ĐĐ Trí Quảng Bài thuyết pháp giảng trong đêm tu học thọ đầu đà ngày lễ Thượng Nguyên 7 tháng 2
năm 2009 nhằm đêm 13 đến rạng sáng mùng 14 tháng Giêng năm Kỷ Sửu chùa Pháp Luân, thành phố Houston, TX, Hoa Kỳ Chuyển
thành văn bản: Minh Hạnh
TT Giác Đẳng: Ý nghĩa nữa của lễ Thượng Nguyên, trong ý nghĩa này liên quan đến giọi nước mắt của vị cao tăng, vị cao tăng đó không ai khác hơn là Tôn Giả Ananda là vị thị giả của Đức Phật. Tất cả qúi vị Phật tử đọc kinh sách đều biết rằng Tôn Giả Ananda sanh ra cùng một ngày với Đức Phật và năm Đức Thế Tôn 80 tuổi thì Tôn Giả Ananda cũng 80 tuổi, thường khi nghĩ rằng Tôn Giả Ananda là một vị thị giả của Đức Phật thì chúng ta hay mường tượng rằng Ngài là một người rất trẻ nhưng thật ra Ngài là người cùng tuổi với Đức Phật nhưng đã có một lần Ngài đã rơi nước mắt và những giọt nước mắt này là những giọt nước mắt mà chúng ta không thể không suy nghĩ được, đó là giọt nước mắt Ngài rơi xuống khi được nghe Đức Phật dạy rằng: "Còn ba tháng nữa thì Như Lai sẽ viên tịch." một người thị giả đã ở bên Đức Thế Tôn 25 năm trường, đã giữ trách nhiệm là thủ khố của chánh pháp là một người đem tất cả sự quan tâm chăm sóc thương kính Đức Phật bây giờ nghe nói Đức Phật ra đi thì mặc dầu là vị cao tăng một vị thánh sơ quả nhưng Ngài không thể không cầm được nước mắt. Khi Tôn Giả Ananda có thái độ như vậy thì Đức Phật đã nói gì với Tôn Giả Ananda, Ngài đã nói với Tôn Giả Ananda rằng: "Này Ananda, các con còn chờ đợi gì ở Như Lai, những gì Như Lai cần phải làm thì Như Lai đã làm rồi." Và trước đó thì Đức Phật đã xác nhận một sự xác nhận rất quan trọng là giáo pháp đã được Đức Thế Tôn tuyên thuyết một cách đầy đủ. Thì hôm nay bạch ĐĐ Trí Quảng xin thỉnh ĐĐ Trí Quảng để có một vài lời chia sẻ với quí vị về ý nghiã này, khi Đức Phật dạy rằng bốn chúng đệ tử có khả năng lãnh hội và thực hành giáo pháp đã được thiết lập vững vàng trên thế gian này thì điều đó có ý nghĩa gì với tất cả chúng ta những người Phật tử hôm nay. Đức Phật Ngài đã hành đạo vào năm 35 tuổi giác ngộ đạo giải thoát sau đó Đức Phật Ngài đến vườn Lộc Giả chuyển Pháp Luân thì Ngài tế độ được 5 anh em Kiều Trần Như, thì bấy giờ ở trong giáo Pháp Đức Phật chỉ có Phật và Pháp và sau khi tiếp độ 5 anh em Triều Trần Như thì có Tăng, Tăng đây đại diện cho chư tỳ kheo nhưng vẫn chưa có tỳ kheo ni, trải qua thời gian dài khi Đức Phật cư trú ở Kosali lúc bấy giờ do nhân duyên chín mùi bà Maha Pajapati Gotami tức là bà Di Mẫu phát nguyện xuất gia thì ở trong Phật Pháp này lại có thêm hội chúng khác đó là tỳ kheo ni. Như vậy trải một thời gian dài thì ở trong Phật Pháp có được hai hội chúng tỳ kheo và tỳ kheo ni thuộc về hàng xuất gia, nhưng qúi vị Phật tử lưu ý nhớ lại ở trong lịch sử Phật giáo khi Đức Phật Ngài thuyết pháp để tiếp độ nhóm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển thì sau đó Đức Phật Ngài cũng có tiếp độ cho cha mẹ của Trưởng Lão Yasa thì bấy giờ ở trong Phật Pháp đã đầy đủ được bốn hội chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, thiện nam và tín nữ. Bốn hội chúng của Đức Phật vào thời điểm đó tuy nói rằng có thể là cả hai thành phần tại gia và cư sĩ đều có thể tiếp tục công việc hổ trợ trong việc lưu truyền quảng bá lời Phật dạy để đem lại an lạc cho cộng đồng xã