Insight Meditation


Phật Giáo tại Tây Bá Lợi Á.

TT Giác Đẳng tường trình tình hình Phật giáo trong chuyến đi xuyên qua Tây Bá Lợi Á
Tháng 7 năm 2010

 

Minh Hạnh chuyển biên


.

Sikkim

Một chuyến đi xuyên qua cánh đồng mênh mông của Tây Bá Lợi Á qua đến Mông Cổ. Thật ra bởi vì có dự trù cuối năm nay có một chuyến đi nên nhân dịp có chuyện tại Thụy Sĩ , vì vậy chúng tôi muốn đi Mạc Tư Khoa đi cho biết và cũng phải thưa với qúi Ngài và qúi vị rằng chúng tôi chưa bao giờ có một chuyến đi dài mà lê thê trên xe lửa mà ăn mì gói nhiều như chuyến đi này, chúng tôi sẽ kể tại sao,

Nước Nga thì Phật giáo có một địa bàn rất lạ lùng khi chúng ta muốn vẽ lên một bức tranh Phật giáo. Trước nhất, chúng ta được biết rằng nước Nga là một quốc gia có những vùng thảo nguyên rộng nhất trên thế giới từ Âu Châu kéo dài xuyên qua một vùng đất mà chúng ta cho rằng đó là thảo nguyên rộng nhất thế giới, từ Tây Bá Lợi Á kéo dài tới bờ biển Thái Bình Dương. Đã có thời tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ nằm trong chủ quyền Nga, ngay cả ngày nay tuy không còn Alaska nữa nhưng Nga vẫn là một quốc gia rất lớn.Chúng ta hãy hình dung một địa dư mênh mông như vậy, số Phật tử tại Nga tuy không nhiều, người ta ước tính con số đăng ký chính thức là bảy trăm ngàn Phật tử, nhưng trong số hơn 170 triệu dân Nga, thì ngày nay có một ước tính khác, người ta nói rằng có khoảng ba triệu người là những người hoặc học và thực hành Phật giáo bằng cách này hay cách khác. Những người tại các quốc gia Tiểu Á như vùng gần với Mông Cổ hay Pakisstan hay một số các tỉnh bang giáp ranh với Mông Cổ thì phần lớn theo Phật Giáo Tây Tạng một giáo phái mà chúng ta gọi là Kim Cang Thừa đã được truyền vào Mông Cổ và từ Mông Cổ truyền sang Nga vào thế kỷ thứ 15.

Chúng tôi mới có thêm một tài liệu do một Phật tử ở Nga cung cấp thì người ta đã có những bằng chứng rất rõ ràng là vào thời vua A Dục trong những phái bộ truyền giáo do vua A Dục gửi đi đã có phái bộ truyền giáo đặt chân đến vùng đất mà chúng ta gọi là Nga ngày nay. Về điểm này chúng ta nên nói rõ thời xa xưa đó biên giới của Nga khác với ngày hôm nay, biên giới của Nga được nới rộng về sau này. Nếu chúng ta đọc qua lịch sử thì chúng ta sẽ thấy rằng trong suốt 300 trăm năm từ thế kỷ thứ 14 cho đến thế kỷ thứ 17, nước Nga liên tục đã bị Mông Cổ tức là Thát Đát đe dọa xâm lăng và Mạc Tư Khoa đã trở thành miếng mồi ngon phải triều cống rất lớn cho Mông Cổ. Và chúng ta hiểu rằng mãi cho đến khi người Nga có thể xây dựng được đường rày xe lửa xuyên Tây Bá Lợi Á thì quân đội Nga mới có khả năng để kiểm soát vùng đất này, nên chi biên giới không rõ ràng, và một số các vùng đất cực nam của nước Nga ngày nay nằm ở phía Châu Á theo Phật Giáo Kim Cang Thừa.

Yogyakarta Sultanate

Có một số lớn những người Việt Nam và Trung Hoa tại Nga. Theo một Phật tử ở tại Nga cho biết rằng suốt nhiều năm sự qua lại giữa Bắc Việt và Sô Viết cũ thì hiện nay có chừng 3 trăm cho đến 4 trăm ngàn người Việt Nam sống rải rác đó đây tại Nga. Chúng ta không biết con số ước tính này có chính xác hay không nhưng người Việt Nam sống ở Nga rất lâu đời và một số người Việt Nam ở tại Nga cũng như Trung Hoa thì theo Phật Giáo Đại Thừa.

