phapluan.net
Trang chính
TT Giác Đẳng: Bài kinh hôm nay được trích dẫn từ Tăng Chi Bộ Kinh đề cập đến một phương diện mà có lẽ chúng ta thường không suy nghiệm nhiều nhưng lại là một điều đặc biệt lợi lạc cho hành giả tu tập. Mở đầu bài kinh Đức Phật Ngài dạy về sự đặt đúng hướng. Chúng ta được biết rằng Đức Phật Ngài giảng dạy ở trong một hoàn cảnh nào thì Ngài dùng những gì quen thuộc ở trong hoàn cảnh đó để làm thí dụ, như là những sợi râu của lúa mạch lúa mì chẳng hạn nó rất bình thường đối với nhà nông nhưng nếu khi hốt một phần nào đó mà những cái râu đó đặt đúng thì nó sẽ đâm lủng tay của chúng ta làm chảy máu. Tương tự, khi chúng ta làm việc với giấy để viết hay để in nhưng đôi khi giấy có thể cắt tay chúng ta làm cho chảy máu được nếu đặt đúng hướng mặc dầu nhìn ở bên ngoài thì thấy rằng giấy hết sức là mềm. Ở đây, Đức Phật Ngài dùng hình ảnh này để Ngài cho chúng ta biết hai sự kiện: -. Một là khả năng đặc biệt của tâm đó là khả năng có thể chọc thủng vô minh. Ở trong rất nhiều trường hợp Đức Phật Ngài nói về chữ "sati" hay là chữ "niệm" hay là đặt sự chú ý sự hướng tâm của mình. Trong thế giới của loài người chúng ta thường dùng chữ "phát minh". Trong một hoàn cảnh tình cờ nào đó người ta chợt nhận ra một định luật thí dụ như chúng ta nói về định luật "quả táo Newton" chẳng hạn nhưng mà đó là tình cờ. Còn riêng về chánh niệm nếu chúng ta nghe nói một hành giả ngồi xuống để nhìn vào hơi thở ra hơi thở vào, hơi thở ra biết là hơi thở ra, hơi thở vào biết là hơi thở vào, hay là hành giả khi đi biết mình đi, khi đứng biết mình đứng, nằm biết mình nằm, ngồi biết mình ngồi, hoặc giả là biết tiểu oai nghi bằng cách là mỗi lần quay sang phải mình biết mình quay, mình cử động mình biết mình cử động, đắp y biết đắp y, mang bát biết mang bát. Nhất là sự chú ý đó có tánh cách liên tục thì không phải chỉ dừng ở tại đó. Không phải là chúng ta nhìn vào hơi thở chúng ta nhìn vào thân và tâm của mình rồi lâu ngày chúng ta chỉ đơn giản là biết rõ mà thật ra bằng chánh niệm bằng cái nhìn thường xuyên bằng cái nhìn liên tục bền bỉ đối với những gì xảy ra với thân với tâm của mình thì chúng ta có thể khám phá ra được nó có hai trạng thái nó có những sự thay đổi thuộc về thân có những thay đổi thuộc về tâm. Ví dụ như là mình đang đi hay mình đang ngồi, cái đi và cái ngồi đó thuộc về sắc thuộc về thân. Nhưng có những ý muốn để thay đổi tư thế hay ý muốn làm cái gì đó chúng ta gọi là danh thuộc về tâm. Khi phân biệt được thân và tâm, đó là một sự biết lớn, đó là sự nhận thức lớn của hành giả khi hành giả thấy được hành động là chủ tâm hay là ý muốn của hành động. Và lâu ngày thì hành giả cũng sẽ chợt khám phá ra một chuyện đó là qua cái sự thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ giữa danh sắc hay là giữa thân và tâm thì nó có nhiều điều thuộc về thói quen của tâm nhưng mà không phải nhu cầu của thân. Thông thường thì chúng ta nghĩ trong mỗi người chúng ta có linh hồn có tự ngã rồi linh hồn tự ngã đó có nhu cầu này nhu cầu kia - điều đó không phải. Có nhiều lúc có những nhu cầu như là ăn uống đi đứng làm gì nó đơn thuần là do thói quen của chúng ta. Một thí dụ nữa, nếu chúng ta duy trì được chánh niệm và duy trì chánh niệm bền bỉ thì chúng ta cũng sẽ thấy được nó có những pháp đến và đi như trong