Insight Meditation

Thap Nhi Nhan DuyenTT Chánh Minh


Hạnh Viễn Ly

 

Chuyển thành văn bản: Minh Hạnh

.

 

Một Phật tử hỏi chúng tôi rằng người theo hạnh viễn ly thì người đó không cần phải theo một vị Thầy nào khác và cũng không cần phải căn cứ giáo pháp nhiều mà chỉ lấy giáo pháp làm Thầy mà thôi, tức là tự hành lấy. Ðiều này có đúng hay không?

Ðể trả lời câu hỏi đó chúng tôi xin trình bày về hạnh viễn ly.
Hạnh viễn ly - Vivarjana, nếu như chúng ta không nắm bắt được danh từ viễn ly mà Ðức Phật Ngài dùng thì không khéo chúng ta sẽ bị nhầm lẫn và đồng thời chúng ta đi lệch vị đạo không đúng với đường hướng dẫn tới sự giải thoát. Vì sao? Với tư tưởng nghĩ rằng tự mình hành pháp mà không cần nương nhờ những vị Thầy, chỉ tham cứu giáo pháp để thực hành thì điều này có thể dẫn tới những sai lạc bởi do không nắm được hạnh viễn ly là gì.

Hạnh viễn ly có ba điều: Thứ nhất là thân viễn ly, thứ hai là phiền não viễn ly, thứ ba là viễn ly những sinh hữu. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu lần lượt những điều này để có thể thấy rằng một sự hiểu là không cần vị Thầy chỉ dạy thì điều này có thể bị sai lạc rất nhiều.

Thân Viễn Ly

Thân viễn ly thì có hai phần: Một là lánh xa những nơi có nhiều phiền não. Nói cách khác, thân viễn ly hay thân ở nơi thanh vắng là phải lánh xa chỗ có sắc, thinh, hương, vị, xúc nhiều. Những nơi nào có sắc thinh hương vị xúc, cho dù rằng sắc thinh hương vị xúc đó không khả lạc, không khả ái, không đáng hài lòng thì chỗ đó cũng có thể phát sinh phiền não, bởi vì chúng ta không nắm vững được những điều cần thiết. Trước tiên thân viễn ly nghĩa là nơi trú của mình không có những sự gợi cảm, những sự hấp dẫn của sắc thinh hương vị xúc, tâm lý của chúng sanh hay tâm lý của những người tu tập sơ cơ tuy rằng thường ước muốn tránh xa sắc thinh hương vị xúc, sắc thì có thể không nhìn, nhưng âm thanh thì không thể không nghe nếu như âm thanh đó nó lọt vào tai. Vậy thì ở một nơi thanh vắng như Ðức Phật dạy là rừng rậm, đồi núi, đồng ruộng hoặc nơi nhà trống đó, nhưng giả như có một âm thanh vang lên thì phải làm như thế nào? Ở nơi đồng ruộng hay nơi rừng núi hay gốc cây hay đống rơm hay những nơi nhà trống phần lớn thiếu những sắc thinh hương vị xúc. Có những môi trường mà sắc thinh hương vị xúc hội tụ đầy đủ, còn trái lại có những môi trường sắc thinh hương vị xúc chỉ xuất hiện đơn lạc. Hình ảnh của một người như trong hiện tại họ có thể ngồi dùng vật thực trong một văn phòng có máy lạnh chẳng hạn, họ ngồi trên những chiếc ghế êm ái và vặng nhạc nghe hay là họ vừa dùng vật thực vừa xem TV, với những cảnh và âm thanh hoặc trong phòng đó có đầy đủ mùi nước hoa v.v… Ðó là những môi trường mà sắc thinh hương vị xúc hội tụ đầy đủ, và trong tạng Diệu Pháp gọi là cảnh ngũ tức là năm cảnh họp lại mới có mặt, nó không phải đơn lẻ sắc thinh hương vị xúc mà cả năm cảnh cùng có mặt như vậy, thì thân viễn ly là lánh xa những nơi có đầy đủ năm cảnh đó. Ðó là điểm thứ nhất. Ðiểm thứ hai là mắt mình có thể không nhìn thấy cảnh sắc, mũi mình có thể không ngửi mùi được, tai khi có tiếng động phải nghe, như vậy thì mình làm thế nào để viễn ly được cái âm thanh đó, đây là điều cần phải nắm bắt, chúng ta sẽ tìm hiểu một ý pháp khác. Nhưng ở đây trước tiên chúng ta tìm hiểu thân viễn ly, mình trú ở nơi thanh vắng không có cảnh sắc thinh hương vị xúc đó, bởi vì người tu thiền rất kỵ cái này. Ðó là điểm thứ nhất về thân viễn ly.

Ðiểm thứ hai của thân viễn ly, viễn ly là xa lánh, tức là thân mình xa lánh những nghiệp bất thiện về thân, tức là không sát sanh không trộm cắp không tà hạnh trong việc làm, nhưng ý của mình coi chừng cũng còn bị vướng vấp ở trong những điều đó. Nhưng chẳng phải thân không sát sanh không trộm cắp không tà hạnh trong dục lạc là đủ rồi, mà thân này còn phải có một nghiệp từ, mặc dù thân ở nơi thanh vắng nhưng khi đi đứng thì có chú niệm ở từng bước chân của mình, mặc dù là những nghiệp vô úy khi dẫm đặp lên những con côn trùng. Và tại sao trong những buổi hành thiền những thiền sinh phải đi chầm chậm, không phải các Ngài Thiền Sư không biết rằng sự đi chầm chậm đó làm cho trì trệ, mà sự kiện đúng đắn ở trong thiền hành làm thế nào để nhận thức được sự xúc chạm của bàn chân đối với mặt đất. Những người có tâm nguyện cao khi họ bước trên mặt đất hoặc những nền đá hoặc trên những viên đá nhưng họ có cảm giác rằng họ đang bước lên những nệm bông gòn, và những cảm giác như vậy nếu không có thầy chỉ dạy thì người này cũng sẽ hoang mang. Và chính vì đi một cách chầm chậm như vậy để quan sát được những con vật có thể bò hoặc đang đi ở phía dưới để tránh xa không dẵm đạp nó. Ở trong thiền đường là như vậy, nhưng chủ yếu là mình lấy tâm sở xúc, bàn chân mình chạm xuống mình hay biết liền còn những giai đoạn như "dở à, bước à, đạp à," chẳng qua là giai đoạn để cho mình bắt cảnh chế định, bao giờ cảnh chế định này cái dở cái bước cái đi mà nó không còn nữa, mình thấy nó rõ ràng như vậy và một khi mà niệm của qúi vị mạnh dù biến thành nhận thức rồi thì sự nhận thức đó nhanh rất nhiều so với tiếng thí dụ vừa nói "dở à" thì đã thấy nó dở rồi, mới vừa niệm đạp thì nó đã đạp xuống rồi, tức là sắc pháp này sinh diệt nhanh chóng vô cùng, mà tới chừng đó người này cảm giác rằng không cần phải niệm nữa, không cần phải niệm "dở à, bước à, đạp à," mà nhận thức được rõ ràng như vậy, và có đôi khi đạp ở trên mặt đất, đạp ở trên những mặt đá mà có cảm giác là đạp trên một niệm bông, cái đó là cái gì? nếu không hiểu được thì sẽ hoang mang, xin thưa đó chẳng qua là xúc chạm vào cái bản thể của cái danh từ gọi là pathavi hay là đất, bởi vì đất mới có trạng thái là cứng hay mềm, khi bước trên những tảng đá hoặc trên những nền đất mà nhận thức được sự mềm của đất đó, nhận thức được cái mềm của tảng đá đó, thì lúc đó người này mới hiểu được trạng thái đụng chạm đó là đất.

