dieuphap.com
Trang chính
Ý nghĩa trọng đại của Vesak gắn liền với Đức Phật và với thông điệp hòa bình cho nhân loại của Ngài. Khi chúng ta hồi tưởng đến Đức Phật và đến sự thành đạo của Ngài, chúng ta lập tức nhớ đến kiến thức và quan điểm độc đáo và sâu xa nhất của Ngài đã tỏa ra trong đêm thành đạo. Điều này trùng hợp với ba sự việc quan trọng đã diễn ra, tương ứng với ba thời khỏang trong đêm. Trong canh một, khi tâm trí của Ngài trở nên lắng dịu, tinh khiết, trong sạch, không còn ô nhiễm, ánh sáng xuất hiện, kiến thức và cái nhìn sâu sắc nảy sinh. Ngài nhớ lại nhiều kiếp sống quá khứ : Đầu tiên một kiếp, hai kiếp, ba kiếp, bốn, năm, mười, hai mươi, đến năm mươi, một trăm, một ngàn, một trăm ngàn và như vậy........ Ngài đã tiếp tục đi vào con đường tu tập. Trong canh hai với tuệ nhãn thanh tịnh và siêu phàm, Ngài nhận thấy chúng sanh chết và tái sanh, tùy theo nghiệp của mỗi chúng sanh, chúng sanh chết và tái sanh sang cảnh giới khác như thế nào và từ kẻ sang người hèn, kẻ đẹp người xấu, kẻ hạnh phúc người đau khổ, tất cả đều trải qua hiện tượng diệt và sanh, tùy theo hành vi tạo tác của mỗi người. Sau đó, trong canh ba của đêm, Ngài nhìn thấy sự sanh diệt của tất cả các hiện tượng, tinh thần và thể chất. Ngài đã nhìn thấy những việc này xuất hiện tùy duyên (tùy theo nguyên nhân và điều kiện). Do việc này Ngài nhận thức được: Đây là khổ. Đây là sự chấm dứt khổ và của tất cả các hình thức bất như ý, do đó dẫn tới con đường diệt khổ. Với sự chấm dứt hoàn toàn của tham ái, tâm của Ngài đã hoàn toàn giải thoát. Ngài đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Ngài thấu hiểu mọi chuyện cùng với tất cả sức mạnh tâm linh. Trí tuệ và ánh sáng này đã bùng lên và tỏa ra dưới tàng cây bồ đề lịch sử tại Bodha Gaya thuộc quận Bihar ở miền bắc Ấn Độ, hơn 2500 năm trước. Trí tuệ này mang ý nghĩa trọng đại cho hướng đi của nhân loại. Trí tuệ này soi sáng con đường mà nhân loại đã vượt qua, từ một thế giới mê tín tối tăm, với hận thù và sợ hãi, tới một thế giới mới sáng ngời, với thương yêu và hạnh phúc. Chân lý của giáo lý của Đức Phật được chứa trong Tứ Thánh Đế là, Khổ Thánh Đế:- Chân Lý về Khổ đau Thánh Đế lý thứ nhất là Chân Lý của Khổ nói về "sự đau khổ". Nhưng từ ngữ "khổ", Đức Phật nhìn thấy cuộc sống của chúng sanh là đau khổ, có một ý nghĩa sâu sắc của triết học. Sinh, lão, bệnh, tử. Tất cả chúng sanh phải chịu sự khổ này. Xa cách người thân yêu, phải gần với người mình ghét, sự mong cầu thì không được, cái không muốn thì lại đến - đó cũng là nguồn của đau khổ và bất toại nguyện. Đức Phật tóm tắt khổ trong những gì được gọi là "Ngũ Uẩn Thủ." Ở đây, là ý nghĩa triết học sâu xa của sự khổ nó bao gồm toàn bộ tình trạng của sự sống hoặc sự hiện hữu. Đời sống của chúng ta hay còn gọi là trọn vẹn tiến trình của cuộc sống được coi như là một biến khối năng lượng bao gồm năm vật thể khác nhau gọi là ngủ uẩn, đó là tiến trình sắc, thọ, tưởng, hành, và ý thức. Những tiến trình này