dieuphap.com Trang Chính


Sức Khoẻ - Sưu Tầm


Vườn Thiền  

By MANNY BALDEMOR, ABS-CBN, Nov 13, 2006

Nguyễn Văn Hoà chuyển ngữ

tuong Ganesha cua the ky 13

Nếu có một thời điểm của sự rõ ràng tuyệt đối nơi người ta có thể cảm nhận được hư vô và sự thống nhất của tất cả mọi thứ, và tại cùng một thời gian tích cực được giác ngộ như là một kết quả, thời gian đó là Thiền.

Manila, Philippines - Phật Giáo Thiền Tông là một trong những cơ sở căn bản của nền văn hóa Nhật Bản. Vào năm 794, thủ đô của Nhật Bản được dời từ Narra đến Kyoto, và từ hơn một ngàn năm thủ đô Kyoto vẫn là trung tâm của chính quyền Nhật. Mặc dù hiện nay Tokyo là thủ đô của nước Nhật, nhưng không thể chối bỏ rằng phần lớn những di tích cổ xưa của Nhật Bản vẫn còn lưu lại tại Kyoto, mà cho đến ngày nay rỏ ràng nơi này vẫn là trung tâm văn hóa quan trọng của Nhật Bản.

Phật Giáo được truyền đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6, khởi đầu Phật Giáo tranh thủ tín đồ với một tín ngưỡng hiện diện đó là đạo Shinto, một tôn giáo bản địa của Nhật Bản. Đầu tiên Phật giáo được truyền đến Nhật qua ngả Đại Hàn, và sau đó được truyền đến Nhật qua ngả Trung Hoa. Phật giáo Thiền Tông được hình thành từ một hình thức phức tạp của Phật giáo đặc biệt được giới vỏ sĩ ưa chuộng, và Phật giáo thiền tông cũng là một đóng góp đặc sắc của Nhật Bản cho Phật Giáo.

Zen là cách nói vắn tắt của chữ Zenna dịch ra từ chữ “dhyanam” trong tiếng Phạn có nghĩa là thiền hoặc là chiêm niệm. Một trong những trung tâm tu thiền được gọi là Zazen có nghĩa là hành thiền trong thế ngồi. Một trung tâm hành thiền khác là dựa theo các công án (Koan), đó là những mẫu chuyện của các sự tích hay các giai thoại vấn đáp có liên quan tới thiền và thiền định trong những câu hỏi và trả lời sâu sắc được chọn lọc. (ví dụ như, nếu một chiếc lá rơi trong rừng, chiếc lá có gây ra tiếng động hay không?) Phật Giáo thiền tông liên quan đến thiền định nội tâm, và dựa theo một lối sống khắc khổ đơn giản, một người có thể bỏ hết những ham muốn trần thế, và đạt được giác ngộ, đó là mục tiêu chính của Phật giáo nói chung. Bằng cách làm cho tâm tư lắng dịu, ngồi thiền và bỏ hết cái tôi, một người có thể xua tan tạp niệm và khám phá ra kiến thức của chính mình.

Vườn Thiền được thiết kế cho những người tu tập Thiền để giúp trong việc suy ngẫm và thiền định. Vườn thiền mang cả ý nghĩa của triết lý lẫn hình thức của giá trị thẩm mỹ. Những vườn thiền Nhật Bản được kiến trúc giống như thiên nhiên và Thánh địa dành cho những người đam mê vườn Thiền vẫn còn ở Kyoto, nơi này có hàng trăm ngôi chùa và thiền viện. Tất cả mọi thứ đều được đơn giản và mọi phiền nhiễu đều được loại bỏ.

Khu vườn sỏi cát Roanji ở Kyoto là một thí dụ điển hình của vườn thiền (được Ngài Soami kiến trúc vào năm 1500). Những vật liệu chính để xây dựng vườn thiền này là đá và cát -- Mặt biển trong vườn thiền này được tượng trưng bằng những đường rãnh trong một lớp cát gợn lên giống như sóng biển; Những tảng đá sắp thành hình của một thác nước; Và 15 khối đá tạo thành hình của những hải đảo nằm trong một vùng biển mà nước biển là những viên sỏi. Đây là một thiên đường thật sự cho người tìm kiếm sự tĩnh lặng.