Bơi Trong Biển Cả Vô Minh
Ý niệm về sự chết của Thiền
Conrad Hyers/Parabola Magazine
Minh Hạnh trích dịch
Tại sao người ta gọi là Phật sau khi họ chết?
Bởi vì họ không than van nữa.
Bởi vì họ không thực hiện một phiền não của chính họ.
Ikkyu
Theo truyền thống bình đẳng giữa sự toàn hảo của con người với sự mất mát của tự ngã, cái chết thì không phải là vấn đề, đó chỉ là vấn đề đối với những người muốn duy trì bản ngã của mình và muốn có ý thức mãi mãi. Lo lắng thái quá về cái chết là nguyên nhân chính làm cho người ta mất đi bản ngã, sự liên tục và thực chất mơ hồ của nó, và tất cả những khía cạnh tồn tại này tùy thuộc vào sự thay đổi và phân hủy. Tuy nhiên để được thoát khỏi cái tôi, để thoát khỏi sự đấu tranh và bám víu tuyệt vọng của nó, để thoát khỏi sự "phiền não" và "gây thiệt hại," của nó, thì phải thoát khỏi sự sợ hãi của cái chết, vì những nghiệp chướng đen tối của những hành vi tội lỗi ẩn núp dưới bóng của cái tôi . Ít nhất là những người Phật tử nên thấy nó như thế nào.
Thiền cũng nằm chung trong các điều phê bình nghiêm khắc này của Phật giáo truyền thống, tuy nhiên có một số nổi bật của riêng nó. Một trong những chi tiết khác thường và biểu lộ qua những cảm giác của sự hài hước đối với sự thừa nhận sự chết và sự đang chết--như trong những lời lẽ hài hước của thiền sư Ikkyu, vị trụ trì danh tiếng của thiền viện Daitokuji. Các văn thơ thiền chứa đựng nhiều giai thoại hài hước về các trường hợp viên tịch của nhiều vị tăng và thiền sư. Và sự hiện diện của một cảm giác hài hước trong các trường hợp như thế này là tự khai một cách vượt trội của sự nhận thức và chịu đựng của cả hai sống và chết. Khi đang sắp chết thiền sư Nan-chu'an đã được vị tu sĩ trưởng của ông hỏi, "Ngài sẽ đi đâu sau khi chết?" ông ta trả lời, "ta sẽ đi xuống đồi trở thành con trâu nước!" "Xin cho con theo Ngài xuống đó được không?" vị tăng nhiệt tình hỏi. Nan-chu'an trả lời, "Nếu con muốn theo ta, thì làm ơn mang theo cái ống hút trong miệng của con!"
Đây không phải là một vấn đề của phù phiếm hoặc không nhạy cảm, nhưng là một sự nhìn thấu được bên trong sự vật một cách sâu sắc và thoải mái. Khi thiền sư Chao-chou, nhìn thấy đám đưa tang ảm đạm của một vị tu sĩ của ông , ông kêu lên: "Một đoàn người chết thật dài tiễn đưa xe tang của một người sống duy nhất!" Trong khi mà chúng ta có khuynh hướng kết hợp sự vui đùa và cười trong một bối cảnh với sự thiếu tôn kính, sự nhẫn tâm, sự quá kích động, hoặc thậm chí tàn bạo, thì biểu hiện của họ trong thiền được hiểu như là một dấu hiệu của sự giác ngộ và giải thoát.
