TT Giác Đẳng Kinh Girimànanda được thuyết pháp giảng trong đêm tu học thọ đầu đà ngày lễ Thượng Nguyên 7 tháng 2
năm 2009 nhằm đêm 13 đến rạng sáng mùng 14 tháng Giêng năm Kỷ Sửu chùa Pháp Luân, thành phố Houston, TX, Hoa Kỳ Đánh máy: Minh Hạnh Biên tập: Chánh Hạnh Thưa qúi vị một nhà thơ có nói "Kinh sách đốt không tìm ra xá lợi.". Nhưng nếu từ một bài kinh được ghi trong quyển kinh này tạo ra một nội dung quan trọng cho cuộc sống thì chúng ta rất cần trân qúi quyển kinh này. Tối hôm nay trọn cả chương trình tu tập sẽ xoay chung quanh một đề tài mà có lẽ qúi vị nghe hơi lạ. Có một vài Phật tử hỏi chúng tôi rằng tại sao gọi là "sống với dĩ vãng." Thưa qúi vị, con người của chúng ta ai cũng có quá khứ, và chúng ta thường nghĩ rằng mình sống với hy vọng với sự trù liệu cho tương lai nhiều. Nhưng thật ra Đức Phật cho biết, chúng ta sống rất nhiều với dĩ vãng. Qúy Phật tử đừng ngạc nhiên khi chính bản thân của Đức Phật, một lần Ngài ngồi dưới cội bồ đề, Ngài cũng đã sống với quá khứ suốt nguyên một canh như vậy trong lúc Ngài chứng đắc Túc Mạng Minh tức là nhớ lại những kiếp tiền thân của Ngài. Quá khứ hiện về trong tâm tư của Ngài như một bức tranh sống động và từ bức tranh này Ngài học được những điều hết sức quan trọng về nhân quả, về liên hệ sinh tử và vì vậy Ngài chứng đắc Thiên Nhãn Minh tức là Ngài biết được đâu là nhân đâu là quả khi Ngài nhìn về quá khứ. Đức Phật đã dạy, tất cả chúng ta đều sống với quá khứ. Có những người sống với quá khứ một cách an lạc. Có những người sống với quá khứ bất an vô cùng. Tính từ năm 1975 đến nay, đã 34 năm từ biến cố 30 tháng Tư năm 1975. Ngày hôm nay chúng tôi nghe qúi vị Phật tử và những người Việt trong cộng đồng Việt nói nhiều về chuyện đi về Việt Nam. Chúng tôi nhớ rằng chừng 15 năm đầu, sau khi chúng tôi đặt chân đến Hoa Kỳ từ năm 80 đến năm 1995, trong cộng đồng của chúng ta không biết có bao nhiêu những phiền não, những lời qua tiếng lại liên quan đến quá khứ. Quá khứ đó là gì, quá khứ đó có thể là người thuộc về đảng phái này người thuộc về chính kiến kia, người này ủng hộ người nọ, nhưng không phải vì lý do đảng phái mà người ta phiền não nhau, mà chính vì những đau thương con nguời trải qua trong cuộc sống. Trên những đau thương đó, chúng ta có những hiềm hận sâu kín trong lòng. Chúng ta không thể đoạn tuyệt với quá khứ, không thể quay lưng lại với quá khứ và quá khứ như một nỗi ám ảnh khôn nguôi, khiến chúng ta sống nhiều năm trong cuộc đời mà không bao giờ có thể trả lại cho mình một phút giây thanh thản. Hôm nay chúng tôi muốn dùng một bài kinh trong quyển kinh này. Bài kinh kể về một Tỳ kheo, đệ tử Phật lâm trọng bệnh.Thời xưa không giống như hôm nay.Trước ngày 30 tết Hoà Thượng bị bệnh, 2 giờ khuya khi chúng tôi nghe ĐĐ Trí Quảng gọi điện thoại báo HT khó thở. Việc