dieuphap.com Trang chính


Phật Pháp là phương lương diệu dược

IANS, Nov 29, 2011

Nguyễn Văn Hoà Việt dịch


tuong Ganesha cua the ky 13



New Delhi, Ấn Độ - Cuộc sống của cô Gagan Kaur đã hoàn toàn tuyệt vọng khi quan hệ tình cảm 14 năm của cô kết thúc năm ngoái. Một vị tu sĩ Phật giáo đã nhìn thấy cô nằm thiêm thiếp trong một phòng khám bệnh ở thủ đô sau khi cô tự tử bị thất bại.

Một năm sau, cuộc sống của cô Gagan đã ổn định sau khi tu tập thiền minh sát nghiêm ngặt, một thiền định Phật giáo. Hiện cô là một thành viên của một cộng đồng Phật giáo Nhật Bản mỗi cuối tuần tụng kinh tại buổi tu học an cư tại phía nam Delhi. Cô Gagan cho biết "Hầu hết các thành viên là những chuyên gia trẻ".

Trong thế kỷ thứ 21, Phật giáo, một tôn giáo và một triết học đã được sinh ra ở Ấn Độ lan rộng về phía đông và có hàng triệu tín đồ trên toàn thế giới, được mở rộng để vượt lên trên phạm vi bát chánh để đạt được Niết-bàn. Phật giáo đang được ngày càng được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh trị liệu ở Ấn Độ và khắp nơi trên thế giới để giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống tâm lý như lo âu, sự khắc khoải và căng thẳng.

Cô Priyanka Khera, một sinh viên ngành quản lý kinh doanh 24 tuổi, đã chiến đấu mối căng thẳng của một tình yêu rối loạn và cô rời bỏ cố hương Jammu và Kashmir để đến với kinh tụng Phật giáo và thiền định.

Cô Priyanka hiện đang sống ở phía đông của thủ đô Delhi cho biết "Tôi đã chia tay với bạn trai của tôi trong năm nay người mà tôi đã sống chung một năm tại thành phố Chandigarh. Hơn nữa, tôi đã có một tuổi thơ khó khăn kể từ khi cha mẹ tôi chuyển từ thành phố Srinagar khi tôi nghèo nàn. Tôi đã bị khủng khoảng bởi nhiều cơn ác mộng.

Vị bác sĩ tâm thần của cô là một cố vấn Phật giáo trong khu phố đã dạy cô "cái quan trọng là sự bình thản" để làm dịu đi bão tố bên trong của cô.

Phật giáo trong thập kỷ qua đã trở thành một lối sống khả thi và là sự lựa chọn tinh thần cho hàng chục ngàn thanh niên ở các thành phố để đối phó với căng thẳng trong các trường học, các đại học, công tư sở và giữa các đồng nghiệp.

Thiền định cũng được sử dụng tu tập như là để giảm các chức năng tội phạm. Trong một cuộc nghiên cứu bởi Đại học University of Washington trong các nhà tù ở Ấn Độ cho thấy rằng "thiền minh sát" có thể làm giảm triệu chứng bệnh lý tâm lý và sự gây hấn giữa các tù nhân.

"Phật giáo trở thành một khoa học chữa lành bệnh khi bạn bỏ tất cả các từ ngữ tôn giáo và thay thế chúng với các từ ngữ tâm lý - chẳng hạn như dùng chử 'sai lầm' thay thế cho chử 'tội lỗi' và dùng chử ‘không có ích’ thay cho chử 'ác.' Chúng ta không nên quá nặng về tôn giáo khi chúng ta cư xử nhau với lòng từ ái... không cần thiết phải đưa sự việc lên một vị thần khác ", bác sĩ Maurits GT Kwee, một nhà tâm lý học lâm sàng và cũng là giáo sư danh dự của Đại học Flores ở Argentina, đã cho biết..

Kwee, biên tập viên của một tuyển tập mới, "Chân trời mới trong Phật giáo Tâm Lý Học", cho biết, ông đã tự cứu chữa mình trong cơn đau buồn khi vợ ông qua đời cách đây 14 tuần vì bịnh ung thư phổi.

Một vị bác sĩ cho biết "Tôi cố gắng điều trị nỗi đau buồn của các bịnh nhân của tôi," ông ở Ấn Độ tham dự buổi họp Phật tử thế giới từ ngày 27 tháng 11 đến ngày 30 tháng 11. Có hơn 900 học giả Phật giáo, các nhà lãnh đạo và các tu sĩ đến từ 46 quốc gia thảo luận kỹ lưỡng về sự tương quan đến Phật Pháp trong buổi họp.

Có một nguyên tắc trong giáo lý Phật giáo là "Upaya kausalya" - một khái niệm có nghĩa là ứng dụng phương tiện thiện xảo, bác sĩ giải thích