dieuphap.com Trang Chính


Escape

by Ajahn Sumedho / Nguồn: http://www.what-buddha-taught.net

Nguyễn Văn Hoà chuyển ngữ


Lỗi Thoát

Một vài lời về tâm quán niệm xứ (cittanupassana - satipatthana) - sự chánh niệm của tâm, với điều này, tôi nhận thấy rất hữu ích để hỏi bản thân mình và để chiêm nghiệm [quán tưởng] coi tâm trạng tôi đang ở trong trạng thái gì, bởi vì thật dễ dàng để được sống cuộc sống một cách máy móc. Chúng ta có thể bị bao phủ trong thói quen và cách hành xử thường xuyên của chúng ta mà chúng ta hoàn toàn không biết được tâm trạng ra sao. Có một lần một người nói với tôi là tôi đã nổi giận, và tôi đã phủ nhận; thực sự tôi đã nổi giận, và tôi không hề biết - tôi không thể chấp nhận điều đó với bản thân mình. Nhưng chỉ có thừa nhận những điều này với chính mình thì chúng ta mới có thể giải quyết được.
Các nguồn năng lực và cảm xúc mà chúng ta sở hữu có thể thật đáng sợ, thậm chí cho chính mình. Bản chất của tôi là muốn có một cuộc sống tốt đẹp mà mọi người đều mỉm cười và nói: "Mọi thứ đều coi được" - ngay cả việc coi không được! Cuộc sống có thể sống trên mức đó: không dám đưa ra hoặc thừa nhận sự việc xảy ra, chỉ giử trong lòng để suy nghiệm - bởi vì chúng ta cảm thấy bị đe dọa hay sợ hãi, và một số trong chúng ta thực sự không muốn biết. Chúng ta không cảm thấy chúng ta có thể chịu nổi, chúng ta không biết hoặc không hiểu được chính mình trong cách đối phó với những gì chúng ta nghĩ là thói hư tật xấu hoặc là các tệ hại cá nhân.

Tôi nghĩ rằng có một nổi lo sợ trong tâm hồn, hoặc rằng có thể có một cái gì đó sai lầm trong căn bản đối với chúng tôi: "Có thể có một sự lỏng lẻo trục trặc nào đó, hoặc tôi đã bị mất một cái gì đó khi tôi mới sinh ra" - bởi vì khi chúng ta nhìn vào chính chúng ta, chúng ta thực sự không hiểu tại sao chúng ta theo cách này. Thông thường, ít nhất là trong thế hệ của tôi khi tôi còn trẻ, người thanh niên không bao giờ thừa nhận điều gì - chúng tôi đã đóng nhiều vai trò, chúng tôi đã hành động trong phong cách nam nhi: "Không có gì làm cho tôi sợ, tôi không sợ bất cứ điều gì.' Chúng tôi đã tạo được hình ảnh bất khuất và hùng tráng. Trong Hải quân, tôi nhớ là trên một con tàu, nơi mà mỗi người đều giữ một vai trò - nhưng, trên thực tế, tôi cảm thấy rất khác biệt: "Tất cả chúng tôi đều nói rằng chúng tôi đều can đảm, nhưng thực ra tôi rất sợ chết. Có lẽ tôi là người duy nhất trên tàu sợ chết như vậy - nhưng tôi không muốn mọi người biết việc đó, bởi vì tôi không biết họ sẽ làm gì đối với tôi nếu họ tìm ra!' Ngày nay tôi nghĩ rằng mọi người đều sẵn lòng thừa nhận với nhau, và thừa nhận với chính mình: "Tôi sợ hãi “, hoặc, “Tôi có những ham muốn này", hoặc, "Tôi cảm thấy tức giận,” hoặc bất cứ điều gì.

