dieuphap.com Trang chính


Phục vụ tha nhân

TT. Giác Đẳng giảng trong rơom Diệu Pháp , ngày 13 tháng 8 năm 2006

Chánh Hạnh chuyển biên


Trước khi đi vào đề tài ngày hôm nay chúng tôi xin thưa rằng:
Đối với chuyện đọc Phật ngôn chúng ta nên ghi nhớ, nhiều khi người ta trích một đoạn hoặc một câu để giảng giải, chúng ta sẽ không thấy rõ được tôn ý của Đức Phật. Điều này cũng dễ hiểu giống như hằng ngày chúng ta trích dẫn lại lời của người khác. Người ta nói trong một bối cảnh và với một cách nói đặc biệt nào đó . Nhưng khi chúng ta trích lại chỉ trích một phần, dường như hơi khó hiểu hoặc giả có thể hiểu sai lạc đi. Trường hợp ba câu Phật ngôn chúng ta có tại đây. Thưa quý vị nếu chúng tôi nhớ không lầm, đây là một cố gắng của Ngài Dhammananda Trong sự cố gắng đó Ngài đã đề ra tinh thần phục vụ tha nhân đúng theo nghĩa những gì Đức Phật dạy trong kinh điển.

Trong câu kệ đầu tiên của kinh Pháp cú, kệ ngôn số 166 cho chúng ta thấy một điều người ta thường nghĩ rằng phục vụ là một điều tốt, hễ phục vụ có nghĩa là đã quá đủ không cần phải nói thêm gì. Tuy nhiên chúng ta phải cẩn thận, bởi vì không biết mà phục vụ không đúng chỗ, không đúng thời, không đúng cách, chẳng những chúng ta không phục vụ được nhiều mà còn đánh mất đi lợi ích cho mình và người khác.

Lấy ví dụ một thanh niên trẻ đang đi học và học trong điều kiện rất tốt nhưng muốn bỏ học giữa chừng để đi làm và nghỉ rằng, “ Mình đi làm như vậy để cải thiện kinh tế gia đình”. Ý nghĩ đó không phải là ý nghĩ quấy mà đó là sự lựa chọn của nhiều người. Thậm chí có những người dấn thân vào nhữngcon đường sa đoạ với ý nghĩ để cứu lấy gia đình trong một hoàn cảnh nào đó. Một hoàn cảnh riêng, chúng ta không phê phán. Tuy nhiên khi đã quyết định điều gì chúng ta phải nghĩ có quá khứ, có hiện tại, có tương lai, chúng ta phải nghĩ đến những ảnh hưởng về lâu về dài. Giả sử một sinh viên đang đi học mà bỏ học, học hành dang dở nghĩ rằng sẽ đi làm để phụ thêm cho gia đình tiền bạc. Chúng ta không nói đó là điều sai lầm nhưng nếu nguời này kiên trì và gia đình chịu khó đầu tư nhiều hơn để cho vị này khả dĩ có thể có thì giờ chịu khó học thêm vài ba năm nữa. Thực ra sau vài ba năm đó, vị này tốt nghiệp ra trường chắc chắn sẽ phục vụ gia đình tốt hơn.

Ở bên Mỹ có trường hợp người ta để tiền tiết kiệm, có những người rút tiền tiết kiệm sớm thay vì để cho việc hưu trí. Lúc đó rút cũng được nhưng khi về hưu sẽ mất đi khá nhiều tiền bạc, cụ thể là số lương lãnh hằng tháng. Có những thứ nên để cho nó có thời gian và không nên vì một nhu cầu trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Đúng ra phần đông con người trên thế gian này rất ích kỷ. Chúng ta phải nhìn nhận như vậy. Hiếm người gọi là phục vụ quên mình nhưng cũng không có nghĩa là không có.

