Bạn Lành
Trong một số quốc gia thuộc truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy thì lâm tu viện phát triển mạnh. Sự tu tập này, thường xa rời chốn đông người và sống ở nông thôn hẻo lánh, tìm sự tĩnh lặng để thiền định một mình trong rừng vắng, điều này rất được vị giáo thọ của chúng tôi là Ngài Ajahn Chah khen ngợi, và Ngài đã thực hành sự tu tập này trong nhiều năm. Nhưng trong phần sau của cuộc đời, sau một thời gian dài đi du hành, thiền định và sống một mình, Ngài đã mở rộng sự tu tập và giảng dạy trong việc tạo ra một cộng đồng tâm linh.
Ngài đã thấy rằng Ngài có thể phát triển sự tập trung và hiểu biết sâu sắc, và đã đạt được một vài tình trạng của tâm một cách thú vị khi Ngài đi lên núi một mình, nhưng sau đó khi Ngài trở lại và tu tập chung với các nhà sư khác, Ngài chỉ có thể đương đầu một chút. Ngài đã bắt đầu mất bình tĩnh và khó chịu, tức giận và bực mình về sự bất tài và vô dụng của tất cả mọi người khác. Sau một vài năm này, Ngài nhận ra rằng Ngài đã học được một số bài học: "Vâng, thật là rất dễ dàng cho tôi để đi và sống một mình và để tích cực cuộc sống tu khổ hạnh trong rừng. Sự khó khăn để tiếp xúc với những người khác, và để học hỏi là làm thế nào để dành thời gian với những người khác." Vì vậy, Ngài bắt đầu đặt mình ở nhiều vị trí hơn và nhiều hơn, và cuối cùng Ngài đã thành lập các tu viện của Ngài trong phong cách đó.
Các tu viện của Ngài thường bị chỉ trích vì các tăng ni dường như có quá ít thời gian để hành thiền. Họ luôn luôn làm việc, và mọi người dường như đã phí rất nhiều thời giờ tụ tập nhau: cùng nhau hát, cùng nhau thiền. Nhiều người phàn nàn rằng đây là một trở ngại lớn. Ngài lắng nghe và hiểu rỏ những lời chỉ trích, nhưng không bao giờ e ngại về việc này. Ngài thấy rằng có những bài học sâu sắc và phong phú trong việc học để sống chung với người khác.
Trong thực tế, đó là cộng đồng tâm linh hay tình bạn theo tâm linh mà tình bạn này thực sự gắn bó với nhau nhờ ở đời sống tâm linh. Điều thú vị là trong tất cả các bậc thầy dạy thiền ở Thái Lan, Ngài Ajahn Chah đã hoạt động để thành lập nhiều tu viện hơn so với bất kỳ các bậc thầy dạy thiền khác - tất cả có khoảng 130-140. Vì vậy, việc này thực sự có kết quả đối với con người bình thường. Chúng ta nhận ra rằng để phát triển trong đời sống tâm linh, chúng ta cần sự hỗ trợ của nhiều người; không có điều đó, chúng ta dễ bị trôi dạt hoặc bị chìm xuống.
Có một câu nói rất thường trích dẫn trong kinh thư nói về tinh thần bằng hữu. Một ngày Ngài Ananda, đệ tử gần gủi nhất của Đức Phật đến gặp Ngài và nói: 'Thưa Ngài, con nghĩ rằng một nửa số người trong Giáo Hội gắn bó, thân yêu nhau trong tinh thần bằng hữu' Và Đức Phật trả lời: "Đó không phải là như vậy, không nên nói vậy, Ananda. Không phải là một nửa của Giáo Hội, mà đó là toàn bộ mọi người trong Giáo Hội..
Tất cả mọi người trong Giáo Hội đều là thân hữu, hội nhập với nhau trong tình thương yêu. Ngày nay, chữ Pali để chỉ “tình bằng hữu thân yêu” là kalyanamitta. ‘Kalyana’ có nghĩa là ‘thương yêu’ hoặc là ‘tốt đẹp’ và ‘mitta’ có nghĩa là ‘bạn bè.’ Vì vậy chữ này thường được dịch là hiệp hội hoặc là liên minh với chữ Lovely (với chữ L viết hoa), là một tiêu biểu cho Thực Tế Tối Hậu hoặc là Thực Thể Không Điều Kiện.