Tôi là một người thực sự không thể nào chịu đựng được cảm giác rối ren, vì vậy tôi luôn luôn muốn xác nhận những điều: 'Cho tôi biết phải làm gì, làm thế nào để bạn làm điều này?' Tôi muốn biết chính xác, và muốn tất cả mọi thứ được sắp xếp ngay ngắn có như vậy tôi mới cảm thấy an toàn, nếu không có được như vậy, thì sẽ có sự mơ hồ hoặc lầm lẫn - mà tôi không chịu nổi, tôi luôn cố gắng để tránh khỏi nó. Nhưng những gì tôi muốn đề nghị hiện nay là khi bạn cảm thấy không chắc chắn hoặc không an toàn hoặc nhầm lẫn bởi bất cứ điều gì, bạn nên dùng cơ hội đó để chiêm nghiệm cảm giác của mình. Nhìn vào nội tâm, và hỏi: "nó giống cái gì?...' "Có sự nhầm lẫn này ngay bây giờ. Tôi không biết phải làm gì, hoặc đang có gì xảy ra. Tôi có đúng hay sai? Tôi nên hay không nên làm vậy? ' Sau đó lắng nghe, và chỉ quan sát tâm trạng đó như là một đối tượng của tâm - mà không phê phán nó - và coi việc gì sẽ xảy ra.

Chúng ta có thể đưa ra một trạng thái nghi ngờ để ngăn chận sự suy nghỉ trong tâm, sử dụng một câu hỏi như, “Tôi là ai?” (hoặc bất cứ câu hỏi nào có thể đem đến một trạng thái nghi ngờ). Chúng ta có thể nhận ra được khoảng hở trong tâm khi không có sự suy nghỉ; chúng ta thật sự xử dụng khoảng trống giữa những ý tưởng. Vì vậy với một bản chất nghi ngờ, chúng ta có thể dùng sự nghi ngờ đó như là một phương tiện tinh xảo để phát triển khả năng biết được cái không biết; chúng ta thấy rằng, “chẳng hạn như: ‘không biết là…

Sự suy nghỉ trong tâm dừng lại. Chúng ta cũng có thể dừng sự suy nghỉ theo ý muốn, hãy để ý đến khoảng cách giữa các từ ngữ. Thí dụ như: “Trước khi nghỉ đến nó, có một khoảng tạm dừng, rồi đến “Tôi” và một khoảng tạm dừng, “là” lại một khoảng tạm dừng, “một” tạm dừng “con người” tạm dừng “hiện hữu” - kết thúc. Không gì cả. Như vậy chúng ta đã quen thuộc với nhận xét và lưu ý tới không có gì, tới một khoảng không, tới nơi mà sự suy nghỉ trong tâm không đến đó. Điều này giúp trong việc phát triển tương quan đến chánh niệm, trong đó chánh niệm không phải chỉ là ý thức được sự vật và cảm giác, nhưng còn là ý thức được sự không có gì, và ý thức được khoảng không phía sau – hư vô, khoảng trống, sự yên lặng. Chúng ta phải thức tỉnh để lưu ý rằng bởi vì tâm không có điều liện để nhận thấy nó, ngay cả khi nó hiển nhiên. Nó ở đây và ngay bây giờ - chúng ta không tạo ra nó – và bất chợt chúng ta có thể nhận ra, và nhận chân được nó là gì..

Vì vậy, về tâm trạng, tôi có thể quán tưởng: "Tôi đang ở trong tâm trạng gì? ' Tôi có thể nhìn vào thân và xem tôi có đang bồn chồn không, hay là tôi đang cảm thấy bất mãn hoặc là bực bội, hoặc là tôi cảm thấy hài lòng hoặc rất tích cực - bất cứ điều gì. Bất kể tâm trạng nào - một không gian trong lòng - Tôi có thể nhận thức được đó là một đối tượng mà tôi có thể quan sát. Sau đó, một khi chúng ta thực sự quen thuộc với việc quan sát tâm trạng chúng ta không còn chỉ là một nạn nhân của nó nữa, chúng ta không còn phản đối hoặc hoan nghênh những việc chúng ta đang gặp phải..

Biết được tâm của bạn đang ở trong trạng thái nào – tâm như thế nào, về mặt phẩm chất,-- thực sự là một nền tảng của Chánh Niệm. Thông thường, chúng ta cố gắng thao tác và thay đổi tâm trạng, hay suy nghĩ tích cực để làm cho mình cảm thấy hài lòng hơn – nhưng đó dường như không thể nào làm cho chúng ta thoát khỏi tình trạng khó khăn. Nhưng mục tiêu tôn giáo là giải thoát. Giải thoát khỏi khổ đau - khỏi những ràng buộc, sinh sản, tạo tác và nguồn cội. Hãy mượn câu nói của Đức Phật: "Có những cái chưa ra đời, chưa thành hình, chưa thóat thai. Nếu không có những cái chưa ra đời, chưa thành hình, chưa thóat thai, thì sẽ không có việc giải thoát khỏi những cái ra đời, thành hình, thóat thai. Nhưng bởi vì có những cái chưa ra đời, chưa thành hình, chưa thóat thai, nên lại phải có việc giải thoát khỏi những cái ra đời, thành hình, thóat thai.". "