Chúng tôi lấy ví dụ hằng ngày quý vị xem TVcó bao nhiêu cảm tử quân Hồi giáo quá khích. Những người này sẵn sàng mang bom trong người để tự sát. Chúng ta hãy đọc kỹ những hồ sơ nói về những cảm tử quân này. Bởi vì thấy rằng từ khi họ rất trẻ rất dễ bị tác động và họ quá cuồng tín quá hăng hái cho một niềm tin. Lúc đó, chính bản thân họ, gia đình họ và những nạn nhân của họ, họ hoàn toàn không để ý đến. Chúng tôi không nói rằng vị kỷ nó có lợi cho mọi hoàn cảnh nhưng nếu một ngươì biết chăm sóc lấy chính mình và biết cái gì là lợi ích thật sự lâu dài của mình. Điều đó vẫn tốt trên con đường phục vụ của mình. Ví dụ một nhà sư xuất gia trong chùa mà cứ lo việc của đàn na tín thí, của thập phương bá tánh lúc nào cũng lăng xăng, mà quên đi chuyện tu học, quên đi chuyện huân tập những gì gọi là kiến thức hay nội hàm của mình đó là điều đáng tiếc bởi vì rốt cuộc chúng ta không thể cho cuộc đời bằng bàn tay trắng của mình. It nhất mình cũng phải có sở đắc sở tri phải có sở chứng , phải có cái gì đó rồi chúng ta mới cống hiến đựoc .

Đây là chỗ tạo nên sự tranh luận rất gay gắt khi người ta nói đến mình nên tự độ hay độ tha. Một nguời có trí tuệ khi làm việc nên nhìn vấn đề một cách phải chăng. Ở tuổi nào đó con người nên đi học, nên cắp sách đến trường, nên tự tạo cho mình có cái gì căn bản và ở tuổi nào đó con người nên dấn thân phục vụ. Một người lính không thể nào từ trong gia đình ôm súng ra mặt trận mà không qua quân trường. Quân trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu. Nói chung chúng ta muốn phục vụ cho cuộc đời, chúng ta phải đứng trên cái gì mình thành tựu được ở bản thân của mình chứ mình không thể nói rằng phục vụ là đủ, có tinh thần phục vụ là được. Đây là một điểm Đức Phật đặc biệt nhắc nhở.

Có nhiều người trong chúng ta quá tha thiết với lý tưởng phục vụ, chúng ta quá tha thiết với sự hy sinh mà chúng ta quên đi một chuyện vô cùng quan trọng. Đó là muốn phục vụ, muốn cống hiến, muốn làm một việc gì đó cho gia đình, cho những người chung quanh mình, cho quốc gia dân tộc thì chính bản thân mình phải được nâng cao, bản thân mình phải có thực chất.

Người ta nói rằng sự giàu có của những quốc gia ngày nay không dựa nhiều vào yếu tố tài nguyên thiên nhiêu như là người ta từng tưởng mà dựa trên dân trí, con người. Dân trí chính là tài sản lớn nhất. Nhật Bản là một quốc gia không nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng người Nhật cần cù, chịu khó học hỏi, trình độ hợp tác với nhau rất caovà nhờ như vậy quốc gia họ giàu mạnh nhờ dân trí. Chúng ta những người trong cộng đồng Phật giáo. Nếu người Phật tử hỏi rằng: “ Làm thế nào để phục vụ Phật pháp. Không phải nghĩa là chúng ta gửi tiền cúng cho nhiều ngôi chùa. Không phải nghĩa là việc gì được kêu gọi là mình lăn xả mình nhào vô mà quý vị phục vụ Phật Pháp phải bắt đầu từ sự từ ý thức hiểu biết là người Phật tử như thế nào? Chúng ta hiểu biết kinh điển Phật giáo như thế nào? Thật ra người Phật tử thật sự hiểu biết Phật Pháp thì dù trong hoàn cảnh nào cũng phục vụ Phật Pháp được. Còn nếu chúng ta phục vụ mà chúng ta không hiểu Phật Pháp thì điều đó đôi khi rất nguy bởi vì nó không mang lại giá trị thật sự của sự phục vụ. Do vậy công việc rất cần của chúng ta bây giờ là sự đào tạo bản thân và nâng cao sự hiểu biết chung quanh.

Thật ra trong nhiều trường hợp Đức Phật Ngài cho biết rằng: giáo pháp của Ngài suy tàn bởi vì những vị Tỳ kheo có trách nhiệm hoằng pháp không thật sự hiểu rõ đạo lý. Điểm này rất khó thưa quý vị. Không phải dễ dàng để chúng ta hiểu. Có những vị đi vào cửa đạo nghĩ rằng mình đem tấm lòng tha thiết của mình phục vụ là đủ. Phục vụ là một việc và khả năng tự đào tạo, khả năng tự tu tập, khả năng tự thành tựu là một việc vô cùng quan trọng khác.

