Hai Mặt Của Hiện Thực
The Two Faces of Reality
A Dhammatalk by Ajahn Chah/nguồn: ajahnchah.org
Nguyễn Văn Hoà chuyển ngữ
Trong cuộc sống của chúng ta, có hai việc khả hữu có thể xảy ra cho chúng ta: hoặc là chiều theo thế giới hoặc vượt lên trên thế giới. Ðức Phật là một người có thể vựơt lên trên thế giới và vì vậy đã nhận thức rõ tinh thần giải thóat.
Trong cùng một cách, có hai loại kiến thức - kiến thức về lĩnh vực thế gian và kiến thức về tâm linh, còn được gọi là trí tuệ chân như. Nếu chúng ta chưa tu luyện và đào tạo bản thân, dù có bao kiến thức đi nữa, chúng ta vẫn còn là trần tục, và do đó không thể giải thóat được.
Hãy suy nghĩ và xem xét cặn kẽ! Ðức Phật dạy rằng những điều trên thế gian làm thế giới quay quanh. Chạy theo thế giới, tâm tư vướng bận vào thế giới, tâm bị vẩn đục dù đến hay đi, không bao giờ được hài lòng. Người thế gian là những người luôn luôn tìm kiếm cái gì – họ không bao giờ thấy đủ. Kiến thức thế gian thực sự là vô minh; nó không phải là kiến thức với sự hiểu biết rõ ràng, do đó không bao giờ có một kết thúc. Nó xoay quanh các mục tiêu tích lũy tà vại trên thế gian, dành dật địa vị, mong muốn được khen ngợi và khoái lác, đó là một ảo tưởng khổng lồ nhanh chóng gây nên tội nghiệp cho chúng ta.
Khi chúng ta nhận được một cái gì, thì sẽ gặp phải ganh tị, lo lắng và ích kỷ. Và khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa và không đủ sức xua đuổi nó đi, chúng ta sử dụng tâm trí của chúng ta để phát minh ra tất cả các loại thiết bị, ngay cả đến vũ khí và thậm chí cả bom nguyên tử, chỉ là để tiêu diệt nhau. Tại sao lại là tất cả rắc rối và khó khăn này?
Đây là cách của thế giới. Ðức Phật dạy rằng nếu người ta chạy vòng theo nó thì sẽ không thể nào đến cuối đường.
Hãy đến để tu tập cho sự giải thóat! Thật không dễ sống cho phù hợp với trí tuệ chân như, nhưng bất cứ ai tha thiết tìm đạo quả và khao khát đến Niết-bàn thì sẽ có thể bền gan chịu đựng. Chịu đựng được coi là mãn nguyện và hài lòng với chút ít; ăn ít, ngủ ít, nói ít và sống trong chừng mực. Làm như vậy chúng ta có thể chấm dứt chuyện thế gian.
Nếu hạt giống của chuyện thế gian chưa được nhổ sạch, thì chúng ta liên tục gặp rắc rối và nhầm lẫn trong một chu kỳ không bao giờ kết thúc. Ngay cả khi bạn được thọ giới, nó vẫn tiếp tục lôi kéo bạn. Nó tạo ra quan điểm của bạn, ý kiến của bạn, nó làm cho tất cả những suy nghĩ của bạn thay đổi màu sắc và hình dáng - đó là chuyện thế gian.
Người ta không nhận ra! Họ nói rằng họ sẽ làm xong mọi việc trên thế gian. Sự hy vọng của họ luôn luôn là hoàn thành tất cả mọi thứ. Cũng giống như một bộ trưởng mới sốt ruột mong muốn bộ tham muu mới của ông bắt tay vào việc. Ông nghĩ rằng ông có tất cả các câu trả lời, vì vậy ông bỏ đi mọi thứ của chính quyền cũ và nói rằng,''Hãy nhìn đây! Tự tôi, tôi sẽ làm tất cả mọi thứ ''. Đó là tất cả những gì họ làm, chở mọi thứ vào và chở mọi thứ ra, không bao giờ làm được bất cứ điều gì. Họ cố gắng, nhưng không bao giờ thực sự hoàn tất được một thứ gì.
Bạn không thể nào làm một điều gì để vui lòng tất cả mọi người - người thì thích ít, kẻ thì thích nhiều; người thì thích ngắn và kẻ khác thích dài, người thì thích mặn và kẻ khác thích cay. Ðể mọi người ngồi lại và thỏa thuận với nhau là điều không thể nào thực hiện được.
Tất cả chúng ta đều muốn hoàn tất điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta, nhưng thế giới, với tất cả những phức tạp của nó, làm cho hầu như bất kỳ một hoàn thành thực sự nào cũng không thể thực hiện. Ngay cả Ðức Phật, sinh ra với tất cả các cơ hội tốt của một hoàng tử cao quý, cũng không tìm được sự hoàn thành trong cuộc sống trần tục.
Cạm bẫy của các Giác Quan
Đức Phật nói về sự khao khát và sáu điều làm thỏa mãn sự khao khát là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, và pháp. Sự khao khát và thèm thuồng về hạnh phúc, về đau khổ, về cái tốt, về cái cái xấu v.v. và v. v., tràn ngập tất cả mọi thứ!