Cho nên thân viễn ly là ngoài không sát sanh không trộm cắp không tà hạnh trong việc làm thì thân này phải là thân nghiệp từ, làm bất kỳ hành động nào hay một cử chỉ nào cũng thấm nhuần tâm từ trong đó, một cái nghiệp hay hành động tốt đẹp trong đó, tại sao Ðức Phật Ngài dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ rằng chúng ta dơ tay lên biết rõ dơ tay lên , duỗi tay ra biết rõ duỗi ta ra, mặc chiếc y biết rõ mặc chiếc y, mặc chiếc áo biết rõ mặc chiếc áo, để thân này không có những động tác thừa thãi, để thân này có một hành động mà tâm lúc nào cũng ghi nhớ, bởi vì một khi có niệm được như vậy, ghi nhận được như vậy thì nó sẽ câu hành với hay là đi chung với tâm sở vô sân, mà khi đã có tâm sở vô sân thì muốn phát triển tâm sở vô sân này thì nó sẽ trở thành tâm từ

Nhưng nói về thân, thân ở đây bao gồm cả lời nói chứ không phải thân viễn ly là chỉ ở nơi thanh vắng rồi hoặc là không sát sanh không trộm cắp không tà hạnh hay là thân này có những hành động hài hoà tốt đẹp nhưng cái ngữ thì hết chuyện này đến chuyện nọ mặt dù là không nói dối không nói lời hung dữ. Và đặc biệt thân nghiệp từ này hay thân viễn ly này ngoài những việc chúng tôi vừa trình bày với qúi vị nó còn có mắt tai mũi lưỡi thân. Mắt phải viễn ly những điều xấu của người khác, không tọc mạch để nhìn thấy lỗi người. Ðức Phật Ngài dạy rằng ai nhìn thấy lỗi của người khác thì lậu hoặc tăng trưởng tức là ô nhiễm càng lúc càng nhiều. Tai cũng phải viễn ly, tai phải không nghe những điều gì không lợi ích cho những pháp thiền của mình, mà phải nghe những điều chân lý sáng suốt, không nghe những chuyện đôi co, không nghe những chuyện xấu của người khác. Mà ngược lại chúng sanh rất phiền phức ở điểm này; con mắt thì luôn luôn thích nhìn lỗi người khác, tai thì thích nghe những chuyện xấu của người khác mà chuyện mình thì dấu kín cố gắng bưng bích. Trong kinh Pháp Cú Ðức Phật dạy "Lỗi người thấy dễ như chơi, trấu vàng gạo trắng đố trời khỏi đâu, lỗi mình thì bưng bích cho sâu, cờ gian bạc lận tóm thâu con bài." Lỗi người dễ thấy thích nghe nhưng lỗi mình thì cố gắng dấu diếm như người cờ gian bạc lận che dấu con bài. Như vậy thân viễn ly này ngoài thân không sát sanh không trộm cắp không tà hạnh trong dục lạc thì con mắt cũng phải viễn ly xa lià những cái xấu của người mà hãy nhìn chính bản thân mình. Tai hãy xa lià những chuyện xấu của người khác. Mũi ngửi những mùi thơm thì thích còn ngửi mùi xấu thì không thích hoặc là giữ tâm bình thản nhưng mà nó cũng thích ngửi mùi thơm, và mỗi khi có cơ hội để bàn về trú xứ đó bàn về nơi đó thì cũng sẽ nói những câu "ở chỗ đó dơ kinh khủng, ở chỗ đó bẩn kinh khủng, ở chỗ đó hôi hám kinh khủng" như vậy thì thân này chưa phải là viễn ly. Mũi ngửi chỉ biết ngửi. Lưỡi cũng vậy, lưỡi thì mặc dù trong lúc ăn có niệm chăng nữa, ghi nhận, nhưng coi chừng cái dư hưởng của nó của món vật thực đó, trong bữa ăn có thể niệm nhưng sau bữa ăn rồi thì phê bình món này mặn quá, món này ngon quá món kia thì khét v.v…

Ý nghĩa thân viễn ly mà Ðức Phật Ngài dạy bao hàm ý nghĩa rất rộng lớn. Bây giờ đối với thân viễn ly như vậy thì âm thanh nghe thì phải làm sao? như chúng tôi vừa trình bày với qúi vị là mắt có thể không thấy tức là không muốn thấy thì có thể nhắm mắt lại được, mũi có thể bịt mũi không thèm ngửi, lưỡi có thể không nếm, nhưng âm thanh thì không cách nào không nghe, vậy thì hãy nhớ câu kệ Pháp Cú mà Đức Phật Ngài dạy rằng "Ý dẫn đầu các pháp - Manopubba'ngamaa dhammaa " mà đã "ý là chủ ý tạo" giống như người đó để một thùng rỗng với bao nhiêu giọt nước đổ vào trong thùng rỗng đó thì nó sẽ theo đường khác đi ra, thì tâm đó mới được gọi là "ý làm chủ", cảnh nào tới cứ để nó tới và nhận thức được nó, và một khi nhận thức được nó rồi thì hiểu biết được nó, mà hiểu biết được cái cảnh đó rồi, hiểu biết được âm thanh đó nó tới rồi nó sẽ ra đi, cũng giống như một thùng rỗng, dù cho mè, dù cho đậu, dù cho đường, dù cho sữa, dù cho bất kỳ một cái gì lọt vào trong thùng rỗng đó thì nó cũng sẽ theo đáy thùng đi ra, và nó không chứa chấp một cái gì cả. Thì ý cũng vậy, nếu ý là chủ, bởi vì ý dẫn đầu các pháp mà ý là chủ được thì ý lúc bấy giờ âm thanh có tới hay không tới thì người đó vẫn giữ được tâm. Tuy nhiên trong những tầng thiền định, tầng sơ thiền thì âm thanh là gai nhọn cho nên phải làm cách nào để giảm bớt âm thanh. Chính điều này trong Tăng Chi Kinh pháp 18 chi Đức Phật Ngài dạy rằng quả thật như vậy âm thanh là cây gai của sơ thiền, nó dễ dàng làm cho tầng chứng đắc của sơ thiền bị xáo trộn hư hỏng. Như vậy chúng ta thấy được một ý nghĩa thân viễn ly không thôi mà nó còn có một giá trị như vậy, nó còn có một cái đặc biệt như vậy thì người chỉ ở trong độc cư thiền tịnh, chỉ nương theo giáo pháp mà hành, nương theo giáo pháp nếu không có Thầy chỉ dạy những uẩn khuất, những vi diệu, những nét sâu thẳm của giáo pháp thì sẽ hoang mang không biết là mình đi đúng đường hay sai đường. Thậm chí có những người hành thiền cố gắng tinh cần hành thiền đột ngột thấy Đức Phật hiện ra, hoặc đột ngột thấy một vị thiên nữ hay thiên nam nào đó hiện ra, rồi bây giờ chạy theo những hình ảnh đó mà không hiểu rằng những hình ảnh đó chính là ma chướng, chính là những ảo cảnh, và ý này cũng phải viễn ly luôn.