Trên cơ sở này chúng ta nói điểm đầu tiên là hễ muốn phục vụ cho người khác, muốn phục vụ cho cuộc đời, chúng ta đừng quên đi những cái gọi là lợi lạc. Thật ra có một vài chỗ trong kinh nói rằng đừng quên vì lợi ích cho người khác mà quên đi tự lợi. Câu dịch rất là chính xác nhưng chúng tôi sợ có người hiểu lầm. Trong văn hoá Việt Nam và ảnh hưởng của Trung Hoa, đôi khi chúng ta hay nói đến trạng thái “Vì đời quên mình”. Khi chúng ta nghe câu nói này chúng ta thấy rất lý tưởng. Khi đọclại câu Phật ngôn này mình vì cuộc đời nhưng cũng vì lợi ích cho chính mình, nhiều khi chúng ta nghe chưa hết ý. Chưa hết ý có nghĩa là nếu mình phục vụ mà còn nghĩ đến mình thì mình còn vị kỷ, như là cho bàn tay mặt bàn tay trái còn biết, còn lấy lại v.v….Chuyện đó không phải như vậy. Còn câu vì đời quên mình, chữ quên mình nó không có đắc thế, không đắc dụng trong kinh Phật. Trong kinh Phật nói rằng một người có trí không bao giờ làm một việc gì có lợi cho người mà có hại cho mình, có lợi cho mình hoặc hại cho người hoặc hại cho cả hai. Họ làm điều gì khả dĩ lợi ích cho đời và cũng không nguy hại đến mình. Và trên đời cócả trăm cả ngàn chuyện nên làm như vậy. Nếu chúng ta nghĩ đến chuyện có lợi cho người có hại cho mình. Thì đó là một sự lựa chọn không có sáng suốt

Kính thưa quý vị chữ lợi ở đây không có nghĩa là mình phục vụ cho cuộc đời để cầu danh cầu lợi. Ví dụ Đức Bồ Tát Ngài xả thân để hành Ba-La-Mật. Trong sự xả thân đó có ý nghĩa phục vụ cuộc đời nhưng cũng có ý nghĩa làm sao bào mòn phiền não của mình, làm sao giảm đi lòng tự kỷ. Đó là vừa phục vụ cho cuộc đời, vừa báo ân quuyến thuộc, vừa vun bồi công hạnh giác ngộ giải thoát của mình. Trong hành động hoàn toàn xả kỷ đó, không có nghĩa Ngài không nghĩ đến sự tăng tiến của tự thân trên phương diện tu tập .

Về điểm này nó lại kéo theo điều thứ ba mà chúng ta thấy trong bài kệ này. Điều thứ ba là không vì người khác mà làm điều ác chẳng vì mình chẳng vì người chẳng vì con cái lợi lộc mà làm điều bất chánh. Bởi vì Đức Phật dạy khi chúng ta đã làm một điều ác quấy tức là chúng ta tự đào bứng gốc rễ của mình. Đó là sao? Là bởi vì ở chỗ đó chúng ta bị mất mát. Mất mát nhiều hầu như là mất tất cả. Lấy ví dụ là một người vì cha vì mẹ vì vợ vì con mà đi cướp nhà băng, đi trộm cắp, làm chuyện phi pháp, rồi khi người đó vào tù, khi người đó nhận án tử hình. Khi người đó nhận những khổ nạn do ác nghiệp mình làm mang lại thì không ai được gì hết, bản thân người đó không được gì, những người thân của họ không được gì mà xã hội cũng không được gì. Chuyện đó rất cụ thể, rất rõ ràng chúng ta có thể nói rằng đời nào thời nào xứ nào cũng giống như vậy.

