Thương yêu và từ bi
Venerable Bhikkhu Bodhi
Nguyễn Văn Hòa chuyển ngữ
Thương yêu và từ bi là phẩm chất cần thiết đối với đặc tính cao cả của con người, và cả hai cùng có thể được coi là những năng lực rỏ ràng nhứt để phân biệt con người với loài vật, ngoại trừ đôi khi loài vật cũng biểu lộ cách cư sử tử tế đối với nhau và đối với loài người có khi còn hơn cả cách đối xử của con người. Trong những lời dạy của Đức Phật, tình yêu và lòng từ bi được coi là nền tảng của đạo đức và là chỉ tiêu quan trọng của lời lẽ chính chắn và của hành động mực thước. Thương yêu và từ bi cũng là phẩm chất cần được phát triển trong thiền định. Kinh sách Phật giáo gọi thương yêu và lòng từ bi là Phạm Trụ, vì những đức tính này biểu hiện thiên tính vốn có của chúng ta, ngay cả khi chúng ta vẫn còn nằm trong một xác phàm. Đối với người Phật Tử tình yêu và lòng từ bi nên được cân bằng với trí tuệ, với sự hiểu biết về bản chất thật sự của mọi vật, mà riêng nó vĩnh viễn có thể diệt trừ các phiền não tinh thần ràng buộc chúng ta vào kiếp luân hồi, vào vòng sanh tử. Nhưng thực hành thiền định hướng về thương yêu và lòng từ bi làm tâm trí được thanh tịnh tránh khỏi những cảm xúc nông nổi như oán hận, ác độc, hung dữ, và lạnh lùng, gây đau khổ cho chính mình và cho người khác. Thương yêu và từ bi tạo nên sự hòa hợp hổ tương và phá vỡ các rào cản nhốt chúng trong lồng tù của tự ngã. Bằng cách phát triển tình thương và lòng từ bi, tâm hồn chúng ta có thể mở rộng và có thể tỏa ra vô số phước báu cho tất cả mọi người mà chúng ta gặp.
Trong Phật giáo, tình yêu và lòng từ bi đôi khi được nhắc đến gần như đồng nghĩa, nhưng văn bản triết học Phật giáo trình bày hai khái niệm này bằng hai từ ngữ khác nhau, mỗi một từ ngữ đều có một ý nghĩa khác biệt riêng rẽ của nó. Trong tiếng Pali, ngôn ngữ dùng trong các văn bản Phật giáo cổ xưa còn lưu lại, những từ vựng này là metta (tâm từ) và Karuna (bi), mà tôi tạm dịch theo thứ tự là "lòng thương yêu" và "từ bi." Trong khi hai ý nghĩa này liên hệ chặt chẽ nhau, chúng được phân biệt bởi một sự khác biệt tinh tế trong giai điệu. Thanh tịnh đạo, một thiền luận của thế kỷ thứ năm, giải thích lòng yêu thương là sự mong muốn cải thiện đời sống của con người, và lòng từ bi là cảm giác thông hiểu được nổi khổ của người khác phát sinh ra khi chúng ta cảm thấy sự đau khổ của người khác như đau khổ riêng của chúng ta (chương. IX, 93-94). Lòng nhân ái phản nghĩa với ác tâm và hận thù, trong khi lòng từ bi thì phản nghĩa với sự tàn ác và hung bạo. Một người có lòng nhân ái không mang ác tâm và bất mãn đối với những người khác. Một người có lòng từ bi không hề muốn gây tổn hại cho người khác. Tấm lòng của một người như vậy dễ bị khuấy động khi nhìn thấy người khác đau khổ, và người đó sẽ có hành động để loại bỏ khổ đau của người khác.
Lòng nhân ái được coi là căn bản cho sự từ bi, bởi vì để cảm thông được với những người đang khốn khổ trước tiên chúng ta phải chân thành mong muốn họ hạnh phúc, và đó chính là chức năng của lòng nhân ái. Chính cái cảm giác thương người đã làm cho chúng ta quan tâm đến hạnh phúc và đau khổ của người khác. Do đó, khi người ta gặp đau khổ, chúng ta cảm thấy nỗi đau của họ như là của chính chúng ta và tìm mọi nỗ lực để làm giảm cơn đau của họ.
