dieuphap.com Trang chính


Thiền Định - Làm tâm thanh tịnh

by Aik Theng Chong, The Buddhist Channel, July 1, 2011

Minh Hạnh chuyển ngữ


tuong Ganesha cua the ky 13

Singapore - Là con người, chúng ta không ngừng suy nghĩ về tương lai hoặc quá khứ. Nhưng để sống thật sự, chúng ta phải sống từng phút giây trong hiện tại. Những sự việc xảy ra trong quá khứ chỉ là những kỷ niệm.

Đối với đời sống trong tương lai, phải có dự tính. Khỏang thời gian duy nhất chúng ta có thể sống là bây giờ, ngay giây phút này. Dường như thật là khó khăn, nên trước nhất chúng ta phải học cách hành xử. Chúng ta phải thật sự dấn thân sống trong hiện tại để có thể loại bỏ được một số lớn những vấn đề phức tạp của chúng ta. Nghe như thật đơn giản, nhưng quả thật là khó khăn khi thực hiện. Đường lối duy nhất để học cách sống từng giây phút không có gì khác hơn là dựa vào tiến trình của thiền định.

Hầu như tất cả chúng ta đều có khả năng chăm sóc cơ thể để yên tâm là cơ thể chúng ta có thể hoạt động hữu hiệu. Nhưng chúng ta có chăm sóc như vậy cho tinh thần chúng ta hay không? Việc mà chúng ta không nghỉ nhiều đến là tâm trí của chúng ta là chủ nhân và cơ thể là tôi tớ. Chủ nhân, người có trách nhiệm, phải được sống trong tình trạng tốt nhất có thể có được để chỉ đạo người tùy thuộc bảo đảm mọi việc đều được ngăn nắp. Mọi thứ trên thế giới này đều do tâm mà ra, nhưng nhiều người trong chúng ta không để ý tới tâm trí. Nhưng không mấy ai trong chúng ta thờ ơ với cơ thể, chúng ta luôn để ý rằng cơ thể phải được ăn cho no, ngủ cho đủ và khi cơ thể ngả bịnh thì sẽ được đưa đến bác sĩ. Còn về tâm trí, đối với những người bình thường đó lại là một vấn đề hoàn toàn khác biệt. Săn sóc tâm trí là điều cần thiết để tâm được phát triển sâu xa và sáng suốt, nhưng người ta lại nghỉ rằng chỉ có người tu thiền mới biết làm cách nào để săn sóc tâm trí.

Nhiều người trong chúng ta thích sống trong sự suy tưởng về những sự việc xảy ra của ngày hôm qua và ngày mai, cái tốt và cái xấu, cái thích và cái không thích, nhưng chỉ khi tâm trí được tu luyện chúng ta có thể nhìn xa hơn điều này và nhìn vào các không gian khác. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để tâm "nhìn" vượt qua cuộc sống hai chiều trong hiện tại này trước hết là 'gột rửa' và 'gội sạch' tâm trong tất cả những khoảnh khắc mà chúng ta thức tỉnh. Để làm được điều đó, chúng ta sẽ cần tìm hiểu phải làm như thế nào. Đối với cơ thể, chúng ta chắc chắn phải biết làm thế nào là đúng ngay từ khi còn bé. Nhưng đối với tâm trí, tâm chỉ có thể được gột rửa do chính tâm. Đối với thứ gì được nhận vào trước đây, tâm là chủ tể duy nhất có thể đem nó ra. Đối với việc đó, một giây phút tập trung trong thiền định cũng là một giây phút làm trong sáng tâm trí của chúng ta. May mắn cho chúng ta, tuy những khoảnh khắc của tâm nối tiếp nhau liên tục nhưng tại một thời điểm chỉ có một khoảnh khắc mà thôi.

Khi chúng ta tập trung tinh thần, năm chướng ngại tham dục là oán ghét, hôn trầm dã dượi, phóng dật, lo âu và hoài nghi sẽ không có cơ hội phát sinh vì tâm của chúng ta chỉ có thể làm một việc trong một lúc mà thôi.  Khi chúng ta quen thuộc với việc tập trung tinh thần và thời gian tập trung càng lúc càng lâu hơn, thì tâm càng lúc càng được sáng suốt hơn.  Tâm của chúng ta tựa như một dụng cụ tuyệt hảo mà mỗi một người trong chúng ta đều sở hữu và dĩ nhiên chúng ta phải học cách làm thế nào để săn sóc nó trong mọi thời điểm.  Đó là một dụng cụ mà chúng ta có thể d ùng để hoàn tất rất nhiều việc bao gồm cả việc giác ngộ; và học được cách chăm sóc tâm sẽ bảo đảm rằng tâm sẽ hoạt động đúng mức.

