dieuphap.com Trang Chính |
|
Những căm giác khi ở trên đỉnh của thế giớiBy ACHARA DEBOONME, THE NATION, December 26, 2009 Minh Trí Trần Kim Long chuyển ngữ
Những cãm giác khi ở trên đỉnh của thế giới By ACHARA DEBOONME, THE NATION, December 26, 2009
Tham cung ện Potola Palace tại thủ đô Lhasa và ngôi đền Jokhang có thể làm cho bạn khó thở vi thiếu không khí, nhưng nó cũng sẽ khôi phục niềm tin tinh thần của bạn Lhasa, Tây Tạng - Mức độ oxy thấp và nhiệt độ đóng băng là những điều đầu tiên tôi nhận thấy khi tôi bước ra khỏi sân bay Gonggar của thủ đô Lhasa sau chuyến bay từ Chendu lúc 8 giờ tối. Vào khoảng 45 cây số đến thủ đô của Tây Tạng và ngay khi lên xe buýt, tôi được đưa cho một hộp tròn màu xanh có oxy tinh khiết, một phụ tùng phải có cho chúng tôi " người ở vùng đất thấp" không quen hít thở không khí trong lành ở độ cao 3,500. Tôi đã đến với thủ đô Lhasa trên chuyến đi bán hàng Tri Petch Isuzu và được xếp đặt để gặp gỡ với đoàn Methanee "Nino" Buranasiri tới ngọn núi Everest. Nhưng ngay bây giờ, tôi cảm thấy khó thở. “Tại sao chúng ta phải đến đây? Để tự đày đọa bản thân ư?" một người bạn đồng hành hỏi trong khi xe buýt tiến vào thành phố. Những suy nghĩ tiêu cực tan biến vào ngày hôm sau khi chúng tôi thức dậy trong khách sạn thoải mái tràn đầy ánh sáng, một bầu trời trong xanh và những phong cảnh ngoạn mục miền núi xung quanh thành phố.
Chúng tôi thậm chí còn tin rằng chúng tôi đã quyết định đúng để đến đây khi chúng tôi liên hệ và chứng kiến những người dân địa phương đang lễ bái để tỏ niềm tin sâu sắc về Phật giáo của họ. Đền Jokhang là điểm dừng đầu tiên của chúng tôi và chúng tôi xếp hàng cùng với hàng dài người Tây Tạng trong trang phục truyền thống để vào khu vực tu viện. Được liệt kê trong Unesco World Heritage Site kể từ năm 2000 và một phần của cung điện Potala, đó là một điểm linh thieng cho khách hành hương Phật giáo đến Tây Tạng từ khắp nơi trên thế giới. Trong khu vực 25,000 mét vuông, khách hành hương chú ý nhứt là bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Jowo trong hội trường chính, được tôn kính nhất trong Phật giáo Tây Tạng. Ngoài ra còn có nhieu bức tượng nổi tiếng của các vị Bồ Tát, cũng như vua Songtsan Gambo và hai người vợ nước ngoài Công chúa Wen Cheng (cháu gái của vua Thái Tông của nhà Đường Trung Quốc) và Công chúa Bhrikuti của Nepal. Ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ thứ bảy để chào mừng cuộc hôn nhân của vua và công chúa Wen Cheng. Chúng tôi ở đây trong Mùa Chay Phật giáo và hội trường thì đông ngẹt. Khách hành hương, họ cần phải đi bộ vòng quanh để tỏ lòng kính trọng tất cả những bức tượng, được chỉ thị không ngừng qua 10 giây. Khi đóng cửa lúc 3 giờ chiều, nhiều người vẫn còn lại bên ngoài. Họ không đi bất cứ nơi nào mà sang qua để tham gia vào đoàn người đang cầu nguyện bên ngoài. Trẻ em kiên nhẫn chờ đợi với cha mẹ của họ trong khi những người khác ngồi trên túi của họ và van xin du khách bất cứ điều gì họ có thể cho. Người qua đường có vẻ đặc biệt xúc động bởi những người hành hương già, hầu hết là người ăn mặc quần áo dệt bằng tay và ôm chặt bánh xe cầu nguyện nhỏ trong tay.