Dựa theo kinh điển Phật giáo, nếu dùng những phương pháp thích hợp thì lòng nhân ái và từ bi có thể được khơi dậy và có thể được phát triển theo mạch lạc. Lòng nhân ái và từ bi có thể được trau dồi qua một phương cách đào tạo tâm thức tự tại. Mục tiêu, tất nhiên, là làm cho thương yêu và từ bi trở thành tự nhiên, tự phát triển, và được hoan hỉ đón nhận, nhưng ở giai đoạn đầu chúng ta phải dựa vào các kỹ thuật cụ thể để thay đổi những thói quen tự ngã nằm sâu trong tâm khảm của chúng ta, bằng những đức tánh vị tha. Trong nhiều cách nhìn tâm được coi như tương đương với thân. Cũng như các thể tháo gia thường xuyên tập luyện các kỹ năng cần thiết để thành công trong lãnh vực thể thao của họ, một người mong muốn đạt được lòng nhân ái và từ bi phải tập luyện thường xuyên, ngày ngày, trong việc nuôi dưỡng lòng vị tha này. Tâm, dựa theo kinh điển Phật giáo, thường hay bị ám ảnh bởi các thói quen vụn vặt cũ, nhưng nó cũng là một công cụ dễ uốn nắn đến kinh ngạc, có thể được hun đúc qua sự tập luyện cần cù.
Truyền thống Phật giáo đưa ra các phương cách cụ thể để phát triển lòng nhân ái và từ bi. Vì lòng nhân ái có một phạm vi bao quát hơn, giống như tập luyện thiền thường được phát triển đầu tiên, nên tôi sẽ giải thích lòng nhân ái đầu tiên. Sau đó, tôi sẽ giải thích phương pháp để phát triển lòng từ bi. Điều làm cho những phương pháp này được ứng dụng đặc biệt là, trong khi những phương pháp này xuất hiện bên ngoài truyền thống thiền Phật giáo, chúng không nhất thiết phải gắn liền với giáo lý Phật giáo trong bất cứ một cách thức hạn chế nào.Vì vậy những phương pháp này có thể được mọi người tập luyện, những người này có thể theo bất kỳ tôn giáo hoặc không cần theo tôn giáo nào; những phương pháp này được mở rộng cho bất cứ ai mong muốn trở thành một người lòng nhân ái và từ bi hơn, thật ra khát vọng này không phải bắt nguồn từ một hệ thống tôn giáo đặc biệt nào cả.
Trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, phương pháp để phát triển lòng nhân ái bao gồm hai thành phần, người nhận và phương pháp ban ra. Người nhận là những người mà chúng ta hướng đến để phát triển lòng nhân ái. Phương pháp là những ngôn từ dùng để tạo cho người nhận có cảm giác của lòng nhân ái. Bằng cách áp dụng phương pháp đến người nhận, chúng ta có thể khơi dậy lòng nhân ái và dần dần phát triển lòng nhân ái.
Các người nhận để phát triển lòng nhân ái bao gồm trong một số người của các trường hợp sau, trong đó các trường hợp sẽ được thay phiên nhau bằng một thứ tự đặc biệt. Quyển Thanh tịnh đạo ( chương IX 11) có đề cập đến những trường hợp của các loại người theo thứ tự sau đây: chính bản thân; một người thân yêu, đáng kính chẳng hạn như một bậc thầy hoặc một vị ân nhân; một người bạn rất thân; một người xa lạ; và một người thù địch. Những người được chọn làm tiêu biểu cho tất cả các loại người này phải là những người hiện đang còn sống, vì chúng ta không thể chúc cho một người đã chết có được hạnh phúc. Cũng nên biết rằng không nên chọn một người có mối quan hệ tình cảm yêu thương lãng mạn làm người nhận để phát triển lòng nhân ái. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta có thể vô tình nhầm lẫn những cảm xúc yêu thương này là sự thành công trong việc phát triển lòng nhân ái.
Phương thức là lời nhắc nhở mà chúng ta liên tục lập đi lập lại trong tâm như một cách thức khơi dậy lòng nhân ái. Tôi sẽ giải thích thiền định hướng về lòng nhân ái trên căn bản một phương thức mà tôi đã thấy hữu ích. Tuy nhiên, công thức không cố định và không cứng nhắc nhưng có thể thay đổi theo sự sắp xếp của chính mình. Phương thức mà tôi sẽ sử dụng được nêu ra sau đây, với X tượng trưng cho người nhận: "X được khỏe mạnh không. X có thể được thảnh thơi không. Tất cả những mục đích tốt đẹp của X có được hoàn thành không." Phương thức này sẽ được hướng tới mỗi người được chọn là người nhận.
