Vấn Ðề
Của Sự Tranh Chấp
Sự tranh chấp là một trong những trớ trêu cay đắng của cuộc sống con người, mặc dù hầu như tất cả mọi người đều mong muốn một cuộc sống hòa bình, chúng ta liên tục tìm thấy chính mình bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp, đọ sức với những người khác trong mối quan hệ gặp trở ngại bởi sự căng thẳng, mất lòng tin hoặc thù địch. trớ trêu này đặc biệt cay đắng bởi vì nó tiếp cận trực tiếp một cách hiển nhiên đối với chúng ta rằng sự chân tình, quan hệ hài hòa với những người khác là một điều kiện cần thiết cho hạnh phúc đích thực của chúng ta. Không chỉ làm mối quan hệ như vậy cho phép chúng ta theo đuổi những mục tiêu mà chúng ta coi là quan trọng cần thiết để thực hiện trọng trách của chúng ta, nhưng chúng mang lại cho chúng ta những niềm vui sâu sắc hơn về sự giao thiệp có ý nghĩa với con người đồng loại của chúng ta. Cuộc sống tranh chấp, ngược lại, luôn luôn là bản chất đau đớn, kéo theo chủ quan của chúng ta trở thành nhẫn tâm, thắt chặt cái nút của tức giận và ghen ghét. Thật vậy, bất kể kết quả của cuộc xung đột có thể có - dù chiến thắng hay thất bại - kết quả cuối cùng chính là bất lợi cho cả hai kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại như nhau.
Tuy nhiên, mặc dù cuộc sống hòa thuận hứa hẹn có nhiều phước lành như vậy trong khi mối quan hệ bất hòa gây hại rất nhiều và tạo nên sự đau khổ, cho phần lớn cuộc sống của chúng ta - và cuộc sống của những người xung quanh chúng ta - vướng vào sự rắc rối của cuộc cãi vã và tranh chấp. Sự tranh chấp có thể là trạng thái kềm chế trong sự im lặng nghi ngờ và sự oán giận hay có thể bùng nổ thành cơn thịnh nộ bạo lực và tàn phá. Nó có thể lôi kéo chúng ta ở cấp độ của các mối quan hệ cá nhân, hoặc là thành viên của một nhóm một dân tộc, một đảng chính trị, một tầng lớp xã hội hay một quốc gia. Nhưng trong một hoặc nhiều sự biểu hiện khác nhau, sự hiện diện của tranh chấp trong cuộc sống của chúng ta dường như không thể tránh được. Hòa bình và sự hòa hợp ấp ủ trong khoảng cách là những giấc mơ đẹp cho một đêm của mùa hè hoặc những lý tưởng cao quý mà chúng ta nguyện sẽ theo đuổi. Nhưng khi thực tế bị va chạm và giấc mơ tan biến, chúng ta thấy mình co rúm lại, thông thường đối với cách nhìn tốt hơn của chúng ta, vào môi trường nơi mà những niềm vui mà chúng ta tìm kiếm xứng với giá trị của chúng là cái giá mà chúng ta phải trả cho các cuộc đấu tranh và tranh chấp.
Trong khi những lời dạy của Đức Phật thì được nhắc nhở điểm quan trọng là giải thoát cá nhân khỏi đau khổ, cũng dẫn giải với mục đích hướng dẫn chúng ta trong việc làm thế nào để chúng ta có thể sống hòa hợp với những người khác. Như vậy sự mong muốn một cuộc sống hòa hợp không chỉ như một nguồn của sự thỏa mãn trong chính nó, mà còn vì nó là một điều kiện tiên quyết cho nấc thang trên con đường đạo dẫn đến sự giải thoát cao hơn. Cuối cùng sự an lạc của giác ngộ chỉ có thể phát sinh trong tâm của người đó có sự hòa thuận với người khác, và tâm chỉ có thể được hoà thuận với người khác khi chúng ta nhất định tích cực theo đuổi một khóa học tập làm cho có khả năng giúp chúng ta giải thoát khỏi gốc rễ của xung đột đó nằm chôn vùi sâu trong trái tim của chúng ta.
