dieuphap.com Trang Chính |
|
Một phố cổ ở Lào bám lấy hiện đạiBy Seth Mydans, IHT, April 13, 2008 Minh Trí Trần Kim Long chuyển ngữ
LUANG PRABANG, Laos -- Khi bầu trời tỏa ánh sáng trên dòng sông Mekong ở đây, Những bước chân yên lặng của các tu sĩ Phật giáo đã không còn nữa mà báo trước một ngày với nhiều xô đẩy và tiếng ồn ào của hàng trăm du khách đã đến xem họ trọn buổi sáng "Họ đến đấy, họ đến đấy!!" một hướng dẫn viên kêu lên qua loa của mình. "Nhanh lên Nhanh lên!!" Một hàng áo choàng màu cam rực rỡ mà mắt có thể thấy từ xa, các nhà sư xuất hiện, đi bộ một cách nhanh chóng và lặng lẽ với chiếc bát, và đoàn du khách vây xung quanh họ với máy ảnh và nghiêng ra từ hàng ghế nhỏ để cúng dường thực phẩm. Luang Prabang, một nơi của sương mù và chùa tháp ở vùng núi miền trung Lào, cho đến gần đây là một trong những dấu tích nguyên sơ cuối cùng của văn hóa truyền thống trong khu vực đã nhanh chóng để lại quá khứ phía sau. Ngày nay nó hiện ra sự mâu thuẩn trong phương cách, bảo tồn, tránh xa sự phát triển hiện đại bằng cách tự gói mình cho khách du lịch. Nhưng trong quá trình này họ đã mất đi rất nhiều cá tính, tinh xác thật của nó và ý nghĩa văn hóa. Giống như một số quốc gia tương tự trên thế giới, thị trấn 700 năm tuổi này đang được chuyển đổi thành một bản sao của chính nó, ngôi nhà của mình thành nhà khách, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm và cơ sở tẩm quất, và các nghi lễ của nó trở thành một màn biểu diển cho du khách. "Bây giờ chúng ta thấy safari," ông Nithakhong Somsanith nói, một nghệ sĩ và người thợ thiêu làm việc để bảo tồn nghệ thuật truyền thống. "Họ đi vào chiếc xe buýt. Họ nhìn các nhà sư giống như một con khỉ, một con trâu. Nó là môt sân khấu”. Trung tâm Phật giáo của Luang Prabang – Sự yên tĩnh đã thu hút du khách từ nước ngoài - đang bị ô nhiễm, ông nói. "Bây giờ các nhà sư không có không gian để hành thiền, không có không gian cho yên tĩnh." Luang Prabang được đặt tên là Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1995, và những hướng dẫn nghiêm ngặt của nó về cải cách, xây dựng mới đã giúp bảo vệ các đường phố nhỏ, các cấu trúc nhỏ và đèn giao thông tương đối của một thời quá khứ. Không có nhà cao tầng làm xấu đi quang cảnh của thành phố. "Vấn đề là họ đã chăm sóc phần ngoại cảnh, nhưng không nghỉ tới phần tâm linh, văn hóa," ông Gilles Vautrin, một chủ nhà hàng từ Pháp, người đã sống ở đây cho gần một thập niên .. "Thành phố đang được tiểu quý tộc hóa," ông nói. "Đó sẽ là một thành phố bảo tàng. Nó sẽ là một thành phố khách sạn. Có lẽ du khách sẽ thích nó, nhưng nó sẽ không còn giống như Luang Prabang thuở nào" Quang cảnh buổi sáng của các nhà sư đi khất thực thì ngoạn mục, một đòan người dường như bất tận trong đó bao gồm những vị sư ở trong 34 ngôi chùa của thị trấn. Nhưng khi họ đi bộ xuống các đường phố chính, đường Sisavangvong, họ phải theo cách của họ thông qua đám đông du khách và các nhà buôn bán thực phẩm cho những người cúng dường rao giá của họ, "Đô la! Đô la!" Nhìn thẳng về phía trước, các nhà sư đi qua tiệm Pizza Luang Prabang, hàng rượu Pack Luck, Walkman Village, kem Đức, Cafe des Arts, Nhà hàng và tiệm bánh, tắm hơi và tẫm quất Khmu và Tatmor, Nhà hàng và quán rượu. Quang cảnh có thể là chói tai, Rik Ponne một chuyên gia chương trình với UNESCO tại Bangkok nói, nhưng "nó không phải là một thảm họa hoàn toàn." "Đây là một thời điểm rất thú vị trong thời gian ở Luang Prabang khi chúng ta có thể đạt