Tài liệu hướng dẫn thiền định Phật giáo cho rằng chúng ta bắt đầu phát triển lòng nhân ái đối với bản thân vì để tạo ra lòng nhân ái thực sự đối với những người khác - có nghĩa là, để khơi dậy một mối quan tâm thực sự đối với phúc lợi và hạnh phúc của họ, trước tiên chúng ta phải cảm thấy thương yêu chính mình một cách chân thật. Khi chúng ta nhận thức rằng sự mong muốn sâu xa về sự hiện hữu của chúng ta là được khỏe mạnh và hạnh phúc, chúng ta dễ dàng hiểu rằng mọi chúng sanh đều mong muốn tương tự cho chính mình. Thông cảm được mối tương đồng của chúng ta và người khác, chúng ta có thể cảm thấy sự mong muốn về sức khỏe và hạnh phúc của người khác cũng giống như của chúng ta.
Để thực hành thiền tâm từ, bạn nên ngồi ở một tư thế thiền thoải mái, hoặc bắt chéo chân trên một tấm đệm trên sàn, hoặc, nếu bạn thấy các tư thế này khó khăn, thì ngồi trên một cái ghế thẳng lưng. Giữ cơ thể đứng thẳng nhưng không cứng nhắc. Đặt tay trên đùi, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái, hai ngón tay cái chạm nhẹ nhau, và khép hờ đôi mắt. Sau đó, trong tâm trí của bạn, gợi lên một hình ảnh của khuôn mặt của bạn, mỉm cười và hạnh phúc. Lặp lại tinh thần này cho chính mình mong muốn: "Tôi mong muốn được khỏe mạnh. Tôi mong muốn được hòa bình. Mong rằng các mục đích của tôi thực hiện tốt đẹp." Không sử dụng những từ như là một phương pháp cứng nhắc, nhưng với mỗi cụm từ cố gắng để gợi lên cảm giác tương ứng nhau. Đi qua phương thức vài lần cho đến khi bạn có thể tạo ra một cảm giác mềm mại và ấm áp trong lòng, một mong muốn thật sự của bạn được an lạc và hạnh phúc.
Sau khi bạn đã áp dụng phương thức cho chính mình một vài phút, hãy chuyển sang người kế tiếp trong chu kỳ như sau: những người thân yêu và kính trọng, người có thể là thầy của mình, người bạn lớn tuổi, hoặc ân nhân. Gợi lên hình ảnh của người này trong tâm trí của bạn, mỉm cười và hạnh phúc, và sau đó lặp lại phương thức: "Cầu cho người tốt được khỏe mạnh. Có thể anh / cô ấy được yên bình. Có thể tất cả các anh / cô ấy các mục đích tốt được hoàn thành." Xuyên qua các phương thức nhiều lần, một lần nữa cố gắng để tạo ra cảm giác mềm mại và ấm áp của từ ái, yêu thương đối với người này. Một lần nữa, sau khi một vài lần tình thương cho thân yêu và bạn bè hoặc người thân, và một lần nữa áp dụng phương công thức nhiều lần, cố gắng để tạo ra cảm giác mềm mại và ấm áp của lòng từ bi, yêu thương trong tim của bạn.
Hầu như không thay đổi, sự thành công trong lãnh vực này đòi hỏi phải kiên nhẫn thực hành . Thông thường, lúc đầu, chúng ta không thể tự nhiên nảy sinh ra lòng nhân ái. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là hướng trái tim về phía lòng nhân ái thực sự. Nhưng chúng ta sử dụng phương thức rèn luyện như là một phương tiện để khơi dậy lòng nhân ái chính đáng. Sự rèn luyện bao gồm nối kết quá trình suy nghĩ của chúng ta với những lời lẽ của phương thức rèn luyện trong một cách mà chúng ta thực sự cảm thấy sự mong ước được biểu thị bởi các ngôn từ dẫn đạo. Đây không phải là một quá trình tự thôi miên như một số đã nghĩ. Tập luyện đúng mức có nghĩa là chúng ta tiến hành với chánh niệm, nhận thức rõ ràng về những gì chúng ta đang làm. Việc thực hành là một quá trình tu luyện từng bước và đạt được thành quả từng bước đòi hỏi phải có thời gian, kiên nhẫn, và nỗ lực. Chúng ta có thể so sánh sự phát triển của lòng nhân ái chính đáng với việc đun sôi nước trong một ấm nước để pha trà. Nếu, sau khi chúng ta đặt ấm nước trên bếp lò, chúng ta mở lửa lên để đun nước trong một hoặc hai phút và sau đó tắt lửa đi, chúng ta sẽ không bao giờ có nước nóng để pha trà. Để pha trà, chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi nước bắt đầu sôi.