Kiểu xa lánh cỏi trần này được khuyến khích: giải thoát mình khỏi bị ràng buộc và khỏi bị lôi cuốn vào tình trạng hủy diệt. Chúng tôi gọi nó là 'hủy diệt' bởi vì, khi bạn thực sự quán tưởng nó, tất cả mọi thứ trong ngũ uẩn như: những suy nghĩ, những kỷ niệm, những cảm xúc, thân xác - đều sẽ chết, sẽ chấm dứt. Vì vậy nếu bạn còn ràng buộc với năm uẩn - và đó là tất cả - thực sự, bạn đang ràng buộc với cái chết. Mặc dù mọi người nghĩ rằng họ đang ràng buộc với cuộc sống khi họ đang say mê và ràng buộc trong lĩnh vực có điều kiện, thực sự họ đang ràng buộc với cái chết. Họ có thể nói họ yêu cuộc sống, nhưng không phải là những gì họ cho là cuộc sống mà chỉ là một phần của một bức tranh lớn hơn mà không được nhận ra đầy đủ?

Luôn luôn có những loại truyện cổ tích, hoặc hy vọng ngây thơ, mà việc thực hiện điều mong cầu sẽ là câu trả lời cho đau khổ của chúng ta: nếu chúng ta gặp người hoàn hảo, thì chúng ta sẽ sống hạnh phúc mãi mãi, hoặc, một khi chúng ta có rất nhiều tiền thì chúng ta sẽ thực sự hạnh phúc, hoặc, một khi chúng ta có tất cả mọi thứ chúng ta muốn, chúng ta sẽ không còn ham muốn gì nữa. Nhưng hãy xem xét lại coi: những người dường như có tất cả mọi thứ - họ có hài lòng không? Nếu phải bỏ ra cả một đời để cố gắng thực hiện tất cả những sở cầu thì có đáng giá không? Không cần phải tìm tòi nhiều chúng ta cũng thấy rằng có một chút lãng phí - vì khi nào sự mong muốn còn là sự ràng buộc của bạn, là ảo tưởng của bạn, thì sở cầu sẽ luôn luôn duy trì trong bạn. Bạn có thể có được sự hài lòng nhất thời, nhưng đó là việc tốt nhất mà bạn có thể hy vọng. Bạn có được những gì bạn muốn, và trong một giai đọan bạn cảm thấy hài lòng, nhưng sau đó sở cầu lại bắt đầu trở lại, bạn lại tìm kiếm cái gì khác - và sự mong muốn lại cứ tiếp diễn, tiếp diễn hoài hoài. Điều này là bởi vì vấn đề cơ bản là xác định với, và ràng buộc với sự mong muốn.

Tuy nhiên bản chất thật sự của chúng ta không phải là vậy, không phải là mong cầu, không phải là sự kết liễu. Không có điều kiện, chưa sinh, chưa được tạo ra, không có bắt đầu: Amaravati - Cõi bất tử, đó là vô tận, hiển hiện nơi đây và ngay bây giờ. Vì vậy, bây giờ đó có thể là gì luận theo ý nghĩa của kinh nghiệm? Nếu chúng ta thực hành để cải thiện bản thân mình hoặc để có được một cái gì đó trong tương lai mà tương lai sẽ luôn luôn đưa chúng ta đến khổ đau. Trong thiền định, dù bạn có cố gắng bao nhiêu, có khép mình trong kỷ luật bao nhiêu, dành bao nhiêu giờ trong một ngày để bạn ngồi thiền, nhưng nếu bạn vẫn sinh hoạt theo ảo tưởng cơ bản này, thì kết quả bạn cũng kết thúc với đau khổ.