được phân loại là những tiến trình của tinh thần và thể xác mà chúng liên tục nằm trong trạng thái biến đổi không ngừng. Khi chúng ta tu tập tâm trí của chúng ta để quan sát phần nhiệm của các tiến trình tâm và thân (tiến trình tinh thần và thể xác) chúng ta sẽ nhận ra bản chất thật sự của đời sống chúng ta. Chúng ta sẽ thấy những tiến trình này sẽ chịu thay đổi và sẽ chịu bất như ý ra sao. Và như vậy, không có vật thể thực sự, không có thực thể cũng như không có “Cái Ta” để chúng ta có thể bám víu vào để gọi là “tôi,” “của tôi,” hay “cái của tôi.”. Khi chúng ta nhận ra bản chất bất như ý của cuộc sống, lẽ đương nhiên chúng ta muốn thóat ra khỏi tình trạng bất như ý đó. Tới lúc này chúng ta bắt đầu nghiêm túc hỏi chính chúng ta về ý nghĩa và mục tiêu của cuộc sống. Việc này sẽ đưa chúng ta tìm tới sự thật liên quan đến bản chất thật sự của sự hiện hữu và liên quan đến kiến thức để vượt qua những điều bất như ý. Từ quan điểm Phật giáo, do đó, mục đích của cuộc sống là để chấm dứt đau khổ và tất cả các hình thức khác của khổ - để thực hiện hòa bình và hạnh phúc thực sự. Đó là ý nghĩa của sự hiểu biết và thực hiện của Thánh đế thứ nhất. Thánh Đế thứ hai giải thích nguồn gốc hay nguyên nhân của đau khổ. Tanha hay ái dục là nguyên nhân của đau khổ. Nó bao gồm không những chỉ mong muốn cho những thú vui xác thịt, sự giàu có và quyền lực, mà còn dính mắc với, những quan điểm ý tưởng, ý kiến, khái niệm, và niềm tin. Đó là ham muốn xác thịt, ham muốn tiếp tục tồn tại (hoặc chủ thuyết vĩnh cửu) trong các lĩnh vực ham muốn nhục dục của đời sống, cũng như các lĩnh vực của hình thức và các cõi vô tướng. Và đó cũng là sự ham muốn và tham ái đối với sự không tồn tại (hoặc chủ nghĩa hư vô). Đây là những hình thức khác nhau của tính ích kỷ, với mong muốn mọi thứ cho chính mình, thậm chí mong muốn chiếm hữu tài vật của người khác. Không nhận ra bản chất thật của tự ngã của con người, người ta bám vào những thứ đó mà chúng là vô thường, thay đổi và dễ bị hủy diệt. Sự mong cầu không thành gây nên niềm thất vọng và khổ đau. Tham ái là một sức lực tâm lý mạnh mẽ hiện diện trong tất cả chúng ta. Nó là nguyên nhân gốc rễ của đau khổ của chúng ta. Do sự tham ái lôi kéo chúng ta trong vòng luân hồi - các chu kỳ lặp đi lặp lại của sinh và tử. Thánh Đế thứ ba chỉ ra sự chấm dứt khổ đau. Nơi nào không có tham ái, thì nơi đó không có sanh, và không có tái sanh. Nơi nào không có sự tái sinh, nơi đó không có sự phân hủy, không có tuổi già, không có tử vong, do đó không có khổ đau. Đó là cách chấm dứt đau khổ, một lần và cho tất cả. Thánh Đế thứ tư giải thích con đường Đạo dẫn đến sự chấm dứt khổ đau. Nó được gọi là Bát Chánh Đạo. Con đường Bát Chánh Đạo một mặt tránh những thái cực của con đường đam mê lạc thú và con đường khác là sự khổ hạnh cực đoan. Bát Chánh Đạo là con đường của trung đạo bao gồm Chánh kiến, Chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Những yếu tố con đường đạo này có thể được