Đối với người mới bắt đầu, tôi khuyên bạn nên thực tập một số thời gian có thể hai mươi hoặc ba mươi phút mỗi ngày trong vài tuần-- riêng với ba loại người đầu tiên. Chỉ khi bạn thành công với ba loại người này-- "sự thành công-" được đánh dấu bằng một tấm lòng mềm mại và nồng ấm bởi trái tim-- mà bạn nên mang theo trong "người trung lập." Đây là một người mà bạn có thể thấy thường xuyên nhưng với người mà bạn không có mối quan hệ cá nhân; nó có thể là một người hàng xóm, một nhân viên trong văn phòng bưu điện hoặc ngân hàng, hoặc một đồng nghiệp xa trong công việc. Thông thường, chúng ta quan tâm đến người này với sự thờ ơ hoặc tối thiểu một là sự cảm thông của con người. Để khơi dậy lòng nhân ái chân thật ,chúng ta phải thực hiện một nỗ lực đặc biệt để đặt mình vào cảm giác của người kia và việc tu dưỡng một cảm giác của sự cảm thông, hoặc sự gắng bó chặt chẽ, với người.
Bạn có thể làm việc với bốn người đầu tiên trong một vài tuần, cho đến khi bạn có thể cảm nhận được mối quan tâm ấm áp và nhẹ nhàng đó đối với tất cả bốn người. Đến lúc này, bạn có thể thực tập với người thù nghịch. Bạn phải đặc biệt cẩn thận không giữ trong lòng những suy nghĩ tiêu cực đối với người thù nghịch này. Nếu những suy nghĩ tiêu cực như vậy cứ triền miên hiện đến, bạn nên bỏ người này qua một bên và trở lại thực tập với bốn người đầu tiên. Cuối cùng sau đó bạn mới nên thực tập với người thù nghịch này. Để xóa bỏ những đối kháng của bạn đối với người này, bạn có thể sử dụng những phản ứng tương tự mà bạn đã sử dụng trong mối quan hệ với người không quen biết, thậm chí có thể đưa ra những giải thích về những phản ứng này bằng nhiều cách khác nhau. Tiếp tục thực tập với người này thêm nhiều lần cho đến khi bạn có thể cảm thấy một mối quan tâm chân thành chính đáng đối với sức khỏe và hạnh phúc của người này.
Tại điểm này, bạn nên duyệt qua toàn bộ cảm xúc đối với mọi người -- từ chính mình cho đến người thù nghịch, phải duyệt lại nhiều lần -- cho đến khi bạn cảm thấy một cảm giác ấm áp, chân thành về lòng nhân ái đối với mọi người. Việc lý tưởng nhứt là có thể tạo ra tình tương thân công bình đối với tất cả mọi người trong các giai cấp khác nhau, không phân biệt kỳ thị. Giai đoạn này được gọi là "xóa bỏ chông gai" (Thanh tịnh đạo, chương 40-43).
Vượt qua mức độ này là vùng trời bao la của lòng nhân ái, mà tôi chỉ có thể đề cập đến một cách ngắn gọn ở nơi đây. Lòng nhân ái đầu tiên phải được mở rộng ra cho tất cả mọi người trong những khu vực rộng lớn của địa cầu, cho nên: "Những người như vậy có được khỏe mạnh không! họ có được an lành không. Tất cả các mục đích tốt đẹp của họ có được hoàn thành không!" Hãy bắt đầu từ nơi bạn cư trú, hoặc là nhà bạn hoặc là chung cư. Sau đó, mở rộng lòng nhân ái cho mọi người trong khu phố của bạn, sau đó cho mọi người trong tiểu bang của bạn, sau đó đến tất cả mọi người ở Bắc Mỹ. Tiếp theo, hãy tuần tự mở rộng cho đến các lục địa: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, Châu Úc và Nam Thái Bình Dương, sau đó bao gồm toàn bộ địa cầu.