Bạn không thể giác ngộ được qua sự ngu dốt. Phương cách để nhận thức, hoặc để được giác ngộ, là phải thức tỉnh trong hiện tại - phải tin vào khả năng lắng nghe, phải sống trong trạng thái nhận thức đơn giản. Điều này có thể khó duy trì, bởi vì chúng ta được lập trình cho những cuộc vui – cho những thăng trầm của hận thù, tham lam và si mê trong tất cả các biến thể của nó. Tuy nhiên, có điều nhận thức được niềm đam mê, có thể được thành lập thông qua sự tỉnh thức - của cơ thể, tình cảm, trạng thái tinh thần và các hiện tượng tâm thần. Chánh niệm và phản ánh của ngủ uẩn cho phép chúng ta thay đổi thái độ của chúng ta đối với những đam mê này, thay vì luôn nhìn thấy chúng như là 'tôi và của tôi.'

Như vậy, điều cần thiết liên tục trong tất cả những diễn biến này là chánh niệm. Chúng ta hãy lưu ý tới sự xuất hiện của một trạng thái, chẳng hạn như hít hơi vào: nó bắt đầu, nó đạt đến tột đỉnh, và kế tiếp là sự thở ra bắt đầu, và sau đó là kết thúc. Tương tự như vậy, bạn có thể nhận thức được khi tâm trạng thay đổi: khi bạn đủ kiên nhẫn và sẵn sàng duy trì sự chú ý, [bạn sẽ thấy] tâm chắc chắn là vô thường - nó không phải là một khối bất biến. Nếu chúng ta không nhận ra tâm của chúng ta theo cách này, chúng ta luôn hoặc là chiều theo hoặc là chống lại chúng, và chúng có một ảnh hưởng lớn đối với cách chúng ta sống như thế nào. Nhưng ngay sau khi tôi thức tỉnh và chú ý thì quan hệ của tôi đối với những tình huống sẽ thay đổi. Thay vì bị mơ hồ trong lĩnh vực của tình huống, thì tôi quan sát nó. Có tình trạng hiểu biết, tình trạng nhận thức về sự thay đổi của hiện tượng trong các tình huống, phía sau đó là không một tình huống nào. Với nhận thức trực giác, chúng tôi thấy rằng sự im lặng, không điều kiện, như là một nền tảng bao quát, trong đó các điều kiện đều nằm trong quan điểm. Họ là họ, họ giống như thế này: nhưng sau đó họ kết thúc, họ chấm dứt.

Ở trình độ cá nhân tôi có thể cảm thấy sợ: ngay cả suy nghĩ của một sự Giác Ngộ hoặc nhận thức rõ sự bất tử có thể được xem như là một ước lượng quá mức hay ảo tưởng. Đôi khi chúng ta thích nghĩ đến bản thân về mặt tiêu cực bởi vì chúng ta nghĩ rằng bằng cách khiêm tốn và thừa nhận lỗi lầm của chúng ta, chúng ta đang trung thực. Nhưng trong thực tế, chúng ta phải buông bỏ cái ảo tưởng coi mình là một người bị thiệt hại, hoặc nạn nhân bất lực của hoàn cảnh:: "Mẹ tôi không bao giờ yêu tôi - đó là lý do tại sao tôi như vậy, '' Tôi không bao giờ có cơ hội như bạn đã có ', hoặc bất cứ điều gì. Tôi không có ý làm tức cười về điều đó nhưng tôi nêu ra rằng nếu chúng ta dính mắc với những vai trò, thì chúng ta sẽ luôn luôn trải nghiệm cuộc sống theo cách đó. Nhưng có một lối thoát, đó là làm thoát khỏi nỗi khổ đau của vô minh và từ sức mạnh của điều đó.

Chúng ta có thể nghĩ: "Vâng, Đức Phật đã thực hành điều đó, nhưng đó là hơn hai ngàn năm trăm năm trước, và nó chỉ là tin đồn. Tôi không biết Đức Phật Gotama, như vậy có lẽ họ chỉ tạo dựng câu chuyện -. Có lẽ là đã không có bất kỳ một Đức Phật Gotama " Nhưng nếu bạn tu tập và phát triển chánh niệm, thì nó không quan trọng cho dù Đức Phật đã từng tồn tại - bởi vì các công trình giảng dạy. Chúng ta không đòi hỏi độ chính xác lịch sử, nhưng: nó có đúng không? Có thoát khỏi đau khổ không? Bạn có biết khi nào ở đó có đau khổ? Bạn có biết khi nào không có đau khổ ở đó?