Điều thú vị là trong nhiều năm qua tôi luôn luôn sử dụng câu danh ngôn: "Tình bạn tinh thần là toàn bộ đời sống Tôn giáo', nhưng Đức Phật Ngài đã ban cho chúng ta những lời vàng ngọc - Ngài cũng nói rằng không phải chỉ có tình đồng đạo là toàn bộ cuộc sống của đạo giáo, nhưng cần phải có sự phối hợp giữa chúng ta, sự tương thân tương ái của chúng ta, với lòng thành khẩn tuyệt đối. Hai việc này hỗ trợ cho nhau. Sự đồng tâm và phối hợp của những ý nguyện tương đồng của chúng ta trong đời sống tinh thần hỗ trợ cho nỗ lực của chúng ta, nhưng thực sự chính là khả năng thức tỉnh của chúng ta đạt đến mức thực sự yêu thương, đến cảnh giới tuyệt vời, đến mức chân thực tận cùng - theo tính cách riêng biệt của nó, đó là ngọn lửa bừng sáng trong đời sống tâm linh của chúng ta.
Khi chúng ta nói 'người bạn lành", có phải chúng ta muốn chỉ là những người chúng ta gặp trong các tu viện Phật giáo không? Có cần phải là người xuất gia không? Hoặc có thể là chồng là vợ, người chia sẻ trong cuộc sống của chúng ta? Có nhiều loại khác nhau của các mối quan hệ hoặc tình bạn mà chúng ta có thể có. Vì vậy, chúng ta có thể biết những người nào có cùng tinh thần tôn giáo với chúng ta và những người nào thì không. Một tình bạn lãng mạn có thể được coi là người bạn lành không? Hay người bạn lành, phải được thuần khiết? Có thể đó là một mối quan hệ giữa thầy giáo với học sinh, hoặc của anh trai và em gái không? Thay vì phân loại nó trong những cách này, hoặc cố gắng để tìm ra phong cách của cái nào là tình bạn đạo và cái nào không được, nó là rất quan trọng để xem xét mối quan hệ căn bản đó và cách tiếp cận của chúng ta đối với nó. Tôi đề nghị là trong sự giao thiệp, nên đặt trong vào hai loại cơ bản. Trong một loại giao thiệp chúng ta có xu hướng liên quan đến người khác với một cảm giác có tính chất riêng tư, trong cách khác chúng ta giao thiệp với một cảm giác của sự trọn vẹn.
Sự giao thiệp của tính chất riêng rẽ xoay quanh trên một ý nghĩa sâu xa của "tôi" và "bạn", của "cái tôi' và ' người khác ', và đó là một cái gì đó rất cụ thể, vững chắc. Chúng ta luôn luôn tìm đến người khác để hoàn thành một nhu cầu mà chúng ta có, do một cảm giác thiếu một cái gì đó trong chúng ta, và rằng người khác có vẻ như để lấp đầy sự thiếu vắng đó. Vì vậy, loại giao thiệp này hoặc tình bạn này có đặc tính của sự phụ thuộc vào nó. Chúng ta cần nhữg người xung quanh để hỗ trợ chúng ta, để làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu, hoặc chúng ta thậm chí có thể cần phải có đối tượng ở gần để làm cạnh tranh - một nhân vật chính tốt mà chúng ta có thể đấu tranh với!
Chúng ta có thể có mối quan hệ, rất mãnh liệt sâu sắc khi chúng ta đang ở trong tình yêu với một người nào đó và chúng ta có được một thời gian rất hạnh phúc, cảm giác của sự trọn vẹn hay hoàn thiện. Nhưng mà rồi cũng kéo theo những cảm xúc của sự phiền muộn và mất mát, của sự cô đơn khi chia ly. Ngay cả một tình bạn mạnh mẽ, chẳng hạn như với một giảng sư hoặc một người hướng dẫn chúng ta ngồi thiền hoặc chia sẻ cùng nhau về sự hiểu biết sâu sắc của thế giới, chúng ta cũng bị thất vọng theo cách này. Khi sự giao thiệp đó dựa trên ý thức 'tôi' và ý thức về 'bạn', và tính bị ảnh hưởng nhau thì không được công nhận, luôn luôn là có nỗi khổ đau và mất mát trong đó.