công suất thực," ông nói. "Đó là một câu hỏi liệu chính phủ Lào sẵn sàng đưa ra quyết định chính sách về du lịch có thể hạn chế trên thành phố, hoặc hạn chế tác động của nó." Đây sẽ là một sự lựa chọn khó khăn trong một trong những nước nghèo nhất ở châu Á, nơi mà du lịch là một nguồn lợi chính của ngoại tệ. Nhưng nếu các điều này không thực hiện để kiểm soát các thay đổi, UNESCO đã cảnh báo trong năm 1994, Luang Prabang có thể trở thành "một thành phố du lịch, nơi các tấm biển quãng cáo nước giải khát thống trị cảnh quan, nơi mà những âm thanh của các chiếc xe buýt du lịch lấn át những lời cầu nguyện êm diệu và nơi mà các người cư dân đã giảm lần vai trò của người diễn viên trong một công viên chủ đề văn hóa. " Cốt lõi của thành phố là đã mất dần dân số của nó khi sự phát triển làm vật giá lên do đó người dân địa phương chuyển đi, cho thuê nhà của họ làm nhà nghỉ và nhà hàng. "Bạn không thể tìm thấy những người sống trong nhà như một gia đình", ông Vilath Inthasen, 25 tuổi, một người gốc Luang Prabang một người quản lý tại Couleur Cafe. "Bây giờ chúng tôi bắt đầu sống bên ngoài thành phố." Vilath trải qua tám năm như là một nhà sư ở đây và như nhiều người khác, ông sử dụng thời gian của mình trong đền thờ để chuẩn bị cho những gì đã trở thành ngành công nghiệp duy nhất của thị trấn. "Nếu bạn là một nhà sư, bạn có thể học tiếng Anh và đi vào du lịch," ông nói. "Hầu hết những người làm việc trong các nhà hàng là các nhà sư trước đây." Trong khi những thay đổi mang lại công ăn việc làm và tiền bạc, ông cho biết, họ đang phá vỡ lối sống mà từ đó ông đã lớn lên. "Tôi sợ nền văn hóa của chúng tôi sẽ bắt đầu biến mất," ông nói qua những âm thanh của một tiếng cưa ồn bên cạnh. "Bây giờ các quán có thể mở cửa cho đến nửa đêm Thông thường chúng ta không làm được điều này tại Lào.." Sự biến mất này của nền văn hóa là rất nghiêm trọng bởi vì Luang Prabang không chỉ đơn giản là một di tích kiến trúc, giống như những ngôi đền tại Angkor ở Campuchia. Không có gì thực sự nổi bật ở Luang Prabang, "ông Laurent Rampon, cựu giám đốc kiến trúc sư và người đứng đầu cơ quan bảo tồn văn hoá ở Luang Prabang phát biểu. "Khi bạn nhìn vào kiến trúc, nó là thú vị nhưng bình thường, rất bình thường, các đền thờ là một chút thô sơ, chưa tinh chế," ông Rampon, hiện là một kiến trúc sư độc lập và tư vấn cho thành phố nói. "Cái gì thực sự thú vị ở Luang Prabang là tất cả những gì với nhau," ông nói. "Đó là khung cảnh của thành phố, đời sống hàng ngày, các đền thờ và các tu sĩ. "Trong Luang Prabang, khi ngoại cảnh mất đi, nó sẽ không còn là Luang Prabang nữa." Như tại nước láng giềng Việt Nam, Campuchia và Myanmar, nó là cuộc chiến tranh và đàn áp trong nhiều thập niên, đã tổ chức lại sự phát triển mà đã cướp đi những thành phố và di tích lịch sử xung quanh khu vực. Một quốc gia nghèo khóa kín trong lục địa với dân số chỉ 6,500,000, Lào là một chiến trường trong chiến tranh Đông Dương trong những thập niên 1960 và thập niên 1970 và đã bị cô lập từ các nền kinh tế thế giới kể từ sau khi có một chính phủ Cộng sản. Khi mô tả tài liệu quảng cáo du lịch Luang Prabang là một nơi mà "thời gian đứng yên," nó là đói nghèo và khó khăn đó đã cho phép quá khứ kéo dài. Bảo tồn và sự nghèo khó liên hệ với nhau chặt chẽ, nói Rampon. "Nghịch lý ở đây là Unesco đưa ra các di sản nhằm một phần để giảm đói nghèo, nhưng giảm nghèo là giảm di sản", ông nói. "Nếu bạn muốn bảo tồn di sản, bạn phải chịu đói nghèo."
|