đầu tiên khi thấy HT khó thở chúng tôi gọi 911, gọi xe cứu thương đến. Người ta cho biết rằng HT bị đường xuống thấp quá phải chở đi bệnh viện. Nhưng thời Đức Phật còn tại thế, nếu một vị Tăng sĩ hay bất cứ người nào bệnh thì không như vậy, có thuốc thì uống thuốc không có thuốc thì nằm ở trên giường chịu trận với cơn bệnh.Vị Tỳ kheo này trong một cơn bạo bệnh không phải chỉ với hơi mòn sức kiệt mà vị này cũng giống như tất cả chúng ta, một quá khứ dài thăm thẳm hiện về trong đầu như một cuốn phim dĩ vãng, trạng đi trạng laị. Những lúc bệnh, chúng ta thường có tâm trạng bi quan, thường nghĩ về quá khứ nhiều hơn, thường nhớ về những điều mà chúng ta ít có khi nào nhớ được. Có một lần chúng tôi đến thăm một đạo hữu ngày xưa làm việc ở trong quân đội, có chức lớn là một vị chỉ huy trưởng đang nằm ở trên giường bệnh suốt hai tháng. Khi đến thăm, chúng tôi có hỏi,
Vì vậy ngày hôm nay chúng tôi đặc biệt chọn một bài kinh, trong đó Đức Phật Ngài đã dạy cho một vị Tỳ kheo lúc bệnh, nên nhìn về quá khứ như thế nào gọi là nhìn khôn ngoan.Chúng ta nghĩ về dĩ vãng như thế nào gọi là nghĩ một cách thiện xảo, nghĩ một cách lợi ích. Làm sao chúng ta tựa trên quá khứ để làm một bước nhảy vọt đi đến bến bờ giác ngộ giải thoát. Quá khứ có vui có buồn, có những điều chúng ta muốn nhớ và những điều chúng ta muốn quên. Ỏ đây vấn đề đó thật sự không quan trọng, không quan trọng là vì mình thích hay không thích, mình hãnh diện hay cảm thấy nhục nhã, hay điều đó chúng ta cảm thấy tưởng tiếc hay muốn phủi tay. Vấn đề ở đây là chúng ta nhìn, chúng ta nhớ, chúng ta nghĩ về quá khứ như thế nào mà Đức Phật gọi là khôn ngoan. Thưa qúi vị chúng ta hãy trân qúi những lời dạy của Đức Phật, bởi vì những lời dạy này sẽ cho chúng ta rất nhiều gợi ý quan trọng. Do vậy suốt cả đêm nay chúng ta sẽ cùng nhau tụng bài kinh Girimànanda. Bài kinh rất dài và qúy vị sẽ nghe được nghe Chư Tăng ở đây có HT Huyền Việt, TT....... có Đại Đức Trí Quảng và chúng tôi, sẽ tụng bằng tiếng Phạn, ngôn ngữ của xứ Ma Kiệt Đà, ngôn ngữ mà ngày xưa Đức Phật đã dùng để giảng kinh này. Chúng tôi đề nghị mỗi lần tụng một đoạn, khi nghe chúng tôi yêu cầu, qúy vị hoan hỉ đứng lên thật trang nghiêm để tụng. Bởi vì sao vậy? Chúng ta đứng lên để đem tất cả tâm tư của mình nghĩ và cung kính về lời dạy của Đức Phật. Sau khi chúng ta tụng xong thì quí vị ngồi xuống và chư Tăng sẽ giảng ý nghiã bài kinh. Tuy nhiên có một điểm rất quan trọng, lâu lắm qúi vị mới gặp chư Tăng và do vậy chư Tăng có mặt hôm nay sẽ tụng từng đoạn bằng tiếng Phạn. Khi chư tăng tụng qúi vị có thể lắng nghe, như vậy sẽ học được một số cách phát âm, tiếng Phạn thật ra không khó. Bài kinh hôm nay gọi là "Sống với dĩ vãng" là bài kinh có tên là Girimànanda. Qúi vị hoan hỉ đứng lên, trang nghiêm, chúng ta sẽ tụng bài