Tu Tập Tuệ Uẩn
TT Chánh Minh giảng
Minh Hạnh chuyển biên
Giảng trong rơom Diễn Đàn Phật Giáo Nguyên Thủy
TT Chánh Minh: Trong thời giảng pháp hôm nay chúng tôi xin giảng đề tài "Tu tập tuệ uẩn". Như hàng Phật tử chúng ta được biết rằng thời giảng pháp đầu tiên của Đức Thế Tôn đã làm rung chuyển quả địa cầu này với bài kinh "Chuyển Pháp Luân" và "Xoay Bánh Xe Pháp". Trong bài kinh này, nội dung Đức Thế Tôn Ngài dạy chúng sanh tránh xa hai cực đoan: cực đoan thứ nhất là lợi dưỡng, cực đoan thứ hai là khổ hạnh. Cũng trong bài kinh này Đức Phật Ngài nêu lên bốn sự thật mà không một samôn hay Bà La Môn nào có thể chỉ trích hay có thể phản đối hay có thể bắt bẻ được, tức là sự khổ, nguyên nhân sinh ra sự khổ và sự diệt khổ và con đường đưa tới sự diệt khổ. Trong bốn sự thật này thì sự thật "Con đường đưa tới sự diệt khổ" là đạo lộ duy nhất để đưa chúng sanh thoát khỏi giòng sinh tử luân hồi, con đường tám chi này được nói gọn là tuể uẩn, định uẩn và giới uẩn. Sở dĩ chúng tôi chọn đề tài này là trong ba nhóm: nhóm tuệ, nhóm của giới và nhóm của định, thì chánh kiến Đức Phật Ngài nêu lên đầu tiên. Sở dĩ Đức Phật Ngài nêu chánh kiến đầu tiên trong bài kinh Chuyển Pháp Luân để nói lên sự hiểu biết đứng đắn. Ngay cả trong Trung Bộ Kinh, bài kinh Đại Phật Xứ của Trung Bộ 3 thì Đức Phật Ngài cũng nêu lên chính kiến là đi đầu, khẳng định rằng trong tám chi phần này thì chánh kiến là đi đầu, nhờ có chánh kiến thì mới thấy rõ được sự suy nghĩ đúng của chánh tư duy và sự suy nghĩ sai.
Chánh kiến và chánh tư duy được gồm chung là tuệ uẩn tức là nhóm của tuệ và trong phần này trước tiên là chúng ta sẽ tìm hiểu rồi chúng ta sẽ thực tập dần dần sẽ quen. Một khi có chánh kiến, một khi có chánh tư duy thì bấy giờ chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng nương đó sanh khởi, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định cũng nương đó sanh khởi. Chính trong bài kinh "Đại Thập Tứ" tức là bài kinh về "Bốn mươi" Đức Phật Ngài đã khẳng định như vậy. Thì trước tiên chúng ta hiểu biết trí tuệ là sự nhận biết, sự sáng suốt, nhưng đã là trí tuệ như vậy thì tại vì sao chánh tư duy lại được gom vào nhóm tuệ uẩn.
Ngài Buddhaghosa trong sách "Thanh Tịnh Đạo" Ngài có giải thích: Chánh kiến mà thấy đúng là chỉ thấy, chỉ hiểu, chỉ biết, nhưng nếu không có chánh tư duy hổ trợ đi kèm thì không thể thấy biết một cách trọn vẹn được. Ngài đưa ra một ví dụ giống như người có mắt có thể nhìn thấy đồng tiền, nhưng nếu không có hai ngón tay cầm lấy đồng tiền đó xoay trở nhiều mặt thì chánh kiến chỉ thấy được một mặt của đồng tiền, không thấy được góc cạnh của đồng tiền đó, cũng như không thấy mặt trái của đồng tiền đó, và nhờ có hai ngón tay cầm đồng tiền xoay nhiều hướng, xoay nhiều cạnh thì người có mắt có thể nhìn thấy rõ ràng trọn vẹn đồng tiền đó.