Bên cạnh đó thì có một số học giả của Nga ở trong đó tiêu biểu như bà Helina Blavatsky người đã thành lập ra hội Thông Thiên học cùng với đại tá Henry Olcott. Như chúng ta biết vào cuối thế kỷ thứ 18 đã nảy sanh một phong trào những người Âu Châu đi tìm hiểu về Phật Giáo ở Phương Đông, ở trong đó thì những học giả người Đức người Nga, người Anh, những học giả này đi tìm về Phật Giáo. Thì thời bấy giờ nơi mà họ thường tìm đến, họ biết nhiều đó là Tích Lan và Miến Điện. Do vậy có Phật Giáo Nguyên Thủy tại Nga.

Chúng tôi có sang Nga trước đây vài lần, nhưng những lần đó là do Phật tử Việt Nam mời, tuy nhiên chúng tôi chưa bao giờ sinh hoạt trực tiếp với người Phật tử Nga. Nhưng chúng tôi được biết rằng ở tại hai thành phố lớn là Saint Petersbug và Moscow tức là Mạc Tư Khoa là hai thành phố có nhiều hội Phật Giáo, những hội Phật Giáo này trước đây thỉnh một số những vị cao tăng Tích Lan chúng tôi vừa quen biết hay là Ngài Rahula cũng đã từng sang đó để giảng dạy về thiền.

Nói chung thì Phật Giáo Nga có cả ba truyền thống, nhưng những người thực hành Phật Giáo này họ rất xa lạ nhau. Có thể rằng những người Phật tử Nga theo Phật Giáo Tây Tạng tức là Phật Giáo Kim Cang Thừa ở vùng gần Pakistan hay gần Mông Cổ thì họ không biết nhiều về Phật Giáo Nga mà thực hành Tứ Niệm Xứ, thiền Minh Sát tại Mạc Tư Khoa. Và có những Phật tử Việt Nam thì hầu như chỉ biết đến Phật Giáo Việt Nam hay là Phật Giáo Tây Tạng có tồn tại nhưng không hành trì gì liên quan đến Phật Giáo Tây Tạng. Thì chúng ta phải nói rằng đó là những mảnh vỡ, đó là những mảnh rời rạt tại nước Nga.

Đến Nga để tìm thấy những sinh hoạt của Phật Giáo thì một là chúng ta phải quen biết có quan hệ, hoặc giả là chúng ta phải ra công tìm hiểu một chút. Có những tu viện Phật Giáo tại Mạc Tư Khoa, có những tu viện tại Saint Petersbug trước kia là Leningrad nhưng không nổi bậc. Ngày nay người ta ghi nhận rằng nước Nga đa số nghiêng về chính thống giáo tức là Christian Orthodox nói đúng ra là Chính Thống Giáo Đông Phương. Theo một con số chính xác mà chúng ta được biết thì chỉ có khoản chừng 40% dân chúng Nga theo Chính Thống Giáo, còn lại con số lớn dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản từ cách mạng Bolsheviks năm 1917 cho đến khi Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết bị sụp đổ vào năm 1991 thì đã sản sinh ra nhiều thế hệ, những thế hệ của người không có tôn giáo. Nên chi tình trạng Phật Giáo ở Nga tương đối rất là khó nói.

Sikkim

Cuộc hành trình đi từ Mạc Tư Khoa ngang qua Tây Bá Lợi Á đến Mông Cổ thì trong cuộc hành trình như thế nào và chúng ta có ghi nhận được gì về Phật Giáo tại Nga và tại Mông Cổ trong chuyến đi ? Chúng tôi xin thưa với qúi vị trước nhất đó là bởi vì chúng tôi đi rất gấp, bởi vì tình cờ đi rất gấp nên không có đủ thì giờ và phương tiện để thăm viếng một nơi nào hết, đa số những hiểu biết của chúng tôi về Phật Giáo tại hai xứ này là do chúng tôi ghi nhận, và cũng có một số vị hỏi chúng tôi về chung chung của chuyến đi thì chúng tôi phải thưa với qúi vị rằng đó là một trong những chuyến đi rất là kém phần thú vị trong những chuyến đi mà chúng tôi đã đi. Thật ra thì Tây Bá Lợi Á là một vùng đất mà đồng cỏ mênh mông vào mùa đông thì tuyết trắng. Ở Nga, từ Mạc Tư Khoa khi máy bay đáp xuống thì chúng ta thấy có một loại cây birch, vỏ mềm giống như cây cát bần ở bên Việt Nam mà người ta thường dùng để làm dép, thì cây này là cây đặc trưng của Nga, người ta trồng ở rất nhiều nơi, thì khắp cả cuộc hành trình dài có nhiều khi đi ba bốn ngày liên tục chỉ thấy toàn là cây đó thôi và chỉ có đoạn cuối khi đi đến hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất trên thế giới thì mới thấy có núi non một chút, phần còn lại thì phẳng lì.

