dieuphap.com

  

jpg (8936 bytes)


...... ... .

Nương Vào Pháp Môn Nào

TT Tuệ Siêu

Minh Hạnh chuyển biên

 

Cần phải nương vào pháp môn nào để đựơc giải thoát?

Một câu hỏi như vậy có chiều rộng, chúng ta không thể nói một cách dứt khát là cái pháp môn nào được, bởi vì tùy theo vị hành giả tu tập và tùy theo cá tánh của mỗi ngừơi mà chúng ta phải có pháp môn thích hợp để gọi là đạt đến cái sự giải thóat tức là đắc đạo quả Niết Bàn. Đây không phải là một chuyện dễ thưa quí vị. Không phải giống như những sinh viên y khoa học ở trong trường đại học y khoa rồi tự mỗi ngừơi trọn cho mình một môn thích hợp nào đó để sau này họ có ra làm bác sĩ, chuyên ngọai khoa hay là nội khoa. Chúng ta không thể nói như vậy được. Ở đây pháp môn tu tập đa dạng. Bởi thế cho nên có câu nói rằng "Phật pháp đa môn vì chúng sanh đa dạng." Và vì chúng sanh đa bịnh mỗi một ngừơi chúng ta có một pháp môn khác nhau. Nhưng ở đây chúng tôi cũng xin gợi ý với các vị là chúng ta có hai ngõ để chúng ta đi .

1) Cái ngõ thứ nhứt là chúng ta phải làm như thế nào để chúng ta có đựơc viên mãn phước BaLaMật. Nếu như nền tảng phước BaLaMật chưa có thì như vậy là chúng ta khó có thể thành tụ đạo giải thoát ngay trong hiện tại này. Phước BaLaMật ở đây nếu nói theo kinh điển pali thì chúng ta có mười pháp BaLaMật: tức là hạnh bố thí balamật , trì giới balamật, xuất gia balamật, trí tuệ balamật, tinh tấn balamật, nhẫn nại balamật , chân thật balamật , trí nguyện balamật, từ tâm balamật, hành xả balamật. Nếu chúng ta tự xét thấy tâm của mình còn có sự keo kiết bỏn xẻn, ít khi nào chúng ta hoan hỷ bố thí xan xẻ cho người khác là chúng ta thiếu sự thuần thục về pháp bố thí balamật. Nếu như trong đời sống hàng ngày chúng ta không có sự quan tâm đến phẩm hạnh, đến giới luật của mình, chúng ta không thiết tha không hoan hỷ trong cách chúng ta ngăn ngừa các thân ác nghiệp, khẩu ác nghiệp, ý ác nghiệp như vậy chúng ta phải hiểu rằng chúng ta chưa có thuần thục về trì giới balamật v.v..

Các pháp môn khác cũng như vậy, nói cách khác là mười pháp balamật có hai cái pháp yếu: một là làm bất cứ một thiện sự nào tâm của mình cũng hứơng đến sự xuất ly balamật hay gọi là xuất gia balamật. Khi một vị bồ tát tạo những công đức gì có phước báu, tâm của vị bồ tát không có những sự dính mắc gì ở trong cuộc đời này mà tâm của vị bồ tát luôn luôn có sự nhàm chán, luôn nhắc tới sự viễn ly, đối với tam giới viễn ly, đối với kiếp sống nhiều đau khổ này, đó là tâm lý xuất gia hay gọi là xuất ly của vị bồ tát. Và yếu pháp thứ hai nữa tức là trí nguyện balamật, một vị bồ tát khi làm những công đức phước báu nào hoặc những thiện sư nào vị ấy luôn luôn hứơng tâm nguyện công đức này để đạt thành tụ đạo quả giải thoát trong tương lai. Như vậy thì khi chúng ta bố thí hay trì giới hay bất cứ một công đức thiện sự nào khác mà chúng ta có khởi lên hai tư tưởng; một là chúng ta thật sự nhàm chán thế gian này không có sự thiết tha đối với thế gian này, hai là chúng ta có tâm nguyện vững chắc về sự giải thoát. Như vậy thì những công đức phước báu được gọi là hạnh balamật. Còn đối với một người bố thí bình thường thì ngừơi đó gọi là bố thí balamật. Đựơc như vậy thì ngõ thứ nhứt để chúng ta đi đến sự giải thoát là phải làm sao hoàn thành hạnh nguyện balamật của vị bồ tát.

