">


Những ngôi chùa trên thế giới

Mời vào xem

Những ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Mời vào xem
 

Tứ Động Tâm - Vườn Lộc Giả - Sarnath

Minh Hạnh trích dịch từ en.wikipedia.org

Sarnath(cũng là Mrigadava, Migadàya, Rishipattana, Isipatana)Vườn Lộc Giả - Sarnath còn gọi là vườn nai nơi Đức Phật giảng pháp lần đầu tiên cho anh em Kiều Trần Như, và cũng là nơi Tăng Già Phật Giáo ra đời xuyên qua sự giác ngộ của Kondanna (Kiều Trần Như) vị đệ tử cao niên nhất trong năm vị, thấu triệt Giáo Pháp và đắc Quả Tu Đà Hườn, tầng đầu tiên trong bốn tầng Thánh. Sarnath toạ lạc 13 km về phía đông bắc của thành Varanasi. Sarnath được Đức Phật đề cập là một trong bốn thánh tích hành hương.

Tên nguyên thủy

Mrigadava có nghĩa là "vườn nai". Isipatana là tên được sử dụng trong các kinh điển Pali, và có nghĩa là nơi vị thánh (Pali: ISI, Tiếng Phạn: Rishi) giáng phàm. Truyền thuyết nói rằng khi Đức Phật được sinh ra, Chư Thiên xuống thông báo cho 500 vị tiên nhơn biết. Những vị tiên nhơn thẩy hoa hồng vào trong không gian và biến mất và các di hài của họ thì rơi xuống đất. Một giải thích khác cho tên gọi Isipatana đã được gọi như vậy bởi vì các nhà hiền triết trên đường xuyên qua không gian (từ Hy Mã Lạp Sơn) xuống đây hoặc bắt đầu từ đây ở trên trời đáp xuống (isayo ettha nipatanti uppatanti cāti-Isipatanam). Những vị Phật Độc Giác, trải qua bảy ngày trong thiền quán tại Gandhamàdana, tắm trong hồ Anotatta và đến nơi cư trú của loài người xuyên qua không gian trong sự tìm kiếm thực phẩm. Chư vị đến trần gian tại Isipatana. Đôi khi chư vị Phật Độc Giác tới Isipatana từ Nandamùlaka-pabbhàra.

Ngài Huyền Trang trích dẫn trong (Tiền Sanh Truyện - Nigrodhamiga Jàtaka (J..145ff) giải thích cho nguồn gốc của vườn Lộc Uyển (Migadàya). Ông viết rằng Vườn Nai nguyên là khu rừng của vua Benares trong Tiền Sanh hiến cúng khu rừng nơi loài nai đi lang thang mà không bị quấy rày. Migadàya được gọi như vậy là vì loài nai được phép đi rong chơi ở đây mà không bị quấy rày.

Sarnath, từ chữ Saranganath, có nghĩa là "Chúa của loài Nai" và liên quan đến một câu chuyện cổ Phật giáo trong đó vị Bồ Tát là một con nai và đã hiến đời sống của mình cho vua giết ăn thịt thay vì con hưu cái sắp sửa bị giết. Nhà vua cảm động và bãi bỏ lệnh đó, vua đã biến công viên thành nơi trú ẩn cho loài nai. Công viên ngày hôm nay vẫn còn.

Lịch Sử
Đức Phật Gautama tại Isipatana

Đức Phật đi từ Bồ Đề Đạo Tràng tới Vườn Lộc Uyển (Sarnath) năm tuần sau khi Ngài giác ngộ. Trước khi Ngài giác ngộ Ngài đã bỏ cuộc sự hành xác nghiêm khắc và những người bạn, năm vị tu sĩ Kiều Trần Như, và Ngài đi Isipatana.