Nước Nga có một điều rất đặc biệt là trong giòng lịch sử, người Nga là một quốc gia chịu nhiều sự thống khổ mặc dù ngày nay nước Nga là một nước có diện tích lớn nhất thế giới và chưa tới 200 triệu dân, mà họ lại là một quốc gia có diện tích rất rộng từ Âu Châu kéo dài sang tới Á Châu - Thái Bình Dương, nhưng phần lớn đất đai của họ nếu chúng ta đọc trong sách thì phần trên là bắc cực tức là tangle (tình trạng lộn xộn rối ren) vùng đó gọi là lãnh nguyên tức là vùng băng tuyết lúc nào cũng băng tuyết, ở dưới tangle thì có khác, họ gọi là thảo nguyên là những cánh đồng cỏ mênh mông. Phải nói rằng khi chúng ta đi ngang Tây Bá Lợi Á đất đai để hoang rất phí, lâu lắm mới gặp một vài cảnh làng xóm rất nghèo chúng ta mới cảm được nỗi khổ mà ở trong thời Stalin cả gần 50 triệu người Nga bị lưu đày lên Tây Bá Lợi Á, họ đã sống kham khổ như thế nào. Và có thể nói rằng ngày nay chúng ta đi vào thì thấy rất là nghèo. Thỉnh thoảng xe lửa dừng lại chúng tôi mới có dịp mua một ít thức ăn để ăn với mì gói, thức ăn trên xe rất đắt và rất dở do đó thường là ăn mì gói, ở trong xe lửa có thùng nước sôi sẵn, khi xuống thì rau cải họ không có gì hết, ở đâu thì cũng chỉ có cà chua vài trái dưa leo để trong bịt, một bịt ba trái cà chua hai trái dưa leo bán khoảng chừng 2 Mỹ kim.

Sikkim

Nước Nga là một nước trải qua rất nhiều thời đại, họ bị liên tục xâm lăng có thể nói là trên dưới 300 năm, họ bị nạn xâm lăng của đế quốc Mông Cổ và Thát Đát. Thát Đát với Mông Cổ là hai quốc gia đã từng xâm lăng rất nhiều năm Mạc Tư Khoa. Tại Mạc Tư Khoa ngày nay khi người ta dẫn chúng tôi đến thành phố ở đó họ chỉ cho chúng tôi biết cây cầu được gọi là bức tường hiện địa vì nơi đó giặc Thát Đát và giặc Mông Cổ thường đánh tới. Lý do rất đơn giản là người Nga họ cũng có khả năng đánh Mông Cổ nhưng họ thua Mông Cổ một điều là họ không thể ngủ trên lưng ngựa được. Ngày xưa đọc lịch sử chúng ta không biết, bây giờ sang đây thì chúng ta thấy rằng một năm như vậy chỉ có ba tháng có thể đi được, nghĩa là ba tháng đồng cỏ có thể có cỏ cho ngựa ăn, và nếu mà di quân trong một vận tốc chậm và mùa hè trôi qua thì thật sự mùa đông về không thể nào lo chuyện viễn chinh được, và vì vậy đoàn viễn chinh phải quay về. Do vậy người Nga chưa bao giờ trước đó có thể đánh được người Thát Đát hay người Mông Cổ. Nhưng người Mông Cổ thì họ đã vào Mạc Tư Khoa rất nhiều lần và khi họ vào thì họ giết đàn ông, đàn bà họ để cho sống để hãm hiếp hay bắt làm nô lệ, nhưng mà rồi hàng năm như vậy nước Nga phải gửi những cống phẩm rất lớn. Sau đó thì đến thời đại Nga Hoàng, chúng ta được biết rằng một ở trong những vị đại đế là đại đế Pyotr đã có thể đánh bật được quân đội Mông Cổ và quân đội Thát Đát. Dĩ nhiên về sau này công cuộc mở đường rày xe lửa xuyên Tây Bá Lợi Á đã giúp cho người Nga làm chủ được tình hình và mở mang bờ cõi rất lớn.