Một trong những thí dụ đầy màu sắc này là tinh thần của thiền sư Teng Yin-feng, khi ông cảm thấy rằng thời gian của mình đã đến, ông hỏi vị tăng đệ tử của mình, "Ta đã thấy nhiều tăng sĩ chết trong nhiều tư thế khác nhau; có người nằm xuống, có người ngồi, có người đứng mà chết. Nhưng có người nào chết trong tư thế đầu chống dưới đất chân lên trời không?" Vị tăng không thể nhớ có câu chuyện như vậy. Và thiền sư Teng đã đứng bằng đầu của mình và viên tịch. Khi đến thời gian phải mang ông đến giàn thiêu ông vẫn trong tư thế đầu ngược xuống đất, tạo sự kinh ngạc cho những người đến xem, và làm sửng sốt những bác bỏ họ. Cuối cùng người em gái của ông, một vị ni, tới tu viện và khiển trách ông "Khi huynh còn sống, huynh đã không yết thị luật lệ và phong tục, và thậm chí ngay bây giờ huynh đã chết mà lại đang làm một chuyện phiền toái cho chính huynh!" Và bà đẩy ông ta bằng ngón tay của bà, đánh ngã ông ta rơi xuống. Sau đó người ta mang ông đến nơi hoả táng.
Bằng cách này thiền sư Teng bày tỏ sự thành tựu của tinh thần tự do, giải thoát ông ta từ một sự bám víu thảm hại tới đời sống và sự lo lắng về tự ngã, và do đó được rõ ràng tính siêu việt của ông ta về vấn đề của sự chết. Tương tự như vậy, thiền sư Lo-shan, cảm thấy mình đã đến cuối cuộc đời, ông lên diễn đàn để nói chuyện. Nhưng thay vì nói chuyện với những vị tăng sĩ của mình với bài thuyết giảng có tánh cách giáo dục hay lời từ biệt khuyên nhủ, ông bất ngờ giải tán họ, ông phê bình giản dị, "Nếu các con muốn hiển thị tấm lòng biết ơn của các con đến Đức Phật một cách tốt đẹp cho các con, các con không nên quá nghiêm chỉnh về việc phổ biến rộng rãi Giáo Pháp cao cả." Sau đó ông cười lớn, và viên tịch. Hoặc thiền sư Ikkyu một lần nữa:
Mặc dù chúng ta không thuyết giảng giáo điều,
Những hoa nở trong mùa xuân không được hỏi đến,
Chúng rơi xuống và phân tán
Chúng trở thành cát bụi.
Để chắc chắn, tính bình thản này--mặc dù không nghiêm túc--liên quan đến cái chết thì không phải dễ dàng đạt được. Cũng không cho rằng vấn đề, nó thì đơn giản là một thành tích liên quan đến cuộc sống, và tất cả những điều đó, bao gồm cả bản thân chúng ta, điều đó chúng ta quá thực hành nghiêm túc. Mức độ nghiêm trọng chỉ là dấu hiệu rõ ràng của sự dính mắc và bị lệ thuộc, tuy nhiên "sự nghiêm chỉnh" có thể tùy theo đối tượng hoặc tình huống. Cái bí quyết, trong cả hai sống và chết, nằm một nơi nào đó giữa tánh chất nghiêm trang và tính phù phiếm, tính sốt sắng và tính khờ dại, sự dính mắc và tình trạng buông bỏ. Sự hài hước có nghĩa là thoải mái; đến mức độ không bị ràng buộc, đó là tự do cười.
Điều này không có nghĩa là cái cười nhạo báng, xuất phát từ sự nhịn nhục và nỗi thất vọng. Và cũng không phải là cái cười thách thức, mà là làm một vài điệu bộ cuối cùng của sự nỗi loạn để chống lại cái chết không thể tránh khỏi đang xảy ra, "thà chịu chết chứ không chịu khuất phục." Cũng không hẳn là cái cười chua chát, nhạo bán sự bất công của đời sống và sự mĩa mai của tất cả những điều "đều thất bại dù có toan tính thật kỹ." Tâm linh thì hoàn toàn khác nhau. Nó là một tiếng cười của một sự chấp nhận, một tiếng "dạ" cuối cùng của một đời sống ngắn ngủi và tính chất tự nhiên của cái chết, đó là một tiếng cười bày tỏ niềm vui của cuộc sống, mà không có cùng một lúc điên cuồng giật lấy nó. Đó là tiếng cười không tự ngã, không dính mắc, cho nên tự do bao gồm cả chết cũng như sống.