Trong ba chi pháp chúng tôi vừa trình bày chi pháp thứ nhất là thân viễn ly, thân viễn ly có hai cách:

Một là ở nơi thanh vắng và nơi đó không có sự hội tụ của sắc thinh hương vị xúc, những gì thuộc về cám dỗ thuộc về gợi cảm nó thuộc về những điều kiện khiến cho tâm dấy động phiền não, rồi ngược lại thân viễn ly tức là xa lià những bất thiện pháp, luôn cả con mắt cũng phải viễn ly, luôn cả lỗ tai cũng phải viễn ly, luôn cả mũi cũng phải viễn ly, lưỡi cũng vậy, chứ đừng nói chi thân mình, tất cả những cái đó đều được một hàng rào để ngăn chận, chứ không phải ở trong phòng riêng hay cốc riêng được gọi là viễn ly rồi không cần học không cần Thầy, và nói là hành thiền thích độc cư thích có hạnh viễn ly như vậy, đừng hiểu lầm chữ độc cư là như vậy, mà chúng ta phải hiểu thân viễn ly là như vậy.

Phiền Não Viễn Ly

Thế nào gọi là phiền não, chữ klesa là những gì làm tâm nóng nảy thì gọi là phiền não, sự nóng nảy cũng giống như một nồi nước sôi ùng ục thì chúng ta nói là nước sôi, nhưng thật sự ra khi nó bắt đầu khởi tiêm bọt nhỏ thì chúng ta hiểu biết rằng nước đang sôi, nếu không hiểu được đến khi nó sôi sùng sục lên thì lúc đó chịu, chúng ta chỉ biết ghi nhận thôi nhưng cái dư hưởng vẫn còn, nhưng khi nồi nước vừa nổi tiêm lên người ta hạ tắt ngọn lửa thì lập tức nước trở lại yên ẩm, mặc dù nó chưa sôi. Chữ klesa nghĩa là làm cho tâm có trạng thái nóng bức muốn chạy đi chỗ khác muốn đi tìm một cái gì đó, mà bao giờ trong người thiền tịnh khi tâm xa lià được đề mục của mình cho dù là đề mục hơi thở, hay đề mục đó là tứ vô lượng tâm, hay đề mục đó là kasina chẳng hạn, bao giờ mà tâm lià bỏ được đề mục đó thì xem như người đó bị phiền não chi phối.

Bây giờ hỏi phiền não có bao nhiêu loại, Đức Phật Ngài dạy là hãy viễn ly phiền não, xa lánh phiền não, lià bỏ phiền não, nhưng phiền não có bao nhiêu, xin thưa qúi vị rằng nếu nói rộng ra là có 1500 mà nếu nói hẹp thì có 10. Trước tiên chúng ta sẽ tìm 10 phiền não, không cần tìm hiểu cả 1500 để làm gì cho nhức đầu.

1) Thứ nhất là một sự ao ước nào đó trong thiền tập mà dính mắc tới những gì thuộc về khả lạc khả ái thì bấy giờ nó thuộc về phiền não. Đừng lầm lẫn ở giữa cái ước muốn, cái dục như ý, hay là chanda, tức là ước muốn có được những pháp thuận lợi, cho nên người thiền tập trước khi bước vào thiền tập họ nguyện rằng "mong cho thời thiền này tôi đạt được pháp của bậc thuận nhân; sơ định, nhị định, tam định gì đó hoặc là những chi thiền tầm tứ hỉ lạc," thì trường hợp này không phải là tham. Nhưng trong thời thiền khi thấy những cảnh xinh đẹp, cảnh tốt đẹp như vậy mà thích thú nó, bám lấy nó. Chúng tôi thí dụ người hành giả ngồi thiền trước đây ngồi nửa tiếng đồng hồ cảm thấy mệt mỏi, hôm nay do một nhân duyên nào đó, do một điều kiện nào đó, hoặc là trú xứ thích hợp, hoặc là một vật thực thích hợp, hoặc là lúc đó tâm thơi thới không còn bận gì cả người này ngồi được 45 phút cảm thấy còn thích thú ngồi nữa, trước đây mình ngồi 30 phút mà bây giờ ngồi được 45 phút mà mình còn có thể ngồi nữa mình thích thú với cái đó, thì đó là tham sanh khởi mặc dù có thể cố gắng được. Nhưng nếu như người này khởi lên ý là tới giờ phút này mà thân mình chưa có cảm giác khổ sanh khởi lên, và đời sống này mau chóng chấm dứt, chẳng biết rằng ta chết hôm nay hoặc là ta chết ngày mai, hoặc là ta chết một tháng nữa, thì thôi trong giờ phút này thân còn tốt đẹp còn khỏe, ý còn đang hân hoan tinh tấn, chỉ có nhiêu đó thôi thì tham kia không còn. Nếu không khởi được ý này thì tham dâng lên, nó thích thú, rồi thời sau muốn ngồi được 45 phút nữa mà ngồi không được bây giờ sự khó chịu sanh khởi, cho nên tham là dính mắc vào cái gì đó, một khi dính mắc gì đó mà không đạt được thì tâm nóng nảy khó chịu, mà đạt rồi mà mất đi cái đó thì tâm cũng nóng nảy khó chịu cho nên gọi là tham là một phiền não, bởi nó làm cho tâm sôi sục nóng nảy.