Một sự kiện được mô tả trong bản chú giải khi bà Visakha vào một buổi sáng đã đi đến gặp Đức Phật, sau khi dự đám tang của một trong những đứa cháu của mình. Bà Visakha là một trong những đại đệ tử của Đức Phật. Bà đã có mười người con trai và mười người con gái, và mỗi đứa con đều có mười con trai và mười con gái. Vì vậy, bà được bao quanh bởi cả một đại dương những người cháu, và bà rất yêu mến chúng. Đức Phật nhìn thấy mái tóc và quần áo của bà đều bị ướt, Ngài hỏi bà tại sao.
'Bạch Đức Thế Tôn, một đứa cháu yêu quý của con đã chết, đó là lý do tại sao con đã đến đây vào ban ngày với quần áo và mái tóc ướt. "
'Này Visàkhà, Bà có muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và là cháu của Bà không?
"- Bạch Thế Tôn, con muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và cháu của con." Bà trả lời.
"- Nhưng này Visàkhà, có bao nhiêu người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày? '
"- Bạch Thế Tôn, có mười người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày, chín... tám... bảy.. sáu... năm... bốn... ba.. hai. Bạch Thế Tôn có một người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày. Bạch Thế Tôn, Sàvatthi không có thoát được số người bị chết! . '
"- Con nghĩ thế nào, này Visàkhà? nếu như con có nhiều con và cháu như số người tại thành Savatthi, con sẽ dự đám tang của chúng mỗi ngày. Như vậy Con có khi nào được khỏi vải bị ướt, hay tóc khỏi bị ướt không? "
'- Thưa không, bạch Thế Tôn! Thật là vừa đủ cho con, bạch Thế Tôn, số nhiều như vậy về con và về cháu! .'
Sau đó, Ngài cho biết: "Những ai có một trăm người thân yêu thì sẽ có một trăm nỗi đau khổ.. ' (Udana VIII 8 - HT Minh Châu)
Với những người thân yêu của chúng ta, sự thương yêu của chúng ta cho họ, điều này đẹp và đáng yêu nhưng nó cũng sẽ mang đến cho chúng ta sự đau đớn. Nó mang một sự ray rứt, như hình với bóng, và điều này là không thể tránh khỏi. Nếu chúng ta đặt vào những niềm vui của các sự giao thiệp như vậy rồi sau đó, khi có sự chia ly, chúng ta không thể tránh khỏi cảm giác mất mát. Vì vậy, một người bạn lành của loại này sẽ luôn luôn có tính chất hơi thất thường.
Bây giờ, ở mặt khác, những gì tôi muốn gọi mối quan hệ của một sự đầy đủ trọn vẹn, là điều mà chúng ta giao thiệp với một người khác không dựa trên ý thức tự ngã ở trên mọi phương diện. Thay vào đó, nó được dựa trên một quan điểm của sự buông bỏ, của sự không ích kỷ, và một sự cởi mở hơn là thu hẹp.
Điều này có thể phát triển mạch lạc theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách đó là qua việc hành trì khấn nguyện trước một hình tượng lý tưởng, chẳng hạn như Phật, Trời, Chúa Giê Su, thần Krishna hay bất kỳ vị thần thánh nào đó, hoặc một người còn sống, như là một vị Thầy (Guru). Hành động khuất phục này, hành động khép mình trong việc cung phụng một vị Thầy, hình thành do sức mạnh của đức tin của con người đặt vào hình dạng thần thánh của một người và diện mạo của họ. Điều này tạo thành một mối liên kết quan trọng giữa mình và người khác. Bằng cách hoàn toàn hiến thân cho vị thần thánh đó, cho dù đó là nội tâm hay ngoại cảnh, cho dù chúng ta hình dung ra một đối tượng hoặc chúng ta liên tưởng đến một người, bộc lộ phẩm cách của thần thánh, chúng ta cũng có thể mang lại một mối quan hệ tâm linh thực sự. Khi tâm mở ra chấp nhận như vậy, chúng ta bắt đầu tiếp thu những tính chất thần thánh mà họ thể hiện. Chúng ta cảm thấy một niềm vui bên trong và thở phào nhẹ nhỏm trong lòng, mà không còn hình dung đến một tình trạng lệ thuộc bất an.