Một lần, trong thời Ấn Độ cổ đại, vua trời Đế Thích vua của các vị Chư Thiên đã đến gặp Đức Phật và hỏi: "Bạch Đức Thế Tôn, bởi mối quan hệ gì làm con người bị ràng buộc, mặc dù họ muốn sống trong hòa bình, không ganh ghét và không thù địch, họ phải sống trong cuộc tranh chấp, căm ghét và sự thù địch. " Đức Thế Tôn trả lời: "Nó là xiềng xích của sự ghen tị và tham lam đã ràng buộc mọi người với nhau, mặc dù họ muốn sống trong hòa bình, họ phải sống trong cuộc tranh chấp, căm ghét và thù địch." Nếu chúng ta theo dõi các cuộc tranh chấp từ nguồn gốc của chúng, chúng ta sẽ thấy rằng chúng có nguồn gốc không phải ở địa vị, của cải hoặc tài sản, mà ở ngay trong tâm mình. Chúng khởi lên bởi vì chúng ta ghen tị người khác cho những phẩm chất mà họ có mà chúng ta mong muốn cho chính mình, và bởi vì chúng ta bị thúc đẩy bởi tâm tham không thể dập tắt được để mở rộng ranh giới của những gì chúng ta có thể gắn nhãn "của tôi."
Ganh tị và tham lam lần lượt là căn cứ trong hai điều kiện cơ bản tâm lý nhiều hơn. Ganh tị phát sinh bởi vì chúng ta gắng bó chặc chẽ với cái "Tôi", bởi vì chúng ta không ngớt tìm cách thiết lập một đặc tính cá nhân cho bản thân nội tại và đặt mình vào hình thức bên ngoài để người khác nhận ra và chấp nhận. Tham lam phát sinh bởi vì chúng ta muốn chiếm hữu: Chúng ta cố gắng để vẽ ra một lãnh thổ cho chính mình và để cung cấp cho lãnh thổ với tài sản đó sẽ đánh động lòng tham và ý thức của chúng ta về tầm quan trọng của tự ngã.
Sự tranh chấp có là vì bắt nguồn từ sự ghen tị và tham lam, con đường dẫn đến sự không tranh chấp phải là một quá trình từ bỏ, loại bỏ những ý tưởng và mong muốn nhỏ nhen vây quanh các khái niệm về "tôi" và "của tôi", động lực để tự phụ và để chiếm hữu. Quá trình này đạt tới đỉnh cao sự trưởng thành của trí tuệ, với cái nhìn sâu sắc về bản chất trống rỗng của tự ngã, của tất cả các hiện tượng; từ cái nhìn sâu sắc này mà lộ ra sự không thật của các khái niệm "tôi" "của tôi" điều mà làm nền tảng ghen tỵ và bỏn xẻn. Tuy nhiên, mặc dù giải thoát cuối cùng khỏi sự ham muốn có thể còn rất xa, con đường dẫn đến đó là từng bước một, phát triển trong đơn giản, và các bước cơ bản mà nó nằm rất gần với đôi chân của chúng ta.
Hai biện pháp sau đây cần thiết để thay đổi thái độ với sức mạnh để chuyển hóa sự ghen tỵ và bỏn xẻn. Một là niềm vui vị tha (tâm Hỷ), khả năng vui mừng xem sự thành công của người khác như là thành công của chúng ta. Hai là sự rộng lượng (caga), sự sẵn sàng để cho và từ bỏ. Điều thứ nhất là thuốc giải độc cụ thể cho sự ghen tị, điều thứ hai là thuốc giải độc cho sự tham lam. Điều chung cho cả hai là nâng ý thức về bản thân từ sự đóng chặt hạn hẹp của tự ngã, và sự mở rộng của nó bao gồm người khác để chia sẻ sự mong muốn và không đau khổ của chúng ta.
Là những các cá nhân chúng ta không thể hy vọng sẽ giải quyết được theo ý chúng ta những tranh chấp rộng lớn bao trùm cả xã hội lẫn quốc gia của chúng ta. Chúng ta sống trong một thế giới phát triển mạnh trên sự xung đột, và trong đó nuôi dưỡng các lực lượng xung đột được phổ biến, cố chấp và mạnh mẽ khủng khiếp. Nhưng như là các Phật tử của Đức Phật những việc mà chúng ta có thể làm gì và phải làm là để biểu lộ bằng đạo đức của chúng ta đối với hòa bình: để tránh những lời nói và hành động tạo ra sự thù oán, để hàn gắng các bất hoà, để biểu lộ giá trị của sự hòa hợp và hòa hợp. Mẫu mực mà chúng ta phải thi đua do Đức Phật thuyết giảng trong bài giảng của Ngài về các Phật tử thật sự: "Là một người đệ tử phải là một kẻ có thể hoà hợp được với những người chia rẽ, là người tạo ra tình bạn, thích hòa hợp, vui mừng trong hòa hợp, vui thích trong hòa hợp, và nói lên những lời khuyến khích cho sự hòa hợp . "
~~O~~
Với phước báu mà con tạo nên hôm nay xin hồi hướng đến hương linh của mẹ là Thái Huê, cầu mong bà được thượng hưởng phước lành và chóng viên thành đạo quả.
Phật tử Thiện Pháp Nguyễn Văn Hòa và Minh Hạnh
|