Tiếp theo, dựa trên vũ trụ học Phật giáo cổ điển, người ta mở rộng lòng nhân ái, thương yêu đến tất cả tầng lớp khác nhau của chúng sinh trong tất cả các lĩnh vực: các vị thần, người, động vật, ngã quỉ, và chúng sinh trong địa ngục. Cuối cùng, người ta mở rộng lòng yêu thương cùng một lúc cho tất cả chúng sinh trong tất cả các cõi hiện hữu ở khắp vũ trụ.
Khi thành công trong việc phát triển lòng nhân ái, người ta có thể chuyển sang phát triển lòng từ bi. Các bài chú giải cổ điển Phật giáo cho rằng trước khi người ta có thể thiền tâm từ, một trong những điều đầu tiên để nắm vững thiền định về lòng nhân ái. Tuy nhiên, tôi cân nhắc tư thế này quá khắt khe. Tôi đã thấy rằng ngay khi bạn có thể ổn định một cảm giác ấm áp của lòng yêu chân thành cho chúng sinh, bạn có thể bắt đầu tu tập thiền định về lòng từ bi. Mặc dù cảm giác có thể không được mạnh mẽ, bạn sẽ tạo một bố trí tích cực đối với lòng từ bi. Khi bạn tiếp tục thực hành, lòng từ bi của bạn dần dần sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Thực tập, tăng trưởng, và thực hiện là ba điều căn bản của thiền Phật giáo.
Lòng từ bi có một đặc tính khác nhau từ lòng nhân ái, một hương vị "khác nhau" hay "giai điệu cảm thấy" Khi người ta thực hành cả hai, người ta có thể cảm thấy rõ rệt sự khác biệt này. Hai điều khác nhau như sự khác biệt của kem vanilla và kem hạnh nhân: hai loại kem đều giống nhau nhưng hương vị của chúng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, lòng từ bi có nghĩa là cảm giác của sự cảm thông với những người bị đau khổ. Vì vậy, để phát triển lòng từ bi như là một rèn luyện trong thiền định, người ta phải tập trung vào những người đang trải qua đau khổ.
Trong thiền định về lòng từ bi, người nhận là những người bị ảnh hưởng sự đau khổ. Ban Đầu người nhận không phải là một người biết rõ, thậm chí có thể tốt hơn là không có sự lựa chọn một người bạn thân hoặc người thân quyến, sự thân quen có thể làm gia tăng sự căng thẳng và lo lắng. Bởi vì trước đó người ta đã thực hành thiền tâm từ, người ta đã có sự mong muốn tạo ra các phúc lợi và hạnh phúc của tất cả chúng sinh. Như vậy đối tượng để thực hành là ngay cả một người hoàn toàn xa lạ mà họ đang trải qua đau khổ.
Cá nhân tôi khuyên bạn nên dùng đối tượng là một đứa trẻ sống trong những hoàn cảnh bất hạnh. Vì vậy, để phát triển lòng từ bi, tôi thường tìm trên các tờ báo đọc về một người mẹ ở Sri Lanka bị mất cả hai con trong đợt sóng thần xảy ra ở đảo vào cuối năm 2004. Các bà mẹ đang ở trong nhà, các em đang chơi ở phía trước của căn nhà. Cơn sóng đến và cuốn các em đi, để lại người mẹ với nỗi đau buồn xảy ra. Ngoài ra, bạn có thể nghĩ của một đứa trẻ ở châu Phi những người đã mất cả cha lẫn mẹ do AIDS, hiện nay chúng trong việc chăm sóc của ông bà của chúng. Hoặc một đứa trẻ bị bỏ rơi trên đường phố ở Ấn Độ hoặc Brazil, xin ăn thực phẩm, không có cơ hội để đi học, không có nhà, không có mái ấm gia đình ấm. Cảm tưởng như là đứa con của mình, chia sẻ sự đau khổ của đứa bé, và tạo ra một mong muốn mạnh mẽ cho đứa bé thoát khỏi sự đau khổ.