Sắc... không có bất kỳ một hình ảnh nào giống hệt như hình ảnh của một người phụ nữ. Có phải vậy không? Có phải là một người phụ nữ tuyệt đẹp làm bạn muốn nhìn? Một người phụ nữ với một khuôn mặt thật hấp dẫn bước đến ''Sak, SEK, Sak, SEK, Sak, SEK'', - bạn không thể kìm hãm mà cứ nhìn chằm chằm! Còn về thinh thì thế nào? Không có âm thanh nào đáng để bạn CHÚ Ý hơn là âm thanh của người phụ nữ. Nó đâm thủng trái tim của bạn! Mùi hương thì cũng như nhau; nhưng mùi thơm của người phụ nữ lại hấp dẫn nhất. Không có mùi hương nào khác giống hệt như vậy. Hương vị - thậm chí cả những hương vị của các món ăn ngon nhất cũng không thể so sánh với hương vị của một người phụ nữ. Xúc chạm cũng tương tự; khi bạn vuốt ve một người phụ nữ bạn cảm thấy choáng váng, say mê và mọi vật xung quanh đều quay cuồng.
Thưở xưa có một bậc thầy nổi tiếng về phép ma thuật ở Taxila Ấn Độ cổ đại. Ông dạy các môn đệ của mình tất cả kiến thức của phù phép và thần chú. Khi đệ tử đã được tinh thông và sẵn sàng đối phó vấn đề riêng của mình, ông ta đưa ra lời giáo huấn cuối cùng ,''ta đã dạy cho ngươi tất cả những phù phép, thần chú và những bài kệ bảo vệ mà ta biết. Những quái vật với răng sắc bén, với gạc sừng, và thậm chí cả ngà dài, ngươi không cần phải lo sợ. Ta có thể đảm bảo là ngươi sẽ được bảo vệ tránh khỏi tất cả các thứ đó. Tuy nhiên, chỉ có một điều mà ta không thể bảo vệ ngươi tránh khỏi, và đó là sự quyến rủ của một người phụ nữ. Ta không thể giúp ngươi. Không có lời thần chú nào có thể bảo vệ chống lại điều này, ngươi sẽ phải tự mình lo cho mình.''
Những đối tượng tâm thần phát sinh trong tâm. Chúng được sinh ra do sự mong muốn: mong muốn có các tài sản giá trị, mong muốn được giàu có, và chỉ là không ngừng nghỉ đeo đuổi những tài vật nói chung. Loại tham lam này không phải là một thứ tham lam quá nặng, nó không đủ để làm cho bạn mờ mắt hay mất lương tâm. Tuy nhiên, khi phát sinh ham muốn tình dục, bạn sẽ bị mất cân bằng và thiếu kiểm soát. Bạn thậm chí có thể quên cả những người nuôi dưỡng và dạy dỗ bạn – đó là cha mẹ của bạn!
Ðức Phật dạy rằng các đối tượng của giác quan là một cái bẫy - một cái bẫy của Ác Ma (Māra.) Ác Ma được hiểu như là một cái gì đó làm hại chúng ta. Cạm bẫy là cái gì nhốt chúng ta lại, giống như là một cái bẫy. Ðó là một cái bẫy của Ác Ma, một cái bẫy của thợ săn, và người thợ săn là Ác Ma.
Nếu con vật bị bắt trong cái bẫy của thợ săn, đó là một điều đau buồn. Chúng bị bắt thật nhanh và bị mắc kẹt phải chờ đợi chủ nhân của cái bẫy. Bạn có bao giờ bẫy chim chưa? Cái bẫy bung ra và "boop''- cái cổ bị chụp! Một sợi dây chắc chắn bây giờ cột nó lại thật nhanh. Con chim bay bất cứ nơi nào, nó cũng không thể thoát ra. Nó bay chỗ này và bay qua chỗ khác, nhưng nó được giữ chặt chẽ chờ đợi chủ nhân của cái bẫy. Khi người thợ săn đến, nó đây rồi– con chim sợ hãi, không thể thoát khỏi!
Cái bẫy của các sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp là như nhau. Chúng bắt chúng ta và trói buộc chúng ta rất nhanh. Nếu bạn cứ chạy theo sự đòi hỏi của giác quan, bạn sẽ giống như một con cá bị bắt dính trên một móc câu. Khi ngư ông đến, bạn cứ vẫy vùng thế nào mặc bạn, nhưng bạn không thể nào thoát khỏi. Trên thực tế, bạn không bị bắt như một con cá, mà lại bị bắt giống như một con ếch hơn- con ếch nuốt chửng cái móc câu vào ruột của nó, còn con cá thì chỉ vướng cái móc câu trong miệng của nó mà thôi.
Bất cứ ai sống theo khoái cảm cũng đều như nhau. Giống như một người nghiện rượu mà lá gan chưa bị phá hủy - anh ta không biết khi nào anh ta sẽ nhiễm bịnh. Anh ta vẫn tiếp tục thưởng thức và uống một cách vô tội vạ. Ang ta bị nhuốm bịnh và sau đó khổ sở vì bệnh tật và đau đớn.
Một người đàn ông đi bộ dọc theo một con đường. Ông ta rất khát và ao ước được uống một ly nước. Người chủ của thùng nước nói,''bạn có thể uống nước này nếu bạn muốn, màu nước trong, mùi nước không hôi, vị nước ngọt, nhưng nếu bạn uống nó, bạn sẽ bị bệnh. Tôi phải cho bạn biết điều này trước, nước này sẽ làm cho bạn bị bệnh nặng đủ để chết hoặc gần chết.'' Nhưng người đàn ông khát không lắng nghe. Ông ta khát như là một người sau cuộc giải phẩu mà không được uống nước đến cả bảy ngày - ông ta khóc la đòi nước!