hội, nhưng vẫn chưa thật sự đầy đủ nhân lực, hay giáo pháp Đức Phật vẫn chưa được tuyên thuyết khai thị một cách đầy đủ như ý Đức Phật muốn, mãi đến 45 năm sau khi Đức Phật 80 tuổi tức là khoản 45 năm sau từ khi Đức Phật thành đạo quả giải thoát thì đó là thời điểm Đức Phật thấy rằng sức khỏe của Ngài cũng dần dần suy kiệt, và Ngài nghĩ đến vấn đề xả bỏ thân hành không duy trì thọ mạng lâu dài nữa. Trên con đường từ Vasali đi về Kusinara là con đường rất xa, Đức Phật Ngài dừng lại một số đền đài ở nơi đó, thì Đức Phật Ngài nhìn thế giới xung quanh Ngài nhìn những đền đài như là Chapala, Udina hay là những đền đài Pavisata (?).v.v... những cảnh đẹp thiên nhiên ở xung quanh đều đem lại sự ấn tượng trong lòng Đức Phật, Đức Phật Ngài nói "Khả ái thay Chapala,khả ái thay Udina... v.v... nhưng tất cả những cảm thán thốt lên từ tấm lòng của Đức Phật điều đó không nghĩa là Đức Phật dính mắc vào những cảnh vật thiên nhiên đó, Ngài chỉ cảm nhận được từ cảnh đẹp thế giới xung quanh như thế nào thì Đức Phật nhận ra thế giới xung quanh như thế đó mà thôi, hoàn toàn khác với tâm cảm của người phàm phu chúng ta. Nhưng dù thế giới có xinh đẹp thế nào chăng nữa, có truyền cảm đời sống tinh thần của một người đến mức độ nào đi chăng nữa thì người đó cũng phải đi theo luật vô thường chi phối, và đó cũng là lý do tại sao Đức Phật Ngài mới quyết định xả bỏ thân hành không duy trì thọ mạng này nữa. Ngài đã nói Ngài Ananda rằng: Ngài nói rằng trong vòng ba tháng sau thì Ngài sẽ viên tịch Niết-bàn, điều đó thật sự làm cho Ngài Ananda một vị thị giả già, như TT Giác Đẳng vừa cho mình biết là đã theo Đức Phật 25 năm, Ngài cũng bằng tuổi Đức Phật, sống tận tụy để phục vụ Đức Phật, khi nghe Đức Phật nói Ngài sẽ viên tịch Niết-bàn, thì tâm hồn của Ngài Ananda không thể nào thoát khỏi sự bi lụy, Ngài rơi nước mắt. Nếu là trường hợp chúng ta chắc sẽ khóc ầm lên, không thể nào ngưng được cảm xúc của mình bởi vì Đức Phật là vị khả kính gần gủi với chúng ta quá, chúng ta là hạng phàm phu tục tử không đạt được trạng thái giống như Ngài Ananda, cảm xúc của chúng ta còn mãnh liệt hơn nữa, nhưng Ngài Ananda thì là vị Tu Đà Hườn dù sao Ngài cũng có đời sống thực tập ở một chừng mực đáng kính nên Ngài chỉ rơi lệ thì nghe được những lời Phật dạy sẽ xả bỏ thân hành không còn duy trì thọ mạng mình nữa. Ngài Ananda sau khi nghe Đức Phật nói như vậy thì xin Đức Phật là: "Bạch Đức Thế Tôn, mong rằng Đức Thế Tôn hãy duy trì thọ mạng mình," Nhưng Đức Phật Ngài nói rằng: "Này Ananda các ngươi còn trông chờ gì ở Như Lai nữa, những gì nên làm cho hàng đệ tử thì Như Lai đã làm rồi, chánh pháp đã được Như Lai tuyên thuyết giảng dạy khai thị đầy đủ thì các ngươi chỉ thực hành theo lời dạy đó để đem lại sự an vui tịnh lạc cho các người." Đó là lời Phật dạy Ngài Ananda để Ngài Ananda được xoa dịu và đó cũng là những lời Đức Phật Ngài nhắn gửi ngày hôm nay cho chúng ta. Chúng ta kính Đức Phật như kính cha kính mẹ, chúng ta mặc dù sống xa Đức Phật hơn 2500 năm không thấy được mặt Đức Phật như thế nào, không được gần gủi Đức Phật nhưng lời Phật dạy truyền thống Chư Tăng duy trì lưu truyền đến ngày hôm nay chúng ta được hưởng ân huệ pháp bảo và có cuộc sống an lạc khi chúng ta thực hành pháp thì đó là nhờ nguồn ân đức của Phật đã gieo