2) Ngõ thứ hai là ngay trong hiện tại này chúng ta mới đi vào con đường chánh, tức là chúng ta đi vào pháp môn bát chánh đạo hay giới định tuệ, thì ngõ đó sẽ giúp cho chúng ta đạt đến sự giải thoát. Thật ra thưa quí vị khi đề cập đến vấn đề các pháp môn tu tập, thì ở đây đa dạng, chúng ta phải tùy theo trừơng hợp mà giải thích. Ngay cả khi những người đi đến bạch hỏi đức Phật chỉ dẫn cho họ pháp môn tu tập, thì lúc bấy giờ không phải Đức Thế Tôn trình bày hết tất cả những pháp môn tu tập, mà ngài sẽ dùng từ nhãn để quan sát để quán xét trình độ của chúng sanh đó, căn cơ của chúng sanh đó, rồi ngài mới chỉ cho một pháp môn thích hợp. Ở đây, khi ngừơi Phật tử tu tập, chúng ta cần phải biết mình có cá tánh như thế nào rồi mới lựa chọn pháp môn tu tập thích ứng cá tánh của mình. Là một người có tâm nặng về tham ái tức là chúng ta dễ sanh ra sự quyến luyến người, cảnh v.v.

Thứ hai nữa là nếu nặng về tâm sân hận, tâm nóng nảy người ấy dễ cau có, dễ bất bình, dễ nóng nảy, khi gặp những cảnh trái ý nghịch lòng, là ngừơi có tánh đa sân. Người có tánh đa si là ngừơi này thừơng hay mơ màng không có sự hiểu biết, hay nói cách khác là họ chỉ làm mà thôi, họ không cần có sự suy nghĩ, họ rất yếu đuối về trí tuệ, ngừơi đó gọi là ngừơi có tánh si. Còn ngừơi có tính tư duy hay gọi là tính tầm, tức là ngừơi này có tâm hay nghĩ ngợi mông lung, họ ngồi đây chứ họ có thể suy nghĩ về bất cứ chuyện gì ở nơi khác. Ngừơi có tánh đức tin cũng là một cá tánh , người này họ không có động não nhiều, họ không có những trạng thái như tham hoặc sân nặng nề, nhưng ngừơi này lại có tâm cả tin, và gần như là cái tâm nhẹ dạ, nghĩa là gặp cái gì cũng tin, cái gì có sự linh ứng một chút là họ tin và cần phải làm cho nó trở lên huyền hoặc trở lên linh động thêm, thì trong trừơng hợp đó ngừơi có tánh đức tin. Và cuối cùng là ngừơi có tánh trí tuệ, người này có tâm cân nhắc suy tư phân biệt, gặp cái gì cũng suy nghĩ. Thì trong những trường hợp đó chúng ta hãy tuỳ theo cá tánh của mình xem mình nặng về cá tánh nào chúng ta mới chọn cái đề mục đó .

Ở đây chúng tôi không có thời gian nhiều để chỉ cho mỗi người một pháp môn tu tập về đề mục nào. Nhưng ở đây pháp môn tu tập để đưa đến sự giải thoát thì pháp môn này không ngoài ra Tứ Niệm Xứ, tức là con đường thiền quán, niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Và trong niệm thân có nhiều loại đề mục, niệm thọ có nhiều loại đề mục, niệm tâm có nhiều loại đề mục, và trong niệm pháp cũng có nhiều loại đề mục. Và theo các vị A Xà Lê kinh nghiệm thì các vị sẽ trình bày cho chúng ta biết là ở mỗi một cái đề tài như vậy chúng ta sẽ thích hợp, chúng ta sẽ lựa chọn cái thích hợp với căn tánh của mình với cái đề tài như thế nào, thì cái điều đó đòi hỏi chúng ta phải đi đến trực tiếp để gặp các vị Thiền sư hay là các bậc Thầy để hứơng dẫn cho chúng ta về sự tu tập, chứ không thể trong một thời gian như thế này, hay trong bối cảnh như chúng ta bây giờ mà có thể học được pháp môn nào đó mà chúng ta có thể thực hành một cách chu đáo.

Ở đây chúng tôi xin đựơc mạn phép trả lời cái câu hỏi như thế đó.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

 

Trình bày: Minh Hạnh và Nguyễn Văn Hòa

Trở về Trang Đề Án Trong Tháng 11

Đầu trang