Nhưng lịch sử của Nga là lịch sử của nhiều đau khổ. Chúng ta đọc tiểu thuyết Nga ví dụ như tác phẩm ba anh em nhà kamazos hay là Chiến Tranh và Hoà Bình của Lev Nikolayevich Tolstoy, hoặc cuốn Sân Ga Êm Đềm. Sân ga êm đềm là một tác phẩm khác của lev Nikolayevich Tolstoy cho chúng ta biết nhiều về cuộc sống của Nga, khi đọc phần đó thì chúng ta nhận ra một việc rất đơn giản, đó là vùng đất mà người ta phải phấn đấu rất nhiều. Thật ra ngay trong xã hội Nga ccó người qúi tộc và người nông nô, qúi tộc tức là những người giàu có, giới tài phiệt, còn người nông nô là những người lao động tay lấm chân bùn, thì cuộc sống của họ rất khác biệt. Ngày hôm nay cũng vậy, đến Mạc Tư Khoa người ta đưa chúng tôi đi xem một cửa hàng đắt vào bậc nhất của thế giới, Mạc Tư Khoa ngày nay là một thành phố mà có thể nói rằng sinh hoạt đắt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khi chúng tôi trên đường đi thì thấy rằng cuộc sống nông thôn là một cuộc sống rất nghèo mặc dầu chủ nghĩa cộng sản đã đề cập đến việc tranh đấu cho giai cấp công nông, nhưng giai cấp nông dân thì bị quên lãng và người ta đổ dồn về thành thị để lo mở mang thành thị do đó cuộc sống của thành thị và thôn quê chênh lệch rất lớn. Giống như ở Việt Nam bây giờ cũng vậy, giữa thành thị và thôn quê chênh lệch rất lớn. Người Nga thì họ sống rất nhiều đau khổ, họ có rất nhiều nhà bác học, họ có rất nhiều triết gia, có rất nhiều văn sĩ, nhiều văn hào lỗi lạc là bởi vì đó là một xã hội có quá nhiều nhiễu loạn quá nhiều đau khổ. Và về điều này đã khiến cho rất nhiều người Nga thích hướng về Phương Đông.

Chúng tôi sẽ nói về đời sống tôn giáo tại Nga qua những gì chúng tôi tiếp xúc và chúng tôi đọc, đặc biệt là Chính thống giáo và liên hệ đối với Phật Giáo nhất là Ấn Độ, chúng ta đừng quên rằng văn hào Lev Nikolayevich Tolstoy ông cũng là một người chịu ảnh hưởng chất thiên tính, cái chất của Ấn Độ, qua nhiều tác phẩm của ông. Và chúng ta tin vào điều đó sẽ cho chúng ta thấy rằng ít hay nhiều có một sự đồng cảm giữa một dân tộc chịu nhiều sự đau khổ, qua nhiều chế độ, qua nhiều thời đại, và tư tưởng của họ ngày nay.

Phật giáo tại Nga.

Về tình hình tôn giáo tại nước Nga sau năm 1991 tức là khi Liên Bang Xô Viết giải thể thì còn lại một khối thịnh vượng chung, thì nước Nga là một nước lớn mà ngày nay chưa tới 200 triệu dân nhưng lại là một quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới. Nước Nga từ nhiều thế kỷ qua họ theo đạo giáo Christian Orthodox gọi là Chính Thống giáo. Chữ viết của nước Nga có nhiều mẫu tự giống như mẫu tự Hi Lạp. Về tôn giáo cũng vậy, Chính Thống giáo đông phương của Hi Lạp và của Nga giống nhau. Thật ra hiện nay Chính Thống giáo người ta đang nói đến việc làm sao để hợp nhất qua một thời gian dài tương đối đã bị phân hoá vì lý do chính trị. Thì việc đó không biết tương về sau như thế nào nhưng hiện nay trong nhiều bài báo họ cho biết rằng mặc dầu Chính Thống giáo đã được ủng hộ mạnh mẽ và Chính Thống giáo đã trở lại nhưng ở tại nước Nga chỉ có khoảng 40% dân chúng theo Chính Thống giáo gọi là có tôn giáo mà thôi.