Cuối tuần qua chúng tôi đã có một cuộc họp của các thiền giả tại đây, với nhiều nữ tu Thiên chúa giáo và các tu sĩ của nhiều tông phái khác nhau, cũng như một số người Ấn giáo và đạo Sufi tham dự. Rất là thú vị khi được nói chuyện với họ bởi vì, trong khi Phật tử là thường không quen việc thực hành một phi tôn giáo hữu thần, hầu hết các truyền thống khác có một Thiên Chúa rất mạnh, điều này khiến tâm của họ tập trung. Cách thức toàn bộ những lời cầu nguyện, sự phụng vụ của họ và sự biểu hiện tôn giáo được tạo ra xung quanh sự cống hiến cho Thiên Chúa; cho chính mình cho Thiên Chúa, cầu nguyện với Thiên Chúa, hoặc từ bỏ trái tim của mình với Chúa Giêsu, Mẹ Maria hay thần Krishna.
Điều này đã rõ ràng rằng bạn càng thực hành theo cách này bạn càng thấy vị thần Krishna hay Thượng Đế, không chỉ ở bên ngoài, mà còn ở bên trong chúng ta. Bạn bắt đầu tìm chính mình thông qua quá trình này của sự từ bỏ tự ngã trong một nhận dạng đầy đủ, sự thuần khiết, với hình ảnh thần thánh. Trong thi kệ thần bí Sufi của Hồi giáo họ thường nhắc đến Đấng Tối Cao. Những thi kệ cổ truyền của họ âm thanh lúc trầm lúc bổng như một bài hát tình yêu, bài hát miêu tả một tình yêu nồng nàn, và các mối quan hệ giữa các cá nhân với Thượng đế. Chúng ta có thể thấy trong một số các thi kệ Sufi toàn bộ quá trình thực hành tâm linh kết thúc với nhận thức rằng chính chúng ta là "kính yêu". Ở đó không bao giờ thực sự có bất kỳ sự khác biệt hay tách biệt giữa bản thân mình, như là một cá nhân rõ ràng, và Thượng đế hay Thiên Chúa hay Đấng Tối Cao.
Cách khác để phát triển mối quan hệ này của sự toàn vẹn là thông qua con đường thiền định và trí tuệ. Sử dụng phương pháp này, chúng ta tỉnh giác hơn trong ý thức "tự ngã.". Bằng cách buông bỏ trực tiếp của cái cảm giác "tôi" và "cái tôi" và "của tôi" trong mọi hoạt động hàng ngày của chúng ta, chúng ta tham gia vào một quá trình tự buông bỏ, mà không có bất kỳ đối tượng bên ngoài, đang được hay vị thần để trao quyền cho hay để tăng cường cho chúng ta. Chỉ cần suy ngẫm, tìm hiểu và hiểu biết - sử dụng sức mạnh của tâm - chúng ta vượt qua cảm giác "tự ngã", cho phép tâm trí và trái tim để được hoàn toàn mở cửa cho Chân Đế.
Một tình bạn hay mối quan hệ đó được phát triển theo cách này mang đến một sự giải thoát khỏi sự đau khổ - bất như ý và sự không hài lòng. Nếu chúng ta giao thiệp theo cách này, buông bỏ "tự ngã" và giảm cảm giác "Tôi" và "cái tôi" và "của tôi", những kinh nghiệm của sự họp bạn với nhau là một trong những niềm vui, trong sự dể thương, hơn là gò bó. Không có cảm giác cô lập, mất an ninh hay sự cô đơn trong mối quan hệ và do đó, có một sự tự do rất lớn. Chúng ta có thể cùng nhau san sẻ và hỗ trợ cho nhau, nhưng không lệ thuộc vào nhau. Điều này được coi như là một sự huấn luyện tinh thần, nơi mà chúng ta phải cẩn thận để không trở thành phụ thuộc vào người thầy; cũng vậy, một vị thầy thật sự sẽ không cần sự ngưỡng mộ hoặc sự chú ý của đệ tử.
Nền văn hóa ngày nay của chúng ta đổ lỗi cho các vấn đề trong cuộc sống gia đình của chúng ta 'bất thường' hoặc có một mối quan hệ khác thường. Chúng ta có thể tìm thấy chính mình bị ràng buộc vào một mối quan hệ mà chúng ta không thể thương yêu những người khác, cũng như chúng ta cũng không thể rời bỏ họ. Chúng ta, sử dụng một cụm từ hiện tại, "đồng phụ thuộc", mối quan hệ rất tiêu cực: chúng ta không thể sống với họ, và chúng tôi không thể sống mà không có họ.
