Insight Meditation

Nghệ Thuật và Kiến Trúc Phật Giáo

Ngôi Đền Borobudur (tiếp theo)
Các sự kiện đương đại

Nguyễn Văn Hoà chuyển ngữ

 

SikkimTiếp theo sự phục hồi vào năm 1973 do cơ quan UNESCO tài trợ, ngôi đền Borobudur một lần nữa được sử dụng như là một nơi thờ phượng và cho khách hành hương. Mỗi năm một lần, trong thời gian trăng tròn vào tháng năm hoặc tháng sáu, Phật tử tại Indonesia đến hành lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sanh và nhập Niết-bàn, và cũng là thời gian khi Thái Tử Siddhartha Gautama thành tựu đạo quả cao nhất để trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Lễ Vesak là một ngày quốc lễ chính thức ở Indonesia và lễ được tổ chức tại ba ngôi chùa Phật giáo bằng cách đi bộ từ Mendut đến Pawon và kết thúc ở Borobudur.

Ngôi đền là nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất và duy nhất ở Indonesia. Trong năm 1974, có 260.000 khách hành hương trong đó có 36.000 là người nước ngoài đến thăm di tích. Con số đã tăng lên khoảng 2 triệu rưởi khách hành hương hàng năm (80% là khách hành hương trong nước) vào giữa năm 1990, trước khi nền kinh tế quốc gia bị khủng hoảng. Tuy nhiên, sự phát triển nền du lịch , thì đã bị chỉ trích vì không bao gồm các cộng đồng địa phương nên thỉnh thoảng đã tạo ra sự xung đột địa phương. Vào năm 2003, người dân và các doanh nghiệp nhỏ xung quanh Borobudur tổ chức một số các buổi họp và những phản kháng thơ, phản đối kế hoạch của chính quyền tỉnh dự tính xây dựng một trung tâm thương mại ba tầng, đặt tên là "thế giới Java."

Ngày 21 tháng Giêng năm 1985, chín ngôi tháp đã bị hư hỏng nặng bởi chín trái bom. Năm 1991, một vị pháp sư mù người Hồi giáo, Husein Ali Al Habsyie, đã bị kết án tù chung thân vì là người hoạch định các vụ đánh bom trong năm 1980 bao gồm các cuộc tấn công đền thờ Borobudur. Hai thành viên khác của một nhóm cực đoan cánh hữu thực hiện các vụ đánh bom đã từng bị kết án 20 năm vào năm 1986 và một người đàn ông nhận án tù 13 năm. Ngày 27 tháng năm 2006, một trận động đất cường độ 6,2 xảy ra ở bờ biển phía nam của miền Trung Java. Sự kiện này đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng trên toàn khu vực và thương vong cho dân chúng ở thành phố gần đó Yogyakarta, nhưng Borobudur vẫn còn nguyên vẹn.

Yogyakarta Sultanate

Ngày 28 tháng năm 2006, một cuộc Hội thảo về nền văn minh đã được tổ chức tại Borobudur dưới sự bảo trợ của thống đốc của Trung Tâm Java, Bộ Văn hóa Indonesia và Du lịch, cũng có mặt đại diện của UNESCO và chủ yếu là các quốc gia Phật Giáo Đông Nam Á, như Thái Lan, Myanmar , Lào, Việt Nam và Campuchia. Chủ yếu của cuộc hội thảo này là vũ điệu "Mahakarya Borobudur" ở phía trước của ngôi đền Borobudur. Đó là vũ điệu nói lên tính năng truyền thống của người Java gồm có nhảy múa, âm nhạc và trang phục, và cũng nói về lịch sử của việc xây dựng ngôi đền Borobudur. Sau khi hội thảo, các vũ điệu Mahakarya Borobudur được thực hiện nhiều lần, đặc biệt là trong ngày đại lễ Phật Đản hàng năm tại Borobudur với sự tham dự của Tổng thống Indonesia.

UNESCO xác định ba lĩnh vực có thể là mối quan tâm theo hiện trạng bảo tồn: (i) phá hoại bởi du khách, (ii) xói mòn đất ở phần phía đông nam của khu vực, (iii) công việc phân tích và phục hồi của các yếu tố mất tích. Đất mềm, rất nhiều các trận động đất và mưa lớn dẫn đến sự bất ổn của cấu trúc. Cho đến ngày nay thì các trận động đất đã gây tổn thất nhiều nhất, vì không chỉ đá rơi xuống và mái vòm sụp đổ, nhưng chính thế gian này sự chuyển động của các chấn động, tiếp tục phá hủy các cấu trúc. Sự nổi tiếng ngày càng cao của ngôi đền mang lại nhiều khách hành hương đến, hầu hết trong số đó đến từ Indonesia. Mặc dù những dấu hiệu cảnh báo trên tất cả các vị trí là không được đụng đến bất cứ vật gì, cũng như trên các loa phóng thanh thường xuyên nhắc nhở và sự hiện diện của lính canh, nhưng sự phá hoại các phù điêu và tôn tượng là một vấn đề vẫn phổ biến, dẫn đến sự suy giảm hơn nữa. Đến năm 2009, không có hệ thống kiểm soát tại chỗ để hạn chế số lượng khách truy cập cho phép mỗi ngày, hoặc các tour du lịch bắt buộc để hướng dẫn du khách.

Borobudur đã bị ảnh hưởng nặng bởi núi lửa Merapi phun ra vào tháng Mười và tháng mười một năm 2010. Tro bụi núi lửa Merapi đã phủ lên ngôi đền, khoảng cách từ ngôi đền là 28 km (17 dặm) về phía tây-tây nam của miệng núi lửa. Một lớp tro dày lên đến 2,5 cm (1 in) phun tràn trên những bức tượng trong đền vào khoảng ngày 3 đến ngày 5 Tháng 11, cũng giết hại nhiều cây cối gần đó, với các chuyên gia lo ngại rằng acidic tro có thể làm hỏng khu vực lịch sử này. Các ngôi đền đã bị đóng cửa từ ngày 05 tháng mười một tới ngày 9 để làm sạch các tro bụi.

Còn tiếp kỳ sau Architecture

dieuphap.com