Hễ mình muốn phục vụ cho cuộc đời có những việc chánh đáng có những việc lợi ích có lợi cho đời và vô hại cho chính mình. Như vậy chúng ta có khả năng phục vụ lâu dài được. Khi chúng ta làm việc Phật Pháp, làm việc Tam Bảo, có một điều rất hoan hỷ là khi chúng ta làm, không bao giờ chúng ta cảm thấy những việc đó làm cho mình bận tâm là có bị thiệt thòi cách này hay cách khác hay không. Bởi vì sao? bởi mỗi một việc mình làm, đó là một sự huân tập công đức và việc đó là một lợi ích cho chính mình. Chúng ta nên làm với tinh thần thoải mái như vậy. Đôi lúc chúng tôi biết rằng những người đến chùa hay nghững người làm trong các công việc Phật sự, nhiều khi chúng ta nghĩ rằng, “ Không biết mình làm việc đó có bị thiệt thòi hay không?hay mình bị ép uổng hay mình bị mất mát hay mình bị thua lỗ”. Thật ra không có gì bị thua lỗ, không có gì bị thiệt thòi hết.

Chúng tôi lấy ví dụ như vầy. Mỗi buổi sáng ngày quý vị vào room Diệu Pháp, có bao nhiêu người đang lo để làm sao chương trình của room được tốt và những nổ lực đó mới nhìn giống như hư không. Là vì sao?Quý vị cứ tưởng tượng rằng có những người lo lắng làm những việc kỹ thuật, làm việc này việc kia, nhưng không ai biết tới, mhắc đến. Chúng tôi cũng không đứng ra ở tại đây để tuyên dương cô A của đạo hữu B vị này vị kia đã làm việc tốt như vậy mà quý vị làm xong rồi quý vị tắt máy quý vị đi. Hầu như những việc làm đó đi vào trong hư không. Quý vị nghĩ rằng, “Mình làm việc nhiều, cố gắng cống hiến, nhưng cuối cùng không được ai nhắc đến, nói đến”. Nhưng không phải như vậy.Giờ đó thật sự là giờ rất an lạc cho chúng ta. Khi chúng ta làm việc Phật sự là tự mình vun bồi công đức mà chính những công việc đó không để lại cho chúng ta cái phiền hà,cái vương vấn trong lòng và chính những việc đó là những lợi lạc lớn, và chúng ta gọi đó là sự nhẹ nhàng trong công việc Phật sự. Thỉnh thoảng có những điều đặc biệt mà không thể không tán thán một vài vị làm việc. Ví dụ trong room có đạo hữu Mindvox. Chúng tôi biết rằng đạo hữu đã làm việc lâu năm và làm việc với tinh thần rất nhẹ nhàng rất an lạc. Hình ảnh của đạo hữu là một hình ảnh tạo nên khích lệ cho rất nhiều người nhưng điều đó không có nghĩa là những Phật tử khác làm việc chúng tôi không tán thán.

Ở tại chùa, cũng như tại đâycũng vậy cũng như ở bất cứ nơi nào chúng tôi làm việc chúng tôi rất ít khi nói đến chuyện tuyên dương cá nhân làm chuyện tuyên dương cá nhân. Tại vì sao? tại vì trong cuộc đời của chúng ta, chúng ta làm chuyện phật pháp, chúng ta có thể làm một cách rất nhẹ nhàng an lạc, việc đó làm cho chúng ta thoải mái. Cái chuyện khinh an trong Đạo Phật quan trọng lắm, và chữ an lạc rất nhẹ nhàng. Kính thưa quý vị, đó là điều chúng tôi muốn nói rằng làm việc cho Tam bảo làm việc Phật pháp. Đó là việc làm ít khi nào để lại trong lòng hối tiếc về sau.

Khi đề cập đến công việc đời sống hằng ngày. Ngay cả Ngài Xá Lợi Phất cũng ân cần nhắc chúng ta rằng, “Một người không nên vì cha vì mẹ của mình mà tạo những ác nghiệp”. Vì tạo những ác nghiệp vì làm cho cha cho mẹ thì những ác nghiệp đó không có tạo ra những hệ quả . Những hệ quả đó làm cho mình khổ làm cho những người thân của mình khổ và làm cho cha mẹ mình cũng khôngđược an lạc.