Như một phương thức, bạn có thể sử dụng cụm từ đơn giản: "Mong người này thoát khỏi sự đau khổ, người này thoát khỏi nỗi ưu phiền" Tập trung vào người đau khổ này là trải nghiệm, xác định sâu sắc với người, và tạo ra một mong muốn chân thành rằng đau khổ được kết thúc. Làm điều này nhiều lần và nhiều lần, cho đến khi lòng từ bi làm cho trái tim của bạn rung động.
Khi chúng ta dám nhìn thẳng vào sự đau khổ của thế giới, mà không có nao núng, mà không lo lắng để quay mặt đi, trái tim của chúng ta nhức nhối. Nếu điều này xảy ra, hãy để nó xảy ra. Chỉ cần ngồi lại và thư giãn vào nó, vì lòng từ bi tràn ngập trái tim của bạn. Khi bạn đã quen với cảm giác này, tâm trí của bạn sẽ dần dần ổn định, và bạn sẽ có thể cân bằng tình thương và trầm tĩnh cùng lúc.
Để kéo dài cảm giác của lòng từ bi, chọn tiếp theo một ít người trải qua các loại hình khác nhau của đau khổ. Bạn có thể chọn người đến từ sự kiện mà bạn đã chứng kiến, hoặc từ các tờ báo bạn đã đọc, hoặc từ tin tức mà bạn đã nghe nói. Tuy nhiên, ban đầu, bạn không nên dùng nhóm người, thay vào đó, bạn nên chọn bốn hoặc năm cá nhân riêng rẽ. Ví dụ, bạn có thể nghĩ của nông dân tại Afghanistan bị mất vợ và con gái của ông trong một cuộc tấn công bởi một mục tiêu của khủng bố, hoặc một thiếu niên tại Campuchia đã mất đôi chân đã bởi bom mìn và những người ăn xin trên đường phố; hoặc một bà mẹ ở tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc bị mất con khi trường học của họ đã bị phá hủy bởi một trận động đất; của một phụ nữ tại Sierra Leone đã bị hãm hiếp và đã sinh ra những đứa con của tên hiếp dâm; của người phụ nữ ở Niger có con gầy ốm chỉ da và xương .
Trong mỗi trường hợp, phát triển ý thức sâu sắc về bản sắc với những người này, cảm thấy mình như bị giống như họ. Đi qua chúng trong một chu kỳ (phương thức dạy ở trên), từ bắt đầu cho đến cuối, sau đó quay trở lại đầu tiên, nhiều lần và nhiều lần, cho đến khi lòng từ bi làm rung động trái tim của bạn. Nếu bạn thấy khó để khơi dậy lòng từ bi, suy nghĩ họ là thân nhân của bạn. Vì vậy, nếu bạn chọn một người lớn tuổi, suy nghĩ của người đó là mẹ hoặc cha của bạn. Nếu bạn chọn một người cùng lứa tuổi với bạn, suy nghĩ của họ như là anh chị em của bạn. Nếu bạn chọn một người trẻ hơn nhiều, suy nghĩ của chúng như là con trai hay con gái của bạn.
Khi lòng từ bi chảy thông suốt, tiếp tục củng cố nó. Sau đó, bạn có thể mở rộng nó, cũng giống như bạn đã làm với lòng nhân ái. Bạn có thể trải rộng toàn bộ những lục địa: từ bi biến mãn cho tất cả mọi người trong lục địa, cho đến khi bạn cảm thấy sự tỏa ra rõ rệt, sau đó chuyển sang lục địa khác. Sau đó đến các cõi hiện hữu khác nhau, suy nghĩ về chúng sanh trong mọi lĩnh vực đang bị đau khổ: các vị tiên bị đoạ xứ; những người đau khổ vì đói, vì chiến tranh, vì nghèo, bị bóc lột, lo lắng, và trầm cảm; loài vật đau khổ vì sợ hãi, đói, và bạo lực; những ngã quỉ không hạnh phúc đau khổ vì sự tham lam vô độ trong sự đói khát; và chúng sinh đau khổ trong địa ngục. Tất cả đều phải trải qua tuổi già và cái chết. Cuối cùng, mở rộng lòng từ bi cho tất cả chúng sinh trong tất cả các cõi, và trong suốt toàn bộ vũ trụ của mười phương.