kinh trang số 159. Namo Tassa Bhagavato, Arahato Sammāsambhuddhassa Đệ tử thành kính, đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, đấng Chánh Biến Tri Evamme sutam. Ekam. samayam. Bhagavā Sāvatthiyam. viharati Jetavane Anāthapit.hapin.d.ikassa ārāme. Như vầy tôi nghe Sace kho tvam. Ānando Girimānandassa bhikkhuno upasan.kamitvā dasa saññā bhāseyyāsi. Lúc ấy Đức Phật dạy Katamā cānanda aniccasaññā. Này Anan Đa Bây giờ chúng ta đi vào phần một của kinh văn ngày hôm nay. Trước nhất sự việc này xảy ra tại chùa Kỳ Viên.Chùa Kỳ Viên là ngôi chùa ở thành Xá Vệ, kinh đô của xứ Kiều Tát La hay còn gọi là xứ Kosala. Chùa Kỳ Viên do ông trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường đến Đức Phật. Bởi vì đây là cách cúng dường rất đặc biệt nên chi ngôi chùa có tên cũng đặc biệt, tên là Anāthapithapindikassa Jetava Vihara. Câu chuyện này có lẽ qúi Phật tử đã nghe nhiều lần, ông trưởng giả Cấp Cô Độc khi đi qua thành Vương Xá gặp Đức Thế Tôn đã phát tâm muốn dâng cúng một ngôi chùa cho Đức Phật. Ông bạch hỏi Đức Phật, “Thế nào là một nơi thích hợp cho Ngài.”.Đức Phật trả lời rằng một nơi nào không quá xa xóm làng để đi khất thực, không quá gần chỗ huyên náo để giữ được sự thanh tịnh là nơi thích hợp. Người đàn tín với tấm lòng rất trong sạch này đã làm một chuyện mà không ai có thể tưởng nghĩ ra được. Ông đến gặp một ông hoàng tên là Jeta để hỏi mua lại công viên đẹp của hoàng tử Jeta. Thời bây giờ có những miếng đất người ta bán ở bên ngoài tại vì người ta không đủ tiền trả hay là vì lý do gì đó họ phát mãi.Nhưng mua một vườn cảnh của một ông hoàng tử thời xưa thì thật sự là không ai dám làm chuyện đó và chỉ có ông Cấp Cô Độc thôi. Lý do là ông thấy chỗ đó thích hợp quá, không quá xa thành Xá Vệ và cũng không quá gần và có cây cao bóng mát cảnh trí rất u nhã tươi đẹp. Có lẽ suốt đời của Thái Tử Jeta chưa bao giờ nghe ai đưa cho mình đề nghị kỳ cục như vậy, tức là đòi mua công viên nghỉ mát của mình. Ông hoàng Jeta nghe như vậy thì ông có một câu trả lời cũng rất kỳ cục, ông nói rằng, "Tôi thật tình không muốn bán vì tôi không cần tiền, nhưng thấy ông khẩn khỏan quá thì thôi tôi sẽ ra giá nếu ông thích thì ông cứ mua." Cái giá ông này đưa ra cũng rất kỳ quặt, đó là vàng trải đến đâu thì lấy đất đến đó. Ngày nay thì chúng ta nghe đất ở New York hay là có những miếng đất ở Bangkok cũng đắc nhưng lấy vàng mà trải thì chúng tôi không biết là nó tương đương như thế nào. Ông Cấp Cô Độc suy nghĩ một chút thì ông hoàng nói, Thưa qúi vị ông Cấp Cô Độc đã lấy vàng trải trên đất để mua chỗ đó làm chùa cúng dường Đức Phật. Từ đó về sau chùa có tên là Bố-kim-tự, bố kim nghĩa là trải vàng Nhưng trong lúc ông Cấp Cô Độc đang trải vàng thì hoàng tử Jeta đến gặp ông Cấp Cô Độc và nói với ông Cấp Cô Độc một chuyện cũng kỳ, ông