Thập Thiện và Thập Ác.
TT Trí Siêu giảng
Minh Hạnh chuyển biên
TT Giác Đẳng hỏi : Kính bạch TT Trí Siêu, xin TT hoan hỷ giải thích ý nghĩa tại sao chúng ta nói đến thập thiện ở trong Đạo Phật. Theo TT nghĩ như thế nào, chúng ta nghĩ đến các ý nghĩ tích cực, ý nghĩa tích cực ở đây thay vì chúng ta nói bố thí, trì giới, tham thiền là điều thiện. Và điều thiện là chúng ta không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, khẩu không nói dối, không nói lời đâm thọc, không nói nhảm nhí, không nói lời chia rẽ, ý không tham ái, không sân ác, không tà kiến ác v.v.. Cái không như vậy, không làm điều này, không làm điều khác, thường thường được hiểu nghĩa tiêu cực, nhưng khi chúng ta nói đến 10 điều thiện, thì chúng ta lại nói đến 10 điều này. Thưa TT Trí Siêu nếu con người có thể giữ được 10 điều đó, thì có thể gọi là cuộc sống tích cực hay không. Tại sao khi chúng ta nói đến 10 điều thiện thì chúng ta chỉ nói đến cái sự đối lập lại với 10 điều bất thiện mà chúng ta không có một cái chính xác hơn. Không biết cái ý nghĩ của TT Trí Siêu như thế nào về điểm này.
TT Trí Siêu. Khi nói đến thập ác thì chúng ta biết rằng thập ác hay thập bất thiện nghiệp đạo thì nói rằng : không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống uống rượu.
Và khi chúng ta nói đến thập thiện, thì chúng ta có hai từ để gọi cho hai trường hợp;
Nếu chúng ta nói trên phương diện thập thiện nghiệp đạo để tương phản với thập bất thiện nghiệp đạo: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói đâm thọc, không nói độc ác, không nói vô ích, không tham sân ác, không tà kiến ác, thì như vậy chúng ta đã có phần pháp đối lập với thập ác.
Nhưng nói trên phương diện thiện pháp thì chúng ta lại có thêm 10 điều nữa, tức là thập phước , hay là phước nghiệp sự, là bố thí, trì giới, tu trí, cung kỉnh, phục vụ, thính pháp, thuyết pháp, hồi hướng phước, tuỳ hỷ phước về tài chánh và trí thức. Thì ở đây chúng ta nói một vấn đề, tại sao đối với thiện chúng ta không chỉ dùng có 10 điều thập thiện nghiệp đạo, không sát sanh, không trộm cắp, như là đối với thập bất thiện nghiệp đạo mà chúng ta lại thấy trong kinh điển lại có thêm 10 điều phước nghiệp thiện nữa , bố thí, trì giới v.v..
Nói trên phương diện ác nghiệp và ác quả thì với 10 điều thuộc về bất thiện nghiệp đạo, sát sanh, trộm cắp v.v..đã đủ tạo ra một kiếp sống bất hạnh cho chúng sanh rồi, đã đưa chúng sanh đến chỗ thối đọa rồi, đưa đến sự khổ đau cho chúng sanh rồi, cho nên đối với 10 bất thiện này là bao trùm những nhân đưa đến khổ đau cho chúng sanh, chỉ nói bao nhiêu đó là đủ.
Còn đối với thiện nghiệp, nếu như dùng thiện nghiệp để đối trị với 10 bất thiện nghiệp kia thì chúng ta nói không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, khẩu không nói dối, không nói đâm thọc v.v... thì điều đó là chúng ta nói cách đối lập, nhưng như thế cũng chưa gọi là đủ, bởi vì như chúng ta đã nghe TT Giác Đẳng có gợi ý rằng, nếu mà chỉ không sát sanh, không trộm cắp v.v.. thì đó chỉ là hành thiện một cách tiêu cực hay nói một cách rõ hơn là khi một người chỉ giữ thiện pháp, ngăn ngừa không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói đâm thọc, không nói độc ác, không nói vô ích,không tham ác, không sân ác, không tà kiến ác, thì như vậy người đó chỉ mới thành tựu được một thiện pháp, mà thiện pháp đó chúng ta gọi là trì giới thành.