Cũng giống như một người khao khát chạy theo cảm giác. Ðức Phật dạy rằng những cảm giác này thật là độc hại- sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là thuốc độc, chúng là cái bẫy nguy hiểm. Nhưng người đàn ông này quá khát và không nghe lời; vì cơn khát ông ta khóc, la khóc, la, ''cho tôi miếng nước, không cần biết hậu quả đau đớn như thế nào, hãy để tôi uống'' Vì vậy, ông hớp một chút và nuốt xuống! ông cảm thấy rất ngon. Ông uống cạn gáo nước và bị bệnh đến nỗi gần chết. Ông ta không nghe lời vì sự thèm khát cùng cực của ông.
Đây là hình ảnh của một người bị chìm đắm trong những thú vui vật chất. Ông ta say sưa trong sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp - tất cả chúng đều rất ngon ngọt! Vì vậy, ông cứ uống không dừng và ông vẫn tiếp tục say sưa, nghiện ngập cho đến ngày ông chết..
Con đường trần tục và sự giải thoát
Một số người chết, một số người gần chết - đó là hình ảnh của những người bị chìm đắm trong thế giới này. Trí tuệ của nhân gian mãi theo đuổi các khóai cảm và những đối tượng để thỏa mãn. Tuy nhiên dù là khôn ngoan thế nào, cũng chỉ là khôn ngoan trong ý nghĩa trần tục. Dù cho có hấp dẫn đến thế nào đi nữa, nó cũng chỉ là hấp dẫn trong ý nghĩa trần tục. Dù có hạnh phúc bao nhiêu đi nữa, cũng chỉ là hạnh phúc trong ý nghĩa trần tục. Nó không phải là hạnh phúc của giải thoát; nó sẽ không giải thóat bạn khỏi thế gian.
Chúng ta đã tu hành như những tu sĩ để tìm đến chân nguyên trí tuệ, để giải thoát thân tâm khỏi các bận bịu muộn phiền. Tu hành để thóat khỏi vòng tục lụy! Quán sát bản thân, quán sát mọi việc xung quanh cho đến khi bạn mệt mỏi và chán ngán mọi chuyện và sau đó bạn sẽ trở nên thản nhiên. Tuy nhiên thái độ thản nhiên sẽ không phát sinh dễ dàng, vì bạn vẫn chưa nhìn thấy chân nguyên.
Chúng ta đến và tu tập - chúng ta nghiên cứu, chúng ta đọc, chúng ta thực hành, chúng ta tham thiền. Chúng ta quyết tâm tạo cho ý chí được kiên quyết nhưng thật là khó làm. Giải pháp của chúng ta là nhứt định làm một việc gì đó, chúng ta nói rằng chúng ta sẽ thực hành theo cách này - rồi chỉ được một hai ngày, hoặc có lẽ chỉ được một vài giờ là chúng ta quên tất cả mọi việc. Sau đó, chúng ta nhớ lại và một lần nữa lại cố gắng giữ cho tâm tư được vững chắc, nghĩ rằng, “Lần này tôi sẽ làm đúng!” Ngay sau đó chúng ta bị một trong các sở thích lôi cuốn và một lần nữa tất cả lại tan biến, cho nên một lần nữa chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu! Chuyện của nó là như vậy.
Như một đập nước được xây cất cẩu thả, sự tu hành của chúng ta rất là kém cỏi. Chúng ta vẫn không thể thấy và làm theo đúng sự tu tập. Và việc này cứ tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta đạt được kiến thức thật sự. Một khi chúng ta thấu hiểu sự thật, chúng ta sẽ thoát khỏi mọi ảnh hưởng. Chỉ còn lại là sự bình yên.
Tâm trí của chúng ta không yên bình vì thói quen cũ của chúng ta. Chúng ta thừa hưởng tâm trí bất an này vì những hành động quá khứ của chúng ta và vì thế chúng đeo đuổi và liên tục gây hoạ cho chúng ta. Chúng ta phấn đấu và tìm kiếm một lối thóat, nhưng chúng ta cứ bị ràng buộc và những hành động quá khứ này cứ lôi kéo chúng ta trở lại. Những thói quen này không hề quên đi bản chất cũ của chúng. Chúng chụp giữ tất cả những thứ quen thuộc cũ để sử dụng, để chiêm ngưỡng và để tiêu thụ - đó là cách chúng ta sống.
Giới tính của người đàn ông và phụ nữ - người phụ nữ gây ra vấn đề cho người đàn ông, đàn ông gây ra vấn đề cho phụ nữ. Ðó là cách thức mà nó là, họ là cặp từ. Nếu người đàn ông sống cùng với người đàn ông, thì không có sự cố. Nếu phụ nữ sống cùng với phụ nữ, thì không có sự cố. Khi một người đàn ông nhìn thấy một người phụ nữ trái tim mình trở nên nặng bằng tạ gạo,''deung, dung, deung, dung, deung, dung''. Cái gì đây? Những sức mạnh đó là gì? Nó kéo và lôi cuốn bạn vào - không có ai nhận ra rằng có một cái giá phải trả!