nói rằng, -“ Ông chỉ có thể trải vàng ở đất trống thôi nhưng mà chỗ có cây thì làm sao ông trải vàng được và ông không làm công việc ông đốn cây. Nhưng ông đã phát tâm mạnh mẽ cúng dường cho Đức Phật như vậy, thì phần nào đất trống mà ông trải vàng thì kể như là ông cúng cho Đức Phật còn phần nào là cây thì coi như phần đó tôi cúng cho Đức Phật.” Về sau này những nhà dịch giả Trung Hoa đặc biệt là Ngài An Thế Cao và Ngài Huyền Trang Ngài dịch câu là "Kỳ thọ Cấp Cô Độc Viên". Tại nơi đây Đức Thế Tôn đã an cư trong nhiều năm, lâu nhất trong tất cả những nơi mà Đức Thế Tôn ở trong suốt 45 năm hoằng đạo của Ngài. Trong bài kinh có một vị Tỳ Kheo tên là Girimànanda bị bệnh. Thời bấy giờ không có thuốc để chữa, Tôn Giả Ananda thị giả Đức Phật nghe nói như vậy khởi lòng bi mẫn. Tôn Giả Ananda là một thị giả rất đặc biệt, không những là người luôn luôn chăm sóc thì giờ của Đức Phật hay sự sống của Đức Phật, Tôn Giả còn luôn nghĩ tới lợi ích của thập phương bá tánh, nghĩ tới lợi ích của chư Tỳ kheo.Tôn Giả có đức độ rất quan trọng mà ngày nay chúng ta phải học. Chúng tôi thường thấy qúi Phật tử đi chùa, đôi khi vì thương chư Tăng muốn bảo vệ chư Tăng, thành ra có những công việc hoằng pháp qúi vị không muốn. Sợ chư Tăng mệt hay sợ có người lạ đến làm phiền. Những việc đó thật ra qúi vị chỉ thương chư Tăng chứ đôi khi qúi vị không nghĩ đến việc hoằng pháp. Hay có đôi khi qúi vị chỉ nghĩ đến việc hoằng pháp mà không nghĩ đến chư Tăng. Như HT lớn tuổi rồi Ngài phải nghỉ ngơi như thế nào, chúng ta thường không có quân bình. Nhưng Tôn Giả Ananda rất đặc biệt vừa lo cho Đức Phật và đồng thời tìm mọi cách để cho mọi người được hưởng lợi ích về sự có mặt của Đức Phật trên thế gian này. Nên chi nghe Tôn Giả Girimànanda bị bệnh nặng, Tôn Giả Ananda nghĩ rằng hình ảnh và âm thanh của Đức Phật là một sự an ủi vô biên với một người đang bị bịnh và dĩ nhiên là pháp nhũ của Đức Phật sẽ tưới tẩm được tâm hồn của một người đang ở trong cơn bệnh hoạn khổ đau như vậy. Tôn Giả đến bạch Đức Phật, Đức Phật nói những lời này cho Ngài A-Nan-Đa học thuộc và nói lại cho Tỳ Kheo Girimànanda. Không phải Đức Phật không có lòng từ, nhưng có một lý do rất đặc biệt. Chúng tôi có một câu hỏi trong phần tụng đoạn cuối của bài kinh tức là sáng hôm nay và nếu vị nào trả lời đúng, chúng tôi sẽ biếu qúi vị một tượng Phật mà chúng tôi rất thích. Câu hỏi như sau, “ Tại sao Đức Thế Tôn đã không đích thân đến gặp Tỳ kheo Girimànanda mà Ngài lại nói những lời này với Tôn Giả Ananda và nói Tôn giả A-nan-đa học thuộc những lời này và đem nhắn lại với Tỳ kheo Girimànanda”. Có một điều chúng tôi hơi tiếc là trong bản dịch có dùng chữ quán tưởng. Trong danh từ chuyên môn của Phật học, chữ saññā dịch là quán tưởng thì thật ra không chính xác. Ở đây dùng chữ dasa saññā tức