một cảm thọ vui và buồn chúng ta gọi là sanh và diệt. Hay một hiện tượng của thân và tâm có bắt đầu và có chấm dứt lâu ngày thì chúng ta khám phá ra rằng những bắt đầu chấm dứt đó có tự tánh riêng, mình không từ chối nó được và mình cũng không sua đuổi nó được, nó đến đi như những bong bóng nước chợt hiện chợt mất lâu ngày chúng ta sẽ cảm thấy qua giòng sanh diệt đó không có cảm giác làm cho chúng ta phải chạnh lòng mà là nó như vậy hoài chúng ta chỉ lẳng lặng nhìn cho đến khi nó biến mất. Đối với điều này qua kinh nghiệm chúng ta được biết thì riêng về chánh niệm chúng ta tạm gọi là tâm đặt đúng hướng và khi tâm đặt đúng hướng dĩ nhiên là có những người rất nhanh chóng để nhận thức lãnh hội được điều đó nhưng có những người thì mất ít thời gian để làm cho tâm được nhận thức một cách rõ ràng. Đó là chúng tôi nói về chữ "sati" là chữ "niệm" là "đúng hướng". Ở trong kinh Đức Phật còn dùng một chữ khác rất đáng cho chúng ta chú ý đó là chữ "vitakka" hay là chữ "tầm". Chữ tầm ở đây như Đức Phật Ngài nói rằng dục tầm, sân tầm, hay là bất thiện tầm, tầm ở đây cũng là một sự hướng tâm. Thí dụ như chúng ta sống cả ngày ở thế giới này có nhiều chuyện để chúng ta suy nghĩ nhưng chúng ta không suy nghĩ chúng ta chỉ nghĩ đến chuyện hận thù hơn thua, hay là thế giới này có nhiều chuyện để suy nghĩ nhưng chúng ta chỉ suy nghĩ đến dục lạc cái gì để thỏa mãn cái thị dục của chúng ta, ở trên thế giới này có nhiều chuyện làm nhưng chúng ta không có nghĩ chuyện gì khác hơn là chuyện trồng cây trồng kiểng. Thì những điều đó Đức Phật gọi là khuynh hướng. Cái hướng tâm của chúng ta nó có thể là dục tầm, là sân tầm, là hại tầm. Chữ tầm ở đây là sự truy cầu hay là hướng về hướng đến, cái tâm của chúng ta hướng về điểm nào thì nó dẫn toàn bộ cuộc sống chúng ta đi đi về điểm đó. Như vậy khi chúng ta nói tâm đặt đúng hướng tức là tâm lực của chúng ta đặt ở điểm nào. Trong kinh cũng có dùng một trạng thái khác để nói đặt đúng hướng đó là nói về tâm hướng thượng và tâm không hướng thượng (chúng ta ít khi nào dùng chữ hướng hạ chúng ta chỉ dùng chữ hướng thượng). Có những người sống có khuynh hướng mong sao cho họ được trong sạch, mong sao trí tuệ được tăng trưởng, mong sao có những thành tựu cao qúi nhưng đa số chúng ta lại không có tâm mong muốn như vậy, cũng giống như chúng ta đi học có những học sinh thì mong muốn làm sao học giỏi có những học sinh mong muốn mình có những thành tựu trong học đường, mà số lớn học sinh đi học chỉ có học thôi gọi là học để trả nợ qủi thần học cho xong vậy thôi chứ không có một ý muốn gì, không có một hoài bão, ở đây chúng ta dùng chữ hoài bão trí lớn. Đọc trong kinh mà nói về hướng tâm thì chúng ta còn thấy được nhiều lãnh vực khác hay một lãnh vực khác mà chúng tôi có thể đưa ra thí dụ đó là cái kiến hay là đức trí. Kiến là cái nhìn của chúng ta, cái nhìn đó được Đức Phật Ngài mô tả một cách rõ ràng là, có những người sống thấy được đây là khổ, đây là nhân sanh khổ, đây là sự diệt khổ, đây là con đường đưa đến sự diệt khổ, thì như vậy trước nhất là trong cái nhìn của họ, cái nhân sinh quan của họ, họ thấy rằng nó dựa trên hạnh phúc và đau khổ. Đặt biệt là họ nhìn vào đau khổ thì họ nhìn vào được với thực tại và nhìn vào đau khổ, nhìn vào giải pháp cho đau khổ là làm sao để diệt khổ. Nhưng khi