Tuy nhiên, trong thiền, sự chuẩn bị cho cái chết không phải chi phí nhiều của cuộc sống, như xảy ra rất nhiều tôn giáo của sự cứu rỗi linh hồn. Đối với những người khác đời sống không chỉ biến thành một bàn đạp, thuận lợi hơn và có thể là rất huy hoàng, không có khổ đau và buồn phiền. Trong thiền người ta không đạt tới một cảnh giới yên tĩnh trước cái chết bằng những phương pháp chối bỏ coi thường các nghi thức của đời sống. Không có sự cố gắng làm trống rỗng đời sống của bất cứ ý nghĩa thực chất và giá trị, để làm giảm sự ham muốn và sự dính mắc. Đời sống thì không phải là tiêu dùng trong việc phát triển một tinh thần "mong mỏi cái chết đến với mình." Người ta biết làm thế nào để chết và người ta biết thế nào để sống.
Thật vậy, trong giáo lý thiền người ta gặp phải nhiều chuyện bất như ý từ sự trống vắng tới ý nghĩa thanh tịnh vô vi của Trung Hoa và Nhật: không-chủ tâm, không-suy nghĩ, không-bản ngã, không-lo lắng, không-mưu cầu, không-tranh cãi, không-chiến đấu, không-dính mắc. Và các điều khoản như vậy có thể có vẻ nhằm mục đích làm giảm giá trị và "bỏ mặc" đời sống, và như vậy, đặt mình ở một vị trí tốt hơn từ đó để cho cuộc sống đi vào cái chết. Nhưng trong thiền những từ ngữ này ám chỉ một thái độ hướng chủ động về cả cho sự sống lẫn cái chết. Những sự chối bỏ thì không thể nào phủ nhận có đời sống, nhưng cũng hơn là bất cứ phương pháp tiếp cận với cuộc sống (và cái chết) mà dẫn đến sự tương quan của con người. Đây là việc phủ nhận của cái phủ nhận. Nó là sự tự do thật sự. Vậy thì phương pháp trống rỗng (sunyata) cũng là phương pháp đầy tràn. Tâm thì mở rộng ra với thế giới. Vị Tổ Thứ Sáu hỏi " Cái gì là không-suy nghĩ?" "Nó có mặt trong tất cả các nơi và tuy thế không trở thành dính mắc vào bất cứ thứ gì... Nó là để cho sáu giác quan-kéo chạy ra khỏi sáu cửa giác quan để vào trong thế giới của sáu giác quan-đối tượng, và tuy vậy không trở thành ô nhiễm trong đó, và cũng không để lấy đi từ đó.
Bám chặt vào đời sống sẽ ép đời sống ra khỏi đời sống--đó là vấn đề--chỉ bám chặt vào đời sống không cho phép người ta chết với hãnh diện và tự do. Đáp án của thiền không phải là trau dồi một đời sống xa lánh và tỉnh ngộ, nhưng là để hoàn toàn hội nhập vào đời sống và để chào mừng từng trường hợp, dù là cao thượng hay tầm thường. Cho dù người ta ăn một bữa tiệc hay cơm trắng, người ta ăn trong sự toàn tâm toàn ý và biết ơn. Cho dù người ta cầu kinh hay cung kính lễ bái, người ta làm với sự hoàn toàn chú tâm và tích cực trong thời điểm, thì là việc làm vô cùng hữu ích. Đây là sự trống không. Vấn đề là không phải làm cho nhận thức thấy rằng đời sống thì phù du như vậy, phù phiếm và không thực tế, rằng tất cả các năng lực nên hiến dâng cho vấn đề "tâm linh" và "sự bất diệt", và do đó dần dần "chết với thế giới." Thay vào đó, người ta được mời tới để lãnh trách nhiệm ở một thời điểm như là nó được hiện diện, và trong hình thức mà trong đó tự nó có mặt.