là 10 pháp tưởng. Chữ tưởng ở đây tức là nghĩ về, nhớ về, hoài niệm, hồi tưởng nghĩ đến sự việc mình đã trải qua gọi là tưởng. Như chúng tôi đã nói khi bịnh và đặc biệt là lâm trọng bệnh, chúng ta nghĩ ít về tương lai, nhưng lúc bấy giờ quá khứ là một cuốn phim dĩ vãng hiện về rõ từng nét một chưa bao giờ nhiều như vậy, chưa bao giờ lôi kéo chúng ta trở về quá khứ nhiều như vậy và chưa bao giờ làm cho chúng ta tha thiết về quá khứ như vậy. Đức Phật Ngài dạy khi nghĩ về quá khứ chúng ta nên nghĩ về điều gì.Đức Phật dạy rằng có mười khía cạnh hay là mười ý nghĩa hoặc giả là mười cách suy nghĩ về quá khứ. Mười suy nghĩ về quá khứ là gì? Đó là tưởng về sự vô thường, tưởng về sự vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về hệ lụy, tưởng về đoạn tận, tưởng về ly dục, tưởng về tịnh tịch, tưởng về vô trước, tưởng về yểm ly và tưởng về hơi thở. Trong này có một vài ý nghĩa rất đặc biệt, đặc biệt lắm như là thí dụ tại sao hơi thở lại dùng chữ tưởng? Trước nhất là chúng ta nói về tưởng về sự vô thường. Giả sử trong cuộc đời của một người Việt Nam nào đó đã có mấy lần trắng tay để làm lại cuộc sống. Từ ngoài Bắc rồi chiến tranh làm nhà cửa tan nát, phải gây dựng lại sự nghiệp. Đến 1954 chia đôi đất nước lại bỏ đất vườn, gồng gánh vợ con đi vào trong Nam, đến năm 1975 bỏ tất cả để đi ra nước ngoài. Mỗi một chuyến đi như vậy, những gì giữ lại trên đôi tay bé nhỏ của mình thì còn rất ít và người đó làm lại cuộc đời. Người đó có thể có nhiều cách suy nghĩ hoặc là ngồi đó mà buồn và có đôi khi buồn quá, cũng như hát bài.“ Sàigòn ơi, ta đã mất người trong cuộc đời.....” Nhưng người đó cũng có thể suy nghĩ rằng cuộc sống đúng là bất định, “Ở đời tay lại trao tay”, từ tay này trao qua tay khác, đúng là vô thường. Nếu có cái gì để nhớ, có bài học gì để đáng học về cuộc đời thì một ở trong 10 bài mà Đức Phật dạy chúng ta, đó là học về sự vô thường. HT Huyền Việt có nói, có những lúc HT ngồi bên cạnh HT Tăng Thống nghĩ đến cả cuộc đời của Ngài, nghĩ đến sự kỳ vị, nghĩ đến tánh hạnh rất là cao đẹp của Ngài. Nhưng bên cạnh đó chúng tôi thỉnh thoảng có nghe Ngài nói về một việc, Ngài nói rằng, “ Những chuyện về địa vị, danh vọng, chức phận thật ra chỉ là bổn phận, chỉ là sự nhọc nhằn thôi.” Có nhiều khi Ngài lại nói thẳng với một vài cặp vợ chồng trẻ rằng, “Hôn nhân là bổn phận chứ không phải là hạnh phúc đâu”. Nói đến bổn phận có nghĩa là sanh ra làm người, mỗi người đóng một vai giống như đào kép lên sân khấu, vai làm cha, vai làm mẹ, vai làm vợ, vai làm chồng, vai làm trụ trì, vai làm chức vụ này chức vụ khác. Những vai trò đó nếu nói được thì không biết có bao nhiêu nhưng trách nhiệm thì vô số. Khi sống với những vai trò đó, qúi vị thấy rồi. Như vậy khi chúng ta lớn tuổi mà nhìn lại những cuộc đời đi qua thì chúng ta thấy một