Sau khi Ngài chứng đạt quả vị Phật, Ngài rời Uruvela, du hành đến Isipatana tham gia và giảng cho họ. Ngài đến bởi vì, Ngài quán thấy chư vị sẽ nhanh chóng thông hiểu giáo lý. Trong khi du hành đến Sarnath, Đức Phật Gautama phải băng qua giòng sông Hằng. Không có tiền để trả cho người chở phà qua sông, Ngài đã đi băng qua giòng sông Hằng xuyên qua không gian. Khi Vua Bình Sa Vương (Bimbisàra) nghe điều này, vua bãi bỏ vị thu thuế cho các nhà tu khổ hạnh. Khi Đức Phật tìm thấy năm người bạn cũ, Ngài giảng cho chư vị, chư vị đã hiểu và đạt được giác ngộ. Tại thời gian này Tăng Già, tăng đoàn của những vị giác ngộ ra đời. Bài thuyết pháp đầu tiên Đức Phật giảng cho năm vị tỳ kheo là Dhammacakkappavattana Sutta là kinh Chuyển Pháp Luân. Trong ngày trăng rằm của tháng Asalha (tháng 5-6). Đức Phật sau đó Ngài cũng ở tại Vườn Lộc Uyển tại Tịnh Xá Mulagandhakuti trong suốt mùa mưa đầu tiên. Tăng Già phát triển được 60 vị (sau khi Yasa và những người bạn của mình xuất gia), Đức Phật đã gửi chư vị tỳ kheo du hành một mình khắp nơi để giảng dạy Phật Pháp. Tất cả 60 vị tỳ kheo đã đắc quả A la hán.

Có nhiều sự việc diễn ra với Đức Phật, ngoài sự việc giảng bài pháp đầu tiên tại Isipatana, đó là Yasa đến gặp Đức Phật và trở thành vị Alahan. Và cũng tại Isipatana, giới luật đã được thông qua cấm việc sử dụng loại dép làm bằng lá talipot. Một trường hợp khác khi Đức Phật ngự tại Isipatana, đến đó từ Ràjagaha, Ngài đặt một số giới luật ngăn cấm việc sử dụng một số các loại thịt, bao gồm cả thịt loài người. Trong khi Đức Phật ngự tại Isipatana, Ma Vương (Mara) đã hai lần đến gặp Đức Phật nhưng đã phải thất bại bỏ đi.

Nét đặc trưng của Vườn Lộc Uyển hiện nay.

Hầu hết những toà nhà cổ và những công trình kiến trúc tại Vườn Lộc Uyển bị hư hại hoặc bị tàn phá bởi những người theo đạo Hồi. Tuy nhiên, trong những cảnh đổ nát có thể nhận ra được.

- Tháp Dhamek; uy nghi với chiều cao 128 feet và rộng 93 feet

- Tháp Dharmarajika là một trong số ít những ngôi tháp dựng lên bởi vua Ashoka còn lại, mặc dù chỉ còn nền móng. Phần còn lại của tháp Dharmarajika đã được di chuyển tới Varanasi để sử dụng làm vật liệu xây dựng trong thế kỷ thứ 18. Khi đó, ngọc xá lợi được tìm thấy trong tháp Dharmarajika. Những xá lợi đã được rải xuống giòng sông Hằng.

- Tháp Chaukhandi là nơi kỷ niệm Đức Phật gặp gỡ các đệ tử của mình lần đầu, ngày tháng ghi vào thế kỷ thứ 5 hoặc sớm hơn và sau đó được nâng cao do việc thêm vào một toà tháp tám cạnh của Hồi giáo. Trong những năm gần đây tháp Chaukhandi đang được phục hồi.

- Tàn tích của tịnh xá Mulagandhakuti đánh dấu nơi Đức Phật an cư trong mùa mưa.

- Tịnh xá Mulagandhakuti hiện nay là một tu viện được xây vào năm 1930 của Sri Lanka Mahabodhi Society, với những bức tranh tường tuyệt đẹp. Đằng sau tu viện là Vườn Nai (những con nai vẫn còn được nhìn thấy nơi đây)

- Trụ đá của vua A Dục (Ashoka) được dựng lên tại đây, cấu trúc nổi nguyên thủy bởi "Đầu con sư tử của vua A Dục) (được trình bày tại viện bảo tàng Sarnath), đã bị bể trong quá trình xâm chiếm của người Hồi, nhưng cột trụ vẫn còn đứng ở vị trí nguyên thủy.

- Viện bảo tàng Sarnath Archeological nổi tiếng với đầu sư tử của vua A Dục, kỳ diệu còn tồn tại với 45 foot cao từ mặt đất đã trở thành tượng trưng quốc gia của Ấn Độ và là biểu tượng trên lá cờ của người Ấn Độ. Viện bảo tàng cũng nổi tiếng về tôn tượng Đức Phật Chuyển Pháp (Dharmachakra-posture.)

- Ngoài ra còn có một cây Bồ Đề được chiết nhánh từ cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Hình Ảnh


.



 
 


Trình bày: Minh Hạnh và Nguyễn Văn Hòa

Trở về Trang Đề Án Tháng Tám

Đầu trang

width="28%">