Một trong những điểm trọng yếu của Phật giáo là phương pháp thiền định mạnh mẽ của sự phát triển lòng nhân ái và từ bi. Trong khi tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới ca ngợi tình yêu và lòng từ bi, Phật giáo nổi bậc trong sự cung cấp chính xác, từng bước từng bước theo các bước phương pháp để thức tỉnh và trao dồi các nhân đức cao thượng. Có lẽ vì điều này xác định giá trị của tình yêu và lòng từ bi mà vì vậy nhiều người đã viếng thăm các quốc gia truyền thống Phật giáo đã tìm thấy những người dân của tại các quốc gia này ấm áp, tốt bụng, và thân thiện.
Tuy nhiên, đồng thời tôi tin rằng Phật giáo truyền thống có một điểm trọng yếu. Đây là một sự nhấn mạnh đủ thể hiện tình yêu và lòng từ bi trong hành động cụ thể nhằm thúc đẩy trật tự xã hội, sự công bằng nhiều hơn. Phật tử chúng ta có xu hướng coi lòng nhân ái và từ bi như tình trạng tinh thần cao quí, mà chúng ta coi trọng giá trị bởi vì lòng nhân ái và từ bi giúp chúng ta vượt qua những tính tình cá nhân tiêu cực như giận dữ, thù hận, ác tâm [sẽ bị bệnh], và bất chấp. Theo ý kiến của tôi, mà một số người có thể không đồng ý đó là, truyền thống Phật giáo không đặt nặng nhu cầu dùng lòng nhân ái và từ bi làm động cơ để theo đuổi công bằng xã hội và một thế giới hài hòa hơn. Trong khi các tín đồ Kitô giáo thì rất quan tâm đến việc học từ Phật giáo làm thế nào để sống một cuộc sống chiêm niệm, tôi cảm thấy rằng Phật giáo có nhiều điều để học hỏi từ Thiên Chúa giáo về làm thế nào để bày tỏ tình yêu trong hành động.
Nếu việc tu tập thiền định của chúng ta cho sự vun bồi tình yêu thực trong trái tim của chúng ta là mối quan tâm đến những người khác, chúng ta nên làm điều gì đó tích cực để đem đến phúc lợi cho họ. Nếu chúng ta thật sự có lòng từ bi cho chúng sinh, chúng ta nên làm giảm nỗi đau khổ của họ. Giả sử có một ngày chúng ta về đến nhà và thấy nhà của chúng ta đang bị cháy. Biết rằng con cái của chúng ta đang bên trong, chúng ta sẽ không chỉ đứng bên ngoài, suy nghĩ, "Mong rằng những đứa con của tôi thoát ra khỏi căn nhà cháy" Thay vào đó!, Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để cứu chúng, và chúng ta sẽ không ngừng cho đến khi chúng ta đã chắc chắn rằng những đứa con đã được cứu thoát. Tương tự như vậy, chúng ta nên suy nghĩ rằng tất cả chúng sanh như là con riêng của chúng ta, bao vây bởi những đau khổ khác nhau, hãy làm những gì tốt nhất để mang lại cho họ sự cứu trợ.
Sự tu tập lý tưởng, trong quan điểm của tôi, là những sự liên kết thiền định nội tại phát triển với hành động bên ngoài thế giới. Khi chúng ta vun trồng tình yêu và lòng từ bi như là một sự tu tập thiền định, chúng ta tạo ra trong trái tim của chúng ta là một lực lượng mạnh mẽ có thể được ban phát ra và làm thay đổi cục diện, mang lại lợi ích cho nhiều người. Nhưng tình yêu và lòng từ bi trong trái tim của chúng ta phải tìm nguồn lưu lượng chảy vào trong các hình thức hành động cụ thể. Chúng ta phải thể hiện lòng nhân ái như thế nào để không tạo ra cơ hội hoặc làm nảy sinh cảm xúc cá nhân. Vì lòng nhân ái là một tác nhân hữu hiệu của sự thay đổi, nên chúng ta cần phải cứu xét các cơ hội sẵn có để giúp đỡ người khác. Sau đó, chúng ta phải chọn một phong trào hay tạo ra một phong trào xứng đáng mà đánh thức niềm đam mê của chúng ta và muốn truyền cảm hứng của chúng ta để được phục vụ.
