Cái Chết Trong Truyền Thống Phật Giáo
Parabola Magazine
Minh Hạnh trích dịch
Cuộc đàm luận về Phật Giáo Tây Tạng và Phật Giáo Phương Tây do tạp chí Parabola phỏng vấn Ngài Gomang Khen Rinpoche về sự chết trong truyền thống Phật giáo.
Gomang Khen Rinpoche sanh tại Kham, Tây Tạng, năm 13 tuổi trở thành tu sĩ tại tu viện Pashod Monastery, là nơi nổi tiếng xuất sắc trong việc đào tạo nguyên tắc đạo đức triết học. Sau một đời học tập trong các phân khu Tây Tạng về kiến thức-logic, Trí Tuệ Siêu Việt, Triết Học Trung Đạo, Siêu Hình Học và Đạo Đức Học, Rinpoche đã nhận được những giải thưởng cao nhất trong các trường cao đẳng tu viện Phật giáo. Tiếp sau giai đọan khó khăn sau khi Trung cộng xâm lược, Ngài Gomang Khen Rinpoche được Đức Dalai Lama chỉ định làm trụ trì trường đại học Gomang College, trong trách nhiệm dạy dỗ những tu sĩ Phật giáo tương lai. Hiện nay Ngài 62 tuổi, Ngài được coi là vị Tiến Sĩ của Tantric Studies, nhưng con đường đạo của Ngài thì không ngắn và không phải dễ dàng: với 41 năm tu học và 10 năm tha hương trước khi Ngài trở thành vị trụ trì.
Sau đây là cuộc phỏng vấn Ngài Gomang Khen Rinpoche về sự chết trong truyền thống Phật giáo.
Parabola: Phật giáo Tây Tạng giảng dạy về cái chết như là một sự chuyển tiếp, một hành trình. Nhưng cái gì là tinh túy là "linh hồn" thì có lẽ không thoả đáng-cái mà làm sự chuyển tiếp này. Làm thế nào để chúng ta định nghĩa rõ nó?
Rinpoche: Đây là một câu hỏi khó, một phần vì nó không phải là dễ dàng dùng trong thuật ngữ Anh văn để xác định về khái niệm Phật giáo của cái "Tôi" hoàn toàn. Nhưng cái lực đó đi vào và xuyên qua sự chuyển tiếp của cái chết là cái lực phân biệt của bản chất mà chúng ta gọi là tâm. Đây là lực để nhận thức và phán đoán, nhận rõ sự khác nhau giữa cái tốt và cái gì xấu, giữa hạnh phúc và khổ đau.
Nhưng định nghĩa căn bản trong Phật giáo Tây Tạng cho "tâm" suy xét chung quanh sự hiểu biết về những gì mà chúng ta gọi là "bản chất trong sáng," và đó là sự giống nhau mà tôi có thể giúp bạn hiểu rõ điều này.
Bản chất trong sáng là giống như một tấm thủy tinh không có màu sắc. Vì vậy, sau đó, có thể đặt lên mặt tấm thủy tinh một chất liệu nào đó và bất cứ màu sắc gì thì cái bản chất trong sáng đó sẽ nhận lấy. Nếu là chất liệu màu xanh sau đó nhìn xuyên qua tấm kiếng trong bạn sẽ thấy màu xanh. Do vậy, bản chất trong sáng là lực nhận vào những khía cạnh khác nhau của đối tượng, nó nhận thức được tất cả mọi thứ và làm sự phán đoán. Đây là những gì mà chúng ta định nghĩa về tâm.
Parabola: Bản chất trong sáng có một loại năng lượng mà nó được tổ chức theo một cách nhất định không? nó thì chung cho mọi loài chúng sanh, hay mỗi bản chất trong sáng có một sự biểu thị đặc điểm riêng rẽ? Bản chất trong sáng của Ngài có khác với của tôi không, hay tất cả của chúng ta đều giống nhau?
Rinpoche: Trong một ý nghĩa rõ ràng về bản chất trong sáng của tất cả chúng ta đều giống nhau, nhưng những gì khác biệt và dễ nhận thấy về chúng đó là cál lực tiềm năng mà mỗi người trong chúng ta sở hữu. Trong từ ngữ Phật học cái lực tiềm năng đó gọi là nghiệp, những tích lũy của hành động. Hành động thì đã xảy ra và sau đó lưu lại ấn tượng trên bản chất trong sáng này, như là một năng lực tri giác. Và đây là lực cho chúng ta một đời sống trong sự hiện hữu kết tiếp, một kiếp sau.
