dieuphap.com Trang chính


Phương Pháp Căn Bản Tu Tập Thiền Định

by GIRISH DESHPANDE, Time of India, 25 January 2010

Nguyễn Văn Hoà chuyển ngữ


New Delhi, Ấn Độ - Thật là lạ từ những năm gần đây chúng ta đã tin rằng trong một tâm hồn bất động là chỗ trú ngụ của ma qủi. Quan niệm của Phật Giáo thì tới Thiền đường.

Ngồi ở vị trí thoải mái - hai chân xếp theo thế kiết già (hai chân gác tréo nhau tạo thành thế ngồi rất vững), hoặc có thể ngồi bán già tức là chỉ gác chân qua bắp vế của chân khác - ở một nơi yên tĩnh, với cột sống thẳng, hai tay để chồng lên nhau trên lòng của bạn, bàn tay phải đặt trên lòng bàn tay trái và hai ngón cái chạm vào nhau. Mắt nhìn xuống góc cạnh của cánh mũi, vai hơi khép về phía trước, và đầu lưỡi chạm vào vòm của miệng, miệng hơi mở - tư thế bảy điểm Vairacona (Đại Nhật Như Lai).

Giữ tâm định với hơi thở chậm và điều hòa. Tập trung vào hơi thở cho đến khi bạn cảm thấy tâm phẳng lặng một cách thanh tịnh. Quan sát tâm cẩn thận. Điều gì đang xảy ra bên trong nó? Có thể sẽ có những suy nghĩ khởi sanh bởi vì đó là bản chất của tâm. Tất cả các hình thái, âm thanh, sự suy nghĩ và sự nhận thức - không có gì mà không phát sinh trong tâm. Bây giờ quan sát với chánh niệm những gì đang xảy ra với những ý nghĩ này. Một số trạng thái tự phát sanh và tự biến mất, một ít trạng thái khác kéo dài và mờ nhạt trong khi một số khác nữa thì cứ tiếp tục hiển hiện. Đây là một kinh nghiệm bình thường.

Ở đây bắt đầu với phần thú vị. Trong khi ở trạng thái quán sát này, khi mà bạn nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh bạn nhưng không hội nhập vào chúng trên bất kỳ cách nào, bạn sẽ 'thấy' rằng trừ khi có một sự tham gia của bất kỳ một suy nghĩ nào chợt đến hoặc cảm giác phát sinh do sự can thiệp của bất kỳ một trong sáu giác quan, ngũ giác và ý thức, không phản ứng nào sẽ xảy ra dưới hình thức của cử động và lời nói.

Điều này có nghĩa rằng chỉ khi chúng ta tham gia, cố tình hay vô ý, với những tư tưởng và tình cảm phát sinh, liệu chúng có khả năng thay đổi nhiều hơn không. Nó có nghĩa là, nếu chúng ta không tham gia với những suy tư hoặc cảm giác phát sinh, chúng sẽ tự biến mất hoặc làm mờ dần. Đây là bản chất tâm của chúng ta. Nâng cao nhận thức, không phân chia khỏi Tánh Không. Điều này được gọi là tri kiến.

Từ từ ra khỏi tình trạng này và trở lại trạng thái bình thường. Ngay sau khi có bất cứ một kích thích tiêu cực tới từ bên ngoài đưa vào trong tâm trí, có thể là từ một lời nói giận dữ, một mùi khó chịu, một âm thanh ồn ào, một cảm giác đau đớn, một cảnh buồn, một ý nghĩ tiêu cực có tính cách mang lại đau khổ cho ta hay những người khác, hãy quan sát một thời gian xem những kích thích này đang được tâm điều trị như thế nào trước khi phản ứng với nó. Nếu chúng ta có thể thay đổi có hiệu quả cách điều trị "phản ứng tức thời " này để nó biến thành một loại điều trị "phản ứng chậm" từ trong tình trạng tánh không, các kết quả nhận được sẽ dễ chịu và ôn hòa.

Giữ tâm bạn trong chánh niệm. Tại mọi thời điểm cảnh giác của cách thức mà tâm là xử lý mọi kích thích bên ngoài. Để một tâm thức bình thường, kích thích có thể gây xúc động mạnh, khuấy động, làm bối rối và có sức quyến rũ. Tâm là cả tin và những sự suy nghĩ có thể đánh lừa một cách dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta quan sát trong mỗi thời khắc, chúng ta sẽ có thể nắm bắt tâm 'không tỉnh táo' và thay vào đó sẽ phản ứng từ trạng thái Tri Kiến của sự nhận thức được tánh không.

Điều này có thể được thực hiện một kinh nghiệm sống liên tục. Và thường xuyên thực hành tích luỹ của tri kiến (quán) và thiền định ở tất cả thời gian, là hành động của chúng ta. Hoàn thiện tình trạng này là thực hành pháp môn Đại viên mãn (Dzogchen), trọng tâm của truyền thống giáo phái Nyingma (phái mũ đỏ) của Phật giáo Tây Tạng.

Hãy nhớ hồi hướng tất cả những phước báu cho sự giải thoát của tất cả chúng sinh. Mọi Hành động tự không có khả năng mang lại lợi lạc đến nếu không hồi hướng. Như vậy sự hồi hướng, sẽ làm cho mình không ích kỷ, tham lam, niềm tự hào, sẽ mang lại cho hạnh phúc cho chúng ta qua việc giải thoái khỏi sự đau khổ

~o~

Chú Thích: Dzogchen:Theo Phật giáo Tây Tạng, Dzogchen là tình trạng tự nhiên, nguyên thủy hoặc là tình trạng tự nhiên của tâm. và Dzogchen là phần chính của giáo pháp và thực hành thiền định nhằm thực hiện tình trạng đó. Dzogchen, hoặc "Đại Viên Mãn ", là một trọng tâm giảng dạy của trường phái Nyingma (mũ đỏ Tây Tạng) cũng được luyện tập bởi các tông phái khác của giáo phái Phật giáo Tây Tạng. Theo kinh điển của Dzogchen, thì Dzogchen là con đường cao nhất và con đường chắc chắn tiến tới giác ngộ.