nhìn vào đau khổ thì họ cũng đủ sự khôn ngoan nhìn vào nguyên nhân của đau khổ, và khi họ nhìn vào sự diệt khổ thì họ nhìn vào con đường đưa đến sự diệt khổ, đó cũng là đúng hướng Nói một cách khác, qúi vị Phật tử có con thì biết rằng một đứa trẻ mà không có uốn nắn thì lớn lên không làm gì hết nó có thể đi ăn xin nó có thể là đứa trẻ phá làng phá xóm, trong xã hội ngày nay thì đứa trẻ cần gửi đến trường để được học để được giáo dục ở trong nhà cần được dạy dỗ uốn nắn để lớn lên với một khuynh hướng rõ ràng là phải học phải biết phải làm cho tốt hơn và nhờ như vậy nó lớn lên được tốt hơn. Tâm tư của chúng ta cũng vậy, ở trong đời sống đôi lúc chúng ta tự hỏi rằng riêng về trí tuệ chúng ta để đâu, hướng về điểm nào, cái khuynh hướng đó có làm một sự thay đổi lớn không? Ở đây chúng ta có thể nói cả hai phương diện, một phương diện rất rộng và một phương diện rất hẹp. Bây giờ chúng ta nói đến sự trạng thứ hai. Đức Phật Ngài có Phật nhãn, Ngài nhìn chúng sanh siêu đọa, đi lên đi xuống, thì Ngài nhìn ở một điểm đó là trạng thái tâm của người đó, trạng thái tâm của người đó lúc chết lúc thân hoại mạng chung mà tâm tư thanh tịnh thì họ sanh về cõi an lạc mà tâm tư ô nhiễm thì sanh vào cõi khổ, Đức Phật là vị Chánh Đẳng Chánh Giác Ngài biết điều đó, chúng ta thì không quan trọng nội tâm của chúng ta, phải nói như vậy, ít có người quan trọng về điều này, chúng ta quan trọng danh lợi hơn thua nhân ngã bỉ thử và chúng ta không bao giờ đặt trạng thái tâm của chúng ta ra sao hết, thật sự thì một người hiểu Phật Pháp, có học Phật Pháp, có hành Phật Pháp thì điều quan trọng nhất là trạng thái tâm của mình như thế nào, bất cứ sự việc gì xảy ra trong đời sống khi sự việc đó xảy ra mình hỏi tâm mình lúc đó có hận thù có phiền lụy có phiền não hay không, nếu có phiền não thì mình đừng tiếp tục nữa, chuyện mình hơn thua đúng sai phải quấy, chuyện đó không cần biết, nhưng hễ nhập cuộc chuyện đó làm cho tâm tư mình trở nên phiền não thì mình không nên dự, tại vì sao vậy, tại vì cái chết có thể đến bất cứ lúc nào với mình và nếu mình chết đi mà tâm tư còn phiền não dính mắc như vậy thì chúng ta không thể cứu chính mình, chúng ta sẽ đi xuống, chuyện đó chắc chắn. Tâm không chỉ đơn giản là một trạng thái bình thường mà trạng thái vui khổ trong giờ phút thân hoại mạng chung còn định đoạt hướng đi của tương lai của chúng sanh đó. Đối với Đức Phật thì điều đó Ngài nhìn thấy nó quan trọng hơn những gì khác Khi chúng ta nhớ đến Phật ngôn này thì nhớ rằng mình đi vào giấc ngủ với tâm như thế nào, nếu trong đời của chúng ta mà có oan trái nào đó với ai hay có chuyện hận thù với ai thì cách tốt nhất không phải mình làm cái gì để thắng người đó mình hơn người đó mà cách tốt nhất là gỡ cái oan trái trong lòng mình, điều đó đối với người Phật tử có ý nghĩa hơn. Hoặc giả là nhiều lúc người ta chửi bới người khác mà cho là mình giỏi nhưng với cái nhìn của người Phật tử mình chửi rủa người khác không phải mình giỏi, khi mình sân hận chửi rủa người khác thì là tâm của mình bị vẩn đục, và khi tâm bị vẩn đục là mình đang khổ mình đang nóng nảy đang phiền não. Chúng ta thấy ở chính bản thân của mình và người khác là có ai trong cuộc đời mà chửi bới người khác, nóng nảy, phiền não mà người đó an lạc được, lúc đó họ nghĩ rằng họ hạnh phúc, lúc đó