tóm tắt thành 3 giai đoạn đào tạo, liên quan đến đạo đức, sự trao dồi tinh thần và trí tuệ. Đạo đức hoặc hạnh kiểm tốt là tránh các hành động ác hay bất thiện - những hành động mà bị nhiễm độc bởi hận thù, tham lam và si mê, và sự thực hiện những hành động tốt lành, - hành động vô sân, vô tham lam và vô si, được thúc đẩy bởi tánh khoan dung, lòng nhân ái và trí tuệ. Chức năng của một đức tính tốt hoặc của một khuôn khổ đạo đức là để tâm hồn được thảnh thơi không bị hối hận (hoặc lương tâm tội lỗi). Tâm hồn thảnh thơi không mang tội lỗi lẽ đương nhiên sẽ bình thản và thanh tịnh và sẳn sàng chú tâm vào nhận thức. Tâm trí được tập trung và được khai hóa là một tâm trí biết chiêm nghiệm và biết phân tích. Nó có khả năng thấy được nhân quả, và bản chất thật sự của sự hiện hữu, và như vậy mở đường cho trí tuệ và kiến thức. Sự khôn ngoan trong bối cảnh Phật giáo, là việc thực hiện các chân lý cơ bản của cuộc sống, về cơ bản là Tứ Thánh Đế. Sự hiểu biết về Tứ Thánh Đế cung cấp cho chúng ta với một khả năng phán đoán thích hợp của mục đích và phương hướng trong cuộc sống. Chúng tạo thành căn bản giải quyết vấn đề. Thông điệp của Đức Phật cho đến ngày nay vẫn không kém đi ý nghĩa so với buổi ban đầu khi thông điệp này được ban hành dù đã trãi qua biết bao thời gian và dù là kiến thức con người ngày nay đã rộng mở hơn rất nhiều. Không cần biết là sự tăng trưởng kiến thức khoa học có thể nới rộng chân trời trí tuệ của con người xa tới đâu, nhưng lúc nào cũng còn đủ chỗ để chấp nhận và hòa hợp thêm những khám phá mới trong khuôn khổ giáo pháp của Đức Phật. Giáo pháp của Đức Phật mở rộng cho mọi người coi và tự đánh giá. Sự phổ quát của Phật pháp đã đưa một trong những nhà khoa học vĩ đại của thế giới là ông Albert Einstein đến việc tuyên bố rằng “Nếu có một tôn giáo nào có thể phù hợp với nhu cầu khoa học hiện đại, thì đó chính là Phật Giáo.” Phật pháp đã trở thành một sức mạnh văn minh to lớn ở bất cứ nơi nào nó đi đến. Nó lôi cuốn những người ham chuộng lý lẽ và tự do tư tưởng, công nhận nhân phẩm và tiềm năng của trí tuệ con người. Nó kêu gọi bình đẳng, tình thân hữu và sự hiểu biết, hô hào Phật tử tránh điều dữ, làm điều lành và tu tập tĩnh tâm. Nhận thúc được bản chất ngắn ngủi của cuộc đời và của tất cả các hiện tượng trên thế gian, Đức Phật khuyên chúng ta phải chuyên tâm tìm đến con đường giải thoát vì đó là con đường bất tử. Lời dạy rỏ ràng và sâu sắc của Ngài về việc vun bón cho con đường bất tử còn được gọi là tỉnh thức (Satipatthana) hay là bốn cơ sở thức tỉnh của tâm (Tứ Niệm Xứ) , là con đường để làm cho chúng sinh được tinh khiết – để khắc phục buồn rầu bi lụy, để hủy diệt tất cả đau khổ về tinh thần và thể xác, để đạt được sự hiểu biết và kiến thức, và để nhận thức được Niết bàn. Điều này đã được xác minh bởi các môn đệ của Ngài. Do vậy đó là con đường, một kỹ thuật có thể được minh chứng bởi mọi chúng sinh không phân biệt màu sắc, giai cấp, hay tín ngưỡng. Bikkhu Mahinda
|