Nó giống nhau trong tất cả mọi thứ. Cho dù bạn cố gắng như thế nào để giải thoát cho bản thân, cho đến khi bạn thấy giá trị của sự tự do và sự đau khổ trong cảnh tù tội, bạn sẽ không có thể buông ra. Mọi người thường chỉ cần kiên trì tu tập gian khổ, giữ kỷ luật, theo sau trạng thái mò mẫn và không nhằm đạt được sự tự do hay giải phóng. Bạn phải xem giá trị của sự buông thả các ham muốn của bạn trước khi bạn thực sự có thể tu tập; chỉ sau đó có thể là sự tu tập thật sự.
Tất cả mọi việc đó bạn phải được thực hiện với sự rõ ràng và tỉnh thức. Khi bạn nhìn thấy rõ ràng, sẽ không còn cần đến sự kiên trì hoặc thúc ép chính mình. Bạn gặp những khó khăn và sự đè nặng là vì bạn bỏ lỡ thời điểm này! Sự an lạc đến từ việc thực hiện những điều hoàn toàn với toàn bộ cơ thể và tâm trí của bạn. Cho dù là cái gì còn để lại cho bạn cảm giác không vừa lòng. Những điều đó ràng buột bạn với những điều lo lắng bất cứ nơi nào bạn đi. Bạn muốn hoàn thành tất cả mọi thứ, nhưng không thể nào làm tất cả được.
Lấy trường hợp của các thương gia những người thường xuyên đến đây tìm tôi. Họ nói rằng,''Oh, khi tôi trả hết các nợ nần và tài sản của tôi đã hợp thức hóa, tôi sẽ đến để thọ giới''. Họ nói như thế nhưng có bao giờ họ hoàn tất được không và sắp xếp mọi thứ ngăn nắp không? Nó không bao giờ có kết thúc. Họ phải trả khoản nợ của họ với các khoản vay khác, họ trả hết cái này thì lại mượn khoản nợ khác. Một thương gia nghĩ rằng nếu anh ta thoát khỏi các khoản nợ anh ta sẽ được hạnh phúc, nhưng thật sự thì nợ nần không bao giờ được trả hết - Đó là lề thói trần tục lừa phỉnh chúng ta - chúng ta đi lòng vòng và lòng vòng như thế này không bao giờ thực hiện điều đã được khẳng định của chúng ta.
Kiên trì tu tập
Trong việc tu tập của chúng ta, chúng ta chỉ nhìn trực tiếp tại tâm. Bất cứ khi nào việc tu tập của chúng ta bắt đầu chậm lại, chúng ta nhận thấy nó và làm cho vững lại - sau đó không lâu sau, nó lại trở lại. Đó là cách thức mà nó kéo bạn xung quanh. Nhưng người với chánh niệm tốt giữ vững lập trường và liên tục tự mình tái lập lại, kéo mình trở lại, đào tạo, thực hành và phát triển bản thân theo cách này.
Người không có chánh niệm chỉ làm xáo trộn tất cả, tâm họ tản mạn và đi lạc hướng liên tục. Họ đã không kiên quyết và vững chắc bắt nguồn từ sự thực hành. Vì vậy, họ đã liên tục bị kéo đi bởi những ham muốn trần tục của họ - một cái gì đó lôi kéo họ ở đây, một cái gì đó lôi kéo họ ở kia. Họ đã sống chìu theo ý thích chợt nảy ra và ước muốn của mình, không bao giờ chấm dứt cái vòng trần tục này.
Chấp nhận sự tu tập thì không dễ dàng. Bạn phải quyết tâm làm cho tâm của bạn vững vàng. Bạn nên tự tin trong sự hành trì, đủ tự tin để tiếp tục hành trì cho đến khi bạn trở nên buồn chán với cả hai điều thích và không thích của bạn và hiểu rõ được theo đúng với chân lý. Thông thường, bạn không hài lòng chỉ với cái bạn không thích, nếu bạn thích một cái gì đó thì bạn không sẵn lòng từ bỏ nó. Bạn cần phải trở nên chán với cả hai cái không thích và cái thích của bạn, sự đau khổ và sự hạnh phúc của bạn.
Bạn không nhận thấy rằng điều này rất là tinh túy của Giáo Pháp! Giáo Pháp của Đức Phật thì sâu sắc và tinh tế. Thật không dễ để thấu hiểu. Nếu trí tuệ chân nguyên chưa phát sinh, thì bạn không thể nhìn thấy nó. Bạn không mong đợi và bạn không nhìn lại. Khi bạn trải qua niềm hạnh phúc, bạn nghĩ rằng sẽ chỉ có niềm hạnh phúc. Bất cứ khi nào có đau khổ, bạn nghĩ rằng có thể sẽ chỉ toàn là đau khổ. Bạn không thấy rằng bất cứ nơi nào có cái lớn thì nơi đó có cái nhỏ; bất cứ nơi nào có cái nhỏ, thì nơi đó có cái lớn. Bạn không nhìn thấy nó như vậy. Bạn chỉ thấy một bên và do đó nó không bao giờ kết thúc.
Mọi thứ đều có hai mặt của nó, bạn phải thấy cả hai bên. Lúc đó, khi phát sinh hạnh phúc, bạn không bị chìm đắm; khi đau khổ phát sanh, bạn không bị tổn thương. Khi phát sinh hạnh phúc, bạn đừng quên những đau khổ, bởi vì bạn thấy rằng chúng là phụ thuộc lẫn nhau.
