Insight Meditation

HT Huyen VietHT Huyền Việt

Bài thuyết pháp giảng trong đêm tu học thọ đầu đà ngày lễ Thượng Nguyên 7 tháng 2 năm 2009 nhằm đêm 13 đến rạng sáng mùng 14 tháng Giêng năm Kỷ Sửu chùa Pháp Luân, thành phố Houston, TX, Hoa Kỳ

Chuyển thành văn bản và tóm lươt: Minh Hạnh

.

 

TT Giác Đẳng: Chúng ta khi nãy có đề cập đến hai ý nghĩa trọng đại của ngày lễ Maghapujà. Ý nghĩa đầu tiên là ngày Đức Thế Tôn Ngài tuyên thuyết kinh Giải Thoát Giáo nói về truyền thống của Tăng Già và là tôn chỉ của giáo pháp. Ý nghĩa thứ hai là ngày Đức Thế Tôn tuyên bố rằng ngôi nhà chánh pháp đã được Đức Thế Tôn thực hiện viên mãn tứ chúng đã có khả năng tu tập lãnh hội và Ngài sẽ viên tịch Niết-bàn.
Bạch HT Huyền Việt, tại sao chúng ta thường nói tu thì sống độc cư sống một mình là tốt, nhưng một vị tu sĩ như chúng ta và như tất cả qúi Phật tử tu tập thì cái gọi là tôn chỉ gọi là truyền thống có sự quan trọng đến mức độ nào ở trong đời sống của chúng ta, kể cả Đức Phật đôi khi Ngài cũng nói đến truyền thống của Chư Phật hay truyền thống của Tăng Già trong quá khứ, hiện tại và vị lai, thì kính bạch HT hoan hỉ cho đại chúng biết về thế nào là giá trị, ý nghĩa và sự áp dụng của giá trị truyền thống ở trong đời sống tu tập.

HT Huyền Việt: Trước hết hướng về HT Phó Tăng Thống GHPGVNTN, cung kính đảnh lễ Ngài, và xin được cảm tạ chư tăng và TT Trụ Trì đã cho được cơ hội cũng, như toàn thể quí vị tối hôm nay tham dự trong đêm Thượng Nguyên để cùng với nhau trên HT chư TT, ĐĐ, Tăng, Ni và toàn thể chư Phật tử chúng ta có một đêm trước hết có cơ hội để thanh tịnh tam nghiệp của mình, tức là chúng ta làm đẹp, cái miệng của mình khi cần phải nói, chúng ta làm đẹp hành vi của mình khi cần phải cư xử hành xử, làm đẹp tâm ý của mình khi cần phải động não để suy nghĩ, chúng ta không sống với nhiều thói quen. Khi nói đến thói quen chúng ta phải thích chuyện đó, thấy việc đó vừa với sở thích của mình và lập đi lập lại tự nhiên trở thành thói quen. Như từ lúc bắt đầu cho tới lúc này thì qua bài đạo từ của HT và qua lời đạo từ của TT cũng cho nhiều ý nghĩa rất hay đẹp và đặc biệt điều hay đẹp đó rút ra từ ý từ lời dạy của Đức Phật.

Phra Viriyang Sirintharo

Thì nói đến thói quen của chúng ta là mình làm điều mình thích và trông chờ người khác thoả mãn điều mình thích, nhưng điều mình thích giống như vị sư Mỹ đi xuất gia nguyên là một tài xế xe truck 18 bánh lái xuyên bang chở nhiều hàng hóa trong đó, nếu chiếc xe đó chạy hoài mà không có thắng thì chuyện gì chúng ta ai ở đây cũng biết. Thì thói quen cũng vậy, thói quen của mình là cứ lập đi lập lại, chúng ta ngồi một lát mệt rồi thì xin được đứng dạy để đi, đi mệt thì làm sao được ngồi xuống, rồi ngồi đứng đi mệt thì làm sao nằm xuống, tất cả những động tác đó của bốn cách thế của đời sống hàng ngày của chúng ta, cứ đắp đổi đắp đổi, ngồi mệt lại đứng, đứng mệt lại đi, đi mệt rồi nằm, nằm một lúc rồi thì cũng phải thay đổi nữa v.v...Nhưng tối hôm nay mình hứa với chính mình và đặc biệt là có chư tăng có HT hướng dẫn, có đạo bạn chúng ta cùng sách tấn nhau, có những giờ chúng ta quên đi cái ngủ của mình, quên thói quen là hễ tối lại nhất là ai đi ngủ sớm thì giờ này bắt đầu về và chúng ta biết chuyện gì rồi, và nếu mình cứ như vậy thì chuyện đó cũng tốt thôi, tại vì lập đi lập lại mà nó ổn được thì nó cũng ok rồi. Nhưng trên đời sống tâm linh tu học của mình chúng ta không thể sống với những thói quen hình thức của mình và có những lúc chúng ta phải đi ngược lại với thói quen của mình.

