dieuphap.com Trang Chính |
|
Sri Lanka chủ trương yêu cầu Liên Hiệp Quốc kỷ niệm 2600 năm thành đạo của Đức PhậtThe Lion & Sword, May 19, 2011 Minh Trí Trần Kim Long chuyển ngữ
New York, USA -- Bầu trời màu xám trên Manhattan không thể làm nản chí những chư Tăng Ni từ khắp nơi trên thế giới sắp hàng trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ngày Thứ hai, màu áo Cà sa vàng nghệ và đỏ tía của họ rực rỡ trong bối cảnh đô thị xám xịt. Sự ngạc nhiên nổi lên khi nhìn thấy đám rước đầy màu sắc và thanh thản nhô lên tại đại lộ số Một và vuợt qua đường 47 để tới công viên Dag Hammarskjold, nơi đám đông chờ đợi để cúng dường, bắt đầu chương trình của ngày vinh danh kỷ niệm 2600 năm giác ngộ của Đức Phật. Liên Hiệp Quốc trong năm 2000 chính thức công nhận Đại lễ Phật đản, được tổ chức vào ngày trăng tròn mỗi tháng Năm Dương lịch để đánh dấu ngày Đản Sanh, Giác Ngộ và Niết-bàn của Đức Phật. Năm nay, các hội viên thường trực của Sri Lanka tại LHQ đã có vinh dự phối hợp các sự kiện cho lễ kỷ niệm đặc biệt Jayanthi Sambuddhathva và Ngày Quốc Tế Vesaka (Đại lễ Phật Đản). Tiếp theo lễ cúng dường và ăn sáng một cách nhanh chóng, 198 tu sĩ đại diện cho Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Nepal, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bản, triệu tập tại giảng đường hoành tráng General Assembly. Ở đây họ cầu nguyện, tụng kinh cầu an (pirith) - lần đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc - và nghe phát biểu khai mạc của Chủ tịch Tiến sĩ Palitha Kohona, Đại diện thường trực Sri Lanka của Liên Hợp Quốc, đã chào đón họ cùng với các chức sắc tham dự, nhiệm vụ, các thành viên của cộng đồng Phật giáo của ba quốc gia và công chúng. " Rất là thích hợp để Liên Hiệp Quốc tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành đạo của Đức Phật Gautama 2600 năm trước đây, Ngài là một Tôn Sư truyền bá chủ trương bất bạo động, khoan dung, hiểu biết và giác ngộ, " ông nói. "Tổ chức này đã được tạo ra trên đống than đang cháy âm ỉ của cuộc chiến tranh toàn cầu và kết quả cái chết, tiêu hủy và sự di chuyển to lớn, để duy trì hòa bình và an ninh, để đạt được hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Trong bối cảnh đó, thông điệp của Đức Phật bây giờ vẫn còn hiệu lực" Tổng thư ký Ban Ki Moon, người đã nói rằng mẹ của ông là Phật giáo, nhắc lại những ý nghĩ này nói rằng, "Những lời dạy của Đức Phật có thể đã 26 thế kỷ qua nhưng nó cũng có hiệu lực đến ngày hôm nay hơn bao giờ hết " Ngoài ra, Đại sứ Hasan Kleib của Indonesia, đại diện cho chủ tịch và 10 hội viên thường trực của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations General Assembly-UNGA) phát biểu trước toàn thể đại hội đồng đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần về cái chủ đề hoà bình, sự khoan dung, và lòng từ bi - đó là một trong những giáo lý căn bản của Phật giáo. Họ cũng bày tỏ lòng biết ơn của mình cho sứ mệnh của Sri Lanka trong những nỗ lực tối cao nhằm thực hiện một sự kiện trong ngày. Đức Dalai Khamba của Tu viện Dashichoiling của Mông Cổ và Hòa thượng Tiến sĩ Ashin Nyanissara, một học giả rất cao cấp của Myanmar, cũng là những thuyết trình gia ngoại giao. Vị Wimal Weerawanse danh dự, Bộ trưởng Bộ Cư trú của Sri Lanka , cũng nói thay mặt cho Tổng thống của Sri Lanka. Sau bữa trưa, buổi họp ở Hội trường General Assembly, một cuộc đối thoại dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Palitha Kohona. Các chủ đề cơ bản của hòa bình và bất bạo động và ảnh hưởng của Phật giáo về nghệ thuật, lịch sử và văn hóa của lục địa châu Á rộng lớn là trọng tâm của các bài thuyết trình. Các diễn giả bao gồm Rabbi Arthur Schneier, người đã nhắc lại một câu Phật ngôn, "Hận thù không thể chấm dứt bằng hận thù, chỉ có tình yêu mới chấm dứt hận thù", ông đã được sự hưởng ứng của các vị tu sĩ Hindu nổi tiếng, Swami Viditatmananda Giáo sư John Knitter, một học viên Thiên chúa giáo từ Đại học Columbia ; và Tiến sĩ John Guy, một người phụ trách cao cấp của Bảo tàng Metropolitan của New York, người đã trình bày về nghệ thuật Phật giáo. Sri Lanka được đại diện bởi ba diễn giả nổi tiếng, là học giả Phật giáo, và nhà văn, Tiến sĩ Ananda Guruge; Giáo sư Sudharshan Seneviratne, một học giả giảng tại trừơng đại học Swarthmore của các Tôn giáo, những người gọi Phật giáo là một "học thuyết của trí thức", và vị trưởng lão Hòa thượng Bhante Henepola Gunaratane nói trong một hội trường nơi có môi giới ngoại giao quốc tế . "Sự bình an mà Phật giáo nói đến là điều được cấy vào trong tim”,. Ông nói thêm, "thông điệp của Đức Phật về tình yêu vô điều kiện và bình an vô điều kiện là không đàm phán," đã khuấy động những tràng pháo tay. Hòa Thượng Thích Tâm Đức (Việt Nam), Hòa thượng Nyanissara Ashin (Myanmar), Mục sư Kumakura Shogun (Nhật Bản), Hòa Thượng Tiến sĩ Karunananda (Bangladesh), Mục sư Tiến sĩ Dhammadeepa (Trung Quốc), Mục sư, Umezu Kodo Mục sư Kamiya, và Khamba Các Lama của Mông Cổ cũng nói thay mặt cho cộng đồng của họ phản ánh trên các khía cạnh khác nhau của Phật giáo. Các sự kiện chính thức của ngày lên đến điểm cao với một cuộc triển lãm ảnh và hiện vật từ các quốc gia Phật giáo tại phòng Triển lãm di sản văn hóa Phật giáo, được chính thức khai trương bởi Honourable Wimal Weerawansa tại cổng vào hội trường GA. Sau đó, theo truyền thống, một bửa ăn ấn tượng của các món ăn quốc tế đã được phục vụ cho những người tham gia trong tiền sảnh của Liên Hợp Quốc. Gợi nhiều liên tưởng đến dansalas ở Sri Lanka, hàng trăm tăng sĩ xếp hàng để được cúng dừơng, tạo ra một cơ hội lịch sử và tốt lành này. |