dieuphap.com

  

jpg (8936 bytes)


...... ... .

Nương Tựa Chính Mình

Thiền Sư Dhammapala

Cô Viên Hương chuyển ngữ

 

Trong cuộc sống, chúng ta thường hay trói buộc mình vào những kinh nghiệm tốt hay xấu xảy đến. Nhưng ít khi chúng ta nhận ra rằng đây là bản chất tự nhiên của cuộc sống. Theo lời dạy của Đức Phật, nó còn cho chúng ta nhiều cơ hội để thấy rõ khả năng của mình.

Làm thế nào để chúng ta luôn có thái độ tích cực đối với bản chất cuộc sống (cả mặt tốt lẫn mặt xấu). Với khó khăn trở ngại, ta luôn phản ứng sân hận. Nhưng khi gặp thuận lợi, tâm ta luôn dính mắc. Có phải vậy không quý vị ? Vậy ta hãy quán chiếu tâm mình có công bằng hay không? Nếu không, ta không thể nào có được hạnh phúc thực sự.

Làm thế nào để có được một cái tâm công bằng trước cả hai hoàn cảnh thuận duyên và nghịch duyên? Theo lời dạy của Đức Phật, tác ý chân chính là phương pháp duy nhất để đạt được cái tâm công bằng? Ta không thể nào đạt được điều tốt đẹp, nếu như ta không biết sử dụng tác ý chân chính để ứng xử trong mọi hoàn cảnh khó khăn trở ngại của mình. Tương tự vậy, ta không thể nào chứng đắc Niết Bàn nếu ta không biết sử dụng tác ý chân chính để không phải đắm chìm trong những hoàn cảnh thuận lợi đang đến với ta. Điều đó có nghĩa là, “Hãy luôn vững vàng và nương tựa vào chính mình”. Bạn có thể thay đổi thái độ sai của mình mà không cần xin phép ai. Đôi khi sự việc xảy đến theo ý mình, nhưng có lúc không. Có lúc bạn không thể lựa chọn điều này hay điều nọ khi sự việc xảy đến. Nhưng bạn phải luôn có quyết định là bạn cảm giác thế nào về điều xảy ra. Bạn có quyền không vui. Nhưng tôi không nói bạn có thể dứt ra dễ dàng. Hầu hết ai cũng cho rằng hạnh phúc là lẻ sống của đời mình. Tôi cũng vậy, tôi cũng muốn hạnh phúc. Đó chính là lý do tại sao tôi đã gởi thư này đến các bạn. Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ có được hạnh phúc thực sự bằng cách dùng tác ý chân chính của mình trong mọi hoàn cảnh.

Chúc các bạn luôn sống theo Pháp.
UDMPL


 

Trình bày: Minh Hạnh và Nguyễn Văn Hòa

Trở về Trang Đề Án Trong Tháng 02, 2010

Đầu trang