Việc tu của chúng ta cũng vậy, là đi ngược lại nhiều thứ, như chèo thuyền đi nước ngược chúng ta không chèo xuôi theo giòng nước, không xuôi theo chiều gió, mà chúng ta đi ngược với thói quen của mình, và nếu ai có khả năng đi ngược lại với những thói quen, đặc biệt là những thói quen có lợi ích nhưng lợi ích nhỏ thôi, nếu đi ngược lại với những thói quen mà những người trước họ minh chứng, họ vạch đường chỉ lối cho mình được, ở đây chúng tôi muốn nói là qua giáo pháp qua lời dạy của Đức Phật qua chư tăng chúng ta tìm thấy có ý nghĩa đó. Cho nên chúng ta mới ở lại chùa để phát nguyện có bao nhiêu tiếng đồng hồ để tụng kinh niệm Phật để tham thiền nghe pháp, và tất cả những điều đó đều giúp mình chống chọi lại những thói quen có tính cách lập đi lập lại. Chúng ta cũng chỉ sống với những thói quen đó thì chúng ta cũng sẽ chết với những thói quen đó, và thói quen nào thì cũng chỉ bấy nhiêu thôi không phát kiến ra được không làm cho nó rạng rỡ ra được.

Ý thức được chuyện đó nên tối hôm nay chúng ta phát tâm cùng với chư tăng, với đạo bạn, tất cả chúng ta có mặt tập thể tu học, hay nói chúng ta là đệ tử của Đức Phật, có bốn nhóm, hai nhóm xuất gia đó là tăng, người đàn ông đi xuất gia thành tỳ kheo đệ tử Đức Phật gọi là tăng, người nữ đi tu gọi là ni là đệ tử xuất gia, còn các vị là nam cư sĩ và nữ cư sĩ, cùng với nhau sách tấn nương tựa giúp đỡ nhau, "ăn cơm có canh tu hành có bạn."

Nói đến truyền thống thì nó có một giá trị, đạo Phật của mình thì truyền thống là một phương cách đúng, một tôn chỉ, một nguyên tắc sống có lợi ích được trắc nghiệm qua thời gian, trước hết mở đầu truyền thống chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và khi Đức Phật Ngài đã chứng nghiệm được đạo, Ngài thấu triệt được tất cả những ngõ ngách hang cùng ngõ hẻm của tâm thức chúng sanh, Đức Phật thấu triệt được tất cả những ngõ ngách đó mỗi cửa ngõ nào đem đến bóng tối u mê, phiền não, tham, sân, si, tất cả những gì làm giòng nước tâm bị mờ đục đi, và bây giờ đã được thanh tịnh lọc lại trong sáng một cách tuyệt đối rồi thì Ngài được giác ngộ thành Phật và từ đó Ngài mới đem ánh sáng đó truyền dạy cho những người hữu duyên. Người hữu duyên trong đạo Phật là người có chuẩn bị suy tư về đời sống, về sanh tử, khi Đức Phật thành đạo những người hữu duyên đi luân lưu trong ba cõi sáu đường thì có phước duyên sinh lại được gặp Đức Phật được Ngài khai mở chỉ bày ra phương cách sống.

Một người đã lão luyện cách lái xe thì biết huấn luyện cho người khác lái xe và khi đã học được cách lái xe thì chiếc xe lúc đó chỉ là món đồ chơi, muốn lái đi muốn ngừng thì cũng dễ dàng xử dụng, thì cũng vậy khi cách sống đã thấu đạt được đem lại sự an lạc an vui lợi ích cho mình cho người, từ đó được truyền trao từ người đầu tiên là Đức Phật xuống đến hàng đệ tử xuất gia tăng và ni đến hàng cư sĩ và đã trên hơn 2500 năm rồi.

Qúi vị cùng chư tăng ngồi đây chúng ta sẽ thấy rằng ánh sáng của chân lý đó còn nguyên, giống như ngọn đèn đỏ qúi vị thấy được, qúi vị đi đâu cũng trở lại ngọn đèn vì ngọn đèn nó sáng như vậy là nhờ có dầu có tim, đèn được bảo vệ thì đèn đó vẫn sáng nguyên vẹn, và đèn đó nếu ai châm vào thì tự nhiên sẽ cháy sáng nhiều đèn khác. Như vậy chỉ có một ánh sáng đầu tiên được truyền trao ra biết bao nhiêu đèn khác làm cho thế giới nhất là thế giới của loài người với bao nhiêu sự lầm lẫn sai quấy trong hành động trong lời nói trong tư tưởng của mình, thì ánh sáng của Phật pháp như ngọn đèn được truyền từ Đức Phật xuống tất cả những người hàng đệ tử xuất gia và tại gia.