Một cách tương tự, thực phẩm có lợi cho tất cả chúng sanh cho việc duy trì cơ thể. Nhưng trên thực tế, thực phẩm cũng có thể có hại, ví dụ như khi nó gây ra nhiều cách rối loạn dạ dày khác nhau. Khi bạn nhìn thấy những lợi thế của một cái gì đó, bạn phải nhận thức những khó khăn cũng sẽ nhận được, và ngược lại. Khi bạn cảm thấy hận thù và bất mãn, bạn nên suy niệm tình yêu và sự hiểu biết. Bằng cách này, bạn trở nên cân bằng hơn và tâm trí của bạn trở nên ổn định.
Không có lá cờ
Một lần tôi đọc một cuốn sách về Thiền Zen. Trong Thiền Zen, như bạn đã biết, họ không giảng dạy với nhiều lời giải thích. Ví dụ, nếu một nhà sư đang trong tình trạng ngủ khi thiền định, họ đánh sau lưng anh ta bằng một thanh gỗ và "Whack!". Khi người thiền sinh sai lầm thì đánh, người thiền sinh đã tỏ lòng biết ơn của mình bằng cách cám ơn người hướng dẫn. Trong sự tu tập Thiền người ta được dạy để biết ơn tất cả những cảm xúc mà người ta được cho cơ hội để phát triển.
Một ngày có một phiên họp tập hợp các nhà sư. Bên ngoài sảnh một lá cờ bay phất phới trong gió. Một cuộc tranh luận phát sinh giữa hai nhà sư như thế nào lá cờ đã thực sự thổi trong gió. Một nhà sư tuyên bố rằng bởi vì gió trong khi người kia cho rằng bởi vì lá cờ. Do vậy, họ cãi nhau vì quan điểm hẹp của mình và không thể đi đến bất kỳ thỏa thuận nào. Họ đã có thể lập luận như thế này cho đến ngày họ qua đời. Tuy nhiên, vị giáo thọ của họ đã can thiệp và nói:''Không ai trong các bạn là đúng. Sự hiểu biết đúng là ở đó không có lá cờ và không có gió''.
Đây là sự tu tập, không có bất cứ điều gì, không có cờ và không có gió. Nếu có một lá cờ, sau đó có một cơn gió; nếu có một cơn gió, sau đó có một lá cờ. Bạn nên suy niệm và suy nghĩ về điều này thật kỹ cho đến khi bạn thấy phù hợp với chân lý. Nếu cân nhắc hợp lý, thì sẽ vẫn không có gì. Nó thì trống không - khoảng không; không có lá cờ và không có gió. Trong khoảng không lớn không có cờ và không có gió. Không có sự ra đời , không có tuổi già, không có bệnh tật hoặc tử vong. Sự hiểu biết thông thường của chúng ta về cờ và gió chỉ là một khái niệm. Trong thực tế không có gì. Đó là tất cả! Không có gì hơn ngoài cái nhãn trống không.
Nếu chúng ta tu tập theo cách này, cái nhìn của chúng ta sẽ trở nên hoàn toàn và các vấn đề của chúng ta sẽ chấm dứt. Tử thần sẽ sẽ không bao giờ tìm thấy bạn. Không có tuổi già, bệnh tật và cái chết theo sau. Khi chúng ta thấy và hiểu theo đúng sự thật, có nghĩa là, với sự hiểu biết chính xác, lúc đó chỉ có trống không rất lớn. Điều đó ở đây là không còn có ''chúng tôi'', không ''chúng nó'', và không cả ''tự ngã''.
Rừng của ý thức
Thế giới với những cách không bao giờ kết thúc của nó tiếp tục diễn biến. Nếu chúng ta cố gắng để hiểu tất cả, nó chỉ dẫn chúng ta đến sự hỗn loạn và nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu chúng ta quan sát thế giới rõ ràng, thì trí tuệ chân nguyên sẽ nảy sinh. Ðức Phật chính Ngài là một người biết nhiều theo cách của thế giới. Ngài có khả năng tuyệt vời để ảnh hưởng và dẫn dắt vì sự phong phú của Ngài về kiến thức thế gian. Thông qua sự chuyển đổi của trí tuệ thế gian trần tục của mình, Ngài thâm nhập và đạt đến trí tuệ siêu thế giới, làm cho Ngài thực sự trở thành vị Chánh Đẳng Chánh Giác.
Vì vậy, nếu chúng ta thực hiện lời giảng dạy này, đưa nó vào bên trong để quán niệm, chúng ta sẽ đạt đến sự hiểu biết trên cấp độ hoàn toàn mới. Khi chúng ta thấy một đối tượng, ở đó không có đối tượng. Khi chúng ta nghe một âm thanh, là không có âm thanh. Trong mùi, chúng ta có thể nói rằng không có mùi hôi. Tất cả các cảm giác là sự hiển nhiên, nhưng chúng trống rỗng của bất cứ điều gì ổn định. Chúng chỉ là cảm giác phát sinh và sau đó qua đi.
Nếu chúng ta hiểu theo thực tế này, sau đó là cảm nhận hết đáng kể. Chúng chỉ là cảm giác đến rồi lại đi. Trong chân nguyên thì không có bất kỳ ''sự việc''. Nếu không có bất kỳ ''sự việc'', và rồi không có''chúng tôi'' và không có ''chúng nó''. Nếu không có ''chúng tôi" như là một con người, thì sau đó không có gì là thuộc về ''chúng tôi''. Đó là theo cách này mà đau khổ được dập tắt. Không có ai để có các khổ đau, do vậy, ai là những người đau khổ?