Từ cuộc cách mạng Bolsheviks năm 1917 cho đến khi chế độ cộng sản giải thể tại Nga vào năm 1991, thì trong suốt thời gian này có rất nhiều lý do người ta không theo tôn giáo. Một trong những lý do đó là một người theo tôn giáo thì không có tương lai, họ không gia nhập đảng cộng sản được và họ không có được một số lớn quyền lợi ở trong tất cả mọi nơi. Do đó nhiều thế hệ đã lớn lên với niềm tin không có tôn giáo. Trường hợp này giống như trường hợp đất nước Việt Nam trước năm 75 tại miền bắc có nghĩa là Việt Nam trải qua từ năm 54 cho đến năm 75 tức là trên dưới khoảng 20 năm Phật giáo gần như bị xoá sổ, nó vẫn còn nhưng mà còn rất ít. Tuy nhiên có lẽ còn nhiều thế hệ mà ở tại nước Nga, tính từ năm 1917 cho đến năm 199, thì chúng ta thấy một thời gian dài 80 năm, và trong 80 năm đó bộ máy tuyên truyền cũng như khi nói đến đạo đức, nói đến đời sống tâm linh, thì người ta chỉ nói một thứ đạo đức xã hội chủ nghĩa. Và những thế hệ trẻ lớn lên hoàn toàn không có biết nhiều đến tôn giáo. Họ không được hướng dẫn bởi cha mẹ ,và có thể họ được sự hướng dẫn trong sự thầm lặng nào đó. Thậm chí họ còn được giáo dục là tôn giáo là cái gì phản động lại với chế độ. Do đó chúng ta thấy có một lỗ hổng rất lớn.

Sikkim

Bây giờ thì sau năm 1991 ở tại Nga cũng giống như tại Mông Cổ. Mông Cổ là một quốc gia theo xã hội chủ nghiã sau nước Nga. Đến năm 1922 Mông Cổ mới trở thành một nước theo chủ nghĩa Marxism. Hai trường hợp của Nga và của Mông Cổ thì khác nhau. Tại Nga hiện nay những người trẻ họ vẫn còn sống ở trong đời sống tương đối vật lộn với miếng ăn. Nếu chúng ta sang Nga thì chúng ta thấy rằng hai thế hệ rất khác biệt, một thế hệ lớp trẻ lớn lên họ rất phấn đấu lăn xả ra để tìm miếng cơm manh áo. Nước Nga là một nước rất giàu nhưng ở miền quê thì còn rất nghèo, chúng tôi nhớ đi ngang những chạm xe lửa ở đó không có xe bus và cũng không có đường tráng nhựa, khi xe lửa dừng lại chúng tôi ngó ra bên ngoài thì chỉ là đường đất và đa số họ đi xuống họ phải đi bộ về làng của họ, rất là nghèo khổ. Và do vậy những người trẻ hôm nay họ có một quan niệm rất khác với cha mẹ đi trước của họ là họ đặt nặng về vấn đề kinh tế nhiều hơn là vấn đề tôn giáo.

Chúng tôi được biết là ở trong suốt thời kỳ chế độ cộng sản người Nga bị ba thứ bịnh rất nặng nề, ba căn bịnh trầm kha: Căn bịnh đầu tiên là nghiền rựơu, rất đơn giản, tại vì nước Nga là nước rất lạnh và việc sản xuất rượu lậu hay uống rượu là một chuyện rất bình thường, giống như nạn nghiền thuốc lá Trung quốc bây giờ. Người Nga lúc trẻ thì họ say sưa rất nhiều, hồi trước cũng vậy nhưng mà bây giờ thì đỡ hơn, bây giờ thì họ bắt đầu lo công ăn việc làm nhưng nạn nghiện rượu là một nạn rất lớn ở đất nước Nga.

Và điểm thứ hai là ở trong thời kỳ cộng sản thì họ bị bịnh nói dối. Nói dối ở đây tức là chuyện đó không đúng họ cũng phải nói đúng. Họ nói theo sách vở nghĩa là ở trong bài nói như vậy, họ chỉ nói theo một loại ngôn ngữ. Đó là một cái gì giống như ở Việt Nam, từ năm 75 cho đến khi chúng tôi rời vào năm 80 có nhiều khi mình rất đói nhưng mình cũng phải nói chuyện đó rất hay rất đúng v.v... Thì bịnh nói dối là bịnh rất phổ thông, người ta có một thứ ngôn ngữ ở ngoài xã hội và thứ ngôn ngữ ở đằng sau.