Nói tóm lại phục vụ là một việc tốt, nhưng không nên vì lý tưởng phục vụ hay vì danh nghĩa phục vụ mà làm những điều ác quấy. Ngày hôm nay người ta lầm lẫn hai điều đó rất lớn. Ai cũng nghĩ rằng vì tổ quốc, vì tôn giáo, vì chủ nghĩa, làm như vậy là nói lên tất cả tấm lòng của mình. Không phải! Cái mà chúng ta gọi vì cái này vì cái kia đó cũng chỉ là một phần thôi. Phần tiếp theo đó là sự hiểu biết chân chánh cái gì chánh đáng nên làm và cái gì không nên làm . Chứ không phải nói mình có lòng là đủ. Thật ra có lòng rất tốt nhưng sau đó cũng phải biết rằng cái gì nên làm và cái gì nên tránh.

Chúng tôi trở lại với câu thứ hai. Câu thứ hai nói đến một khía cạnh rất tâm lý, rất thường xảy ra chung quanh chúng ta. Đó là thái độ chúng tôi gọi là bươi móc, một thái độ phê phán người khác. Con người chúng ta có tật khi mình làm được điều tốt là đã đành. Nhưng vì mình làm được điều tốt, mình hoan hỷ mình hay chỉ trích người khác là người ta không làm như vậy. Quý vị hãy để ý đến một điểm như vầy, có những người tu thiền, khi họ chưa tu thiền thì thôi, nhưng khi tu thiền rồi họ đâm ra rất ghét những người không tu thiền, hay là có những người chưa ăn chay họ rất dễ thương, nhưng khi ăn chay rồi họ chỉ trích những người không ăn chay một cách rất nặng nề cơ hồ như họ sống trong một thế giới kháchoàn toàn. Hay có những người đi chùa làm công quả, khi thấy những người đến chùa không làm công quả, họ đâm ra bực bội. Hoặc giả ví dụ chúng ta tu kiểu này thấy người không tu kiểu này thì thấy họ rất dị.

Thưa quý vị vừa rồi có một anh Phật tử người Hoa Kỳ, anh đến từ tiểu bang Florida nơi chúng tôi đang có mặt tại đây. Anh sang chùa Pháp Luân, vì anh là một Phật tử người Hoa Kỳ, do đó có một em nhỏ trong lớp học trại hè hỏi anh một điều rằng:
“ Anh là người da trắng một người Mỹ. Khi anh đến cộng đồng người kháccộng đồng người Mỹvà anh nói rằng anh là một người Phật tử thì họ xem anh có xa lạ hay không? Và anh có cảm thấy bị kỳ thị hay ái ngại hay không?”.
Anh Trả lời rằng, “ Không, anh cảm thấy rất thoải mái và anh thấy những người có thái độ phê phán mang tính cách cuồng tín là những người đáng tội nghiệp. Họ không có thái độ điềm tỉnh hiểu biết tác dụng của một tôn giáo khác. Đó là thiệt thòi của họ.”

Nói chung trong đời sống của mình làm điều tốt là một việc, nhưng nếu vì việc tốt đó để mình phê phán người khác, để mình nói người khác thế này, người khác thế khác thì nó mang tính cách cực đoan. Đức Phật ngài khuyên chúng ta như một ông cha dặn con rằng, mình đừng nêu vấn đề là người khác có làm hay không làm mà câu hỏi đó nên đặt cho chính mình là có làm hay không làm. Chúng tôi biết rằng nó xảy ra ở khắp mọi nơi. Ở trong chùa ở ngoài chợ nơi công sở, ở mọi nơi . Có những người rất tha thiết mong mỏi mọi chuyện được tốt, khi họ làm xong rồi mà thấy người khác không làm họ rất bực mình. Đó là căn bệnh của những người quá nhiệt thành, quá nhiều tinh thần phục vụ, quá nhiều tinh thần tận tuỵ trong cái gì đó . Lúc đó chúng ta đâm ra hay phê phán hay chỉ trích người khác.