Trong thời gian thiền định chúng ta học để buông bỏ những gì không muốn giữ trong tâm và chỉ giữ trong tâm của chúng ta về chủ đề của thiền định mà thôi. Khi kỹ năng trở nên thuần thục hơn, chúng ta cũng nên có thể bắt đầu sử dụng việc tu tập thiền định để hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, giống như giúp chúng tôi buông bỏ những suy nghĩ bất thiện và đưa sự chú ý của chúng ta đến những điều thiện.

Kế tiếp, chúng ta phải tập luyện và làm vững mạnh tâm của chúng ta để có thể làm đúng cái mà chúng ta muốn tâm làm, để có thể tĩnh lặng khi chúng ta muốn tâm tĩnh lặng. Điều này tạo ra sức mạnh trong tâm để buông xả, để từ bỏ khi cần phải làm vậy. Những ý tưởng hiện lên, ý tưởng vui hay ý tưởng buồn, đều liên tục biến chuyển và trôi qua; đây là cái mà chúng ta phải tập buông xả khi chúng ta cố sức vận dụng để tiếp tục chú tâm vào đối tượng thiền của chúng ta. Sự từ bỏ phát sinh trong lúc hành thiền khi chúng ta loại bỏ được tất cả mọi ý tưởng. Khi chúng ta suy nghỉ, nói chuyện hoặc đọc sách là lúc chúng ta xử dụng tâm cho lợi lạc của bản thân chúng ta. Khi không có suy nghỉ thì sẽ không có chuyện xác định về sự hiện hữu của bản thân.

Đối với những người hoàn toàn kiểm soát và điều khiển được suy nghỉ của chính mình và có thể nghỉ đến cái mà họ muốn nghỉ, họ đã thực sự đi vào con đường để trở thành A La Hán, trở thành Đấng Giác Ngộ. Ở giai đoạn đó, con người đã trở thành chủ nhân của tâm chớ tâm không còn là chủ nhân của con người nữa. Tất cả về con đường tâm linh chỉ là buông thả, sự buông thả tất cả mọi thứ mà chúng ta đã xây dựng quanh chúng ta, nó bao gồm thói quen, ý tưởng, niềm tin và đường lối suy nghỉ. Một tâm hồn vững mạnh sẽ không bị đau khổ vì nhàm chán, trầm cảm, thất vọng, hay bất hạnh. Nó đã học được cách buông thả những gì nó không muốn, và việc tập luyện thiền định đã tạo cho nó những tế bào cần thiết để làm được như vậy.

Dĩ nhiên tâm cũng cần được nghỉ ngơi. Chúng ta đã biết suy nghỉ kể từ khi chúng ta còn nhỏ bé, trên thực tế biết suy nghỉ từ vô số kiếp sống. Khoảng thời gian duy nhất mà tâm có thể thật sự được nghỉ ngơi là khi tâm ngừng suy nghỉ và bắt đầu chỉ chiêm nghiệm. Một sự so sánh được dùng cho tâm là nó giống như một màn ảnh trống không của một cuộn phim liên tục được trình chiếu không ngừng. Nơi đây cuộn phim giống như sự suy nghỉ của chúng ta và chúng ta quên rằng có một màn ảnh phía sau nó. Nếu một lần chúng ta ngừng chiếu phim một lúc giống như trong lúc hành thiền, chúng ta có thể hưởng được sự trong sáng căn bản của tâm hồn. Khoảnh khắc này cũng đã phát sinh một khoảnh khắc hạnh phúc với mọi sự an vui. Đó là một tình huống sinh ra nhờ vào sự chú tâm. Khi suy tư ngừng nghỉ, tâm hồn sẽ được thanh thản, hài hòa.

Suy nghĩ là khổ, không cần biết điều gì mà chúng ta phải suy nghĩ. Ngay lúc mà chúng ta thư giãn và nghỉ ngơi tâm của chúng ta tăng thêm sức mạnh mới và hạnh phúc. Hạnh phúc này được tạo ra trong thiền định và qua cuộc sống hàng ngày của chúng ta giữ tâm an trú trong hiện tại và tìm thấy an lạc và yên tịnh trong khi thiền định khi cần

Buông xả, sự từ bỏ trong thiền định mang theo với nó cái nhìn sâu sắc, sự hiểu biết rằng cái ngã làluôn luôn đòi hỏi  và do đó đòi hỏi  suy nghĩ. Khi cái tôi ngưng đòi hỏinó không cần phải suy nghĩ và tất cả các mọi điều bất như ý đều biến mất. Đó là lý do tại sao, là Phật tử chúng ta cần hành thiền để  tâm của chúng ta được trong sáng, để mang lại an lạc và tỉnh lặng và điều quan trọng nhấtlà sẽ dẫn đến sự chấm dứt đau khổnhờ vào kiến thức được mở rộng thông qua kinh nghiệm.