Khi đau khổ phát sanh, chúng tôi dính mắc vào đau khổ và do đó phải gánh chịu đau khổ thực sự. Cũng vậy, khi phát sinh hạnh phúc, chúng tôi dính mắc theo hạnh phúc và do đó đã kinh qua niềm vui thích. Sự dính mắc vào các cảm xúc này làm tăng khái niệm về ''ta'' hay về "tự ngã'' và những suy nghĩ của "chúng ta''và ''chúng nó'' biểu hiện liên tục. Nah!! Đây là nơi mà tất cả bắt đầu và sau đó mang chúng ta lòng vòng không bao giờ kết thúc chu kỳ của nó-.
Vì vậy, chúng ta thực tập thiền định và sống theo Giáo Pháp. Chúng ta rời nhà để đến và sống trong rừng sâu và hưởng thụ sự bình an thanh tịnh. Chúng ta đã bỏ tất cả để đối diện với bản thân chớ không phải vì sợ hãi hoặc trốn tránh. Nhưng những người đến và sống trong rừng sâu lại quyến luyến với cuộc sống nơi đó, cũng giống như những người sống trong thành phố sẽ gắn bó với cuộc sống đô thị. Họ mất đi lối sống trong rừng sâu của họ và họ mất đi lối sống của họ trong thành phố.
Ðức Phật khen ngợi đời sống trong rừng sâu vì sự tĩnh mịch về tinh thần và thể chất mang lại lợi lạc cho chúng ta trong việc tu tập để giải thoát. Tuy nhiên, Ngài không muốn chúng ta lệ thuộc vào đời sống trong rừng sâu hoặc say mê sự yên tĩnh và thanh bình của nó. Chúng ta đến tu tập để cho trí tuệ phát sinh. Ở đây trong rừng sâu chúng ta có thể gieo trồng những hạt giống trí tuệ. Sống trong hỗn loạn và rối rắm các hạt giống trí tuệ khó có thể phát triển, nhưng một khi chúng ta đã thuần thuộc cách sống trong rừng sâu, chúng ta có thể quay lại và đối diện với thành phố và đối diện với tất cả những quyến rũ mà nó mang lại cho chúng ta. Học để sống trong rừng sâu có nghĩa là tạo cơ hội cho trí tuệ được trưởng thành và phát triển. Sau đó chúng ta có thể xử dụng trí tuệ này ở bất cứ nơi nào chúng ta đi đến
Khi giác quan của chúng ta bị kích thích, chúng ta bị giao động và những giác quan trở thành kháng thể của chúng ta. Chúng gây khó chịu cho chúng ta bởi vì chúng ta vẫn còn vô minh và không có trí tuệ để đối phó với chúng. Trong thực tế chúng là những vị thầy của chúng ta, nhưng, do vô minh mà chúng ta không nhìn thấy như vậy. Khi chúng ta sống ở thành phố chúng ta không bao giờ nghĩ rằng giác quan của chúng ta có thể dạy cho chúng ta bất cứ điều gì. Khi sự khôn ngoan thật sự vẫn chưa hề thể hiện, chúng ta tiếp tục coi các giác quan và đối tượng của chúng như là kẻ thù. Một khi sự khôn ngoan chân chính phát sinh, chúng không còn là kẻ thù của chúng ta, mà lại trở thành cửa ngỏ đưa tới kiến thức và hiểu biết tường tận.
.Một ví dụ là con gà hoang dã ở trong rừng. Chúng ta đều biết chúng sợ con người như thế nào. Tuy nhiên, từ khi tôi ở trong rừng này tôi đã có thể dạy chúng và học hỏi từ chúng rất là tốt. Một lần tôi bắt đầu ném ra gạo cho chúng ăn. Lúc đầu, chúng rất sợ hãi và không đến gần gạo. Tuy nhiên, sau một thời gian dài chúng quen dần và thậm chí bắt đầu mong đợi được cho gạo. Bạn thấy đó, có cái gì đó để được học ở đây - ban đầu chúng nghĩ rằng có mối nguy hiểm trong gạo, mà gạo là một kẻ thù. Trong sự thật không có nguy hiểm trong gạo, nhưng chúng không biết rằng gạo là thực phẩm và vì thế đã sợ. Khi chúng cuối cùng cũng đã thấy rằng không có gì để lo sợ, chúng có thể đến và ăn mà không có bất kỳ nguy hiểm gì.
Những con gà đã học theo lối này một cách tự nhiên. Sống ở đây trong rừng, chúng ta cũng học tương tự như vậy. Trước đây chúng ta nghĩ rằng giác quan của chúng ta là một vấn đề, và vì sự thiếu hiểu biết của chúng ta trong việc sử dụng chúng một cách thích hợp, chúng đã gây ra cho chúng ta rất nhiều trở ngại. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm trong thực tế, chúng ta tìm hiểu để nhìn chúng cho phù hợp với chân lý. Chúng ta tìm hiểu để sử dụng chúng giống như những con gà có thể sử dụng gạo. Sau đó, chúng không còn đối nghịch với chúng ta và những trở ngại sẽ biến mất.
Cũng vậy chúng ta nghĩ rằng, sự tìm hiểu và hiểu sai, những việc này sẽ đối lập chúng ta. Nhưng ngay khi chúng ta bắt đầu tìm hiểu cho đúng, điều kinh nghiệm đó sẽ mang lại cho chúng ta sự khôn ngoan và hiểu biết rõ ràng, cũng giống như những con gà đã đạt đến sự hiểu biết của chúng. Bằng cách này, chúng ta có thể nói rằng những con gà thực hành Tuệ minh sác "Vipassana'''. Chúng phân biệt được chân lý, đó là cái nhìn sâu sắc của chúng.