Và nạn thứ ba là nạn rất trầm trọng đó là nạn trộm cắp. Trộm cắp người ta nói vào thời bao cấp, những cái bóng đèn cũ vẫn có giá trị vì họ lấy bóng đèn cũ đem thay vào trong những bóng đèn của chính phủ những cơ sở công cộng, mình vẫn thấy bóng đèn nhưng đa số bóng đèn là bị hư, họ lấy bóng đèn mới đem về nhà sài. Và bây giờ thì vẫn có bộ phận rất lớn người Nga vẫn trông cậy vào sự giúp đỡ của chính phủ, tức là sau 80 năm sống dưới chế độ của cộng sản thì hầu như họ không có sự phấn đấu, họ rất khác với người Trung quốc và người Việt Nam ở một điểm là hình như họ không chịu phấn đấu nhiều để tự túc mà trông cậy vào chính phủ. Vì vậy chúng tôi đi dọc đường thấy rằng đất đai thì rất nhiều, đất đai rộng mênh mông mà trồng trọt thì rất ít. Họ có nuôi bò nhưng hầu như có khi xe chạy một ngày mới thấy một hai đàn bò. Lúc chúng tôi đi thì trên xe lửa có một ông giáo sư người Nga, chúng tôi nói chuyện với ông thì ông nói rằng cái ảnh hưởng về tinh thần của người Nga thì họ phải mất nhiều chục năm nữa họ mới thay đổi được. Và lớp người tinh thần bị suy thoái thì họ lại hướng về tôn giáo, tức là họ hướng về chuyện cúng kiến. Rất lạ là từ một chế độ rất duy vật khi trở lại đời sống tôn giáo thì họ lại rất mê tín, chúng tôi thấy điều này rất lạ lùng.

Chúng tôi có đọc một bản nói về thiền Vipassana. Những người thực tập thiền Vipassana là những người trẻ họ là những người có ý thức về văn hoá tây phương, họ rất thích thiền Vipassana. Trong lúc đó những người Nga mà cổ xưa thì lại hay cúng kiến, một phần thì họ ảnh hưởng từ Chính Thống giáo, một phần nữa là họ mê tín dị đoan. Chúng tôi không biết tại sao, nhưng có lẽ phải mất nhiều năm nữa chúng ta mới hiểu rõ điều này.

Tuy vậy tại Nga có một sự kiểm soát rất chặc chẽ hơn ở Mông Cổ. Ở Nga thì những giáo phái như Ky Tô giáo như đạo Mormon đạo Tin Lành vào Nga truyền bá không phải dễ dàng, vì lý do chính trị, chính phủ Nga rất ngại những phong trào tôn giáo của tây phương như là Seventh-day Adventist, đạo Mormon. Họ sợ truyền bá vào và qua đó đem vào những cơ quan tình báo của tây phương nhất là từ Hoa Kỳ vào. Do vậy ở Nga thì không có chuyện bành chướng lan rộng nhiều của các giáo phái Ky Tô giáo của Hoa Kỳ.

Nhưng tại Mông Cổ ngày nay, khoảng 60% dân chúng Mông Cổ trong số hơn 5 triệu thì theo Phật giáo Tây Tạng tức là Mật Tông nhưng nhà thờ mọc lên khắc nơi, và những giáo phái Thiên chúa giáo Tin Lành họ đến mang theo rất nhiều tiền bạc, mở những trường học và rất nhiều điều kiện để hấp dẫn nhiều người trẻ. Do vậy ở Mông Cổ người trẻ bị kéo nghiêng về nền đạo giáo của tây phương nhiều hơn. Tuy vậy Phật giáo Mật Tông Tây Tạng thì dù sao đi nữa họ có một tổ chức tương đối gắng bó với họ nhiều hơn giữa những người Phật tử tại gia và chùa chiền nhiều hơn là Phật giáo Đại Thừa ở tại Trung quốc hay Nhật Bản chẳng hạn.

Chúng tôi nói như vậy là tại các quốc gia Phật giáo Nam Tông hay Phật giáo Tây Tạng, những người trong gia đình khi con cái lớn lên để hiểu về văn hoá hiểu về tôn giáo thì họ nghĩ đến chuyện gởi vào ngôi chùa. Khi đất nước Mông Cổ được tự do trở lại tức là chế độ cộng sản thống nhất, thử tưởng tượng là từ năm 1922 cho đến năm 1990 thì tất cả những nhà sư Mông Cổ phần lớn bị ép đi học tập cải tạo chỉ còn lại 100 vị tu sĩ ở Mông Cổ. Được biết là hiện nay thì con số đó lên hơn 400 nhưng phục hồi rất chậm, vì lý do đất đai thì mênh mông và sau thời kỳ dài sống ở trong nền kinh tế tương đối bị gò bó, bị bao cấp, bị hạn chế đủ điều, thì hiện nay những người trẻ họ có khuynh hướng đi tìm nguồn lợi tức cá nhân hay là đi tìm cách xây dựng tương lai về phương diện vật chất hơn là đạo giáo.