họ nghĩ rằng họ đã nư, họ đã giận, lúc đó họ nghĩ rằng họ đang làm cái chuyện rất là hưng phấn. Nhưng nếu chúng ta nhìn khách quan bên ngoài những người có thể nói những lời tục tằng những lời nói phiền não thì tự tâm của họ phiền não và cái phiền não đó không có lợi cho ai hết. Khi chúng ta tu tập chúng ta phải hiểu là khi mình phiền não nó không có lợi cho ai một cái gì hết mà trước nhất nó làm khổ mình. Có một câu thành ngữ rất đắc dụng để chúng ta nghĩ điều này "giận người thì khổ mình", đừng bao giờ nghĩ đó là một câu nói thường "giận người khổ mình" có nghĩa là mình cứ bực bội, cứ oan kết, cứ chửi rủa người khác. Nhưng trước nhất nên nhớ rằng chúng ta chửi bằng tâm gì? mình nói bằng tâm gì? và khi mình nói mình có hạnh phúc hay không? Chúng ta không phải là Phật, chúng ta không phải là các bậc thánh đoạn tận phiền não, chúng ta còn phiền não nhưng ít nhất chúng ta phải có chánh kiến, cũng phải có cái thấy rằng mình giận người khác thì chỉ làm khổ mình thôi. Và khi mình làm khổ mình thì thật sự mình hỏi mình có nên làm khổ mình không, có nên khiến cho mình ăn không ngon ngủ không yên, có nên để cho mình phải thức giấc trăn trở để mình bỏ đi những lợi ích khác hay không? Một kinh nghiệm bản thân trong đời sống của chúng tôi và chuyện này chúng tôi thường tâm niệm. Đó là mình thường bận tâm tới những người ghét mình hơn là quan tâm đến người tử tế với mình. Người nào tử tế với mình mà mình hay quên họ là tại vì họ không làm phiền mình nhưng người nào chửi bới mình hay là họ làm phiền mình thì mình thường nghĩ đến họ là tại vì mình bực bội. Nhưng nếu mình nghĩ trở lại thì chuyện đó không phải là khôn ngoan. Nếu mình có thì giờ thì hãy săn sóc hãy quan tâm cho những người tử tế với mình hơn là dành thì giờ nghĩ tới những người họ không tốt với mình, tại vì họ không tốt với mình tại sao mình phải suy nghĩ làm gì cho mệt. Nhưng thay vì thì giờ mình bận tâm với những người họ đối xử xấu với mình thì hãy quan tâm tới những người tốt với mình tại như vậy nó công bằng hơn. Nếu mình tử tế với một người nào đó mà họ quay mặt đi hay là họ vô tình không nghĩ tới mình không phải là tại vì họ xấu mà có khi là họ quá bận rộn với những người xấu với họ. Thành ra trong đời sống chúng ta phải tâm niệm rằng "giận người thì khổ cho mình" đừng oan kết để làm gì. Cố gắng làm sao đi vào giấc ngủ mình nguyện cho tất cả chúng sanh được an lạc, mình đi vào giấc ngủ cố gắng rủ bỏ hết mọi oan trái, tại vì lỡ trong giấc ngủ mà mình có chết đi thì mình cũng được nhẹ nhàng, trong giấc ngủ mà mình nhai đi nhai lại cái phiền não ở trong đêm trường thì thật sự không có lợi lạc gì cho mình hết. Chúng tôi đi và làm việc gặp rất nhiều trường hợp. Ở đời người ta giận mình hay ghét mình vì nhiều lý do, đôi khi có một số vị nói với chúng tôi rằng gặp chuyện đó mình phải đánh trả hay mình phải lên tiếng thế này thế kia. Xưa nay kinh nghiệm sống của chúng tôi như vầy là thà là chúng tôi dành trọn thì giờ để đọc một trang kinh, hoặc ngồi làm việc như là trong rơom Phật Pháp Buđdhadhamma này để chúng tôi nhớ về Đức Phật, để nghiền ngẫm lời của Đức Phật dạy hơn là để xào đi nấu lại để nghe đi nghe lại cái lời thị phi. Tại vì sao? tại vì chuyện đó vô ích lắm. Tại sao Đức Phật thương mình mà mình không nghĩ nhiều về Đức Phật lại đi nghĩ nhiều