Parabola: Ngài có thể nói rõ ràng rằng lực trong sáng, giống như phân tử DNA, đã có một mã số, đã có một kế hoạch sẵn sàng trong nó có thể được chuyển tiếp? hoặc ngài nói đó là vô tính?
Rinpoche: Trên căn bản của bản chất là vô tính, tuy nhiên sau đó nó chọn tiềm năng!
Parabola: Để tóm tắt câu hỏi trong một chân lý khác, tôi tự hỏi nếu Ngài có thể nói rằng ở đó có một loại căn bản của lúc khởi đầu, tình trạng trong sáng sẽ đưa đến những nhận thức về điều đó, những nghiệp đã lưu lại? Nếu điều này là vậy, Ngài có thể nói về quá trình giác ngộ, một sự quay trở lại tình trạng đầu tiên?
Rinpoche: Trong câu hỏi của bạn có một chút hiểu lầm về ý nghĩa của bản chất trong sáng. Không có sự "bắt đầu" có thể so sánh đến một khía cạnh trong sáng của tâm. Tôi không nói rằng tâm có thể hòan toàn tinh khiết, chỉ có một phần của nó có thể nhận thức được tất cả mọi thứ rõ ràng, trong một bản chất trong sáng. Vì vậy, trong đời này chúng ta đã không có sự khởi đầu với một tâm trong sạch và rồi sau đó bị mất nó. Trong quan điểm của Phật giáo thì không có sự khởi đầu, tất cả mọi thứ thì không có sự bắt đầu. Và thông qua việc không có sự khởi đầu này hiện nay chúng ta tin tưởng rằng chúng ta đã có hàng hà sa số đời sống trước, và rằng những dòng tâm hiện nay thì giống dòng tâm của hàng nghìn năm trước. Và từ dòng này đã có rất nhiều của các lực khác nhau của nhiều đời sống đi qua nó, nó đã thu nhặc rất nhiều ảo giác. Tiếp theo mục đích của sự giác ngộ là đây: Chúng ta cố gắng để thoái khỏi tất cả hiện tưởng xấu trong các nghiệp chướng mà chúng ta đã thu nhặt trong quá trình chuyển tiếp của nhiều lần chết mà chúng ta đã có kinh nghiệm.
Parabola: Nhưng nếu có ấn tượng tốt, có phải rất khó để giữ chúng?
Rinpoche: Đúng vậy, bạn hãy cố gắng duy trì ấn tượng tốt. Khi các ấn tượng tốt hoạt động tốt họ được giải thoát khỏi ấn tượng xấu, thoát khỏi nghiệp xấu.
Parabola: Nếu quá trình đạt đến một điểm cao nhất tại thời điểm của cái chết, để sự sống lại đằng sau, như thế nào một vị tu sĩ có thể giúp đỡ tại thời điểm đó, ngay trong giây phúc cận tử?
Rinpoche: Một người sắp chết có một cái chết yên tĩnh hay không, được nói chung thì phụ thuộc vào nghiệp riêng của mình. Nhưng nếu có sự quan hệ giữa các nghiệp của vị tăng sĩ với người chết, và nếu vị tu sĩ nhận được lời trăn trối của người đó lúc còn tỉnh táo - một sự quán tưởng trong sự chuyển di ý thức - sau đó vị tu sĩ sẽ đi đến gặp người sắp chết này. Ngay sau khi người đó đã ngừng thở, vị tu sĩ sẽ hành thiền, để gửi dòng của tâm (mà chúng ta nói khi nãy) vào một tình huống thuận lợi hơn, cuộc sống trong một trong cảnh giới của Phật, hoặc tái sanh vào cõi người.
Parabola: Nếu tâm thanh tịnh thì có thể nhận được ấn tượng và giữ nó, tại thời điểm này của cái chết là một ấn tượng đặc biệt quan trọng phải không?