Uống trà, ăn cơm,
Thời gian đến và đi
Nhìn xuống giòng suối,
Nhìn lên đỉnh núi.
Pao-tzu
Mục đích của thiền là sống với cuộc đời mà không dính mắc vào cuộc đời. Đây là "con đường Trung Đạo." Tất cả mọi vật, thì đơn giản, quỵ lụy và lặp đi lặp lại, sẽ được thực hiện như là thiền tĩnh lặng. Mục đích của thiền tĩnh lặng là chỉ ngồi, "mở rộng sự của suy nghĩ". nấu ăn, dọn rửa, làm vườn, đi bộ, ngồi. Làm tất cả mọi việc, nhưng không quan trọng và nhàm chán, sẽ được nhìn thấy và cảm nhận trong tinh thần của sự vắng lặng: bát trà và mưa mùa hè, chim sẻ hót líu lo và lá đỏ thắm, con đom đóm và con ễnh ương, hoa cúc và quả dưa chuột. Để làm như vậy sẽ hoàn toàn chìm sâu, nhưng không bị chết đuối. Như thiền sư Shan-neng khuyên bảo, "Chúng ta không cần phải bám vào gió và mặt trăng của ngày và bỏ qua sự trống vắng bất diệt."
Thế giới của không gian và thời gian, trong cơ thể và các vấn đề, của ăn và ngủ và uống, không phải là bọt nước hão huyền sẽ tan đi để đạt tới giải thoát. Ảo giác là thế giới của ái dục và sự bám dai dẳng, của sự dính mắc và nô lệ, của sự không biết con đường chân chính. Dogen, vị sáng lập đạo Soto của Phật Bản, đặt vấn đề ngắn gọn: "Trong cuộc sống đồng hóa bạn với cuộc sống; cái chết với cái chết. Tiết chế từ dễ tính và sự thèm muốn. Cuộc sống và cái chết góp phần vào sự hiện diện rõ ràng của bậc giác ngộ. Vì vậy, bạn không chấp nhận cuộc sống bạn sẽ trở thành kẻ thua, và bạn có thể không hy vọng nữa nếu bạn bám vào đời sống hoặc chết. Bạn phải không ghê tởm, và cũng không thèm muốn....những việc này." Để sống trong một cách để luôn luôn được sống và chết. Người ta sống đầy đủ, nhưng vẫn chết cho tất cả mọi vật.
Ở đây có một vài điều phải nói về quan niệm xưa của đạo Lão về sự hài hoà nhịp nhàng hài hoà của sự đối ngược, cũng như những ý niệm sau này được nghệ thuật tự nhiên của thiền đưa ra, ngay lập tức và tính cách tự nhiên. Sống và chết, như Chuang-tzu dạy, không phải là tình trạng riêng biệt của chúng sanh mà có thể cô lập từ người khác, nhưng hai mặt cùng một quá trình. Phương pháp (đạo Lão) do đó là tính trôi chảy với Tao, là ánh sáng hay bóng tối, sống hay chết, mỗi đòi hỏi và thâm nhập vào cái khác. Sự sống và chết. Đời sống và chết không phải là lực lượng sức mạnh vũ trụ tuyệt vời mà đối với nhau trong một trận chiến không bằng phẳng, giống như Thượng đế và qủy Satan hoặc Ohrmazd và Ahriman. Tồn tại không nhất thiết là một sự tranh chấp hay xung đột to lớn." Đời sống luân lưu, như những giòng sông luân lưu, đôi khi chảy lờ đờ trong mùa hạ, đôi khi như giòng nước lũ mãnh liệt; đôi khi có thể dự đoán trước được và đôi khi không dự đoán trước được, đôi khi phì nhiêu màu mỡ, đôi khi bị xói mòn, đôi khi xây dựng lên và đôi khi phá hủy; tuy nhiên không phải là cuộc chiến.