đến những người không tốt với mình làm gì? Thành ra có một chuyện trong đời sống của chúng ta rất rõ ràng là Đức Phật Ngài nói rằng bằng cái nhìn của một vị chánh Đẳng Chánh Giác một cái nhìn của vị Phật Ngài biết có những chúng sanh với tâm tư phiền não ô nhiễm khi thân hoại mạng chung lúc đó sanh vào cõi khổ, và cũng bằng Phật nhãn Ngài thấy chúng sanh với tâm thanh tịnh khi mệnh chung họ sanh vào cõi an lạc. Mình không biết sống lúc nào chết lúc nào lỡ mình bị bịnh, lỡ mình bị tai nạn hay mình lái xe bị tai nạn bằng cái tâm phiền não thì thật sự nó phiền lắm. Nên người Phật tử rất qúi trọng những giây phút hoan hỉ, những giây phút thanh tịnh, những giây phút trong sạch. Thí dụ như đi hành hương hay làm chuyện phước, khi mình làm phước không phải là làm phước để kiếp sau hưởng mình mới làm, nhưng quả thật khi mình làm phước thì trong thời gian đó mình được thanh tịnh và an lạc. Mỗi lần chúng tôi đi với các Phật tử sang các xứ Phật giáo như Thái Lan, sáng sớm 5 giờ các Phật tử đã thức dậy đi cùng với chúng tôi ra ngoài đường để cúng dường vào bình bát của Chư Tăng, buổi sáng Chư Tăng khất thực rất đông, có nhiều khi một buổi sáng cúng năm bảy trăm một ngàn vị. Có nhiều cách để cúng dường, người ta làm sẳn từng phần ở trong mỗi phần có thức ăn có cơm có nước đôi khi có tứ sự, rồi mình mua và cúng vào trong bình bát của Chư Tăng. Thì qúi vị Phật tử làm rất là hoan hỉ, từ lúc làm cho đến buổi chiều các vị vẫn còn hoan hỉ và ngay cả khi trở về Mỹ trên đường về các vị vẫn vui. Thì những lúc qúi vị Phật tử hoan hỉ thì phải nói rằng giờ phút đó chúng tôi rất là hạnh phúc vì chúng tôi nghĩ rằng những người Phật tử này đã sống những giây phút làm phước như vậy mà lỡ họ chết đi thì họ thật sự rất là lợi ích cho họ và điều đó là điều lợi lạc điều đó là điều muốn làm. Tại sao trong văn hóa của đạo Phật thường nhắc chúng ta làm phước? tại vì nhờ chúng ta làm những việc tốt làm phước tâm của chúng ta được hoan hỉ được thanh tịnh. Bây giờ cộng đồng Phật giáo chúng ta có một điểm đi xuống là chúng ta rất trọng về nghi lễ đôi khi có quá đáng, ví dụ như hầu hết những Phật tử họ đi chùa quan trọng là làm đám tang, họ lo lễ mễ nào là nghi thức này nghi lễ kia, nhưng chúng ta nặng về hình thức nặng về nghi lễ mà chúng ta không quen làm phước, bình thường không làm phước. Người Phật tử VN không được hướng dẫn làm phước do đó có khi một năm 12 tháng không làm phước gì hết, không đi chùa cũng không làm việc gì, chúng ta quen cúng tế , ví dụ như nếu có chuyện gì đó thì gửi tiền cho Chư Tăng tụng kinh, nhưng chuyện tụng kinh chuyện cúng tế không bằng chuyện mình làm phước. Đọc trong kinh điển có những trường hợp Đức Phật Ngài dạy rằng: "một người mà trăm năm tế tự tức là một trăm năm lúc nào cũng cúng tế tổ chức lễ này lễ kia lo chuyện cúng tế không bằng một phút mà mình biết nghiêng mình trước bậc thánh, "trăm năm bố thí cúng dường không bằng giây phút kính nhường thánh nhân", hay một cách khác là không bằng giây phút mình thật sự biết nghiêng mình trước lẽ phải. Người Phật tử nên học làm phước, làm phước không cần làm lớn, thí dụ như thấy một người nghèo người không nhà mình cho họ vài đồng, hay hoặc giả là thấy ai làm phước mình không có nhiều thì mình chỉ hùn một chút trong khả năng của mình, hoặc giả là khi đi chùa