Sikkim

Về điều này thì chúng tôi nghĩ rằng chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều trường hợp của đất nước Việt Nam hơi đặc biệt hơn. Nói một cách khác thì ở Việt nam chúng ta có miền nam miền bắc, miền nam tuy rằng sau 75 thì cũng sống dưới chế độ cộng sản nhưng tư tưởng, chế độ thì chưa bao giờ được thiết lập một cách hoàn toàn ở tại miền nam, miền bắc thì bị chứ miền nam thì mặc dầu có thời gian rất khổ sở nhưng căn bản về tôn giáo vẫn chưa bị tiêu diệt như ở miền bắc. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng Phật giáo Việt Nam cũng học được rất nhiều điều từ tôn giáo của Mông Cổ của nước Nga là bởi vì những người trẻ họ có một khoảng trống rất lớn về đời sống tâm linh, và họ lớn lên trong một thế hệ, trong một thời kỳ buổi giao thời. Thời kỳ này thì họ phải nghĩ nhiều về miếng cơm manh áo về tương lai. Và lúc bấy giờ thì mặc dù chính phủ Nga đã có những nỗ lực để ủng hộ tôn giáo, họ cần một thứ nguồn sống tâm linh để điền vào chỗ trống cho chủ nghĩa duy vật. Nhưng nói về tôn giáo chính phủ chủ xướng thì thật sự không mạnh được. Và người trẻ họ vẫn bận rộng rất nhiều đối với sinh kế, đối với tương lai của họ hơn là đối với đạo giáo.

Chúng tôi có đọc một số các tài liệu thì ngày nay vẫn còn có một số thành phần Phật tử Nga tương đối rất nặng về vấn đề nghiên cứu, ở trong đó có nghiên cứu về thiền Vipassana, họ nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng. Nhưng sinh hoạt của họ phần lớn tập trung tại hai thành phố lớn đó là Moskva tức là Mạc Tư Khoa và Sankt-Peterburg hồi trước gọi là Leningrad, là hai thành phố sinh hoạt về văn hóa, về văn học nghệ thuật thì có vẻ như là mạnh mẽ. Còn ở các quốc gia tiểu á những thành phố nhỏ giáp ranh với những tỉnh bang (Nga là một liên bang) hiện tại giáp ranh với Mông Cổ hay gần Kazakhstan v.v... thì vẫn còn đa số theo Phật Tây Tạng, nhưng tương đối là ít.

Tại Nga đường ranh của tôn giáo đi với đường ranh của sắc tộc. Người Nga Chính Thống thì theo Chính Thống giáo, những người ở miền Châu Á thì có một số theo Phật giáo và một số theo Hồi giáo. Có một số cũng khá là người Nga ở tại Mạc Tư Khoa nhất là những vị giáo sư tại trường đại học Lomonosov Moscow State University thì họ có những công trình nghiên cứu về Phật giáo rất lớn. Chúng tôi cũng được biết là họ viết rất nhiều sách, nghe nói chứ chúng tôi không được biết nhiều, bộ Visuddhimagga - Thanh Tịnh Đạo có một học giả đang cố gắng chuyển dịch sang tiếng Nga và trong một cái nhìn rất nghiêm túc được tán thưởng bởi nhiều vị giáo sư đại học tại Moscow. Thì chúng ta không hiểu là về lâu về dài Phật giáo trở lại Nga như thế nào nhưng tại các quốc gia Đông Âu như là Balan, Tiệp Khắc, Hungary, những nơi đó chúng tôi được biết đa số sau khi chế độ cộng sản sụp đổ thì người ta nghĩ đến nguồn sống tâm linh. Ngay người giáo sư đi chung xe lửa với chúng tôi thì ông trên đường đến Bắc Kinh và từ Bắc Kinh ông cũng đi sang Ấn Độ, ông đã sang Ấn Độ trên mười lần thì ông cũng thừa nhận một điều là Phật giáo tại Nga phần lớn nằm trong giới học thuật tức là nghiên cứu hơn là có một tổ chức như là tăng già hay là cư sĩ hay là chùa chiền.