Chúng ta thường xuyên bị đánh lừa bởi những thí dụ so sánh (ẩn dụ) của chúng ta. Có thể chính đáng hơn, được thấy trong điều khoản của ẩn dụ của các cuộc vui chơi và các cuộc tranh luận--sự tác động của một lực lượng, một sự tranh đua, một trò chơi điện tử, một cuộc khiêu vũ thanh thoát--như trong các điều khoản của những thí dụ về háo chiến của cuộc đấu tranh và sự xung đột; đối phương và địch thủ, lòng căm thù và sự thù hằn.
Cuộc hội họp, họ cười và cười-
Khu rừng nhỏ, nhiều lá rơi.
Zenrin Kushu
Những lá rơi; "sự rơi rụng" trong "sự công kích dữ dội" của một sự "tháng ba đến" của mùa đông? hoặc như là phép ẩn dụ của ảo tưởng? Meisetsu dường như hiểu sát nghĩa của mối tương quan của đời sống và cái chết:
Những con bướm
Yêu và bay theo vòng hoa tang nằm trên cái hòm.
Cũng giống như Lão giáo cổ xưa, thiền có một thái độ tích cực đáng ngạc nhiên hướng về thời gian, và tính chất phù du của sự vật--đặc biệt là quan niệm thiền về Phật Pháp đối với cái chết và sự vô thường. Như D.T.Suzuki nhấn mạnh rằng, "Thiền lặn ngụp trong biển cả của vô minh; Thiền không tỏ ý thoát khỏi những ngọn sóng bập bềnh của biển cả." bởi chỉ có những sự vật liên tục thay đổi, gãy đổ, tan biến, mục nát và hủy diệt không có nghĩa là những vật này sẽ bị xem thường hay bị xa lánh để coi trọng những vật được phán đoán là vĩnh cửu và bất biến. Cây mận và cây anh đào trổ hoa thật là tuyệt đẹp, người Nhật trân quí vẻ đẹp này và đưa nó lên hàng vẻ đẹp của quốc gia, dù rằng trên thực tế vẻ đẹp này rất mỏng manh và ngắn ngủi. Thật vậy, Kenko đã có thể viết: "Nếu con người không bao giờ héo tàn đi như làn sương của Adashino, không bao giờ tan biến như màn khói phủ của Toribeyama, nhưng kéo dài cuộc sống mãi mãi trong thế giới, mọi vật sẽ mất đi biết bao quyền lực để chuyển đổi chúng ta! điều qúi báu nhất trong cuộc sống là sự mơ hồ."
Thời gian không thể đo bằng cây thước bất diệt, hoặc tàn lụi bởi khái niệm về bất tử. Vẻ đẹp của thời gian là có quá nhiều thời gian. Vẻ đẹp của thay đổi là có thể đổi thay. Nếu người ta xét đoán một bát trà gốm méo mó, cũ kỹ, rạn nứt, với màu sắc phai mờ và hình dạng lem luốc, bằng các tiêu chuẩn của đồ xứ tinh vi với nước men bóng loáng, thì bát trà gốm thật là xấu xí. Tuy nhiên, trong cả thiền học lẫn mỹ học Nhật bản nói chung, cả hai đều có gía trị cao. Những cái cũ kỹ, hao mòn, sờn trầy, nứt nẻ; Những cái không hoàn hảo, không hoàn thành, hoặc không hoàn tất; Những cái sai tâm điểm và không đối xứng và bị suy xuyễn, tất cả đều có một vẻ đẹp riêng của mình. Và không có biểu tượng hoặc hình thức đối ngược nào có thể phủ định được cái đẹp đó; nếu có bất cứ điều gì, cũng chỉ có thể nâng cao giá trị. nó. Do đó đời sống và cái chết cũng vậy; có một vẻ đẹp của đời sống và vẻ đẹp của cái chết. Để xem mọi vật mặt khác sẽ bị giam hãm trong loại hảo huyền, và sự dụng sử hão huyền và hỗn loạn của nhiều loại. Đây cũng là ảo tưởng.