trồng lại cho chúng ta, và bây giờ dù không gần gủi được Đức Phật nhưng khi chúng ta thực hành pháp thì có thể cảm nhận được, có thể thấy được Đức Phật đang hiện hữu lồng lộng ở trong lòng của chúng ta hay là trước mặt chúng ta. Đức Phật Ngài dạy: "Dù người nào theo nắm chéo y Như Lai nhưng không hành pháp thì người đó giống như xa Như Lai ngàn dặm, còn người nào xa Như Lai ngàn dặm nhưng thực hành pháp thì người đó giống như đang thân cận Như Lai." Đức Phật từng tuyên bố như vậy thì qúi vị Phật tử cũng từng nghe câu nói này, dù chúng ta không gần gũi Đức Phật, xa Phật hơn 2500 năm nhưng chúng ta thực hành pháp thì vẫn thấy rằng mình gần gũi Đức Phật. Lời dạy Đức Phật đã truyền cho hàng tứ chúng đã được đầy đủ, khai thị trọn vẹn thì bây giờ điều chúng ta cần thiết là thực hành theo lời Phật dạy, chúng ta không mong mỏi gì nhiều ở nơi Ngài nữa, giống như cha mẹ đã làm tròn bổn phận của mình với con cái rồi thì đến khi họ an dưỡng tuổi già và họ cần phải ra đi thì chúng ta có thể làm tất cả những bổn phận trách nhiệm gì của người con đối với cha mẹ. Cũng tương tựa như vậy chúng ta cần phải làm những trách nhiệm cần thiết để đáp lại ân đức của Đức Phật. Đức Phật Ngài dạy một người con phải phụng dưỡng cha mẹ mình, phải biết khuyết trương tài sản của cha mẹ, phải duy trì truyền thống tốt đẹp gia đình và phải biết làm những công đức hồi hướng cho cha mẹ khi cha mẹ quá vãng. Đó là khi Đức Phật Ngài còn sống Ngài dạy chúng ta có bổn phận đối với cha mẹ thế nào cho phải đạo, bây giờ chúng ta là những người con của Đức Phật, chúng ta phải làm gì để duy trì truyền thống tốt đẹp của Đức Phật, làm gì để đáp đền ân nghĩa của Đức Phật, Đức Phật có thể là cha chúng ta có thể là mẹ chúng ta, Ngài vừa là từ phụ vừa là từ mẫu của chúng ta, Ngài đã dành tất cả những gì tốt đẹp để đem lại an vui cho chúng ta thì bây giờ nghĩ Đức Phật chúng ta cần phải làm cái gì giống như người con cần phải có bổn phận gì đối với cha mẹ của mình vậy. Thì cũng tương tựa như vậy, chúng ta thương kính Đức Phật chúng ta phải hành pháp, những ngọn đèn hoa quả cúng dường chỉ là một phần nào thể hiện tấm lòng chúng ta đối với tiền nhân nhưng hành pháp mới thật sự là sự cúng dường cao thượng đối với Đức Phật, sự cung phụng cao thượng chúng ta dành cho Đức Phật. Điều khác chúng ta phải lưu ý là chúng ta cần phải duy trì thanh danh truyền thống tốt đẹp của Đức Phật, Đức Phật Ngài sống chủ trương tự giác và giác tha, thì cũng vậy chúng ta cũng phải cố gắng tự giác và giác tha sống với tam nghiệp thanh tịnh, thân khẩu ý thanh tịnh để đem lại bản thân mình an vui và truyền trao sự an vui của mình đến cho người khác, để giác ngộ bản thân mình và giác ngộ chúng sinh khác, đó là chúng ta duy trì truyền thống tốt đẹp thanh danh của Đức Phật, không làm cho Đức Phật bị mang tai tiếng bằng những hành vi không chánh đáng. Đôi khi chúng ta nói mình là con Phật nhưng không thực hành đúng theo lời Phật dạy thì bấy giờ người ta nghĩ đệ tử của Samôn Gotama như thế đó, đệ tử của Đức Phật Thích Ca như thế đó thế kia như vậy là thật sự tổn hại cho thanh danh Đức Phật. Bây giờ để thể hiện lòng cung kính đối với Đức Phật thì chúng ta phải duy trì những thanh danh cao qúi của Đức Phật bằng cách là tam nghiệp thanh tịnh tự giác giác tha, đó