Sikkim

Chúng ta nói giữa những người Nga thôi, vì chúng tôi không có nhiều thì giờ ở tại Nga nên không có một số tin tức cụ thể hơn, phần lớn là những gì chúng tôi được đọc được biết, có một điều rất là thú vị đáng ghi nhận, chúng tôi xin kể lại cho qúi vị nghe ở tại đây là ở tại Nga thì họ vẫn có một cây thánh giá, và cây thánh giá đó có mặt trăng ở dưới, thì chúng tôi hỏi thì họ nói tại vì nước Nga có một thời gian dài họ tranh đấu với cuộc xâm lăng của Hồi giáo nên cây thánh giá biểu chưng là Ky Tô giáo ở trong thế thượng phong và vẫn hơn xa Hồi giáo. Nói về nhà thờ thì họ có hai cái mẫu mã có thể nói rất đặc trưng: một là mẫu hình cái vương niệm giống như ngày xưa các vị vua vị tướng có một cái mũ bằng sắc chụp lên trên mũ tròn hình giống như hình tháp của các quốc gia Phật giáo Nam Tông, nhưng họ còn có hình khác mà giống hình củ hành trong tiếng Anh gọi là Onion dome, người Nga gọi đó là tượng trưng cho những ngọn nến, quí vị nào nhìn thấy nhà thờ Cathedral of the Saviour ở gần điện Cẩm Linh thì qúi vị thấy rằng có những cái hình giống như củ hành tây, cái nóc thì họ tượng trưng cho những ngọn nến tỏa sáng tượng trưng cho sự cầu nguyện và mẫu kiến trúc đó thì đặc biệt. Chúng tôi cũng thấy được một điều rằng ngày nay người Nga ở tại các làng mạc nhỏ họ có dựng nhà cầu nguyện giống như cái miếu của chúng ta, tức là có cái thánh giá của Chính Thống giáo gắn ở trên và nó có những miếng nhỏ thì cho thấy rằng thường có lẽ họ đến đó cầu nguyện nhiều hơn là sinh hoạt xã hội. Sinh hoạt xã hội thì ở trong những cơ sở khác. Qúi vị nào qua Ấn Độ thì qúi vị thấy rằng nhà thờ Balamon phần lớn thì cũng như vậy, tức là nơi họ đến để cúng kiến lễ bái hơn là sinh hoạt. Tu viện hay ngôi chùa ở tại các quốc gia Phật giáo có 5 ngăn 7 lớp rồi có hội trường có chánh điện v.v...

Hiện nay thì chính phủ đã phục chế lại rất nhiều nhà thờ Orthodox tại Mạc Tư Khoa nhưng ở các làng nhỏ thì có lẽ phần lớn là do dân chúng tự túc nên chi họ làm tương đối hạn chế.

Sikkim

Một đặc điểm khác là con búp bê của Nga người Nga gọi là Matryoshka Dolls, là một con búp bê mà bên trong có một con búp bê khác nhỏ hơn và bên trong con búp bê nhỏ lại có một con búp bê nhỏ hơn nữ, nếu chúng ta tháo ra từ từ thì có thể có 7 hay 8 con búp bê nhỏ giống hệt con búp bê lớn ở ngoài. Thật ra đây là một sản phẩm của Nhật, người Nhật đã giới thiệu sản phẩm này cho Nga vào thế kỷ thứ 18 và không ngờ ngày nay người Nhật lại quên đó là ý kiến của họ. Đúng ra người Nhật thờ tam tổ. Người Nga thì thật sự rất hứng thú con búp bê này họ xem đó là biểu tượng của nhiều thế hệ. Chúng ta nói "Lòng mẹ bao la như biển thái bình." Thì chúng ta phải nói rằng con búp bê là một vật kỷ niệm rất đặc trưng của nước Nga khi chúng ta đến đó, nó biểu tượng cho tình mẹ, biểu tượng cho nhiều thế hệ, ở trong thế hệ này hàm chứa thế hệ khác, chúng ta luôn luôn là người thừa kế cái quá khứ và có trách nhiệm ở trong sự truyền lại trong tương lai. Thì nói chung là bản chất ít nhiều liên quan đến tôn giáo.

Có nhiều người Nga thì họ xem rằng Matryoshka Dolls cũng tượng trưng thánh mẫu Maria, đúng ra thì họ nói con búp bê makota doll liên quan nhiều đến thánh mẫu Maria, nhưng chúng tôi không biết rõ về chuyện này. Tuy nhiên nói chung là về sinh hoạt tôn giáo tại nước Nga trong thời kỳ hậu cộng sản theo chúng tôi thấy thì nó vẫn còn để lại những khoảng trống rất lớn. Ở trong một xã hội mà 60% là người vô thần tức là không nhận mình theo tôn giáo nào thì nó có khác hơn là ở tại các quốc gia khác, tại các quốc gia khác cho dù là người ta không đi chùa đi nhà thờ nhưng mà tự xưng là vô thần thì rất là ít, nhưng ở nước Nga thì vẫn còn


dieuphap.com