2) Thứ hai nữa là sân, sân bình thường chúng ta dễ hiểu, nhưng xin thưa qúi vị rằng có những cái sân rất là vi tế mà càng phải nhận thức nó, một nét buồn buồn thôi cũng là sân, một nét không hài lòng cũng là sân, chúng tôi thí dụ một người thiền sinh thường họ dặn tâm là 3:00 giờ thức dậy hành thiền, thì thường lúc nào cũng quen nhờ dặn tâm như vậy cho nên 3:00 giờ thức dậy, rồi hôm đó vì một lý do nào đó ngủ đến 3:20 mới dậy, khi thức dậy giận mình vì đã dậy trễ, hôm nay mình không được tinh tấn nên tâm không hài lòng hoan hỉ và khó chịu với sự kiện ngủ nhiều như vậy, thì đó cũng thuộc về sân bởi nó làm cho tâm nóng nảy. Cho nên đối với viễn ly đó thì xa lánh nó, thì đối với chuyện gì khó khăn những chuyện gì bất hài lòng không được như ý thì phải nhớ rằng "ý của ta là chủ," còn cái kia chỉ là một sự kiện, mà đã là sự kiện thì nó cũng phải đặt dưới quyền của cái ý là chủ này, không để cho sự kiện nó làm chủ cho cái ý, và lúc đó thì người này mới có thể là viễn ly hay là xa lìa cái sân đang có. Hoặc giả cái sân tế nhị hơn nữa như nhìn mây bay lãng đãng, nhìn gió thổi hiu hiu, nhìn lá vàng rơi rụng chẳng hạn như vậy thì cảm thấy hơi buồn buồn, hay chạnh lòng nhớ lại quá khứ, hay chạnh lòng nhớ lại người nào đó chẳng hạn, chỉ chạnh lòng không thôi thì cũng là một cái sân nhưng sân nhẹ nhàng, sân vi tế, sân nó yên ả, đừng nghĩ rằng mình chạnh lòng nhớ lại hoặc là mình nghĩ tới việc gì đó ở trong quá khứ mình cảm thấy hơi buồn buồn nó không phải là sân, mà bởi nó là tâm bị sôi sục, tâm nóng nảy. Cho nên phải viễn ly nó sự kiện nó đã đi qua hãy cho nó đi qua, chuyện thì chuyện nào chưa tới thì đừng nghĩ tới, và chỉ biết ý làm chủ trong hiện tại, chỉ biết sống trong hiện tại, chỉ biết cái gì đang xảy ra trong hiện tại. Đây là điều thứ hai trong sân làm phiền não.

3) Thứ ba là si làm phiền não, phần lớn xin thưa qúi vị rằng tham thì nhận thức được, sân cũng có thể nhận thức được, nhưng si khó nhận thức, bởi vì nếu nhận thức được thì nó không còn si, mà vì si khó nhận thức cho nên luôn luôn bị rơi vào những cái bẫy của si mê. Khi Đức Phật Ngài dùng danh từ "bẫy ác ma" thì hiểu biết rằng ác ma đây không phải là ác ma chư thiên mà ác ma đây chính là phiền não si, si là cái lưới, Đức Phật Ngài dạy là "không có giòng sông nào như là giòng sông ái dục, không có ngục tù nào như ngục tù sanh hận, và cũng không có cái lưới nào như lưới si mê." Lưới si mê này nó quấn lên như những sợ tơ mà đã không bám thì thôi mà nếu bám thì bám dính chắc. Cũng như hình ảnh Đức Phật Ngài dạy rằng; một con khỉ nhìn thấy những mảng dầu đen dính nó tưởng là vật thực nó đưa tay cầm và bị dính luôn ,rồi nó đưa bàn tay thứ hai cũng bị dính luôn, đưa cả hai chân dính cả luôn. Thì lưới si mê này muốn tránh được nó thì phải như thế nào? Khi người hành giả ngồi thiền gặp bất kỳ cảnh nào dù cho kinh khủng, dù cho cảnh đó là cảnh hải hùng, hoặc là cảnh tốt đẹp nhất như cảnh thiên cung mà chạy theo nó thì người đó đang bị si mê trói buột. Tại sao? Bởi vì nó chỉ là do cái tưởng mà ra, bởi vì cái niệm với cái tưởng của mình thường thường song hành nhau, khi niệm yếu thì tưởng nó lướt lên, mà khi tưởng yếu thì niệm mới mạnh lên, giai đoạn đầu đối với người hành giả thường thường thiên tưởng nhiều nên niệm lại yếu kém, cho nên những cảnh ở trong thiền tập phát sanh lên mà hễ chạy theo nó, như đang ngồi tự nhiên xuất hiện trước mặt mình một chư thiên chẳng hạn nói là con phải như vầy như vầy, nếu mình chạy theo là bị lưới si mê trói buột. Thậm trí một số hành giả do tưởng quá mạnh trong thời kỳ thiền tập chẳng hạn tự nhiên thấy mình đang ngồi trong cốc hay là đang ngồi ở một cái nơi nào đó, lúc đầu thì còn ngồi đó nhưng do tưởng quá mạnh niệm yếu tự nhiên thấy mình xuất hiện ở một nơi khác mà dường như thấy rõ như thật, còn nếu như vùng đó gần sáng mai người ta lập lại nguyên văn thì cũng có thể có được, họ thấy rõ như thật. Với những vị mà xử dụng tưởng mạnh như vậy thì trong một thiền đường có thể thấy được những thiền sinh đang làm gì, biết được những thiền sinh đang làm gì chứ không phải không. Qúi vị biết rằng là ngày xưa Đức Hộ Tông vị khai sáng ra chùa Bồ Đề, nghe thuật lại các bà tu nữ già rất là thán phục Ngài Hộ Tông, trong đêm đó bà làm cái gì hay bà nghĩ gì đó, sáng mai Ngài rày là tại sao hồi hôm làm như vậy, sao hồi hôm nghĩ như vậy, bà nghe như vậy bà rất là sợ, thì quả thật đó là Ngài rót ý niệm vào cái tưởng mạnh như vậy, cho nên thấy rõ cái chỗ mà Ngài không cần đi tới. Những vị thiền sư ở những thiền đường cũng vậy cũng có khả năng này, tức là Ngài ngồi một mình ở trong cốc mà Ngài bao quát hết tất cả những liêu cốc của những thiền sinh cũng như những hành giả và có thể nắm bắt được ý nghĩ gì đó của những thiền sinh, bởi do niệm và tưởng song hành với nhau.