là những chủ trương những tôn chỉ chúng ta sống hàng ngày cần phải lưu ý. Khi Đức Phật Ngài cho Ngài Ananda biết rằng ba tháng sau Đức Phật sẽ viên tịch Niết-bàn và dù Ngài Ananda yêu cầu Đức Phật duy trì thọ mạng nhưng Đức Phật Ngài nói rằng những gì Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử thì đã được đầy đủ rồi, không còn mong chờ gì Đức Phật nữa, giáo pháp đã được Đức Phật công khai trình bày không dấu lại điều gì. Đôi khi nghĩ rằng Đức Phật còn dấu lại một chút gì đó dạy cho vị đệ tử đặc biệt A hay vị đặc biệt B, v.v... hoàn toàn Đức Phật không bao giờ như vậy, những gì Đức Phật đã giác ngộ giải thoát đã hiểu thì Ngài đã trình bày hết cho mọi người rồi, sự hiểu biết của Đức Phật có lần Ngài thí dụ giống như lá ở trong rừng, nhưng những gì Đức Phật Ngài dạy cho hàng thiện nam tín nữ dạy chư tăng giống như nắm lá trong tay Ngài, nhưng dù nắm lá trong tay thì đó là những gì cần thiết nhất để Đức Phật Ngài tuyên thuyết cho mọi người, còn lá trong rừng là những gì đôi khi Đức Phật thấy không cần thiết không dẫn đến sự giải thoát an vui, những gì không lợi lạc Đức Phật không thuyết, Ngài chỉ nói những gì cần thiết thôi, và những gì cần thiết Ngài nói là những lá Ngài nắm trong tay, những gì chúng ta học hỏi trong 84 ngàn pháp môn Đức Phật dạy nhiều như lá trong tay Ngài. Những lá trong tay này Đức Phật tuyên ra có màu sắc, màu xanh, màu đỏ, có sâu hay không có sâu, chúng ta chỉ cần theo phương châm lời dạy của Ngài thực hành thôi, chúng ta không hoang mang lo lắng số lá trong rừng đó nữa tại vì những lá trong rừng đó không cần thiết nữa, những lời dạy của Đức Phật là công khai cho mọi người không úp mở, không dành riêng cho người này hay dành riêng cho người kia, lời dạy của Ngài đã được tuyên thuyết đầy đủ cho mọi người rồi, bây giờ chúng ta chỉ hành theo. Cho nên Đức Phật Ngài dạy Ngài Ananda rằng: "không nên mong chờ Như Lai nữa vì Như Lai đã dạy đủ cho các ngươi rồi" Và Ngài nói là: "Ta bây giờ đã già rồi thọ mạng không còn bao lâu nữa, từ biệt các ngươi ta ra đi một mình, hãy tinh tấn chớ phóng dật, hãy nhiếp phục tự tâm, hộ trì tự tâm, ai tinh cần trong giáo pháp này thì sẽ giải thoát khổ, đoạn tận sanh tử luân hồi," Đó là một trong những lời dạy cuối cùng của Đức Phật ở trên đường Ngài từ Vasali đến Kusinara để nhập Niết-bàn. Và đó cũng là lời gì mà Sư muốn gửi đến Phật tử hôm nay trong chánh điện này chúng ta với niềm tin thắp sáng trong lời Phật dạy, chúng ta có một đêm phát nguyện không ngủ để nghe chư tăng thuyết pháp giảng đạo và tự mình cảm nghiệm những lời Phật dạy để có thể sống trọn vẹn một đêm không ngủ đầy thiện pháp để cầu sự an vui cho bản thân mình, cũng như sau này ngày mai chúng ta có thể tiếp tục đời sống hàng ngày bằng việc là lưu truyền những gì qúi vị đã thực hành trong ngày hôm nay để nghe chư tăng thuyết pháp giảng đạo trong ngày hôm nay để cho những người con người cháu hay là bạn bè những người nào chưa có dịp thực hành đêm đầu đà giống như ngày hôm nay để họ có thể trở về hay họ đến chùa trong năm sau hay những năm sau khác và vẫn tiếp tục thừa hưởng những giá trị tinh thần cao qúi mà Đức Phật Ngài lưu truyền chư tăng truyền trao và qúi vị đang thực hành trong tối hôm nay. Namo Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. |