Có khi mình quên một điều rằng cái chuyện người ta làm hay không làm đó là sự lựa chọn của người ta chứ không nhất thiết người ta phải làm giống như mình. Chúng tôi thưa với quý vị rằng, “ Trong đời sống của chúng tôi, bản thân chúng tôi có những điều Đức Phật dạy bản thân chúng tôi không thực hiện được nhưng quý vị nào thực hành được chúng tôi chắp tay rất cung kính, rất quý trọng vị đó chúng tôi không chỉ trích, không nói rằng vị đó làm như vậy là làm cao. Tại vì sao vậy? Chúng tôi rất sợ Đức Phật Ngài ban hành giới luật mình không làm được việc đó khi thấy vị nào làm đươc việc đó mình đâm ra chỉ trích mình nói ra nói vào. Hoặc giả trong những trường hợp khác khi chúng ta làm việc. Quý vị cứ nghĩ rằng chúng tôi làm việc trong Paltalk ở đây ngay cả những người rất thân, huynh đệ hay những Phật tử chung quanh nhiều khi bực bội họ nói rằng, “ Ngày xưa khi chưa có Paltalk buổi sáng có nhiều người gọi điện thoại có thể nói chuyện với Sư được. Bây giờ gọi điện thoại buổi sáng nào sư cũng nói sư bận sư không muốn trả lời. Paltalk có chuyện gì đâu quan trọng” Ngược lại có những Phật tử làm việc tha thiết trong room, họ lại chỉ trích mạnh mẽ những người không vào trong room. Chúng tôi nghĩ rằng người nào vào đây sinh hoạt cũng tốt. Không vào room sinh hoạt cũng tốt. Việc nào mình thấy thích hợp mình cứ làm. Đây là một điều thú vị về tâm lý con người.

Ngay trong giới luật Đức Phật có nhắc, đây là giới luật của các vị Tỳ kheo, khi ăn mình chỉ ngó bát mình chứ mình không ngó bát người khác. Không ngó bát người khác coi người đó ăn như thế nào họ sống ra saov.v.. Chuyện người ta để người ta làm chuyện mình mình làm. Nêu mình có tinh thần phục vụ nhưng vì có tinh thần mình nghĩ rằng nghĩ rằng tại sao ông A không làm thế này bà B không làm thế kia , đó cũng là sự cực đoan.

Chúng tôi xin thưa rằng trong máu của chúng tôi, tận cùng trong tâm khảm chúng tôi yêu chủ nghĩa tự do, bởi vì chúng tôi rất chán ngán những chủ nghĩa những chế độ những vùng đất khi con người nghĩ mình tốt thì bắt mọi người phải tốt, phải làm theo mình và phải nói rằng có rất ít những vùng đất trên thế giới ngày nay như vậy. Một trong những vùng đất chúng tôi thương yêu đó là Ấn độ. Ấn độ là xứ tự do sống tự do chết. Chúng tôi không biết có bao nhiêu người thực sự hiểu chữ tự-do ở trên thế giới như xứ Ấn Độ. Ở Hoa Kỳ một quốc gia tự do nhưng có một điều đôi khi chúng tôi không thích, đó là những tổ chức tôn giáo, những giáo hội những tổ chức cực đoan như là Christian Coalition Họ muốn đưa vào trong luật pháp những đạo luật , đưa ra những quan niệm tôn giáo những nhà lập pháp phải thông qua điều này thông qua điều kia. Có những điều họ đưa ra không phải là điều xấu nhưng khi nói lên điều tốt, điều tốt trở nên một thứ bắt buộc, một sự chỉ tay quý vị phải làm quý vị không làm quý vị vào tù. Một tinh thần chúng tôi nói rằng rất cuồng tín của Tây phương. Tin thần cuồng tín đó tạo nên bao nhiêu xương máu của bao nhiêu quốc gia là hễ mình nghĩ cái đó tốt thì trên thế gian này những người khác phải làm theo.

Chúng tôi xin thưa một điều rằng chúng tôi rất yêu thích Đạo Phật bởi vì khi đáp lại những lời Đức Phật dạy mình mới thấy rằng ngay cả những người con Phật ngày hôm nay, những người Phật tử ngày hôm nay không hiểu được tinh thần của Phật giáo. Tinh thần Phật giáo là một tinh thần rất đẹp. Nếu có một vị nào đó tu Bát quan trai, có đau bệnh tới đâu chăng nữa nhất định không ăn buổi chiều. Chuyện đó xin chấp tay tán thán. Đó là một việc cố gắng với đạo tâm rất tốt, chúng ta không nói những người đó cuồng tín. Không nói như vậy vì thậm chí họ nhịn ăn có thể chết được và cái chết là do họ lựa chọn thì nó có ý nghĩa. Nhưng nếu có ai bắt họ giữ Bát quan trai , buổi chiều không được ăn, nếu ăn bị la bị chỉ trích, thì đó là sai. Đó là một sự lựa chọn hoàn toàn, nếu có một vị nào đó giữ bát quan trai và nói rằng,” Bị bệnh nên phải ăn chiều” chúng tôi cũng không chỉ trích. Bởi vì việc đó hoàn toàn hợp lý theo cách riêng của họ. Dù họ ăn hay không ăn nên là sự lựa chọn của cá nhân chứ không nên là bởi vì có một ngón tay chỉ thẳng vào mặt họ nói rằng anh phải làm thế này chị phải làm thế kia. Cái cách anh phải làm thế này chị pahỉ làm thế kia, đó là một điều rất nông nổi.