Nếu chúng ta cố gắng thiết lập một tình bạn lành mà không cần bất kỳ sự hiểu biết thực sự của vẻ đẹp tâm hồn, hay Chân đế, sau đó nó sẽ luôn luôn kết thúc với sự bất thường và phụ thuộc vào nhau, nhưng nếu chúng ta cố gắng sống với sự nhận thức hay là hiểu rõ Chân đế, mà không có bất kỳ những người bạn đạo hay sự hỗ trợ nào, chúng ta rất dễ dàng bị lạc lối theo cách của chúng ta. Cũng không có sự tiếp cận sẽ mang lại kết quả tốt. Hai việc đó hỗ trợ cho nhau và nó chỉ là một biểu tượng lý tưởng, là bốn chúng đệ tử Phật giáo tượng trưng và tiêu biểu. Cư sĩ nam, cư sĩ nữ, ni và tăng sĩ, như là một cộng đồng tâm linh, có thể làm cho có khả năng để hiểu biết về Chân Đế.
Mặc dù nhiều người trong chúng ta muốn được sống một mình, chúng ta khó có thể tìm thấy được một nơi thật yên tĩnh hoàn toàn. Tôi thường cảm nhận được như kinh nghiệm của Ngài Ajahn Chah là: Ngài thích được ở một mình, Ngài có thể tận hưởng chính mình ở trong rừng mà không có ai làm phiền Ngài, nhưng là hình thức tu sĩ trong một lối sống cộng đồng mà Ngài dùng để đào tạo các vị tăng sĩ và các vị ni của Ngài. Trong đời sống tinh thần cộng đồng có tính trưởng thành, có chất lượng độc lập thật sự, được đưa vào thử nghiệm. Bất kể những gì mà thế giới ném vào chúng ta, ở đó có các nỗ lực để duy trì một sự thăng bằng, chúng ta phải mở chính mình cho những quan điểm và cảm xúc của người khác, và được duy trì một sự toàn vẹn bên trong, do đó chúng ta không bị lung lay , ngã gục hoặc chìm đắm. Tôi luôn có ấn tượng bởi những người duy trì đời sống tâm linh của họ và có sự tu tập cách xa những người khác. Nó có sức mạnh to lớn để phát triển một sự thâm nhập thực tế của Chân Đế, và chỉ có thể là một số ít người có thể làm điều đó một mình mà không cần sự hỗ trợ.
Chắc chắn, cho bản thân tôi, tôi nhận thức sâu sắc cái giá trị đến qua Tăng đoàn. Tôi bắt đầu sự tu tập tâm linh của tôi ở tuổi thiếu niên, vào thời gian đó tôi 21 tuổi ở trong tình trạng rất xáo trộn. Đó cũng là lúc tôi đến thăm một tu viện ở Thái Lan. Điều gì thực sự đã gây ấn tượng cho tôi đó là sự hiện diện lành mạnh như thế nào của một nhóm người . Đơn giản theo sự hiểu biết của riêng tôi rằng sẽ là một điều tốt cho tôi để thiền định và thực hành yoga, hoặc ngừng uống rượu và hút thuốc và không có tác động tương tự trong việc giúp đỡ tôi để phá vỡ thói quen của tôi, và để chống lại những ảnh hưởng của các chuẩn mực xã hội. Tôi chỉ không có sự trong sáng của tâm để duy trì một quan điểm tâm linh đúng sự thật và trung thực. Nhưng đột nhiên, ở một nơi mà mọi người đã bỏ tất cả những thứ mà tôi đã cố gắng để bỏ, và đã làm tất cả những điều mà tôi đã cố gắng để làm, nó cảm thấy giống như đã bị lạc trong sa mạc và sau đó bước lên một chuyến xe buýt đang đi đúng hướng. Cuối cùng tôi đã không phải chiến đấu với chính tôi.
Từ một vị trí lý tưởng người ta có thể nói: "Điều tốt hơn là nên làm một mình, đó là cách để được đứng vững." Nhưng đối với hầu hết chúng ta thật rất dễ bị sai lầm, nếu làm theo ý riêng và với sự lo ngại của chúng ta và để tự dối lòng. Sống với những người cùng chí hướng tạo cho chúng ta một tấm gưõng sáng tỏ để thấy các sở thích riêng của chúng ta, những nỗi sợ hãi riêng tư và những thiếu sót của chúng ta.
