New Delhi, Ấn Độ - Có một số niềm tin cơ bản:
Một là thuyết nhân quả.
Thứ hai là thuyết tương quan của mọi vật [vạn vật tương quan].
Thứ ba là sự hiểu biết rằng có một sự phụ thuộc nhất định trong nguyên bản thân, rằng có sanh, có sự thay đổi, sự biến mất và sự hủy diệt. Ý tưởng này là sẵn có trong nguồn gốc.
Thứ tư là sự vô thường của những sự vật và sự vắng mặt của sự tồn tại vốn có, có sự nhận thức và có cái được nhận thức.
Thứ năm là sự đau khổ từ nhận thức sai lầm về việc trường tồn của thực tế. Trong cuộc sống xã hội cũng như cá nhân của chúng ta, chúng ta đã gặp đau khổ gây ra bởi những tin tưởng, hy vọng sai với thực tại và hạnh phúc.
Phật giáo không khuyến khích sự hành trì khổ hạnh, cũng không bác bỏ các nhu cầu của cuộc sống, hoặc tiềm năng để mở rộng kiến thức về vũ trụ, Phật giáo không phủ nhận rằng kiến thức có thể giúp giảm đau khổ hay cải thiện điều kiện sống. Do đó Phật giáo không có sự bài bác đối với khoa học hoặc kỷ thuật.
Ngược lại, Phật giáo tin rằng việc khéo léo sử dụng khoa học và kỷ thuật có thể nâng cao phẩm chất của cuộc sống chúng ta. Nhưng vì kỷ thuật liên quan đến sự lựa chọn các mục tiêu, nên bản chất của mục tiêu, cũng như động lực thúc đẩy sự lựa chọn và theo đuổi mục tiêu trở thành rất quan trọng.
Nếu họ bỏ qua hoặc vi phạm bất kỳ của niềm tin nào liệt kê ở trên, họ phải chịu nhận tăng thêm đau khổ cá nhân và xã hội, và không được phúc lợi. Do đó, những gì chúng ta tin tưởng sẽ góp phần vào niềm vui của chúng ta đôi khi có thể biến thành nguyên nhân của đau khổ trầm trọng hơn.
Đối với Phật giáo, luân thường đạo lý và đạo đức không phải là không liên hệ đến lĩnh vực nhân quả. Chúng không phải là điều răn của một người sáng tạo, và của người hành xử vượt trên lĩnh vực nhân quả. Người chấp hành chúng cũng không được khuyến khích qua một hệ thống khen thưởng và trừng phạt.
Niềm tin rằng các hành động diễn ra trong lĩnh vực nhân quả đã khiến Phật giáo không cần thiết phải tìm một nguồn quyền lực ngoại vi để chế tài hoặc một sự thưởng phạt do một quyền lực ngoại vi điều hành. Mọi hành động đều mang đến những hậu quả khó tránh vì nó được luật nhân quả chi phối.
Vì vậy, ý nghĩ và hành động của ta sẽ có ảnh hưởng đối với ta và với môi trường xã hội và thậm chí cả môi trường thiên nhiên mà ta sống. Ta không thể bỏ qua ảnh hưởng này, và do đó, không thể bỏ qua trách nhiệm của ta về hành vi đối với những gì tạo ra một hiệu ứng thuận lợi cho ta cũng như cho môi trường xã hội và thiên nhiên quanh ta.
Những tiến bộ trong khoa học và kỷ thuật không dựa trên một phân tích về động cơ, hoặc tác động và chuỗi phản ứng mà rất có thể những việc này gây ra do tâm lý và môi trường. Hậu quả tiêu cực của việc thiếu chánh niệm này hiện giờ đã được chúng ta chú ý đến. Chúng ta phải làm gì?
Khư khư tiếp tục trong sự ngu muội theo đuổi quyền lực và tài sản cá nhân, không quan tâm đến hậu quả của nó - nói cách khác đang bước vào nguy cơ sát hại muôn loài?
Câu trả lời nằm ở bên trong chúng ta, trong tâm trí của chúng ta. Đối với một người tin vào Phật Pháp, chính Chánh Niệm này là cơ sở để lựa chọn con đường dẫn đến tự do và hoàn mãn. Trong số những kẻ thù mạnh nhất của Chánh Niệm là sự ham muốn, lòng tham lam và cái tôi, ham muốn thỏa mãn cái tôi của một người với sự thiệt hại của người khác hoặc của xã hội hoặc của môi trường. Câu trả lời rằng Phật Pháp cho là Chánh Niệm ngay cả để bảo vệ Chánh Niệm, và đạo đức cùng luân lý rằng Chánh Niệm tạo ra thực hành trong một thế giới chi phối bởi luật nhân quả.
|