điều rằng đúng, sai, phải, quấy, đẹp, xấu, khen chê, vui, khổ, vinh, nhục, tất cả rồi cũng đi qua. Trong mấy ngày tết chúng tôi có đọc một bài viết của ĐĐ Giác Nguyên. Trong bài dịch thơ Hài Cú, có nhiều câu thơ ĐĐ Giác Nguyên dịch rất hay. Trong đó có một đoạn ĐĐ Giác Nguyên kể câu chuyện, một vị vua Do Thái tên là Solamôn, vua Solamôn nghe đồn về một chiếc nhẫn kỳ diệu. Nếu ai buồn nhìn chiếc nhẫn đó với sự tập chú lắng đọng tâm tư, thì bao nhiêu sự phiền muộn sẽ vơi đi. Vua nghe như vậy thích lắm, nhà vua nghĩ rằng mình phải làm sao có được chiếc nhẫn đó.Vị quốc sư tâu với nhà vua rằng. “Muôn tâu Hoàng Thượng chiếc nhẫn đó có một điều kỳ lạ lắm, khi buồn nhìn chiếc nhẫn thì sẽ hết buồn, nhưng nếu Hoàng Thượng đang vui, đang hạnh phúc mà nhìn chiếc nhẫn đó thì sẽ mất vui, thôi Hoàng Thượng đừng có tìm chiếc nhẫn đó để làm gì.”. Nhà vua không nghe, vì một chút hiếu kỳ nghĩ rằng mình làm vua thì cái gì mình muốn thì phải được. Cuối cùng nhà vua cũng làm chủ được chiếc nhẫn. Khi cầm chiếc nhẫn trên tay nhà vua chỉ thấy trên đó ghi vỏn vẹn một giòng chữ rất ngắn là "Cái gì rồi cũng qua." “Cái gì rồi cũng qua”, thưa qúi vị, có những lúc buồn bạn bè, buồn vì tình duyên, buồn về công ăn việc làm, buồn về nhân tình thế thái thì lúc đó chúng ta nhìn cái câu "cái gì rồi cũng qua" mình thấy ấm áp vô cùng. Thời gian là một phương thuốc nhiệm màu, nhưng khi đang vui, cuộc đời màu xanh và niềm hy vọng đang dâng lên mà nhìn cuộc đời cái gì cũng qua thì hầu như mình cảm thấy mất hứng cảm thấy không còn vui nữa. Nhưng quả thật có bài học lớn nhất mà Đức Phật Ngài nói rằng "Nếu mình ngồi nhớ về quá khứ, nhớ về dĩ vãng thì thay vì mình buồn là, À, hồi trước tại sao có người đó họ phụ mình. Tại sao hồi xưa mình có nhiều mà bây giờ mình lại không có. Tại sao hồi trước mình trẻ bây giờ mình già v.v...” Khi nghĩ như vậy thì Đức Phật Ngài bảo rằng Ayonisomanasikāra tức là nghĩ một cách không có thiện xảo, không khôn ngoan. Nếu nghĩ một cách khôn ngoan là từ tất cả những điều đó chúng ta có bài học, tất cả là vô thường, cuộc đời là như vậy. Chúng tôi nhớ là có một vị thi sĩ viết câu, “Đời là thế, thiên thu sầu bất diệt” Nhưng thật ra đạo Phật không nói đến chữ sầu mị. Đạo Phật nói bài học là vô thường, có thể chúng ta sẽ đọc được từ cái ý nghĩa rất là đẹp. Đó là dù đúng, dù sai, dù phải, dù quấy, dù đẹp, dù xấu, dù chánh, dù tà, dù sang, dù hèn, tất cả rồi sẽ đi theo thời gian. Tất cả rồi cũng sẽ trở về quá khứ và tất cả rồi sẽ đi qua. Đừng nói chi chánh điện mà chúng ta đang ngồi đây mới xây cất, trái đất mà chúng ta đang sống, kể cả Thái Dương Hệ cũng bị hư hoại. Thưa qúi vị ngày nay khoa học đã chứng minh một cách rõ ràng và khẳng định một cách rất chắc chắn rằng nó cũng có tuổi của nó có nghĩa là đến một giai kỳ nào đó cả một hệ thống Thái