Cũng vậy cũng một số thiền sinh ngồi ở một chỗ nào đó rồi tự nhiên thấy mình xuất hiện ở một chỗ khác và rõ như ban ngày, y như chính mắt mình chứng kiến thì cho là mình xuất hồn ra khỏi thân được. Mà cái gì gọi là hồn, cái gì gọi là linh hồn ra đi đâu? xin thưa không có cái gì cả, Đức Phật Ngài dạy không có gì ra khỏi, hay thiền sư không hề dạy rằng có cái gì ra khỏi thân xác này hết, sắc thọ tưởng hành thức là sắc thọ tưởng hành thức, nó sinh ở đâu thì diệt ở đó, nó không diệt ở chỗ khác, và điều này chúng ta thấy rằng Đức Phật Ngài dạy ở đâu, Ngài dạy trong trường hợp bà Màgandiyà thuê những đám côn đồ mắng chửi Đức Phật, Đức Ananda chịu đựng không nổi bèn thưa với Đức Phật "Bạch Đức Thế Tôn xin Ngài hãy ngự đi nơi khác," "Đi nơi khác người ta chửi nữa thì sao?" "Bạch Đức Thế Tôn mình đi nơi khác nữa." "Này Ananda, vậy không phải là biện pháp tốt mà hãy để nhân sinh nơi nào diệt tại nơi đó." Câu nói mặc dù có một sự kiện như vậy, nhưng chúng ta thấy rằng ở trong Tạng Diệu Pháp nếu như nhãn thức sinh ở tại thần kinh nhãn, trú ở tại thần kinh nhãn thì nhãn thức cũng phải diệt tại chỗ đó, nếu như những tâm thức tiếp thâu quan sát mà sinh tại sắc ý vật trú tại sắc ý vật thì cũng phải diệt tại sắc ý vật, nó không có chỗ nào đi ra nữa, vậy thì tâm, tâm sở cũng như vậy, thì cái gì đi ra khỏi thân xác này, cái gì đi ra khỏi ngũ uẩn này, sinh ở đâu diệt ở đó. Nhưng một số thiền sinh vì không nắm bắt được điều đó đã cho rằng mình đã xuất hồn ra được, mình đã đạt được cái gì đó tốt đẹp, rồi từ một thiên kiến này, từ một sự không hiểu biết này bắt đầu lấy lý do đó để nói lên rằng "Tôi có hạnh viễn ly, tôi độc cư, tôi không cần thầy chỉ dạy, chỉ y cứ vào giáo pháp." Xin thưa giáo pháp có 84,000 pháp uẩn, mà nếu chỉ chọn một pháp uẩn để thực tập thì cũng có thể chứng đắc được thánh quả, điều này chúng tôi xin xác nhận như vậy, nhưng cần sự hướng dẫn những cái lắc léo trong đó thì phải có những vị thiền sư có kinh nghiệm đi qua để hướng dẫn, và nếu như vừa có vị thiền sư có kinh nghiệm đi qua mà lại còn am tường pháp học nữa thì mình sẽ đối chiếu để mình chọn phương án tốt. Nhưng người này bảo rằng không nên học nữa, học sẽ sở tri chướng, học làm cho tâm nó bị loạn động, xin thưa cái tâm chúng ta nó như là cái máy vi tính thì có rất nhiều cái file, một cái file này thuộc về lịch sử, khoa học, cái file kia nó thuộc về y học vậy làm sao cái tâm chúng ta hay não bộ chúng ta có nhiều cái file vậy, cái file nào thuộc về pháp học thì cứ để pháp học, cái file nào pháp hành cứ để cho pháp hành còn khi vào thiền tập thì không cần nghĩ tới vấn đề phân tích chi li đây là đất nước lửa gió đây là sắc cảnh sắc, sắc cảnh thinh, sắc cảnh gì đó, không cần thiết nữa, mà chỉ có đề mục và tâm sở niệm cộng thêm nữa là tâm sở tưởng, nếu là đề mục kasina, chẳng hạn như vậy thì sẽ thoát được, tức là khi đó chúng ta nhớ ra gì, cái người hành giả đi vào trong thiền tập bỏ lại tất cả chỉ mang theo người mình một đề mục và một tâm sở niệm và tất cả những gì xuất hiện trong đó thì nó cũng chỉ từ đề mục và tâm sở niệm hay là tâm sở tưởng mà có thôi, không chạy theo nó, mà hễ chạy theo nó thì bị si mê làm cho nóng bức lên thời thiền sau không thấy nữa hay buồn khổ. Thời thiền trước thấy được ông Phật hiện ra rồi thời thiền thứ hai cố gắng hơn nhưng ông Phật đâu sao không thấy, chắc Phật bỏ mình rồi, mà Phật hiện ra cũng là ảo cảnh bởi vì Phật đã Niết-bàn làm gì còn Phật nữa mà để Phật hiện ra, chẳng qua do cái tưởng mình làm ra mà thôi, đây là cái si mê.

4) Một phiền não thứ tư nữa đó là một cái tự hào, phần này xin thưa qúi vị rằng nếu mà không khéo thì những vị thiền sinh thường bị dính mắc. Người này ngồi được nửa tiếng, ngồi được hai tiếng đồng hồ tôi cảm thấy hân hoan, tôi cảm thấy thơi thới, cảm thấy cũng là sự tự hào, nhưng không ngờ cái đó chính là ngã mạn, ngã mạn không phải là so sánh mình với người, nhưng bao giờ tâm mình lâng lâng bốc cao, cái tâm mà đẩy mạnh cao dù cho hỉ lạc phát sanh lên cao vời vợi thì coi chừng cũng sẽ làm ngã mạn sanh khởi, mà một khi ngã mạn sanh khởi như vậy thì sẽ làm cho tâm bị bấn loạn. Qúi vị nhớ Ngài Pakida tìm đến Đức Phật gặp lúc Đức Phật đang đi trì bình, ông đảnh lễ Đức Phật "Bạch Đức Thế Tôn, mạng sống con không còn bao lâu xin Ngài hãy thuyết pháp cho chúng con." Và lúc gặp Đức Phật tâm ông hoan hỉ vô cùng, nếu người Phật tử chúng ta làm việc phước mà tâm hoan hỉ vô cùng như vậy mà nếu không khéo kiềm chế lại cũng coi chừng cái ngã mạn. Chúng tôi cho điển hình: qúi vị dự một cuộc lễ mà hân hoan nói rằng "Oh cuộc lễ hôm nay vui quá," hoặc là "cuộc lễ hôm nay đông quá" thì coi chừng, tại sao vậy, mình thiếu pháp xả trong đó, mình thiếu pháp làm quân bình trở lại cái tâm mình. Cho nên khi thấy Đức Thế Tôn như vậy Ngài Pakida hoan hỉ quá xin thỉnh Ngài thuyết pháp, Đức Phật Ngài mới nói "này Pakida, đây không phải thời bây giờ là thời của Như Lai đang đi bát." Và Ngài Pakida tiếp tục năn nỉ lần thứ hai Đức Phật Ngài cũng từ chối, đến lần thứ ba bấy giờ sự hoan hỉ bắt đầu lui sụt xuống, lần thứ nhất nói chưa chắc Ngài đã nắm bắt để Ngài nhận xét được pháp của Đức Phật dạy, và Đức Phật dạy vắn tắt về pháp vô ngã "Này Pakida trong cái thấy chỉ là sự thấy không có người thấy, trong cái nghe chỉ là sự nghe không có người nghe, trong cái tưởng tri chỉ là tưởng tri không có người tưởng tri, cái biết của tưởng chỉ là cái biết của tưởng chứ không có người tưởng hay là người biết tưởng," qúi vị nhớ câu kệ đó, trong sự liễu tri chỉ có sự liễu tri chứ không có người liễu tri, cái tưởng tri chúng tôi vừa mới trình bày cũng vậy, ngoài ra cái gì chỉ có một chút tự hào thôi nó đã là ngã mạn, nhưng những thiền sinh thường thường ưa dính mắc chỗ này, thấy người ta ngồi 45 phút còn mình ngồi nửa tiếng thì cũng ráng cố gắng làm sao ngồi được 45 phút, khi ngồi được 45 phút hoan hỉ rồi hôm nay mình đạt được cái gì mà ướt vọng của mình có, nhưng 45 phút đó được cái gì, thành tựu được cái gì, điều này mới đáng nói, chứ không phải ngồi 45 phút đó mà cố gắng trân người chịu. Qúi vị thấy là có một số thiền sinh ngồi, ai có hành thiền sẽ thấy, một số hành giả ngồi gồng người lên co cứng hai cánh tay cố gắng gồng, nghe nói lưng thẳng đặt niệm trước mặt thì cố gắng ngồi lưng thẳng lên hai cánh tay gồng lên để cho lưng thẳng. Tại sao không để thư giãn, cứ buông thả bình thường thôi nhưng lưng lúc nào cũng thẳng, điều chỉnh được cái thân mình được không phải là cố gắng, sự cố gắng như vậy hoặc cố gắng ngồi lâu coi chừng cũng là cái niềm tự hào, mà đã tự hào thì cái ngã mạn sanh khởi cho nên phải biết. Cái niềm tự hào này Đức Xá Lợi Phất rày Ngài Anudhatha "Này hiền giả Anudhatha với tư tưởng rằng với thiên nhãn thuần tịnh siêng năng tôi có thể nhìn thấy một ngàn thế giới trong vòng bàn tay, đó là kiêu mạn của hiền giả" Ngài Anudhatha chỉ khoe với Ngài Xá Lợi Phất rồi bị Ngài Xá Lợi Phất rày, cho nên chúng ta thấy cái niềm tự hào nó cũng là một cái phiền não dấy động trong tâm.

5) Thứ năm là cái biên kiến, cái biên kiến ở bình thường pháp học nó khác, mà cái biên kiến ở trong thiền nó khác, nó cũng vậy thôi chẳng qua nó biến thể từ dạng này sang dạng khác. Cái biên kiến của thiền là gì? chính là cái hỉ lạc thích thủ cái hỉ lạc. Đức Phật Ngài dạy người nào hoan hỉ trong pháp nào, người nào an lạc trong pháp nào, người đó bị ma trói buột," ma đây là ma phiền não. Cho nên người hành giả hôm nay thời thiền thấy thân thơi thới hân hoan, tâm vui thích thì người này coi chừng bị biên kiến, nói chi khi có những người do tưởng thấy mình nói chuyện với chư thiên, chư thiên mách bảo thế này mách bảo cái kia chẳng hạn rồi tối ngày cứ mơ mơ mộng mộng rồi nói chuyện, khi bị rơi vào trường hợp chúng ta gọi là loạn thiền, mà thường thường ngôn ngữ người đời gọi là tẩu hoả nhập ma, chúng ta phải nắm bắt chỗ đó, nên nhớ rằng cái đó chỉ là cảnh mà thôi. Thứ hai nữa là mình không có chấp vào một điều nào ở trong thời thiền này, xem xét thì xem xét, sau khi xả thiền ra trong thời thiền này là ta phải xem xét được những nguyên nhân của nó như thế nào, những kết quả của nó như thế nào, để mà tiếp tục những nhân duyên tốt cho những kết quả tốt như vậ,y thì thực hành những nhân duyên tốt tất nhiên sẽ có những kết quả tốt như vậy. Nhưng nếu nhân duyên xấu thì những hiện tượng xấu nó sẽ xảy ra thì diệt trừ những nhân duyên xấu đó thì hiện tượng xấu không xảy ra, nhưng không có được thêm một cái biên kiến. Chúng ta nhớ một câu kệ ngôn, một vị chư thiên cứ hỏi Đức Phật rằng "Bạch Đức Thế Tôn, ai bước tới trôi lăn, ai đứng lại chìm xuống, bạch Đức Thế Tôn làm thế nào vượt bộc lưu," Đức Thế Tôn Ngài mới dạy rằng "Ai bước tới trôi lăn, ai đứng lại chìm xuống, không bước tới, không đứng lại Như Lai vượt bộc lưu." Trong Tương Ưng Kinh. Chúng ta thấy khó hiểu, hễ bước tới là chạy theo cảnh, mà đứng lại là mình chấp nhận cái gì đó nó ở trong cái thời thiền, quán xét xong buông đi, bỏ đi, mà có như vậy thì mới được bốn giòng nước xoáy. Đây là chúng tôi nói về cái kiến.

6) Một phiền não nữa đó là cái hoài nghi, thiền sinh lúc nào cũng thể có những trường hợp này khởi lên chứ không phải không. Đang ngồi riu riu tâm nó yên yên thật yên nghe bụp một cái giựt mình, hỏi "mình đắc thiền chưa ta" nghe các ngài thiền sư nói là ngồi mệt tâm mình riu riu cái bụp một cái đắc thiền nhảy trở ra thiền lại, chắc mình đắc thiền rồi, không biết có đắc hay chưa? Nếu trường hợp này khởi lên thì người thiền sinh đó chưa có chứng đắc gì hết. Tại sao vậy? đơn giản vô cùng, trong năm nếu là thiền tịnh tức là thiền chỉ thì tầm tứ hỉ lạc và định, năm chi, mà chi tầm thì tối kỵ với hôn trầm, chi tứ thì đối trị hoài nghi. Mà bây giờ nghe cái bụp một cái giật mình như vậy không biết mình chứng đắc thiền chưa, hay có lẽ chứng đắc rồi mà sao thiền này kỳ quá vậy. Thì xin trả lời rằng người này chưa chứng đắc thiền bởi vì còn hoài nghi, mà hễ có hoài nghi thì không có chi tứ mà năm chi thiền mà thiếu chi tứ thì là chưa đắc đạo. Đơn giản vậy thôi. Nhưng người này nghĩ rằng tôi theo chi pháp tôi hành vậy đó không cần phải học hỏi thầy không học hỏi giáo lý gì hết, chỉ theo đề mục hơi thở, chỉ theo đề mục tứ niệm xứ chẳng hạn như vậy, thì có những rắc rối như vậy, có những uẩn khúc như vậy, lấy ai hỏi bây giờ. Xin thưa trong giáo pháp Đức Phật chỉ dạy ngắn gọn là chi tứ trị hoài nghi, nhưng có những lắc léo mà nếu không vị thầy có kinh nghiệm hướng dẫn và xác định cho mình thì mang ảo tưởng mà ảo tưởng là tà kiến hoặc tăng thượng mạn chưa chứng đắc mà cứ tưởng là chứng đắc, trường hợp này có rất nhiều. Chính trong Tạng Luật cũng có trường hợp là vị tỳ kheo khoe mình chứng đắc sơ thiền nhị thiền, thì nếu đúng theo luật thì vị này bị triệt khai ra khỏi tăng đoàn, nhưng có một trường hợp là tăng thượng mạn là lầm tưởng mình đã đắc rồi mà thật sự mình chưa đắc, mình lầm tưởng mình đắc rồi thì điều này vô tội, thời Đức Phật cũng đã có chứ đâu phải đợi đến bây giờ, cách nay 2500 năm thì trường hợp này nhiều hơn nữa. Cho nên pháp học hay giáo pháp hay vị thầy rất cần thiết trong trong đạo lộ mình tu tập.

