dieuphap.com Trang Chính


Nghệ Thuật và Kiến Trúc Phật Giáo


Các khoa học gia quan tâm đến việc tái thiết các Tôn Tượng Phật tại Bamiyan  

by Kate Melville, Scienceagogo.com, 28 February 2011

Nguyễn Văn Ḥa chuyển ngữ

tuong Ganesha cua the ky 13

Bamiyan, Afghanistan - Với sự phối hợp của UNESCO và Hội đồng Quốc tế về di tích và địa danh (the International Council on Monuments and Sites) , một nhóm khoa học gia đang nghiên cứu các mảnh vỡ để lại từ sự phá hủy của chính quyền Taliban của các tôn tượng Phật Bamiyan và xem xét việc có thể xây dựng lại những tôn tượng khổng lồ này.

Nằm trên con đường tơ lụa, những công trình nghệ thuật 1.500 năm đã là một trung tâm của một trong những tổng hợp tu viện Phật giáo lớn nhất thế giới. Tại một thời điểm, đã có hàng ngàn tu sĩ trông nom vô số đền thờ trong các hốc và các hang động được đục khắc trên mặt vách đá dài một kilometer. V́ ch? d? Taliban phá h?y các tôn tu?ng, các chuyên gia ph?c h?i dă n? l?c c?t gi? nh?ng ph?n c̣n l?i và khôi ph?c l?i các tôn tu?ng. Ki?m tra hàng tram m?nh v? có chi?u cao t? 55m và 38m dă mang l?i m?t s? hi?u bi?t sâu s?c dáng ng?c nhiên.

Giáo su Erwin Emmerling, t? d?i h?c Technische Universitaet Muenchen, ? Đ?c, gi?i thích "các tôn tu?ng Ph?t dă t?ng có m?t s? xu?t hi?n d?y màu s?c r?c r?," . Ông phát hi?n ra r?ng khu v?c này tru?c khi chuy?n d?i thành H?i giáo, nh?ng tôn tu?ng dă du?c son l?i nhi?u l?n, có l? v́ màu s?c b? phai m?. Các áo càsa bên ngoài, du?c son màu xanh d?m bên trong và màu h?ng, và sau dó du?c son l?i màu vàng cam sáng ? l?p trên. Trong m?t giai do?n khác, tôn tu?ng Ph?t l?n du?c son màu d? và tôn tu?ng nh? du?c son màu tr?ng, trong khi bên trong c?a nh?ng chi?c áo càsa du?c son l?i m?t màu xanh nh?t.

tuong Ganesha cua the ky 13

Những bức tượng này đã được điêu khắc ngay trên vách đá, nhưng các phần trang trí đã được dùng đất sét để làm ra, có những chỗ phải dùng tới hai, ba lớp đất sét để đắp lên. “Những lớp bên ngoài bức tượng nhìn rất phẳng phiu - mặt phẳng tương tự như bề mặt của những món đồ sứ," ông Emmerling đã nói như vậy. Lớp dưới cùng của thạch cao đã được gắn chặc tại chỗ với những sợi dây thừng buộc vào các mẩu chốt gỗ nhỏ. Điều này cho phép người điêu khắc đã có thể đắp lên các lớp thạch cao dày lên đến tám centimeters.

Các nỗ lực trước đây nhằm xác định những tôn ượng có nguồn gốc được ước tính dựa trên phong cách của chiếc áo càsa của Đức Phật hoặc những tiêu chuẩn tương tự. Khối phổ kế ngày nay kiểm tra lại cho biết là ngày xây dựng của tôn tượng Phật nhỏ vào khoảng giữa năm 544 và 595 và tôn tượng Phật lớn vào khoảng giữa năm 591 và 644.

Các nhà bảo tồn làm việc trên dự án có các di tích xếp chồng lên nhau trong kho tạm thời ở thung lũng Bamiyan. Những phần lớn hơn đã được bao lại tại chỗ. "Tuy vậy, điều đó sẽ chỉ kéo dài trong một vài năm, bởi vì sa thạch rất xốp," Ông Emmerling giải thích. Ông nói thêm rằng phương pháp thông thường của việc bảo tồn thì ra ngoài vấn đề. "Trên qui mô này, theo các điều kiện khí hậu ở thung lũng Bamiyan, sự diễn biến của các loại nhựa tổng hợp thường được sử dụng sẽ thay đổi rất lớn so với các loại đá tự nhiên," ông Emmerling đã nói như vậy, ông là người hy vọng tu chỉnh một quy trình mới là tiêm một hợp chất silic hữu cơ vào đá.

Các khoa học gia quan tâm đến việc có thể làm một cuộc tái thiết tôn tượng Đức Phật nhỏ , nhưng đối với tôn tượng Đức Phật lớn hơn, có độ sâu khoảng 12 mét, có thể có nhiều vấn đề. Các tôn tượng nhỏ hơn với độ sâu khoảng hai mét thì nằm dọc theo các đường của địa hình, ông Emmerling đã nói như vậy. Tuy nhiên, ngay cả để khôi phục lại các tôn tượng nhỏ, thuộc về việc quản lý nhà nước và thiết thực để khắc phục. Việc bảo tồn các mảnh vỡ sẽ đòi hỏi việc xây dựng một nhà máy nhỏ ở thung lũng Bamiyan - một sự lựa chọn khác là khoảng 1.400 khối đá nặng hơn hai tấn sẽ phải được vận chuyển sang Đức. Một hội nghị sẽ được tổ chức tại Paris trong tuần này sẽ tiếp tục xem xét các số phận của các mảnh vỡ của các tôn tượng Phật.