thay vì mình ngồi đó tán chuyện gẫu nói ra nói vô, chuyện này chuyện kia thì mình cầm cái chổi quét chùa hay làm chuyện này chuyện kia, hoặc giả là ở đây chúng ta có ngày Bát Quan Trai Giới thì mình thọ Bát Quan Trai Giới. Có nhiều cách làm phước chứ không nhất thiết là một việc gì. Mình tập thói quen buổi tối trước khi đi ngủ thì kính đảnh lễ Đức Phật, đảnh lễ Pháp, đảnh lễ Tăng rồi nguyện cho chúng sanh được an lạc, không nhiều nhưng lâu ngày thành thói quen. Con người thường làm phước thì tâm trong sạch và tâm trong sạch hoan hỉ thì lợi cho chúng ta nhiều việc. Còn hay nghĩ đến chuyện bá vơ, những chuyện nhảm nhí, chuyện tài tử này tài tử kia, rồi chuyện ông này bà kia, rồi chuyện hận thù oan trái, những chuyện đó mình càng nghĩ càng tạp nhạp không có lợi ích gì hết. , qúi vị để ý thấy một điều là khi nào chúng ta lo nghĩ những chuyện vô ích một ngày trôi qua thật sự không có lợi gì hết nó rất uổng kiếp sống này, Đức Phật Ngài nói "một người sống một trăm mà không thấy được thực tướng sanh diệt không bằng sống một ngày mà thấy được cái thực tướng sanh diệt". Dầu nói một ngàn lời vô ích không bằng nói một lời nghe xong được an lạc. Thì phải nói một điều là chúng ta không sống trong các quốc gia Phật giáo chúng ta không có không khí của những người Phật tử hiểu đạo nên chi thường là để ý chuyện cúng tế nhất là khi nào có thân nhân chết thì lo tổ chức nghi thức này nghi thức kia nhưng chúng ta không quen làm phước không quen giữ tâm được an lạc, không quen giữ tâm trong sạch. Giả xử là qúi vị Phật tử vào nghe pháp cũng là cơ hội để chúng ta làm cho tâm trí sống trong thiện pháp, thật sự hồi xưa khi chúng tôi mới mở các rơom Phật Pháp thì có một số người vào không nghe pháp mà cứ lo chat cái này chat cái kia, chuyện đó cũng không phải là chuyện gì quá đáng nhưng phải nói một điều rằng chúng tôi cảm thấy rất là uổng khi họ vào rơom mà không nghe pháp mà họ chỉ lo văn nghệ hay nói chuyện này chuyện khác nhưng phải nói là càng về sau này thì chúng tôi rất hoan hỉ là hầu hết đa số qúi Phật tử khi vào nghe pháp rất trang nghiêm, chúng tôi có một vài lần sinh hoạt ở trong một số các rơom khác thấy qúi Phật tử có thói quen dành nhiều thì giờ cho những xã giao hay là cho những thứ này hay thứ khác nhưng ở đây thì qúi Phật tử thường nghe bằng sự lắng tâm, chúng ta chỉ chat những gì cần chúng ta chỉ post những gì cần hơn là để thì giờ cho những tư tưởng tạp nhạp. Điều đó cũng là điều gì rất là đẹp, cái đẹp ở đây là chúng ta không làm phí phạm thì giờ của mình và phí phạm thì giờ của người khác, tâm mình trong sạch là cần thiết rất là hoan hỉ. Và cũng từ trong bài kinh này chúng ta nghe Đức Phật Ngài đưa ra một thí dụ nữa. Đức Phật Ngài nói rằng một hồ nước trong thì chúng ta có thể nhìn tới đáy hồ thấy cá thấy những sạn sỏi trong hồ nhưng một cái hồ bị vẩn đục thì chúng ta không thấy gì hết, cũng tương tự như vậy khi tâm thanh tịnh mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi lạc, chúng ta thử trắc nghiệm điều này: ngày nào mình có chuyện phiền não mình vào trong rơom nghe đọc một câu Phật ngôn hay nghe vị giảng sư giảng thật ra mình không lãnh hội được, mình không nghe hết, không hiểu hết, nhưng ngày nào tâm mình yên tịnh an lạc thì mình có thể nghe dễ dàng hiểu dễ dàng. Khi tâm của chúng ta ít phiền