Một trong những phước đức lớn lao trong việc hy sinh thân mình cho một tổ chức tôn giáo, hoặc thậm chí hy sinh cho một tiêu chuẩn đạo pháp, là thước đo khách quan mà chúng ta nhận được để vun bồi tâm trí của chúng ta, tựa như nhìn theo những thói quen của tâm đang được chiếu lên màn hình , chớ không phải chỉ chạy quanh theo những thói quen đó và không bao giờ thực sự nhìn thấy chúng. Chúng ta có cơ hội đứng lại và để nhìn thấy những gì chúng ta luôn luôn trốn chạy, những gì chúng ta luôn bị lôi cuốn, những gì chúng ta tìm kiếm coi như là một nơi thoải mái và an toàn, những gì làm cho chúng ta cảm thấy tốt hay xấu. Loại đối tượng khách quan đó có thể làm cho chúng ta dừng lại không chịu ảnh hưởng của những suy tư hay tâm trạng vui buồn của chúng ta, một khi chúng ta có thể nhìn sự vật đúng như sự vật, chúng ta có thể chứng kiến những biến chuyển của tâm và sau đó chúng ta có thể vượt qua chúng.
Năm nay tôi đã học được từ chữ, 'schmoozing', tới chữ 'schmooze', tôi nghĩ rằng nó là một từ ngữ Yiddish (Yiddish là tiếng Đức Cổ của người Do Thái ở Trung và Đông Âu). Nó có nghĩa là đi chơi với bạn bè, trò chuyện và uống trà, không làm gì nhiều, chỉ cần có một thời gian tốt với nhau. Schmooze là một hoạt động rất đáng ngưỡng mộ và hữu ích, và tại đây tôi không được nói khôi hài. Nó là tuyệt vời như thế nào cho những người quan tâm trong sự tu tập tâm linh đến một trung tâm như tu viện này, để lắng nghe bài thuyết giảng hay để tĩnh tâm và, ngay sau khi kết thúc, tất cả mọi người đi về nhà. Đôi khi bạn đi đến các nhóm Phật giáo trong nhiều năm, và bạn thấy rằng những người trong nhóm hầu như không biết nhau. Nhưng một phần của việc phát triển đời sống tinh thần của chúng ta là để dành thời gian với nhau, để tạo ra một ý thức tôn trọng và lòng biết ơn đối với lợi ích của nhau và cam kết giá trị tinh thần, không phải chỉ để nghĩ rằng: "cuộc nói chuyện đã xong, bây giờ đã đến lúc phải về nhà ." hoặc, 'buổi an cư đã xong, bây giờ tôi sẽ đi về, tôi có chuyện này chuyện nọ phải làm. "
Qua sự làm quen với những người thích nghe giáo pháp của Ðức Phật chúng ta tạo ra một mối liên hệ với họ, chúng ta lập ra một hệ thống tương trợ. Ðây là kalyanamitta, mạng lưới của tình bạn trong đạo pháp. Đây là việc thực sự có thể giúp cho chúng ta một xã hội loài người để đứng chung với nhau. Các thỏa thuận chính trị không làm được, pháp luật không làm được; đó là khả nãng của chúng ta để tăng cường và khẳng định phẩm chất của chúng ta về cái đẹp nội tâm, về sự tử tế và rộng lượng, và đó cũng là khả năng của chúng ta để khuyến khích những người khác - đó là việc có thể giúp cho loài người được sống trong an lành và thịnh vượng.
Với tình bạn trong đạo pháp, chúng ta thực sự có thể sát cánh bên nhau. Chúng ta mở lòng đối với người khác, sẵn sàng nói lên bất kỳ mối giận hờn nào mà chúng ta có, hoặc bất kỳ các ý kiến và các ám ảnh chúng ta có về họ, cũng như nói lên những điểm tốt đẹp về họ. Sau đó, chúng ta có thể đi sâu vào việc lắng nghe, của tha thứ, bỏ qua chuyện quá khứ và mở rộng lòng cho chuyện hiện tại. Và đây là món quà tuyệt hảo và đẹp nhất mà chúng ta có thể trao ra.
~~O~~
Với phước báu mà con tạo nên hôm nay xin hồi hướng đến hương linh của mẹ là Thái Huê, cầu mong bà được thượng hưởng phước lành và chóng viên thành đạo quả.
Phật tử Thiện Pháp Nguyễn Văn Hòa và Minh Hạnh
|