Xin thưa qúi vị, là một vị tăng nên khi nói đến truyền thống của tăng già thì tôi không biết phải nói sao cho hết chuyện đó và dĩ nhiên là chư tăng các Ngài đã nói và chúng ta đã nghe rồi, chúng ta đang sống với những giá trị đó. Kính chư Thượng Tọa và các vị, ví dụ như chúng tôi ngồi bên Đức Phó Tăng Thống và nói thật sự ra tôi là hàng hậu học, tuổi sinh ra đời sau Ngài 20 năm và Ngài sanh ra đời có phước duyên lạ lùng là Ngài xuất gia rất sớm và bây giờ Ngài ngồi đây tôi nhìn Ngài, gặp Ngài, tôi muốn gặp khi nào tôi gặp và tôi tiếp xúc với Ngài bằng tất cả cái gì rất là hiện thực, nhưng thật sự những gì xuất sắc của Ngài tôi không thể học được tôi cũng không thể hành, và tôi nghĩ trong kiếp này tôi không bằng được cái gì của Ngài hết, đó là một người sống với mình bằng xương bằng thịt hạn hữu đây chứ không phải là những câu chuyện tiền thân, không phải trong sách vở trong kinh điển, không phải những chuyện mình nghe từ người này kể qua người kia rồi đến mình nghe mình hoài nghi không biết chuyện đó thật không, người đó có thật không, thì chính hôm nay ngồi đây với Ngài nhưng những đức tính của Ngài mình học hoài không hết, và phải nói là chỉ có gặp Ngài chỉ đảnh lễ Ngài một cái để tri ân sự hiện diện của Ngài mà mình có nhân duyên được gặp Ngài. khi nói như vậy không phải chỉ Ngài không thôi mà không biết bao nhiêu những đối tượng chung quanh quá xuất sắc, nhìn về Việt Nam như Đức Đệ Tứ Tăng Thống Huyền Quang, bây giờ là HT Viện Trưởng Viện Hoá Đạo HT Thích Quảng Độ chẳng hạn, cũng vậy thì các vị đó sống hoàn toàn là sống cho chân lý, sống cho sự thật, sống cho trí tuệ, sống cho từ bi, sống cho sự phục vụ, sống cho những gì đẹp nhất của một con người mà ước mơ tới, các Ngài đã đi qua một cách quá tuyệt hảo.

Trở lại là khi nói truyền thống là cái gì được lập đi lập lại, đạo Phật là đạo từ bi và giác ngộ, lập đi lập lại ở đó là giá trị từ bi trí tuệ. Từ bi là mình thương mình và thương người, mỗi người chúng ta có trái tim có thể cảm nhận được chính mình, cảm nhận tha nhân. Sự thực hành giáo lý của Đức Phật giúp cho sự hiểu biết của mình sáng hơn cho nên trong cái tập thể tăng già là cái tập thể sống với sự mới mẻ từng ngày, mới mẻ từng ngày là vì hành trì lời dạy của Đức Phật

"không làm tất cả những điều ác cố gắng làm tất cả những hạnh lành và thanh lọc tâm ý của mình."

Như vậy thì mỗi ngày mở mắt ra từ trên giường bước xuống hay từ trên phản bước xuống hay từ trên tảng đá buớc xuống hay kể cả các vị ngủ ngồi khi tỉnh dạy cố gắng không làm điều ác cố gắng làm tất cả những điều lành và giữ tâm ý mình sao cho được trong sáng thanh thản rộng mở v.v... thì truyền thống của tăng gìa là truyền thống sống khi nói đến truyền thống người ta nói cái gì được lập đi lập lại xưa bày nay bắt chước, truyền thống tăng già là sự sống trong một giá trị hạn hữu là sống cho mình và sống cho người, và sống cho mình là thanh lọc nội tâm của mình và sống cho người tức là mình cố gắng để mà mở rộng tấm lòng ra để cảm thông đến cái vui và cái khổ của tha nhân, và đặc biệt là đem cách sống lợi ích đó để chia sớt với tha nhân với những người khác. Cho nên truyền thống của tăng già như TT Giác Đẳng có mở đầu cho chúng ta là truyền thống đó là:

"Thứ nhất là phải kham nhẫn, phải chịu cực, phải chịu khó, phải vượt qua những sự khó khăn."

