Mangala - Cát Tường
TT Tuệ Siêu (giảng ngày 31-12-2007)
Minh Hạnh chuyển biên
Bấm vào
để nghe thuyết pháp bài giảng
Chữ mangala trong bài kinh 38 pháp hạnh phúc chúng tôi nhận thấy rằng dịch là hạnh phúc cũng được, dịch là kiết tường cũng được, dịch là pháp an lành cũng được. Tuy nhiên ở đây chữ hạnh phúc chúng ta chỉ gợi sài và dùng ở một khía cạnh bởi vì trong ngôn ngữ tiếng Việt thì thường thường người ta nói hạnh phúc, hạnh tức là hữu hạnh, phúc tức là phước và sài nghĩa hạnh phúc có nghĩa là người có phước cho nên đời sống của họ như là một người hữu hạnh. Nhưng đôi khi chữ hạnh phúc nếu dịch ra từ chữ thì chữ hạnh có nghĩa là làm, phúc là phước, thí dụ như chữ Puññakiriyavatthu là 10 hạnh phúc hay thập hạnh phúc. Ở đây khi chúng ta sài chữ hạnh phúc theo nghĩa thường để nói lên đời sống an lạc, đời sống có sự may mắn niềm vui thoả mãn, thì như vậy sài chữ hạnh phúc là được so với chữ mangala, nhưng ở đây có một chữ dịch chữ mangala rất là hay đó là chữ kiết tường. Chữ kiết tường có nghiã là điềm lành, kiết là tốt mà tường cũng có nghiã là tốt.
Ở đây trong bối cảnh Ấn Độ thời Đức Phật khi người ta dùng chữ mangala để chỉ cho cái gì là điềm lành hay là điềm tốt đẹp. Thí dụ người ta có những lễ hội như lễ tết thì người ta gọi là lễ hội mangala hoặc là lễ hội voi người ta cũng gọi là hatthì mangala.
Nhưng ở đây khi Đức Phật Ngài xử dụng chữ mangala thì Ngài lại dùng cho ý nghĩa là điều tốt đẹp do sở hành của mình đem lại chứ không phải là một điềm lành. Tuy nhiên dựa vào câu hỏi của vị Chư Thiên đề cập đến vấn đề Chư Thiên và Nhân Loại thường tầm cầu những điềm mangala. Nhưng trong suốt 12 năm dầu cho các vị samôn bàlamôn có cố gắng trình bày thì cũng không thể nói đúng nghĩa mangala làm như thế nào, chẳng hạn như khi nhìn thấy bạch tượng hay nhìn chiêm tinh trên bầu trời thấy những vì sao sáng chẳng hạn thì người ta nói đó là mangala.
Nhưng đến khi vị chư thiên này hỏi Đức Phật thì Đức Phật Ngài đã nhân sự tùng sự Ngài giải thích về 38 pháp để trở thành maṅgalamuttamaṃ tức là điềm lành tối thượng., thì dựa trên ngữ nghĩa này chúng ta thấy rằng nếu dùng chữ kiết tường dịch cho chữ mangala thì điều đó xác thực hơn, bởi vì nếu dùng tiếng hạnh phúc đôi khi người ta nhầm với chữ sukha là an lạc là hạnh phúc, sukha sampanno (là hạnh phúc trọn vẹn) tức là sự hạnh phúc hay là sự an vui sự thuận lợi, thì ở đây theo chúng tôi thì chữ mangala dùng chữ kiết tường thì cơ bản hơn và hay hơn, còn dùng các pháp an lành thì có rất nhiều chữ để dịch chữ an lành, hoặc là dùng chữ hạnh phúc thì có nhiều từ ngữ để chỉ cho chữ hạnh phúc, nhưng chữ mangala thì dùng trong nghĩa điềm lành thì đó là một cách dịch sẽ đưa đến cho chúng ta một nghĩa riêng biệt và thấy ngay chữ mangala.
Đây là sự chia sẻ của chúng tôi trong câu hỏi TT Giác Đẳng vừa nêu. Nam mô Buđdhaya./.