Rinpoche: Đúng vậy, ngay giây phút cận tử có một ảnh hưởng lớn trên sự đi tái sinh trong tương lai. Nó không phải chỉ là giây phút của cái chết, mà đó là giây phúc ngay trước đời sống mới. Vì vậy nếu người sắp chết có thể được sự dẫn dắt của vị tu sĩ nhắc nhở tất cả các đức tính tốt của người đó làm khi trước sẽ có tác động mạnh mẽ bởi vì chúng sẽ trở lên mạnh trong giây phút này. Do vậy người này sẽ được tái sanh vào cảnh giới tốt.
Parabola: Nếu vị tu sĩ có thể giúp đỡ, những gì có thể gây trở ngại cho người ta trong giờ phút cận tử?
Rinpoche: Ảo giác riêng của con người là sức mạnh tác động làm gián đoạn trong giây phút chuyển tiếp này.
Parabola: Có thể nói rằng người ta có thể quyết định có chủ tâm, trong sự chuyển tiếp vào trong cái chết hay là tái sanh trong tương lai? Trong quan điểm của đạo Phật thì có bao nhiêu vai trò sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển tiếp và tái sanh?
Rinpoche: Có rất nhiều người có thể quyết định sự tái sanh của mình, tuy nhiên đây là những thiền giả, những người thực tập rất sâu và mãnh liệt. Họ đạt được đến mức độ nào đó của sự giác ngộ và với năng lực để họ quyết định được cái chết của họ và rồi họ sẽ tái sanh theo ý muốn. Trong truyền thống của Phật giáo, đây là tư tưởng như là mục đích vị tha, bởi vì mục tiêu của cái gọi là "chủ tâm tái sanh" là để phổ biến giáo pháp hữu hiệu hơn , để giúp đỡ chúng sanh hữu tình khác thoát khỏi sự đau khổ.
Parabola: Trong chân lý của giáo lý Phật giáo, điều gì quan trọng của sự ăn năn hối lỗi trong giây phút cận tử? người đạo Thiên Chúa giáo có hình thức rửa tội và tha thứ trong giờ phút cận tử. Vậy thì có bất cứ hình thức nào tương tự như vậy cho quan điểm Phật giáo về sự tha thứ tại giờ phút cận tử không?
Rinpoche: Cái tác dụng của sự sám hối thì quan trọng trong suốt cuộc đời, không chỉ trong giờ phút cận tử. Trong sự tu tập của Phật giáo, sự sám hối chắc chắn làm cho những hành động bất thiện giảm rất nhiều, tuy nhiên nó không hoàn toàn xóa bỏ được nghiệp đã gây ra. Điều này tôi xin nói những sự khác biệt chủ yếu là: cho sự sám hối được hoàn thành, nó phải được tận tụy thực hành hàng ngày, với ba thành phần thực hành hàng ngày của Phật giáo. Sự sám hối không phá hủy tất cả các nghiệp do hành vi bất thiện pháp gây ra. Không như là sự ăn năn hối lỗi của người Thiên Chúa giáo có thể nói với một ai đó là "tôi hối hận," và tỏ vẻ ăn năn. Và sau đó người nào đó có quyền nói "chuyện đó không là vấn đề, và đã được tha thứ về chuyện đó."
Parabola: Để trở lại một lần nữa cho câu hỏi liên quan đến bản chất của cái chết và cái sắp chết, tôi tự hỏi nếu Ngài có thể trình bày rõ nghĩa của giây phút đặc biệt của giờ phút cận tử. Đây là một câu hỏi mà hiện bây giờ đã gây một sự mâu thuẫn lớn cho người dân Hoa Kỳ, với các chính quyền dân sự, toà án, bác sĩ y khoa và những vị lãnh đạo tinh thần, tất cả các ý kiến có sự xung đột.
Rinpoche: Tôi đã nghe câu hỏi này khá thường xuyên, trong khi tôi ở đất nước Hoa Kỳ. Ở đây có vẻ như, trong hầu hết các trường hợp, có khi người chết trong bệnh viện, ngay sau khi người đó ngừng thở và trái tim không còn ghi nhận tiếng đập người đó được coi như là đã chết. Điều này không phải như vậy trong Phật giáo.