Dương Hệ của chúng ta sẽ trở thành cát bụi, trở thành hư vô. Do vậy bài học Đức Phật khuyên chúng ta nên sống với dĩ vãng là, “Nếu phải nhớ về dĩ vãng, nếu phải nhìn về dĩ vãng thì đừng ngồi đó để mà tưởng tiếc, ngồi đó để mà nhai đi nhai lại mà chúng ta nên thắm thía một điều rằng ở đời cái gì nó cũng qua, cuộc đời nó là một quyển sách mà thôi. Chúng ta trở lại với bài kinh. Này Ananda Đức Phật thường dạy chúng ta phải suy tư và có thể thâm nhập, thấm thía được những gì mà chúng ta quán tưởng thì ở những chỗ thanh tịnh là một việc rất cần thiết. Thí dụ như trong một đêm trường tỉnh mịch như đêm nay hay hoặc giả lúc qúi vị vào chánh điện ngồi một mình hay đi ngoài sân chùa. Trong những giờ phút đó, những giờ phút chúng ta có thể chiêm nghiệm được những điều mà bình thường chúng ta không chiêm nghiệm được. Nên Đức Phật thường khuyên các vị Tỳ kheo tu tập nên sống ở nơi thanh tịnh. Sắc uẩn vô thường. Ngôn ngữ này rất bác học, trong kinh Phật ngày xưa khi nói rùpam. aniccam. người Ấn Độ nghe hiểu liền, nhưng khi dịch ra tiếng Việt nghe có vẻ xa vời. Qúi vị nghe "Sắc tức thị không, không tức thị sắc," hay "sắc thọ tưởng hành thức" nghe ngôn ngữ rất bác học, nhưng trên thực tế là "rùpam. aniccam." có nghĩa “sắc là vô thường”. Thưở nào chúng ta trẻ, bây giờ chúng ta già. Thú thật với qúi vị Phật tử lúc chúng tôi đặt chân đến Houston năm 1983, chúng tôi gặp rất nhiều Phật tử rất trẻ nhưng bây giờ trên đầu tóc đã bạc rồi, thay đổi rất nhiều, thân này thay đổi. Thọ cũng thay đổi, thọ là cảm giác. Không thể vui hoài và không thể buồn hoài. Bây giờ qúi vị làm một cuộc đánh cá là khi nào qúi vị buồn qúi vị thử đánh cá với người khác là tôi sẽ giữ cái buồn này liên tục bảy ngày hoặc có thể buồn một tháng thì qúi vị sẽ rất ngạc nhiên là cho dù qúy vị muốn buồn đi nữa cũng không thể buồn hoài, chỉ buồn một lúc rồi tự nhiên thay đổi. Con người có nhiều khi người ta gọi là có cơn nhưng không phải là có cơn mà Đức Phật gọi là vô thường, không thể buồn hoài. Vui cũng vậy. Nếu quý vị khẳng định với mọi người rằng tôi sẽ giữ cái vui cho đến một tuần một tháng, thật ra không thể giữ mãi niềm vui. Ngày nào qúi vị đi shopping, mua vật gì mình thích, đem về để trong nhà nhìn. Thử xem quý vị vui với vật đó được bao lâu. Nhiều khi chưa tới một ngày, qúy vị sẽ quên và không thích nữa. Chúng tôi có nghe một vị Phật tử nói lúc mua món đồ rất thích, nhưng đem về để trên xe không mang xuống nữa và khi đem bỏ ở garage 10 năm cũng chưa dùng tới, nhưng mà lúc mua thì thích lắm. Do vậy Đức Phật nói cảm thọ là vô thường. Tưởng là gì? Tưởng là ký ức, là dĩ vãng. Chúng ta có những hoài niệm là đẹp, là xấu, là thích, hay không thích. Những điều đó cũng vô thường. Hành là những hành động như là thiện, là ác, hay những chủ trương, những quan kiến. Lúc trẻ mình cho rằng, làm trai phải tề gia trị quốc bình thiên hạ v.v... Nhưng đến tuổi nào đó chúng ta có quan niệm khác đi và cái đúng sai phải quấy trong đời sống chỉ có giá trị tương đối. Thức là những giác quan như là thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Lúc còn nhỏ mình thích ăn nếp bây giờ thấy bánh tét ở trong tủ lạnh thì không muốn ăn nữa. Hoặc vị nào đó lúc nhỏ thấy bánh trung thu hấp dẫn nhưng bây giờ nhìn bánh trung thu không có cảm giác gì hết. Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều vô thường. Đức Phật Ngài nói rằng sắc, thọ, tưởng, hành, thức nếu chúng ta nhớ nên nhớ rằng nó vô thường, thay đổi. Thưa qúi vị trước khi chúng ta tụng một đoạn kinh khác thì chúng tôi muốn đọc qúi vị nghe một bài viết. Không biết vì lý do gì Sư Giác Nguyên cao hứng viết một bài “ Ngày xuân Việt đọc thơ Nhật Bản”. ĐĐ Giác Nguyên dịch một số bài thơ tiếng Nhật gọi là Haiku, tức là thơ Hài Cú. Haiku là một thể thơ thông thường có 17 chữ và trong 17 chữ này rất cô đọng và xúc tích và người ta không nói nhiều, chỉ nói gọn và nói trực tiếp tức là không có thừa không thiếu. Khi dịch sang tiếng Việt, ĐĐ Giác Nguyên có làm một việc rất là phản là thay vì dịch rất là cô đọng và trực tiếp thì ĐĐ bỏ một chút thi vị trong đó. ĐĐ Giác Nguyên vốn là người có tâm hồn thi sĩ. Khi chúng ta đọc thơ nguyên tác thật sự rất hàm xúc rất và cô đọng, không nhiều thi vị. Nhưng ĐĐ Giác Nguyên cho chúng ta vài vần thơ mà chúng tôi nghĩ cũng có cái đẹp của nó. Chúng tôi năm nay đọc những bài thơ này như những món ăn ngày tết. Farewell Xin tạm biệt ( hay Xin giả biệt) Đại Đức Giác Nguyên dịch: Ta đi như giọt sương rơi Một câu vẫn có ý nghĩa của vô thường, như hạt sương rơi và như cả thế gian này vẫn là muôn đời tử sinh nhưng mà chúng ta nghe có thi vị hoá. Một bài thơ khác cũng thú vị: The longest winter night Đêm dài đông chí Là hoa, là ngày, là đêm, là trăng. Tất cả đều là sự vận hành, sanh đó, diệt đó, đến đó, đi đó, xuất hiện đó, rồi biến mất đó. Những hình ảnh tuy là không thấy vô thường nhưng trong đó có lời rất dễ thương, câu này được viết bởi Thiền sư Senryu Đời như giọi nước cành sen Khi vị này nhìn lại cuộc đời mình, xuất hiện trên thế gian này như là một giọt nước rơi xuống lá sen và lá sen không giữ được gì hết. Chúng ta xuất hiện trên cuộc đời và tan biến trả lại cuộc đời vào hư vô, sau khi rời bỏ cuộc đời này. Những sự vô thường như vậy là cái nhìn của một số người đã đi qua trong cuộc đời và ở đó nó cũng có cái đẹp là chúng ta có thể nhìn sự vô thường của đời sống, đôi khi mình rất sợ nhìn sự vô thường, có nghĩa là nhìn như vậy thấy não lòng, buồn quá. Nhưng thật sự nó không buồn như chúng ta nghĩ, cái mà chúng ta cố gắng nhìn khác làm cho chúng ta buồn hơn là chúng ta nhìn vào sự thật. Phần một chấm dứt tại đây. |