Đức Phật Ngài dạy chúng ta cái gì? Là hãy tự hỏi mình cái gì mình làm và cái gì mình không làm, đừng hỏi người khác tại sao người ta làm, không làm. Đức Phật là vị từ phụ, Ngài là vị giác ngộ, Ngài thấy rõ, Ngài biết rõ. Nếu chúngt ta không học được cái tinh khiết của Ngài mà chúng ta lại đi học cái cực đoan cái tầm thường của đời sống hằng ngày thì đó là lỗi của chúng ta. Mỗi lần đọc lại những câu kinh Phật trong lòng chúng tôi có những niềm cảm kích rất lớn. Phải nói cho đến giờ này đi, sống và tiếp tục, mỗi lân đọc lai những trang kinh, như những lời Đức Phật dạy chúng tôi cảm thấy cực kỳ may mắn và thật là hạnh phúc sống trong đạo giáo tự do như là cả một thế giới mở rộng. Thế giới đó Đức Phật cho phép suy nghĩ trong cách suy nghĩ rất thoáng rất ôn hoà không cực đoan, không có thái độ áp đặt, áp đặt lấy chính mình và áp đặt người khác. Tinh thần của Đạo Phật chúng ta tìm thấy ở đây rất rõ. Đạo Phật dạy rằng con người nên tự uốn nắn, tự tu tập chứ Ngài không dạy con người phóng túng. Ngài đã từng nói rằng một con ngựa không được huấn luyên đầy đủ là một con ngựa hoang, một con tuấn mã thực sự phải được khéo huấn luyên. Chúng ta nên nhớ như vậy.

Không phải khi Đức Phậtt dạy như vậy thì tất cả con người phải đóng khung hết, hay mọi con người phải được nhồi sọ, uốn nắn, phải được tẩy não. Không phải như vậy! Tất cả mọi người nên tu tập và sự tu tập đó là sự lựa chọn của chính mình. Một buổi sáng nào đó chính bản thân của quý vị bản thân chúng tôi tất cả chúng ta mình muốn làm gì đó đó là sự lựa chọn của chính mình chứ không phải ai ép buộc, ai bắt mình, ai phải đưa ra khuôn khổ cho chính mình. Điều sợ hải của nhân loại là những đầu óc luôn luôn muốn thống trị, những đầu óc luôn luôn nghĩ rằng họ là kẻ có đặc quyền để cai trị, đặc quyền để cầm cân nảy mực nói rằng, chỉ có chúng tôi mới là kẻ xứng đáng để cai trị , để nói rằng các anh nên là thế này các anh nên làm thế kia. Một xã hội thất sự văn minh là xã hội cho phép con người có quyền lựa chọn lối sống của họ. Người ta nói xã hội ngày nay văn minh nhưng thật ra có những điều chúng ta văn minh nhưng có những điều chúng ta rất mọi rợ. Chúng tôi dùng chữ mọi rợ nặng lắm, nhưng nó không bằng thời xưa.

Cổ nhân ngày xưa, cứ nhìn vào Đức Phật, Ngài là một vị hoàng tử rời bỏ cung son điện ngọc trở thành một vị sa môn. Hàng trăm hàng ngàn người trở thành những vị sa môn Trong giai cấp đó nếu ở tại gia thì sống theo tại gia. Khi xuất gia thì xã hội vẫn đón nhận mình. Chúng tôi xem đó là một xã hội rất văn minh. Hiện nay thưa quý vị khi chúng ta thay đổi nếp sống của mình khó cực kỳ khăn. Xã hội bây giờ rất o ép con người. Con người lớn lên phải sống như bộ phận trong một guồng máy, bộ phận đó phải sống theo cách như thế này, nếu đi ngược lại sẽ bị chỉ trích. Chúng tôi không nghĩ điều đó là văn minh mà xã hội đó là sự suy thoái. Suy thoái khả năng hiểu biết của mình.