Cho dù một người chết bất tử hoặc quá trình chết từ từ, chúng ta có một tín hiệu khác nhau trong đó cho biết thời điểm khi ý thức rời thân thể. Chúng ta cần phải xem xét sự phân hủy của bốn yếu tố cơ bản cần phải xảy ra trưóc khi một người để được coi là "chết". Các yếu tố nước, không khí, lửa và đất phải phân hủy vào nhau, và chỉ sau đó các dòng tâm thức rời khỏi cơ thể. Nói một cách chung chung, khi các dòng tâm thức rời khỏi cơ thể đó là các dấu hiểu vật chất. Người đó sẽ chảy máu từ trong mũi hoặc sẽ có một chất lỏng màu trắng xuất ra từ cơ quan tình dục của người đó. Vào lúc đó chúng ta chỉ nói là không còn tâm thức và năng lực trong cơ thể con người.
Parabola: Thời gian kéo dài bao lâu từ lúc người đó ngừng thở?
Rinpoche: Bất cứ lúc nào, từ vài phút cho đến 7 ngày. Với nhiều vị tu sĩ người đã đạt được trình độ tâm linh tinh thông, có được một khoảng thời gian mà họ nghỉ trong cái chúng ta gọi là "thiền chết." Gần đây, đã có một vị tăng sĩ tại Ấn Độ sau khi vị này ngừng thở, đã ở trong tư thế thiền định hơn một tháng. Khi tâm thức rời cơ thể của ông, người ta thấy đầu của ông ta có giọt nước, máu rỉ ra từ mũi, và chỉ tại thời điểm này chúng ta coi như ông ta đã chết. Thân thể của ông vẫn còn tươi cho đến lúc đó, và chỉ sau đó mới bắt đầu phân hủy.
Parabola: Một điều thông thường là ngay sau khi một người vừa chết, người ta đã muốn di chuyển thi hài đi để tiến hành công việc chôn cất. Có phải sẽ làm hại đến người vừa mới chết khi di chuyển đi một cách nhanh như vậy?
Rinpoche: Đó một hành động không cao thượng trong sự tu tập của Phật giáo trong việc làm nhiễu loạn một người đang chết như vậy-Sự việc này mang lại cho người chết sự sợ hãi và thất vọng. Tất cả các giác quan của người đó ngừng hoạt động. Nếu người đó muốn phát biểu cái gì, nhưng đã không có năng lực để làm điều đó, nó gây ra rất bối rối. Vì vậy điều đó được coi là rất có hại và không có đạo đức.
Parabola: Có hại hay không khi người bác sĩ cố gắng duy trì mạng sống bằng cách duy trì người đó bằng máy hô hấp, và trái tim nhân tạo được hổ trợ bằng máy móc?
Rinpoche: Tôi cảm thấy điều đó có hại. Khi người đó ngừng thở, hoàn toàn, và không có gì hy vọng người đó sẽ sống, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển tiếp của người đó, chứ không giúp ích gì được cho ông ta. Rất nhiều người Tây Tạng cảm thấy rằng khi không có hi vọng sống, họ muốn về nhà hơn là ở lại bệnh viện. Trong bệnh viện, như bạn biết, ngay khi người ta ngừng thở thì thi hài được mang đi ngay ra khỏi phòng và giữ trong nhà chứa thi hài. Đây là cái gì đó đã làm lo âu người Tây Tạng rất nhiều.
Cho phép tôi được hỏi bạn một câu hỏi khác, là người Tây phương, bạn ở vị trí là có thể trả lời tốt hơn. Câu hỏi là: với cá nhân của bạn có tin tưởng rằng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật thì họ không sớm thì muộn họ có thể phát sinh ra sự bất tử?
Parabola: Ý Ngài là thân thể sống mãi mãi? có người họ có thể nghĩ như vậy, nhưng nó thật sự không phải là mục đích hay mục tiêu. Những nhà khoa học họ nghiên cứu các cách thức mà tế bào bị thoái hóa, và họ làm phục hồi những cơ quan, nhưng thực sự cho đến nay chỉ để tìm hiểu thêm về các chức năng của cơ thể. Tính bất tử không phải là mục tiêu của họ.
Rinpoche: Nếu một ngày nào đó những bác sĩ hi vọng họ có thể thành công điều này cho đời sống bất tử, những nhà thần học Thiên chúa giáo sẽ nói gì?