Cảnh giới này chúng ta sống trong khi cá nhân con người cơ bản là một lĩnh vực đó đang thay đổi - và đó là luồng Nghiệp, tất cả mọi thứ phụ thuộc vào cái gì khác. Có một cơ thể con người đưa chúng ta đến tình trạng lão hóa. Bây giờ tôi có thể tạo ra sự đau khổ xung quanh quá trình lão hóa của cơ thể này, nếu tôi muốn; người ta làm vậy, phải không? Người ta trả tiền cả tỷ tiền để phẫu thuật thẩm mỹ và có tất cả mọi thứ thay đổi xung quanh: để có được những nét bên ngoài, trông trẻ hơn và vv - bởi vì nếu bạn được đồng hóa với thân xác rồi theo luật tự nhiên, đến khi xác thân bắt đầu già đi, bạn sẽ đau khổ, nó bắt đầu già đi, bạn đau khổ.

Đức Phật đã già, nhưng Ngài đã không bị ảnh hưởng. Ngài đã có bệnh tật, nhưng Ngài đã không bị ảnh hưởng. Ngài đã không đau khổ khi cơ thể của Ngài chết, và Ngài đã không đau khổ khi Ngài đã đổ lỗi cho những điều Ngài đã không làm. Rất nhiều những điều khủng khiếp đã xảy ra với Đức Phật. Theo Kinh Điển, Ngài đã phải đối diện với rất nhiều tình trạng thật khốn khổ: các tăng ni khó chịu; bị tấn công bởi một con voi say rượu, do người anh em họ của Ngài đã cố gắng để giết Ngài- nhưng Đức Phật đã không bị ảnh hưởng. Đối với Ngài những điều đó không thấm gì, giống như nó không quan trọng và Ngài không cảm thấy gì hết?

Khi chúng ta cảm thấy quá trình lão hóa, đau đớn của bệnh tật, hoặc khó chịu, khi có chuyện xảy ra, và chúng ta nhận trách nhiệm cho những điều chúng ta không làm, hoặc khi có cái chết của một người thân yêu - đó là một cảm xúc tự nhiên - nhưng chúng ta đã tạo ra sự đau khổ xung quanh nó phải không? Chúng ta thấy rằng có những việc diễn ra, như sự thừa kế Nghiệp chướng hiện nay, đó là như vậy - nhưng đau khổ đó là gây ra xuyên qua sự dính mắc theo những điều kiện này. Khi không có sự dính mắc nhưng mà rồi chúng tôi vẫn cảm thấy nó - đó là sự thừa kế Nghiệp của cuộc sống của chúng ta - nhưng chúng ta không tạo ra sự giận dữ, oán giận, sức đề kháng, trách móc, tự thương hại, sợ hãi, hoặc mong muốn xung quanh nó.

Hãy tự hỏi mình: "Tại sao lại có quá nhiều căng thẳng trong xã hội có phải điều đó là nhằm cố gắng tạo ra một kỹ thuật để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn không?" Chúng ta đã thực sự làm cho sự căng thẳng nhiều hơn nữa. Có máy giặt, máy sấy, lò vi sóng, và máy rửa chén để giúp bà nội trợ không bị bận rộn trong nhà bếp, phải làm tất cả các loại công việc tẻ nhạt ngày này qua ngày khác, do đó, có nhiều thời gian hơn cho - những gì? đi du lịch, để những lo lắng và căng thẳng giảm - nhận tham gia vào tất cả mọi thứ mà chúng ta đã không có thể làm trước đây, khi cuộc sống được nhiều cơ bản hơn! Chúng ta có tất cả các thiết bị này để giảm thiểu sức lao động, nhưng sau đó chúng ta lấp vào thời gian của chúng ta với các hoạt động tạo ra các vấn đề căng thẳng tâm lý.