Trong sự tu tập của chúng ta, chúng ta có các giác quan của chúng ta là công cụ đó, khi được sử dụng đúng, cho phép chúng ta giác ngộ Giáo Pháp. Đây là điều mà tất cả các thiền sinh nên suy niệm. Khi chúng ta không thấy rõ điều này, chúng ta vẫn còn trong cuộc xung đột không ngừng.
Vì vậy, khi chúng ta sống trong sự yên tĩnh của rừng, chúng ta tiếp tục phát triển cảm xúc tinh tế và chuẩn bị cơ sở trao dồi trí tuệ. Đừng nghĩ rằng bạn đã đạt được một số sự an tâm khi sinh sống ở đây trong rừng yên tĩnh rằng đó là đủ. Đừng cho như vậy là đủ! Hãy nhớ rằng chúng ta phải trau dồi và phát triển những hạt giống của trí tuệ.
Như sự khôn ngoan trưởng thành và chúng ta bắt đầu hiểu theo đúng sự thật, chúng ta sẽ không còn bị kéo lên trì xuống. Thông thường, nếu chúng ta có một tâm trạng dễ chịu, chúng ta hành xử một cách dễ chịu; và nếu chúng ta có một tâm trạng khó chịu, chúng ta có một cách hành xử khó chịu. Chúng ta thích một cái gì đó và chúng ta lên; chúng ta không thích cái gì và chúng ta xuống. Bằng cách này, chúng ta vẫn đang trong cuộc xung đột với kẻ thù. Khi những việc này không còn phản ảnh chúng ta, chúng ta trở nên ổn định và cân bằng. Không có bay bổng lên và thăng trầm hay cao và thấp. Chúng ta hiểu những việc này của thế giới và biết rằng nó là như vậy. Nó chỉ là "thế gian pháp''.
Thay đổi ''Thế gian pháp'' thành ''con đường đạo''. "Thế gian pháp" có tám cách; "đường đạo''có tám cách. Bất cứ nơi nào ''pháp thế gian" tồn tại, "đường đạo'' cũng có thể được tìm thấy. Khi chúng ta sống với sự rõ ràng, tất cả kinh nghiệm của thế gian của chúng ta trở thành tu tập của "Bát Chánh Đạo". Nếu không rõ ràng, "thế gian pháp'' chiếm ưu thế và chúng tôi đang chuyển ra khỏi "con đường đạo''. Khi sự hiểu biết đúng phát sinh, chúng ta giải thoát khỏi khổ đau nằm ngay ở đây. Bạn sẽ không tìm sự giải thoát bằng cách chạy quanh tìm ở nơi khác.
Vì vậy, không thể vội vàng và cố gắng thúc đẩy sự tu tập của bạn. Hãy thực tập thiền của bạn một cách nhẹ nhàng và dần dần từng bước. Đối với yên bình, nếu bạn muốn trở thành yên bình, sau đó chấp nhận nó, nếu bạn không trở nên yên bình, sau đó chấp nhận rằng cũng có. Đó là bản chất của tâm. Chúng ta phải thấy thực tế của riêng của chúng ta và liên tục giữ ở đó.
Có thể trí tuệ không phát sinh! Tôi đã từng nghĩ rằng, về tu tập của tôi, rằng khi không có trí tuệ, tôi có ép buột bản thân mình để có nó. Nhưng nó đã không làm việc, những thứ vẫn như nhau. Sau đó, sau khi cân nhắc cẩn thận, tôi thấy rằng để quán chiếu những điều mà chúng ta không thể không thực hiện được. Vậy điều gì tốt nhất để làm? Nó chỉ tốt hơn để thực hành với sự thanh thản. Nếu không có gì là gây ra sự quan tậm đến chúng ta, sau đó không có gì để khắc phục. Nếu không có vấn đề, sau đó chúng tôi không phải cố gắng giải quyết nó. Khi có một vấn đề, đó là điều bạn phải giải quyết nó, tại đây! Không cần phải đi tìm kiếm bất cứ điều gì đặc biệt, chỉ sống bình thường. Nhưng biết những gì là tâm trí của bạn! Sống chánh niệm và nhận thức thấu đáo rõ ràng. Hãy để sự khôn ngoan hướng dẫn bạn; không sống nuông chìu trong tâm trạng của bạn. Lưu ý và cảnh giác! Nếu không có gì, thì tốt; khi điều gì phát sinh, thì nghiên cứu và quán chiếu nó.
Tiến vào trung tâm
Hãy xem xét một con nhện. Con nhện chăng tơ của nó thành màng nhện trong bất kỳ thuận tiện và thích hợp nào và sau đó nằm ở trung tâm, nằm yên và im lặng. Sau đó, con ruồi bay vào màng nhện. Ngay khi con ruồi chạm vào và làm rung màng nhện, "boop''! Con nhện bổ nhào tới vồ và cuốn nó vào trong sợ tơ. Nó lưu trữ các côn trùng ở xa và sau đó trở lại một lần nữa nó yên lặng nằm ở trung tâm của màng nhện để thu thập mồi tiếp.