não, thì nó sâu lắng nó trong sáng thì chúng ta dể thấy như tấm gương không bị đóng hơi nước mờ mình để cái gì phía trước cũng nhìn thấy nhưng tấm gương mờ thì chúng ta nhìn không rõ ràng. Ở đây Đức Phật Ngài dùng hình ảnh của hồ nước trong thật sự với một người học Phật việc tâm trong sáng phiền não thì quan trọng hơn bất cứ cái gì khác. Mỗi lần chúng tôi gặp những chuyện khó suy nghĩ hay gặp những chuyện khó khăn trong đời sống thì chúng tôi luôn luôn trở về với một điều đó là niệm hơi thở của mình tại vì chúng tôi tin rất mạnh là mình có đủ sự thanh thản để nhìn hơi thở ra hơi thở vào thì lúc đó mình mới đủ sự bình tỉnh đủ sự điềm đạm để đối phó với mọi sự việc, chúng tôi không tin tưởng vào khả năng của trí tuệ mà chúng tôi tin tưởng vào sự điềm tỉnh của chính mình và hễ việc nào mà mình mất đi sự thanh thản mất đi sự điềm tỉnh thì đó là điều đáng ngại hơn là chúng ta có nhiều mưu trí hay là ít mưu trí. Với một người hành giả tu tập đôi khi một câu Phật ngôn mà Đức Phật dạy chúng ta phải đem vào trong lòng và nghiệm rất kỹ, ví dụ như Đức Phật Ngài cho chúng ta hai hình ảnh: "Tâm dẫn đầu các pháp, "Tâm dẫn đầu các pháp, Ở đây trong cả hai câu này. - Chúng ta cũng nhìn thấy sự khác đó là với tâm ô nhiễm cái gì mình nói mình làm thì đau khổ nó sẽ đi theo và đi theo một cách nặng nề. Đức Phật đưa thí dụ như bánh xe theo chân con vật kéo, khi con bò con ngựa kéo xe thì bánh xe theo sau, mình lôi sự đau khổ thấy khổ lắm. - Nhưng nếu với tâm thanh tịnh mình nói hay hành động thì hạnh phúc sẽ theo sau như bóng không rời hình. Có khi nào chúng ta thấy cái bóng nặng nề đâu, có khi nào chúng ta thấy cái bóng có vấn đề đâu mà cái hạnh phúc nó gắng liền Bởi vậy chúng ta không nên quan trọng quá việc mình sẽ được cái gì, mình sẽ hơn ai sẽ thua ai. Mình nên quan trọng là tâm của mình ngày hôm nay nên như thế nào và bây giờ như thế nào, cái gì phiền não oan trái bỏ đi chuyện đó không có lợi ích gì hết, tâm nào thanh tịnh trong sạch thì tâm đó nên giữ lại. Thật sự thì ngày nay đôi khi chúng ta nói sự tu tập của chúng ta nặng về triết lý quá nhưng Đức Phật vị đạo sư của chúng ta Ngài rất là thực tế rất là rõ ràng những gì Đức Phật dạy thì chúng ta không để ý. Nhiều khi có những người Phật tử gửi cho chúng tôi email đề cập đến lời tiên tri là tới ngày tận thế, cuối tháng 12 năm 2012 là ngày tận thế, rồi họ đưa ra lý luận này giả thuyết kia, họ sưu tầm những mẩu tin này mẩu tin khác để chứng minh. Thật ra dầu có tận thế hay không tận thế thì chúng ta cũng phải chết, nếu thế giới này không tận thế thì chúng ta sống nhiều lắm một trăm năm chúng ta cũng chết, và khi chúng ta chết dầu thế giới có tận hay không tận thì nó cũng giống nhau nhưng chuyện quan trọng là chuyện tâm của chúng ta bây giờ có thanh tịnh không, nó có phiền não không, nó có an lạc không, cái tâm của chúng ta như thế nào chuyện đó mới là chuyện quan trọng. Nhưng chúng ta không để ý, cái gì mà Đức Phật dạy rất là rõ ràng rất là lợi lạc thì chúng ta thấy nó không hấp dẫn mà chúng ta lại đi truy tìm những cái mơ hồ những cái không rõ ràng những cái mà nói cho nó sướng miệng những cái lạ lùng bởi vậy chúng ta bị thiệt thòi. Tại sao chúng ta thiệt thòi? là tại vì chúng ta không thấy được cái giá trị rất là thật rất là rõ ràng rất là giản dị. Bài kinh này ý