Mà trong khi hạnh phúc của chúng sanh ở trong đời này rất đa dạng, sự hạnh phúc, sự an vui đó đặt trên ba trường hợp hay là ba cơ sở phước báu, tức là phước vật, phước đức, và phước trí. Một người chỉ gìn giữ thân khẩu ý, không làm điều ác thì như vậy người đó chỉ mới thành tụ được phước đức mà thôi, còn nói trên phương diện phước trí và phước vật chất thì còn phải làm những thiện pháp nữa, do đó ở đây chúng ta phải làm thêm 10 phước nghiệp sự này.
Bây giờ chúng ta có một thí dụ cũng giống như một thưở ruộng để hoang thì cỏ mọc, cho dù rằng cỏ nào cũng là cỏ, cũng làm hại cho ruộng lúa, như cỏ lác hay là cỏ cú, hoặc rau mát, rau bợ mọc ở trên ruộng, cũng được xem như một loại cỏ làm cho hại ruộng lúa, chỉ nói như vậy là đủ rồi, nói đến cỏ là đủ rồi.
Còn bây giờ chúng ta nói trên phương diện canh tác để thu hoặc huê lợi, người nông dân phát quang cỏ làm cho sạch thưở ruộng, như vậy cũng là một điều tốt, nhưng chỉ mới làm sạch cỏ ruộng thì như vậy cũng chưa đủ để thu hoặch huê lợi, do đó muốn thu hoặch huê lợi hoa màu, người nông dân không những chỉ làm sạch cỏ ruộng, dọn bằng phẳng đất ruộng, cày bừa thật kỹ lưỡng, mà còn phải gieo trồng lúa, hoặc nếp, cấy lúa hoặc nếp trên thuở ruộng đó. Có như vậy thì sáu tháng sau hoặc ba tháng sau, người nông dân mới có thể thu hoặc được.
Ở đây chúng ta cũng nên hiểu giống như thiện pháp, nếu chỉ ngăn ngừa không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu v.v…chỉ sống với thiện hạnh như vậy, chỉ ngăn ngừa ác hạnh như thế, thì rõ ràng người này chỉ thành tựu được phước đức, nghĩa là trong đời sống tương lai nếu còn sanh tử luân hồi thì người đó sẽ thành tựu sự an vui về thân và tâm không có sự tai hại v.v…
Nhưng nói trên phương diện phước vật và phước trí, thì vì người ấy không tạo được các nhân như bố thí, hoặc tu thiền, hoặc nghe pháp, hoặc thuyết pháp, hoặc hồi hướng v.v…như vậy huê lợi tức là những phước báu về sau này người đó không được đầy đủ , do vậy ở đây nếu chúng ta nói đến vấn đề thiện nghiệp thì chúng ta phải có cả hai phương diện.
1 - Chúng ta nói trên phuơng diện thiện nghiệp đạo để đối trị với bất thiện nghiệp đạo là 10 điều, như kiêng tránh sát sanh, kiêng tránh trộm cắp v.v.., nhưng để tạo thêm những quả an lạc khác thì cần phải làm 10 phước nghiệp sự nói chung, tức là bố thí, trì giới, tu trí, cung kính, phục vụ. v.v…Thì như vậy mới gọi là một người tu tập viên mãn đầy đủ.
2 - Chúng ta cũng nên biết trong tam huấn từ của Chư Phật là “ chư ác mạc tác “, theo trong chú giải chỉ cho việc không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Nhưng khi nói tới “ chúng thiện phụng hành” chúng ta phải hiểu rằng đó là thực hành theo 10 điều phước nghiệp sự, như vậy mới được trọn vẹn.
Và ở đây chúng tôi xin được tóm tắt ý nghĩa này, xin trả lời TT Giác Ðẳng như thế.. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.