Vào giữa năm 2008, tôi và một số đệ tử của tôi tìm kiếm một cách thức hữu hiệu để quảng bá lý tưởng nhân ái và từ bi của Phật Giáo, chúng tôi quyết định thành lập một tổ chức chú trọng đến việc cứu trợ cho mọi người dân nghèo đói trên toàn thế giới. Chúng tôi chính thức cho ra đời tổ chức gọi là Phật giáo Cứu Trợ Thế Giới (BGR), vào tháng 6 năm 2008, với quyết định tập trung đặc biệt vào vấn đề cứu đói trên toàn cầu. Đức Phật gọi đói khát là cơn bịnh tồi tệ nhất và Ngài gọi món quà thực phẩm là "món quà cho cuộc sống." Trong thế giới có 6.5 tỷ dân vào năm 2008, hơn một tỷ người đang bị đói khát và thiếu dinh dưỡng trầm trọng, trong khi có lẽ có đến 2,5 tỉ người sống trong tình trạng ăn uống kham khổ. Hàng năm, có đến mười triệu người chết đói, trong số đó hơn năm mươi phần trăm là trẻ em. Điều này có nghĩa là năm, sáu triệu trẻ em mỗi năm chết vì đói và vì bịnh tật sinh ra do đói khát __ cứ mỗi năm hoặc sáu giây lại có một trẻ em chết đói.
Chúng tôi công nhận rằng nạn đói toàn cầu thì quá lớn để một mình chúng tôi chống lại, nhưng chúng tôi cảm thấy lòng từ bi đã khích động chúng tôi góp phần chia sẻ và kêu gọi sự giúp tay trong cộng đồng Phật giáo rộng lớn hơn. Trong năm đầu tiên của chúng tôi, chúng tôi đưa ra ba thí điểm làm dự án, tại Miến Điện, Sri Lanka, và Việt Nam. Trong nửa năm đầu của năm thứ hai, chúng tôi khởi xướng bốn dự án mới: cung cấp viện trợ lương thực cho những người bị trục xuất ở miền bắc Sri Lanka; cung cấp lương thực cho các cô gái trẻ và gia đình họ tại Campuchia để các cô gái có thể đi học; cung cấp đồng phục học sinh và các tiện nghi khác cần thiết cho các trẻ em đẳng cấp thấp ở miền bắc Ấn Độ để đi học; và tại Niger, phối hợp với cơ quan quốc tế Helen Keller, cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Nhân viên của chúng tôi hoạt động hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, và do đó tổn phí của chúng tôi là tối thiểu, để chín mươi lăm phần trăm dành cho tặng phẩm đến trực tiếp cho các dự án.
Trong kỹ nguyên hiện tại, đầy dẫy nguy hiểm và xáo trộn, tương quan về tinh thần và xã hội không thể duy trì trong những lãnh vực riêng rẽ mỗi lãnh vực lại bị phong tỏa bởi những ranh giới cứng nhắc. Những biến động xã hội to lớn trong kỹ nguyên của chúng ta là ___ tăng nhiệt trên toàn cầu, nghèo đói lan tràn, chiến tranh, xung đột chủng tộc, vi phạm nhân quyền, tàn ác với súc vật -- tất cả đều gây ra từ một cuộc khủng hoảng sâu xa tận trong cốt lõi của linh hồn con người. Để chữa lành các chứng bệnh tổn hại đến nhân loại cần phải có một cái gì đó có hiệu quả to lớn hơn các điều ước quốc tế và các cải cách kỹ thuật. Một giải pháp ổn định hơn phải có đạo đức và có tâm linh. Giải pháp duy nhất mà thực sự có thể hữu hiệu phải bắt đầu từ nền tảng, trong ý thức sâu xa của con người. Trên hết chúng ta cần một thức tỉnh sáng suốt trên toàn cầu mà thức tỉnh này phải chứa đựng những tiêu chuẩn công lý vượt thời gian, và chứa đựng lòng nhân ái và từ bi vô biên giới bao gồm tất cả chúng sinh. Nhưng để hàn gắn khủng hoảng trong kỹ nguyên của chúng ta, lòng nhân ái và từ bi của chúng ta phải được xử dụng hơn là chỉ dùng cho những lý tưởng tinh thần cao xa. Chúng phải trở thành lý tưởng làm chúng ta hoạt động không mệt mỏi để loại bỏ những đau khổ của người khác và để quảng bá phúc lợi và hạnh phúc lâu dài của họ.