Chúng tôi tiếp tục đi và hướng về phía lầu đài tráng lệ Potola. Không giống như tòa lâu đài mới Norbulingka, nơi nghỉ mát vào mùa hè của các nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng mà tự hào hơn vẻ bên ngoài hiện đại, nơi cư trú mùa đông của Potala năng kiến trúc truyền thống. Các cung điện đã trở thành một mốc quan trọng, như màu trắng của nó có thể được phát hiện vài cây số từ xa. Đứng ở độ cao 117 mét và rộng 360 mét, cung điện Potala là một ví dụ quan trọng nhất của nền kiến trúc Tây Tạng. Nó bao gồm hơn 1,000 phòng trên 13 tầng, thờ các bức chân dung của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong quá khứ và những bức tượng của Đức Phật. Trong khi bên ngoài White Palace phục vụ như các khu hành chính, bên trong Red Palace - hoặc Potrang Marpo hội trường của các Lạt ma, nhà thờ, và đền thờ. Chúng tôi đã kiệt lực khi nghỉ tới leo cầu thang lên tầng trên cùng, nơi Đạt Lai Lạt Ma đã từng sống. Khám phá cung điện có vẻ như là một thách thức khó khăn, đặc biệt là cho số của các phòng, 10.000 miếu và khoảng 200.000 bức tượng. Leo núi Marpo Ri Hill là một thử thách lớn nhưng đó là một điều phải làm nếu bạn muốn được đến trung tâm của Phật giáo Tây Tạng. Nơi này đã được sử dụng để làm một khóa tu thiền của vua Songtsen, người đã xây cung điện đầu tiên năm 637 cho vợ của mình. Nó trở thành cung điện Potala năm 1645, trong triều đại của Dalai Lama thứ năm, Lozang Gyatso. Tôi đặc biệt ấn tượng với các di tích của nhà lãnh đạo, nằm trên phần đầu tiên của cầu thang của thành White . Mặc dù chưa chính thức được gán cho bất cứ ai, bức tượng đá ba mét này được xây dựng cho nhà lãnh đạo tinh thần. Du khách không được mang theo nước, họ nên mang theo bánh kẹo trong túi áo của họ và để lại túi xách trong xe hơi. Chúng tôi dừng lại nhiều lần trước khi đến Patrong Marpo và mặc dù mệt nhọc nhưng cảnh vật ở đây rất đáng cho sự khó nhọc đó. Từ đây, bạn có thể thấy khu vực thành phố trải dài với những ngọn núi trọc to lớn phía sau. Đó là điều hiển nhiên rằng Lhasa đã thay đổi lớn kể từ khi mở cửa cho du khách vào cuối những năm 1990.
Nhưng ở trong Patrong Marpo, thời gian đã đứng yên. Trèo lên cầu thang gỗ hẹp đển các phòng trưng bày và bạn đã ở trong một thế giới bị lãng quên. Trong khi người dân địa phương đọc lời cầu nguyện của họ, du khách chiêm ngưỡng những tấm liễn,vẽ hoặc thêu biểu ngữ Phật giáo được treo ở khắp mọi nơi. Người hướng dẫn đưa chúng tôi đến những ngôi mộ của các Đức Đạt Lai Lạt ma, được khảm bằng đá quý, và các kinh điển Phật giáo được khắc vòng bức tường nhà nguyện. Không khí nặng nề với bụi và hương và nhiều du khách không lâu đã bị ngộp thở. Nhưng người dân địa phương dường như không biết gì về bụi và mùi. Ở phía trước của các phòng và nhà nguyện có một số tiền nhân dân tệ để lại bởi người dân địa phương nghèo đã sẵn sàng cho tất cả để chứng tỏ đức tin của họ. Phải cám ơn vào đức tin và tinh thần bất diệt của một nền văn hóa mà thủ đô Lhasa vẫn còn là một điểm đến hấp dẫn cho du khách toàn cầu với một cảm giác phiêu lưu. Chỉ cần hít một hơi thật sâu.
|