dieuphap.com Trang chính


Thiền Quán Về Không Gian Vô Tận

by Aik Theng Chong, The Buddhist Channel, July 27, 2011

Nguyễn Văn Hòa chuyển ngữ


tuong Ganesha cua the ky 13

Singapore - Khái niệm về vô cực của vũ trụ là một trong những ý tưởng cơ bản của Phật giáo và được dựa trên kinh nghiệm tâm linh trực tiếp, đạt được bằng cách nghiên cứu về tâm trong quá trình thiền định.

Nó được biết đến như một trong bốn trạng thái cao hơn về kinh nghiệm yoga trước khi có sự ra đời của Phật giáo. Giá trị phẩm chất của không gian hoặc Akasa (không gian) , có liên hệ đến sự rung động, đến bức xạ và sự di chuyển, di chuyển trong ý nghĩa rằng không có sự hiện diện của bất kỳ một sức cản nào.

Chúng ta có thể trải nghiệm và tìm hiểu không gian hiện hữu từ bên ngoài biến nó thành sự quan sát bên ngoài không gian theo quang học và dồn vào khoảng không gian này những đối vật tùy theo nhận thức trực giác của chúng ta. Mặt khác, chúng ta cũng có thể biến nó theo chiều hướng ngược lại, coi nó như một tia sáng hoặc một ánh sáng phản chiếu không hoàn hảo của kinh nghiệm bên trong và chúng ta lặn vào trung tâm của chính con người chúng ta, vào trong chiều sâu của ý thức chúng ta, vào nơi chứa đựng toàn bộ thế giới vô tận.

Chiều hướng và chuyển động là những đặc điểm về kinh nghiệm không gian của Phật giáo và có thể tìm thấy trong những ý tưởng tôn giáo và trong thực hành thiền định. Một ví dụ điển hình là sự mô tả bốn trạng thái thiêng liêng của tâm trí hoặc bốn Phạm Trụ (tứ vô lượng tâm - từ bi, hỷ xả).

Việc hành thiền này đòi hỏi chúng ta cho ra lòng thương yêu, đức từ bi, niềm cảm thông và sự thanh thản, đầu tiên là cho ra trong một hướng, kế đó là hướng thứ nhì, tương tự như vậy đến hướng thứ ba và hướng thứ tư và đồng thời cũng gởi lòng từ tâm công bằng đến cho mọi cỏi phía trên và phía dưới chung ta. Chúng ta nên mở rộng vòng tay đón nhận mọi chúng sinh ở khắp nơi trên toàn thế giới với thương yêu, từ bi, thông cảm, và thanh thản với một tâm hồn sâu xa không giới hạn đã được gội rửa khỏi ác niệm và ác cảm.

Thật là cần thiết phải hướng dẫn nội tâm mang ý thức đầy đủ của chúng ta và liên tục ban ra thể thái thánh hóa của tâm gởi đến tất cả sáu phương cho đến khi thiện tâm đồng nhất với vũ trụ, trám đầy khoảng không gian vô tận không chừa lại một khoảng nào cho cái tôi trổi dậy.

Đây là khoảng không gian được tạo dựng trong ý thức của chúng ta nhờ có đường hướng và chỉ đạo. Khoảng không gian bên ngoài ở nơi đây không gì hơn là một sự phản chiếu đơn thuần, được giới hạn bởi cặp mắt trần hạn hữu của chúng ta, khả năng thực tế của tầm nhìn, một không gian chứa đầy những đối vật ngăn ánh sáng như đã được giải thích bởi ý thức không gian nội tại của chúng ta.

Trong những tầng lớp cao hơn về thiền định hấp thụ, mối tương quan giữa không gian và ý thức cũng có thể được nhìn thấy, nếu ý thức về sự bất tận của không gian trở thành đối tượng của thiền định, hình ảnh về sự bất tận của ý thức sẽ phát sinh, sau khi mọi vật và mọi ý tưởng hình thành được loại bỏ trong thiền quán về bất tận của không gian. Nơi đây không gian có hai đặc tính đó là bất tận và vô hình, chẳng hạn như không có vật thể, hai đặc tính này là biểu tượng về hình ảnh của không gian.

Trong giai đoạn cảm nhận bằng trực giác, ý thức tự đồng hóa chính mình với đối tượng thiền. Nếu đối tượng này là một đối tượng vô tận, thì ý thức cũng trở thành vô tận và không có giới hạn, và rồi ý thức sẽ tự nhận ra sự vô giới hạn của chính mình. Tương tự như vậy, ý thức về sự trống không đối với sự thiếu vắng của tất cả vật chất hay sự việc tưởng tượng, ý thức về sự Vô Thường, trở thành đối tượng của tầng lớp cuối cùng trong sự tiếp nhận.

Tầng lớp cuối cùng này chỉ bao gồm sự biết được về vô thường cùa ý thức được gọi là tình trạng "không là nhận thức cũng không là không nhận thức." Mẫu số chung của tất cả các trạng thái thiền này được dựa trên khái niệm và kinh nghiệm căn bản về không gian, một sự hợp nhất tiến triển từ ý thức phiến diện của chúng ta cho đến sự hợp nhất về ý thức sâu xa của chúng ta. Chính là kinh nghiệm không gian sâu xa này về thiền mà cuối cùng có thể đáp ứng được nổi háo hức của chúng ta về sự vô tận, mà sự vô tận này đã ghi nhận sự thiếu vắng hoàn toàn của "sự vật" và của giới hạn và sự vô tận này cũng tượng trưng cho cái không thể diễn tả được. Cũng nhờ vào kinh nghiệm này, mà ý niệm triết học của Không tính đã mang đến cảm hứng và cũng trên căn bản này mà khái niệm về Chân Không bắt đầu dễ hiểu hơn.
.