nghĩa không phải là khó nghĩ không phải là khó hiểu nhưng Đức Phật dùng ba bốn thí dụ để làm cho chúng ta dễ nhận và dễ thấy. Đức Phật là vậy, lời dạy của Ngài là vậy, những người nào biết qúi trọng sự thật biết qúi trọng giá trị chân thật thì những người đó sẽ hoan hỉ với lời Đức Phật dạy còn nếu chúng ta không biết qúi trọng lẽ thật thì chúng ta thích đi tìm cái gì cao xa cái gì cầu kỳ mà những thứ đó thường nó chỉ làm tâm của chúng ta mơ hồ thôi, chúng ta thích nghe lời thầy bói hơn là nghe lời một người bạn cho chúng ta một lời khuyên chân thành, chúng ta thích nghe chuyện phiếm hơn là thích đọc Phật ngôn. Nhưng điều đó là điều thiệt thòi cho chúng ta. Do vậy khi đọc lại những trang kinh này đọc lại những lời dạy của Đức Phật thì chúng ta thấy rằng Đức Thế Tôn Ngài quả thật soi sáng cho chúng ta rất nhiều việc nhưng để hiểu và để nhận thức những chuyện đó thì chúng ta phải có một chút tỉnh táo để thấy rằng mình sống như thế nào mình nghĩ như thế nào mà lợi lạc cho chính mình. Trong câu cuối cùng thì Đức Phật Ngài có nhấn mạnh là tâm tự nó là chói sáng. Ở trong A Tỳ Đàm (Vi Diệu Pháp) định nghĩa tâm là biết cảnh. Sự biết cảnh tự nó là một đặc điểm của tâm và nên nhớ rằng cái biết đó quan trọng, nhưng cái biết cảnh mà đặt đúng chỗ thì quả thật rất là lợi lạc. Ví dụ như "nước" ở trong một đơn vị "H2O" trong hóa học ở một trạng thái thuần nhất của nước thì quả thật nước rất cần cho sự sống. Ngày hôm nay người ta đi khám phá những tinh cầu mới người ta đi tìm ở ngoài không gian chỗ nào có nước thì ở đó có sự sống nhưng chúng ta phải nói là không phải "nước" nào chúng ta cũng uống được, có những nước bùn nước cặn nước dơ mà cũng có nước sạch nhưng nước mà thuần chất thì nó có giá trị nhất định cho đời sống này. Cũng vậy, khi chúng ta nói tâm thì có tâm tham, tâm sân, tâm si, trong A Tỳ Đàm nói đến 121 tâm, nhưng căn bản của tâm là biết cảnh và sự biết cảnh đó là một trong những cái rất đặc biệt, một cái khiến cho con người khác với thực vật động vật, và cái biết cảnh đó khiến cho chúng ta có thể đi đến cảnh giới chúng ta không ngờ được, cảnh giới làm những việc mà chúng ta không ngờ được, tất cả nó đến do cái biết của thân và tâm này. Qúi vị thử khi nào ra phi trường nhìn thấy một chiếc máy bay cất cánh lên là một khối sắc khổng lồ, hay thử bữa nào đi ngang một khu thị tứ như là Hồng Kông hay Tokyo, New York qúi vị nhìn thấy toà nhà trọc trời hoặc giả là qúi vị có thể nhìn thấy những tác phẩm nghệ thuật rất là đẹp. Tất cả đều là sản phẩm của tâm, tâm quả thật là chói sáng, tâm quả thật là tuyệt vời. Nhưng nên nhớ rằng hễ tâm đi với phiền não thì tâm đó quả thật mang lại nhiều bất hạnh cho mình và cho người khác. Chúng tôi nghĩ bài học này điều quan trọng là phải suy nghiệm và đem sự suy tư đó vào trong đời sống thực tại của mình. Và mong rằng tất cả chúng ta sẽ luôn luôn thấy rằng trạng thái của nội tâm mình là trọng điểm, trạng thái nội tâm mình là quan trọng. Làm việc gì cũng vậy, sống như thế nào cũng vậy, ở trong hoàn cảnh nào cũng vậy, đặt một câu hỏi rằng tâm đó là tâm trong sạch hay ô nhiễm. Và nên nhớ lời Đức Phật dạy rằng: - "Nếu với tâm ô nhiễm nói năng hay hành động thì khổ não sẽ theo ta như xe theo chân con vật kéo. Chúng ta nhớ như vậy, tâm niệm như vậy thì chúng ta sẽ được lợi lạc ./. |