Sự khó khăn là trước đó giống như mình đi ngược lại thói quen của mình, có khả năng để cố gắng đi ngược lại thói quen của mình, thói quen là tánh hư tật xấu v.v... và đi ngược lại thói quen và phải sống chân thật với chính mình và phải sống chân thật với tha nhân, và mình phải có một tình thương tình với chính mình và tình thương với tha nhân, làm sao để cho đời sống tu học của mình mỗi ngày được tốt đẹp hơn, tốt đẹp trong lời nói,trong hành vi, trong sự suy nghĩ, như vậy khi mình có mặt với cuộc đời mình sống và mình thở và mình biết phán đoán, biết vui, biết buồn, chúng ta sống với những giá trị đó là những giá trị sống chứ không phải giá trị đó là xưa bày nay bắt chước, không phải bắt chước để làm nô lệ cho người xưa mà đây là cách sống để sống làm sao đẹp cho mình cho người, và nét đẹp đó phải là nét đẹp từng ngày chứ không phải giá trị đó nằm trong kinh điển.

Và giá trị đó tồn tại đến ngày hôm nay là một giá trị sống từ Đức Phật là ngọn đèn đầu tiên rồi ngọn đèn đó được châm ra hàng trăm hàng ngàn hàng triệu ngọn đèn, ngọn đèn đó là các bậc tăng ni xuất gia những ngọn đèn đó là nam nữ cư sĩ.

Ngày hôm nay chúng ta ngồi đây với tất cả tiện nghi mà chúng ta có với lời dạy sách tấn của chư HT, chư TT và lời dạy đó được vang vang trong trời đất vang vang trong tất cả điều kiện sống của chúng ta và đặc biệt ngày hôm nay khoa học kỹ thuật đã cho chúng ta rất nhiều, chúng ta ngồi trên xe cũng có thể nghe pháp, ngồi trong phòng, đi ngoài trời, đi cắt cỏ cũng có thể nghe pháp được, thậm chí nằm trên giường bệnh chúng ta cũng có thể nghe pháp được, những phương tiện như vậy có thể giúp cho chúng ta gìn giữ truyền thống đó, các bậc xuất gia tăng ni có vai trò trách nhiệm của mình vì không bận rộn như đời sống cư sĩ có, như là lập gia đình, có vợ có chồng có con có công danh sự nghiệp, chư tăng bới đi những điều bận rộn thì chư tăng có vai trò bổn phận của mình để sống để gìn giữ truyền thống đó và các vị cư sĩ cũng không phải là giao khoáng cho chư tăng mà qúi vị cũng sống với truyền thống đó như vậy chúng ta có truyền thống tăng già là bậc xuất gia, cư sĩ thì có truyền thống của cư sĩ nam nữ cư sĩ. Cho nên truyền thống của Phật giáo là truyền thống sống làm mới từng ngày chứ không phải truyền thống như chúng ta nói là truyền thống là cái gì xưa bày nay bắt chước. Mỗi người chúng ta muốn sống trong truyền thống đó phải tự mình lắng nghe lời dạy của Đức Phật phải suy tư về lời dạy của Ngài và áp dụng lời dạy đó trong đời sống của mình làm sao để tâm của mình thương mình và thương người.

Đức Phật cho chúng ta ngọn đèn, Đức Phật cho chúng ta bản đồ, cho la bàn, cho chúng ta tác động phải lên đường đúng hướng đúng đường và truyền thống đó là truyền thống sống động và mấy ngàn năm qua không có gì thay đổi, ngọn đèn đó có khả năng để châm lên những ngọn đèn khác bằng mỗi người chúng ta có ngọn đèn chúng ta có thể châm lên nhiều ngọn đèn khác nữa và làm thế giới trở nên tốt đẹp. Thế giới ngày hôm nay có biết bao phiền lụy tại vì thế giới vô thường, tâm vô thường, vật chất vô thường, và tất cả những gì gọi là thế giới điều kiện đều là vô thường biến đổi nhưng lời dạy của Đức Phật là lời dạy để chúng ta sống trong thế giới vô thường để chúng ta vượt lên trên thế giới vô thường, cho chúng ta ra khỏi thế giới vô thường này để chứng đạt được sự an lạc giải thoát. Cho nên truyền thống của đạo Phật dầu đó là của tăng già cư sĩ truyền thống từ xa xưa truyền xuống cho chúng ta và nó đi với một sức mạnh đi một chiều dài như vậy chúng ta gọi đó là một truyền thống sống từng giây từng phút cho tất cả những người tiếp nhận lời dạy của Đức Phật để sống cởi mở tấm lòng bằng con tim của mình bằng khối óc của mình bằng từ bi và trí tuệ

Namo Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Download bai giang


Phap Am Lưu Trữ

dieuphap.com