Xem xét một con nhện như thế này có thể làm trí tuệ tăng trưởng. Sáu giác quan của chúng ta có tâm là tâm điểm bao quanh bởi mắt, tai, mũi, lưỡi và cơ thể. Khi một trong các giác quan bị kích thích, ví dụ, sắc liên lạc với mắt, nó rung động và đạt đến cái tâm. Tâm là rằng biết, mà là biết sắc đó. Chỉ cần nhiêu đó cũng đủ cho trí tuệ tăng trưởng. Thật đơn giản.
Giống như con nhện trong màng nhện của mình, chúng ta nên sống giữ mình. Ngay sau khi con nhện cảm thấy con côn trùng đụng vào mạng nhệnh, con nhện nhanh chóng bắt lấy nó, trói nó lại và sau đó trở về trung tâm. Đây không phải là ở tất cả các khác nhau từ tư duy của chính mình. ''Đến với trung tâm''có nghĩa là sống với chánh niệm hiểu rõ ràng, được luôn luôn cảnh giác và làm mọi thứ với nghiêm khắc và chính xác - đây là đặt vào tâm của chúng ta. Thật sự không nhiều để chúng ta làm, chúng ta chỉ cần cẩn thận sống theo cách này. Nhưng đó không có nghĩa là chúng ta sống không suy nghĩ,'', không có cần phải làm toạ thiền hoặc hành thiền!'' và quên đi tất cả sự tu tập của chúng ta. Chúng tôi không thể bất cẩn! Chúng ta phải luôn cảnh giác giống như nhện chờ đợi để vồ lấy côn trùng làm thực phẩm của nó.
Điều này là tất cả những gì chúng ta đã biết - ngồi và quán niệm con nhện đó. Chỉ cần bấy nhiêu và trí tuệ có thể tự phát sinh. Tâm trí của chúng ta được so sánh với con nhện, tâm trí của chúng ta và ấn tượng tâm thần được so sánh với các loài côn trùng khác nhau. Đó là tất cả là nó! Các giác quan bao phủ và liên tục kích thích cái tâm; khi các giác quan liên lạc với bất cứ cái gì, nó ngay lập tức đưa đến cái tâm. Chừng đó tâm điều tra và kiểm tra kỹ, sau đó trở về đến trung tâm. Đây là cách thức chúng ta tuân thủ - cảnh báo, diễn xuất với độ chính xác và luôn luôn chánh niệm nhận thức thấu đáo với trí tuệ. Chỉ cần điều này và sự tu tập của chúng ta đã hoàn tất.
Điểm này là rất quan trọng! Không phải là chúng ta phải thực hành ngồi suốt ngày và đêm, hoặc là chúng tôi phải đi hành thiền ngày và suốt đêm dài. Nếu điều này là quan điểm của chúng ta về tu tập, thì chúng ta thực sự gây khó khăn cho chính bản thân chúng ta. Chúng ta nên làm những gì chúng ta có thể tùy theo sức khỏe và năng lượng của chúng ta, bằng cách sử dụng các khả năng thích hợp của chúng ta.
Nó thì rất quan trọng để biết cái tâm và các giác quan khác. Biết các cảm giác đến như thế nào và chúng đi như thế nào, chúng phát sanh như thế nào và đi như thế nào. Hiểu thấu đáo điều này! Trong ngôn ngữ của Giáo Pháp, chúng ta cũng có thể nói rằng, cũng giống như các bẫy nhện để bẫy các loài côn trùng khác nhau, tâm gắn liền với các giác quan với anicca-dukkha-anatta (vô thường, khổ, vô ngã). Nơi nào chúng có thể đi? Chúng ta giữ chúng như là thực phẩm, những việc này được lưu trữ liên tục như chất dinh dưỡng của chúng ta. Đó là đủ, không cần làm nhiều hơn, chỉ bấy nhiêu! Đây là dinh dưỡng cho tâm trí của chúng ta, nuôi dưỡng cho con người những ai nhận thức được và hiểu biết.
Nếu bạn biết rằng những việc này là vô thường, ràng buộc với đau khổ và không có cái nào là thuộc về bạn, mà bạn chạy theo chúng thì sẽ điên cuồng! Nếu bạn không nhìn thấy rõ ràng bằng cách này, thì bạn phải gánh chịu khổ đau. Khi bạn xem xét kỹ càng và nhìn thấy những điều này thực sự là vô thường, mặc dù chúng có vẻ có giá trị, thực sự chúng không là vậy. Tại sao bạn lại muốn chúng khi bản chất của chúng là niềm đau và đau khổ? Nó không phải chúng ta, không có tự ngã, không có gì là thuộc về chúng ta. Vậy tại sao bạn đang tìm kiếm chúng? Mọi vấn đề là phải kết thúc ở đây. Còn nơi nào để bạn kết thúc chúng?
Chỉ cần quán sát kỹ con nhiện và chuyển nó vào bên trong, biến nó trở thành chính mình. Bạn sẽ thấy rằng nó là tất cả như nhau. Khi tâm đã thấy được Vô thường-Khổ-Vô ngã, tâm buông ra và giải thoát. Nó không còn gắn với đau khổ hay hạnh phúc. Đây là cách dinh dưỡng tâm của con người cho những ai tu tập và thực sự tự rèn luyện chính mình. Đó là tất cả, nó đơn giản! Bạn không cần phải đi tìm bất cứ nơi đâu! Vì vậy, không có vấn đề gì bạn đang làm, bạn đang ở đó, không cần làm phiền và quấy rầy. Bằng cách này, động lực và năng lượng của tu tập của bạn sẽ liên tục phát triển và trưởng thành.