7) Thứ bảy là hôn trầm, hôn trầm là ngủ gục, người hành giả mới tu tập thì lúc tập gục tới, gục tới thì biết là hôn trầm. Nhưng có một loại hôn trầm cực kỳ vi tế, yên như mơ, người hành giả đang ngồi thiền riu riu giựt mình một cái, có đôi khi một số hành giả tưởng đắc đạo chỗ này, nghe cái bụp một cái tưởng như mình đang trên đỉnh núi mà rớt xuống dưới đất vậy, tưởng mình đắc quả, nhưng trường hợp này gọi là bị cái diệt này, diệt do hôn trầm vi tế khởi lên, và điều này qúi vị có thể tìm đọc ở Thiền Học Nguyên Thủy do ĐĐ Giác Nguyên dịch trong đó cái loại mà cái diệt do hôn trầm vi tế cực kỳ nguy hiểm đối với hành giả và hành giả cần phải nắm bắt lấy.

8) Thứ tám là phóng dật. Phóng dật thì qúi vị hiểu biết rồi.

9 & 10) Thứ chín thứ mười là cái hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ tội lỗi. Cái hổ thẹn tội lỗi đối với cuộc đời chúng ta thấy rất là rõ, người nào phạm vào sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượi, hay gì đó thì người này là người không hổ thẹn tội lỗi ghê sợ. Nhưng trong thiền tập cái hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ tội lỗi nghĩa là còn thích một cái gì đó, mà không biết rằng cái thích đó là một điều tạm thời giống như là viên thuốc an thần làm giảm cơn đau một cách tạm thời thôi. Hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi là ở trong thời thiền yêu thích về những sinh hữu, hay là những sự chứng đắc, mặc dù những chứng đắc đó tốt nhưng nó vẫn là phiền não, bởi vì dù có chứng đắc được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền cho tới phi tưởng phi phi tưởng thì vẫn còn bị sinh tử luân hồi, mà không sợ sinh tử luân hồi, mà không nhờm chán sinh tử luân hồi. Cái vô tàm vô qúi của trong thời thiền là như vậy. Chớ không phải là cái gì ác làm đó là vô tàm vô qúi tức là không hổ thẹn tội lỗi ghê sợ tội lỗ. Còn vẫn thích thú những sơ định, nhị định, tam định, tứ định, tức là thích thú những sinh hữu thì vẫn còn có những cái vô tàm vô qúi một cách vi tế là vậy.

Chúng tôi vừa trình bày với qúi vị sự viễn ly của 10 cái phiền não, tức là phiền não viễn ly mà trong bước đạo lộ chúng ta đi, trong hành trình mà chúng ta thực tập, những thiền tịnh hay là thiền quán chúng ta phải lưu ý những 10 phiền não này nó xen kẽ nhau, nó đang nhau, có đôi khi nó tới dồn dập, có đôi khi nó tới từng phiền não một, mà cũng có lúc hết phiền não này tới phiền não kia tới, nó tới liên tục cho nên mình phải cẩn thận để mình loại trừ nó ra.

Viễn Ly Sinh Hữu

Bây giờ chúng ta nói tới viễn ly hữu, hữu là cái sinh hữu là cái có. Trước tiên khi Đức Phật Ngài dạy viễn ly hữu tức là xa lìa cái sinh hữu lẫn nghiệp hữu. Nhưng nếu nói một cách chắn chắn không bị bắt bẻ không bị sai lệch thì sẽ nói rằng chính vị thánh Alahán là người xa lìa hết những sanh hữu lẫn nghiệp hữu, bởi vì sau kiếp này thì vị thánh Alahán sẽ viên tịch không còn dư xót gì nữa, thế thì Đức Phật Ngài dạy viễn ly hữu chỉ dành cho Alahán còn những người chưa phải Alahán thì không thể viễn ly hữu được hay sao? Xin thưa qúi vị là được. Qúi vị hỏi chúng tôi bằng cách nào, xin thưa trong Tăng Chi Kinh, trong pháp bốn chi Đức Phật có dạy: nghiệp đen cho quả đen, nghiệp trắng cho quả trắng, nghiệp vừa đen vừa trắng cho quả vừa đen vừa trắng, và nghiệp không đen không trắng cho quả không đen không trắng "Này chư tỳ khưu, chính nghiệp mà không đen không trắng là biệt nghiệp là đoạn nghiệp là tu tập Bát Chánh Đạo." Viễn ly hữu ở đây là chấm dứt đi cái sinh hữu, chấm dứt đi cái có, chấm dứt nghiệp hữu bằng cách người này tu tập Bát Chánh Đạo, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Mà nếu như người này nói rằng con cứ theo một cái hơi thở con thiền tập, hoặc theo bài kinh Tứ Niệm Xứ con thiền tập, thì người này có thể hiểu lầm ở chỗ viễn ly hữu là muốn dành cho bậc Alahán không thôi, nhưng thật sự người này muốn tu tập theo Bát Chánh Đạo tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định mà hiểu rành rẽ thì người này đang dần dần bước tới diệt từng nghiệp từng nghiệp.

Và người nào đang tu tập Bát Chánh Đạo mà còn ao ước quả lành, ao ước quả tốt đẹp thì người này chưa phải là viễn ly hữu, bởi vì bất kỳ một quả nào dù là tối thắng cỡ nào chăng nữa thì nó vẫn bị chịu định luật sinh tử luân hồi, nó chịu định luật vô thường, mà bao giờ chỗ nào có vô thường chỗ đó có khổ. Người này còn thích những quả thiền, sơ nhị, tam, tứ, định chẳng hạn như vậy thì người này chưa phải là xa lià cái sanh hữu.

Trong bài kinh khác Đức Phật Ngài dạy 11 cửa cạm bẫy của ma, chỉ có một cửa duy nhất là đừng có nghĩ tới, đừng dính mắc tới những quả lành của những thiện phước hay thiện nghiệp của mình, và nhất là tu tập Bát Chánh Đạo cũng thoát ra được 11 cái cửa đó, 11 cửa là 5 triền cái 4 tầng thiền sắc với 2 tầng thiền vô sắc.