Vì vậy, tôi khuyên mọi người cố gắng để đơn giản hóa mọi điều - không phải để lấp đầy thời gian với các hoạt động, nhưng để có thêm thời gian thoải mái để phát triển thiền định trong cuộc sống hàng ngày. Xem thiền định và chánh niệm như là một cái gì đó để thực sự trân trọng và tôn qúi, hơn là một cái gì đó chỉ được thực hiện một cách thường xuyên trước khi đi làm việc vào buổi sáng. Nếu bạn quan tâm thiền định như một cái gì đó bạn chỉ cần làm khi bạn có thời gian cho nó, sau một thời gian bạn sẽ không có thời gian cho nó nữa - tôi đảm bảo như thế! Tất cả mọi thứ khác có vẻ khẩn cấp hơn nhiều so với thiền, bởi vì thiền định có vẻ như bạn chỉ cần ngồi ở đó không làm bất cứ điều gì. Gia đình của bạn có thể nghĩ: "Anh ấy chỉ ngồi ở đó, anh ấy không phải làm bất cứ điều gì. Việc này tốt như thế nào? Anh ta cần phải làm một cái gì đó. '

Đó là các loại của xã hội chúng ta đang sống, nhưng cho chính mình, nếu bạn thực sự quan tâm trong việc phát triển thiền định, vậy thì cung cấp cho nó một vị trí quan trọng - thật sự phát triển một lối sống theo một cách điều đó cho bạn cơ hội để phản ảnh yên tĩnh. Phát triển thiền chỉ (samatha) và thiền quán (vipassana,) * và sau đó kết hợp chúng vào cuộc sống hàng ngày. Sau đó, bạn có thể học hỏi rất nhiều về phương cách của nó.

* Samatha và vipassana: khuynh hướng trong thiền định nhằm mục đích tương ứng ở sự ổn định tâm trí và nghiên cứu các đối tượng của thiền định.

Với tâm quán niệm xứ (cittanupassana) bạn có thể phải nhận thức được những gì bạn đang cảm thấy quan tâm đến người khác. Nếu bạn cảm thấy tức giận đối với chồng của bạn, bạn có thể ít nhất là nói rằng: "Ngay bây giờ tôi đang có sự giận dữ, và nó giống như thế này ...', hơn là nói lên lời đổ lỗi cho anh ta, hoặc cố gắng để không thừa nhận điều đó. Thừa nhận nó không có nghĩa là nó thường trú, hoặc bất cứ điều gì khác hơn: "Nó giống như thế này." - Và điều đó giúp làm giảm sự căng thẳng, bởi vì bạn không dính mắc. Hãy xem xét, nếu bạn đang say mê với ai đó, bạn không muốn nghĩ rằng có điều gì sai trái với họ, thậm chí nếu họ có những lỗi lầm của họ nó không có vẻ có vấn đề, bạn có thể để chúng sang một bên. Nhưng khi bạn đang trách mắng ai đó, thật khó để nhớ bất cứ điều gì tốt đẹp mà họ đã từng làm, mặc dù bạn có thể nhớ chính xác tất cả mọi thứ mà họ đã từng làm sai!

Trong sự tu tập chánh niệm, chúng ta sẵn sàng đối diện với bề mặt khó chịu của cuộc sống trong tâm trí của chúng ta. Chúng ta đang sẵn sàng để nhận rõ tư tưởng xấu, oán giận, tất cả các loại cảm xúc tiêu cực- để cho chúng được theo cách mà chúng đang là. Chúng ta đạt được niềm tin vào nơi nương tựa của chúng ta, và để mặc cho tình trạng của tâm diễn ra như bình thường, mà không tạo ra cảm giác tội lỗi hay phản kháng xung quanh chúng. Nó vẫn cảm thấy theo cách này: nếu đó là một cảm nghĩ xấu nó vẫn cảm thấy xấu, nhưng mối quan hệ của chúng ta cho nó là một trong những lòng tốt, hay lòng kiên nhẫn. Sau đó cho phép tình trạng được chấm dứt. Đó là cách giải quyết, nó sẽ chấm dứt. Vì vậy, nếu chúng ta nhận ra và hiểu tâm trạng của chúng ta và các hiệu ứng của chúng, chúng ta không còn tạo ra đau khổ cho những người xung quanh hoặc trong các mối quan hệ của chúng ta với người khác.

~~O~~

Với phước báu mà con tạo nên hôm nay xin hồi hướng đến hương linh của mẹ là Thái Huê, cầu mong bà được thượng hưởng phước lành và chóng viên thành đạo quả.

Phật tử Thiện Pháp Nguyễn Văn Hòa và Minh Hạnh