phải đối diện khi noi theo những thông điệp của Ðức Phật. Trong thực tế, tuyên bố như vậy, mặc dù dường như nhằm bảo vệ kinh nghiệm sống cho khỏi bị chủ nghĩa trí tuệ xâm lấn, có thể trong thực tế chỉ là một mưu mẹo tinh ranh được đưa ra để chối bỏ việc cứu xét các giả thuyết ý nhị—những giả thuyết, chúng ta thích thú chủ yếu là vì chúng che đậy được những ham muốn mọc rễ trong lòng mà chúng ta không muốn để lộ ra dưới ảnh hưởng đạo đức của Giáo Pháp.
Khi chúng ta đến với những giáo huấn của Đức Phật, chúng ta nên nhớ rằng một phần lớn của học thuyết này chưa được thực nghiệm cặn kẽ trong bộ môn triết học. Những lời giảng này được đề cao vì chúng tạo thành chánh kiến, và chánh kiến đứng đầu trong Bát Chánh Đạo, chánh kiến coi như là một cái đục được sử dụng để cắt bỏ các quan điểm sai trái và các suy nghĩ nhầm lẫn cản trở ánh sáng của trí tuệ chiếu sáng tâm trí ta. Trong thế giới ngày nay, khác hẳn với thung lũng sông Hằng thời xưa, tà kiến đã tạo ra vô số tiền tài và đã được lồng trong quá nhiều hình thái kỳ lạ hơn mà các kỷ nguyên trước không bao giờ có thể hình dung ra được. Ngày nay tà kiến không còn nằm trong lãnh địa của một số nhà triết học lập dị và đồng bọn của họ. Thay vào đó, tà kiến đã trở thành, một yếu tố quyết định chính của thái độ văn hóa và xã hội, một khuôn mẫu về tinh thần đạo đức của thời đại này, một động lực đứng sau các cường quốc kinh tế và quan hệ quốc tế. Trong những trường hợp như vậy, chánh kiến là ngọn nến của chúng ta thắp lên trong bóng tối, là la bàn của chúng ta trong sa mạc, là cù lao của chúng ta ở trong vùng lũ lụt. Nếu không có một sự hiểu biết rõ ràng về sự thật do chánh kiến đưa ra, và không có một nhận thức liên hệ đến các lãnh vực mà sự thật phải va chạm với quan điểm quần chúng, thì thật là quá dễ dàng bị vấp ngã trong bóng tối, bị lạc lõng kẹt giữa các cồn cát trong sa mạc, bị cuốn trôi khỏi vị trí của một người vượt trên cõi si mê.
Cả hai chánh kiến và tà kiến, mặc dầu có đặc tính cá biệt, không còn bị nhốt chặt trong một không gian nhận thức chuyện biệt của riêng mình. Quan điểm của chúng ta sinh ra một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với mọi lĩnh vực trong đời sống chúng ta, và Ðức Phật, trong thiên tài của mình, nhận ra điều này khi Ngài đặt để chánh kiến và tà kiến theo thứ tự trong bước đầu của đường đời tốt xấu. Quan điểm phát sinh và trộn lẫn với tầm mức thực tế trong cuộc sống của chúng ta qua nhiều cấp độ: chúng xác định giá trị của chúng ta, chúng phát sinh ra mục tiêu và nguyện vọng của chúng ta, chúng hướng dẫn sự lựa chọn của chúng ta trong tình trạng khó khăn về đạo đức. Tà kiến khuyến khích ý định sai, hành động sai, dẫn chúng ta theo đuổi một loại tự do buông thả giả dối. Nó dẫn chúng ta tới sự tự do có giấy phép, làm cho chúng ta cảm thấy có lý lẽ trong việc xa rời đạo đức, để thoả mãn những đòi hỏi nhứt thời nhưng tai hại. Mặc dù sau đó chúng ta có thể tự hào về bản năng và sáng tạo của chúng ta, có thể thuyết phục bản thân rằng chúng ta đã phát hiện ra cá tính thực sự của chúng ta, một người với tầm nhìn rõ ràng sẽ thấy rằng tự do này chỉ là một sự ràng buộc tinh tế vào các chuỗi tham ái và si mê.
Chánh kiến, ngay cả trong hình thức căn bản của nó, như việc công nhận luật đạo đức của nghiệp, năng lực về hành động của chúng ta để mang lại kết quả, trở thành hướng dẫn dễ dàng của chúng ta mang tới tự do thật sự. Và khi nó trưởng thành để trở nên một mục tiêu chính xác của ba dấu ấn hiện hữu, của phát sinh phụ thuộc, của Tứ Diệu Đế, sau đó nó sẽ trở thành kim chỉ nam của chúng ta để vượt lên dốc núi trong sự giải thoát cuối cùng. Nó sẽ dẫn chúng ta đến với chánh định, với đạo đức ngay thẳng, với tâm thanh tịnh, và đến với đỉnh sáng của một nhãn quan không bị che khuất. Mặc dù chúng ta cuối cùng cũng phải biết cách buông bỏ kim chỉ nam này để tự tin đứng vững trên đôi chân của chính mình, nhưng nếu không có con mắt tinh nhuệ và bàn tay dìu dắt của chánh kiến thì chúng ta cũng sẽ chỉ quanh co mãi trong các chân đồi không tìm đến được cao điểm này.
Ðạt được chánh kiến không phải chỉ đơn giản là vấn đề phê chuẩn một danh sách đặc biệt về học thuyết hoặc kỹ thuật trong việc cân phân một chuỗi từ ngữ Pali khó hiểu. Trên căn bản, Ðạt được chánh kiến phải là vấn đề hiểu biết -- hiểu biết một cách sâu sắc về thực chất linh động của sự tồn tại mà cuộc sống của chúng ta phải dựa vào. Chánh kiến nhằm vào hình ảnh to lớn. Chánh kiến tìm kiếm để thấu hiểu thế gian của chúng ta trong tổng thể của vạn vật và tìm biết luật lệ điều hành cuộc sống tương lai của chúng ta cho tốt hơn hoặc tệ hơn. Căn bản của chánh kiến là Giác Ngộ hoàn hảo của Ðức Phật, và bằng cách cố gắng sửa đổi quan niệm của chúng ta, chúng ta tìm xem có gì hơn để so sánh sự hiểu biết riêng của chúng ta về bản chất của sự tồn tại với sự giác ngộ của Ðức Phật. Chánh kiến có thể bắt đầu với những khái niệm và kiến thức bao quát nhưng nó không kết thúc với những điều này. Qua sự nghiên cứu, phản ảnh sâu sắc và phát triển tinh thần chánh kiến dần dần biến đổi thành trí tuệ, trí tuệ của sự hiểu biết, có thể cắt rời các câu thúc không bắt đầu của tâm.