Parabola: Hầu hết những nhà thần học Thiên chúa giáo nói rằng đó là một sự lầm lạc, điều đó không nên làm. Người ta chỉ đạt được sự hoàn thiện với sự sống lại sau khi chết. Và sự cố gắng để kéo dài đời sống vô hạn định, cho thấy rằng đó là sự đánh giá trị thế giới vật chất trong cách thiếu cân xứng.
Tương tự như vậy, nếu một người có bộ phận quan trọng đã được ghép vào trong cơ thể từ cơ thể của một người khác, chẳng hạn như một trái tim, phổi, mắt, điều đó có ảnh hưởng gì đến việc tái sanh trong một thân thể mới không?
Rinpoche: Không, ghép tim, ghép phổi không có ảnh hưởng, không có tác động đến tâm. Khi người ta chết, toàn bộ cơ thể bỏ lại và chỉ có tâm là chuyển tiếp. Và tâm đi tái sanh. Chẳng hạn như ngay lúc này, tôi nhai thực phẩm tôi bằng bộ răng giả, thì nó không làm thay đổi sự suy nghĩ của tôi gì cả.
Parabola: Có một bác sĩ y khoa người Mỹ tên là Elisabeth Kubler-Ross đã thực hiện được một việc làm với người đang chết hoặc sắp chết. Bác sĩ Ross đã thực hiện việc nghiên cứu giữa các bệnh nhân đã được coi như đã chết, về phương diện lâm sàng, và đã được đưa trở lại cuộc sống qua kỹ thuật y khoa. Một số điểm tương tự như những kinh nghiệm nổi bậc được những người này báo cáo. Nhiều người trong số những người này nói rằng họ đã có cảm giác rõ ràng ý thức của họ đã rời khỏi cơ thể của họ; họ báo cáo có thấy một loại hình rất tươi sáng của ánh sáng, rằng họ thấy bàn tay mở rộng cho họ và rằng các bàn tay đó của một người thân, hoặc những người đã có ảnh hưởng lớn đối với họ; rằng họ có kinh nghiệm đi đến một nơi cao và nhìn thấy những gì đã xảy ra ở bên dưới, trên mặt đất. Từ những kinh nghiệm đã xảy ra cho những người sau khi đã chết, tôi tự hỏi làm thế nào để Ngài có thể giải thích điều này?
Rinpoche: Những kinh nghiệm mà bạn hỏi không làm tôi ngạc nhiên. Trong nước Tây Tạng có rất nhiều người đã trở lại sau khi đang ở trong tình trạng trung gian của sự tái sinh, hoặc thân trung ấm. Họ đã trở lại vào trong cơ thể của họ và có báo cáo kinh nghiệm tương tự: ý thức đã rời khỏi cơ thể, họ đã thấy thân nhân của họ trong ý thức họ và đã cố gắng để giao tiếp với thân nhân, và thân nhân của họ không đáp ứng, những người gặp sự cố này đã nản lòng, và họ đi qua các giai đoạn sơ bộ của thân trung ấm và rồi sau đó sống lại. Chúng tôi đã có rất nhiều câu chuyện tương tự tại Tây Tạng những gì mà những bác sĩ y khoa báo cáo trong những nghiên cứu của họ. Nhưng đôi khi, khi người chết, như tôi nói ở trên, yếu tố không khí phân hủy. Với rất nhiều những mạch suy sụp trong các mạch nơi không khí có phần vụ lưu chảy, đôi khi người nhận được kinh nghiệm đầy sức sống của sự chuyển tới một nơi khác, của kinh nghiệm mãnh liệt một phần là nghiệp của họ. Và khi đời sống được khôi phục trở lại vào cơ thể một lần nữa, họ kể lại những điều đó. Nhưng điều này chỉ gây ra bởi yếu tố không khí rời khỏi cơ thể họ. Đây là một ảo giác, không phải là một kinh nghiệm thật sự của Thân Trung Ấm, cái chết chuyển tiếp. Một chuyện thật đơn giản là không khí không đi vào khí quản. Những sự việc về sinh hoá xảy ra trong cơ thể, và mọi chuyện xảy ra trên mức độ của một giấc mơ.