Cái tự do của con người không phải là những người trẻ muốn nhuộm tóc màu đỏ hay đen, muốn làm gì thì làm gọi đó là tự do. Tự do không có nghĩa là con người muốn sống thác loạn như thế nào cũng được mới gọi là tự do. Tự do có nghĩa là muốn làm vua thì làm vua muốn trở thành một vị tu sĩ thì có quyền trở thành vị tu sĩ. Khi trở thành vị tu sĩ rồi muốn đi xin ăn, đi khất thực với chiếc bình bát thì người đi xin ăn cũng có tự do, người cho cũng có quyền tự do. Chứ không phải những người đi xin ăn bắt buộc những người kia phải cho mình giống như giới xã hội đen phải bắt người khác đóng thuế hay nộp tiền mãi lộ. Không phải như vậy! Chúng tôi rất yêu xã hội như vậy.Một xã hội mở rộng để con người lựa chọn và nếu vị nào sang Ấn Độ ngày nay quý vị sẽ hiểu rằng quả thật xứ Ấn độ là xứ tự do sống và tự do chết. Chúng ta tìm thấy ở đó có những nét mang đậm sắc thái tôn giáo, của văn hoá nhưng nếu ai quen thuộc xứ này chúng ta thấy rằng đó là một xã hội rất văn minh, con người có khả năng chấp nhận lẫn nhau. Dĩ nhiên chúng tôi không nói rằng xã hội Ấn là xã hội không có cuồng tín. Có những người rất cuồng tín, nhưng căn bản xã hội cho phép con người được quyền lựa chọn.

Do vậy trong câu số hai chúng ta một lần nữa trở lại với kinh Pháp Cú không bao giờ đặt câu hỏi, đặt vấn đề người ta làm hay người ta không làm. Việc đó là vấn đề của người khác. Câu hỏi mình phải đặt cho chính mình là, mình đã làm được gì ? mình không làm được gì? Và câu hỏi đó chúng ta nên đặt và có thể trả lời được. Và câu trả lời đó có lợi ích cho mình hơn là thắc mắc chuyện của những người chung quanh mình.

Trong bài học này chúng ta nói đến nhiều khía cạnh liên quan đến tinh thần phục vụ. Tại đây có ba điều chúng ta đề cập đến tinh thần phục vụ được trích từ ba câu kinh Pháp Cú:
-Thứ nhất một người hành thiền phục vụ không nên vì sự phục vụ mà quên đi căn bản chân thiện của mình Nên nhớ rằng tự mình phải được tài bồi, tự mình phải được tu dưỡng tự mình phải có nội hàm mới cống hiến lâu dài.
-Chúng ta không nên vì sự phục vụ mà chúng ta làm ác nghiệp vì làm ác nghiệp không có lợi cho ai hết không lợi cho đời không lợi cho mình. Nói chung không vì bất cứ danh nghĩa nào để mình làm ác nghiệp.
-Điểm thứ ba khi chúng ta đã làm chúng ta làm với tâm nhiệt thành. Coi chừng lòng nhiệt huyết của mình, coi chừng sự nhiệt tình của mình, đôi khi từ chỗ đó chúng ta đâm ra chỉ trích soi mói người khác. Hãy làm với tinh thần rất nhẹ nhàng, rất hiểu biết, rất phải chăng có nghĩa là những gì mình hoan hỷ mình cứ làm. Không vì điều đó mà chỉ trích một cách hung hăng, một cách kỳ thị người khác. Chúng ta không cần phải làm như vậy. Chúng ta thấy chỉ trích cuộc đời cũng vậy thôi. Mình làm việc đó người khác không làm mình có chỉ trích tới đâu cũng vậy thôi. Khôg có nghĩa lời chỉ trích của mình làm thế giới khó chịu hơn. Mình càng chỉ trích cuộc đời mình càng đau khổ. Do vậy hãy vui với những gì mình có thể làm được và hãy sống một cách hoà hài với thế giới này. Người khác làm theo cách của người ta , người ta có lý do riêng mình hãy vui vẻ như vậy.