Bây giờ chúng ta trở lại một cái đề tài "xa lìa hữu." Ngay cả dục giới này nếu người nào chưa xa lìa dục giới này thì người đó trong thiền tịnh (chỉ) không thể chứng đắc được sơ định. Tại sao? Chúng tôi đang trình bày về viễn ly hữu, mà cái hữu có ba giới là dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Người nào chưa có khởi tâm ước muốn hay là mong mỏi xa lìa được dục giới thì trong bước trình thiền tập khó có thể chứng đắc được sơ thiền bởi, vì chi định của sơ định phải là cái chi áp chế được tam dục cái, tức là không ao ước về sắc thinh hương vị xúc, mà dục giới này toàn là sắc thinh hương vị xúc, người nào mà chưa có lìa bỏ được cái có sắc thinh hương vị xúc này, chưa xa lìa được sắc thinh hương vị xúc này, tức là còn muốn ở trong dục giới này được làm vua chuyển luân vương, được làm chư thiên cõi đạo lợi, được làm vua trời Đế Thích, được làm thiên hậu cõi Tha Hóa tự tại, chẳng hạn như vậy, thì khó có thể chứng đắc được sơ định. Nên viễn ly hữu này cũng là một mục đích để làm cho người hành giả chứng đắc được sơ định, bao giờ còn tư tưởng dính mắc còn yêu thích, dĩ nhiên là đi vào cõi địa ngục hay là cõi khổ là chúng ta không ưa thích. nhưng mà chúng ta cũng vẫn còn ở trong tâm tư thử hỏi lại vấn lại tâm mình có còn yêu thích cõi Tha Hoá Tự Tại không? Thí dụ có một lần nào đó qúi vị hỏi Sư Chánh Minh còn thích cõi Chư Thiên không, nếu mà thực lòng mình nói thì nói là thích chứ không phải không, nhưng nếu chấm dứt được thì rất là tốt thì chính người hành giả đó mới có thể chứng đắc được sơ định. Viễn ly hữu người hành giả nào đã chứng đắc được thiền xuất giới rồi, tới tứ thiền sắc giới rồi, mà nếu chưa muốn viễn ly được cõi sắc giới thì vị đó sẽ không bước lên được tầng thiền vô sắc, mà phải viễn ly tức là không còn thích thú, không còn muốn cộng trú tại những cõi sắc giới sơ nhị tam tứ thiền nữa thì người này mới có thể bước lên được tầng thiền vô sắc, không vô biên xứ, thức vô biên xứ, xứ vô sở hữu xứ và tột cùng là phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tại sao không liệt kê phi tưởng phi phi tưởng xứ, bởi vì tầng thiền đã là vô sắc rồi, đã là không hình không bóng rồi mà lại còn dường như có tưởng dường như không, dường như có thọ dường như không, dường như có tâm dường như không, phi tưởng phi phi tưởng dường như có dường như không, dường như có tâm dường như không có nó nhẹ nhàng như vậy.

Tới đây chúng tôi mới nói cho qúi vị nắm, là có một số dụng cụ nào đó của khoa học chụp hình được linh hồn nào đi ra khỏi thân xác thì chúng tôi không biết là qúi vị có biết được chuyện này không, cách đây cũng không lâu lắm chúng tôi tình cờ ngồi trò chuyện chung với các huynh đệ thì có người nói rằng chụp được cái linh hồn ra khỏi xác, xin thưa trình bày với qúi vị rằng Sư Lá Bối mới trả lời là hình chụp đó là giả, hỏi tại sao giả? bởi vì tâm thức là vật vô sắc, nó không có sắc pháp, mà chụp được phải là sắc pháp, dù nó mờ ảo cách nào nó cũng phải là sắc pháp hay sắc vi tế, mà tâm, tâm sở, hay thọ tưởng hành thức là vô sắc, đã vô sắc thì không thể chụp hình được, câu trả lời của ĐĐ Lá Bối rất đúng, rất chính xác. Ở trong các tầng thiền phi tưởng phi phi tưởng dường như có tâm mà dường như không, mà nếu như dừng ở đây ngày hôm nay thì cũng sẽ còn bị dính mắc bởi một hữu gọi là vô sắc, bỏ lìa, cho nên thưa qúi vị rằng không phải là không hay, không có lý. Chúng tôi nhớ là ở bên Bắc Truyền có một câu nói là "đầu sào trăm trượng một bước nhẩy" lên đỉnh núi rồi nhảy thêm bước nữa dĩ nhiên là nhảy một bước nữa là rớt xuống hư không rồi, nhưng mà chỗ này cũng có lý hay chứ không phải không. Nói vậy không phải là chúng tôi khai thác cái nào nhận thức được cái câu mà đầu sào trăm trượng theo ý nghĩ của chúng tôi là như vậy còn các Ngài Bắc Truyền nghĩ sao thì chúng tôi cũng chẳng rõ lắm. Nhưng nếu như ở trên đỉnh cao này mà buông bỏ thì có thể chứng đắc đạo, tức là viễn ly hữu, bỏ cả dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu, thì lúc đó đắc chứng đạo rồi chứ không phải đợi bậc Alahán, mà cái người muốn chứng quả Niết-bàn lần đầu tiên người đó bỏ lìa hữu, bởi vì tâm quả siêu thế không cho tái sinh, tâm đạo chứng đắc được các trừ phiền não thì bắc đầu cho tâm quả siêu thế mà tâm quả siêu thế không làm việc tái sinh bao giờ, coi như đã viễn ly hữu. Ở đây viễn ly hữu ngoài những loài dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu, còn ám chỉ làm cách nào đó để chứng đắc được đạo quả, tức là không dính mắc, bao giờ tâm tư tưởng mình còn dính mắc dục giới ,sắc giới, vô sắc giới, thì bấy giờ cũng chưa có thể chứng đắc được đạo quả siêu thế, buông bỏ viễn ly hữu đó xa lìa cái sinh hữu hoặc nghiệp hữu bằng Bát Chánh Đạo, mà chính Bát Chánh Đạo là con đường để dẫn tới Niết-bàn, mà Niết-bàn là xa lìa mọi cái hữu, và chứng đắc Niết-bàn lần đầu tiên tâm đạo siêu thế cũng là vị viễn ly hữu chứ không phải nhất thiết phải là bậc Alahán, bậc Alahán là bậc cao rồi đã đành rồi, không ai dám bàn cãi được nữa, nhưng người phàm nhân chúng ta nếu muốn chứng đắc được những đạo quả đó thì cũng phải tập để xa lìa cái hữu đó thì mới có thể chứng đắc được đạo quả vậy./.
.

Download bai giang

Phap Am Lưu Trữ

dieuphap.com