Do đó chánh tư duy được gom vào nhóm của tuệ bởi vì nó hổ trợ rất đắc lực cho chánh kiến, nó cũng giống như ánh mặt trời xuyên vào trong một căn phòng nhưng có những chỗ che khuất ánh mặt trời không thể xuyên qua được, để cho ánh mặt trời có thể xuyên qua trọn vẹn trong phòng thì những chỗ khuất đó phải được khai mở, phải được làm cho thoáng rộng ra như thế nào, cũng vậy chánh kiến mà được phát triển được làm tăng trưởng, thì cũng nhờ có chánh tư duy.
Bây giờ trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu chánh tư duy, theo kinh tạng thì một chánh tư duy có ba chi phần:
Thứ nhất là ly dục tầm, tức là sự đi tìm kiếm mà không vướng víu dính mắc tới những cảnh dục hay những ước vọng mà nó thuộc về những pháp hữu vi những pháp trong đời sống này, hoặc nó liên quan đến sắc thinh hương vị xúc tức là một chi phần của chánh tư duy được gọi là ly dục tầm.
Chi phần thứ hai của chánh tư duy là ly sân tầm, lìa bỏ sự phẫn nộ, lià bỏ những sự khó chịu, lìa bỏ những sự bất bình.
Chi phần thứ ba của chánh tư duy chính là ly hệ tầm, không có một tư tưởng hủy diệt, không có một tư tưởng tàn phá hay làm khổ chúng sanh hoặc khổ chính mình, theo kinh tạng là như vậy, nhưng theo luận tạng thì chi pháp của chánh tư duy chính là tâm sở tầm tức là Vitakkacetasikas. Tâm sở tầm có nghĩa là có chức năng mang tâm cho đến cảnh hoặc là mang cảnh đến cho tâm.
Trong tứ ý nghĩa của tâm sở tầm là có cảnh đáng tìm kiếm, là nguyên nhân gần của tâm sở tầm đó, những cảnh nào mà tâm sở tầm có được, chính trong cảnh đó phát sanh tà tư duy hay chính trong cảnh đó phát sanh chánh tư duy. Và chánh kiến thì thấy được hai mặt cũng giống như người có mắt nhìn thấy bề mặt của một đồng tiền và bề trái của một đồng tiền, nếu một mặt của đồng tiền được gọi là thấy đúng thì mặt trái bên kia phải gọi là thấy sai. Chánh kiến hiểu rằng ở đây là đúng, ở đây là sai. Chánh tư duy cũng vậy, tâm sở tầm cũng vậy, ở một cảnh với một sự nhận biết, sự nhận biết đó nếu đặt lệch hướng thì biến thành tà tư duy, nếu đặt đúng hướng có mục đích để thoát ra những gì trói buột thì đó được gọi là chánh tư duy. Thì ở đây chúng ta thấy rằng nhân gần nhất cho tâm sở tầm chính là có cảnh đắm chìm được đáng có, mà thông thường thì chúng ta luôn luôn gặp cảnh này rất nhiều, trong đời sống hằng ngày chúng ta luôn luôn có vô số cảnh, sắc thinh hương vị xúc hoặc là những cảnh chế định chúng ta gọi là người nam, người nữ, con thú, con người, người quen, người lạ v.v... và tất cả những cảnh đó khi chúng ta mang danh là đây là người thân quen, đây là người tôi không ưa thích, đây là căn nhà của tôi, đây là chiếc xe của tôi, đây là vợ tôi, con tôi v.v... thì những cảnh đó được xem như là cảnh định đặt của thế gian hay là cảnh thật của thế gian.
Hoặc chúng ta thấy những cảnh sắc đẹp hoặc chúng ta nghe những âm thanh du dương, như trong rơom Pháp Cú nghe các vị ngâm kệ, có nhiều giọng kệ ngâm rất hay, nhưng ngay lúc đó coi chừng tâm bị duyên theo trần cảnh đó, một khi mà duyên theo trần cảnh đó thì lúc bấy giờ tầm này bị lệch hướng. Nếu người này cũng chỉ nghe như vậy, cũng thấy như vậy, cũng ngửi mùi hương như vậy, cũng niếm những vị ngon ngọt như vậy, nhưng người này chỉ nhận thức rằng đây chỉ là sắc cảnh mà thôi, rồi từ những âm thanh đó, từ những màu sắc đó, từ những hình hài đó, từ những mùi hương đó, hay từ những vị ngọt đó, thì đối với người này chỉ có một cảnh, cảnh đó gọi là chân pháp, nó không mắc vào một chế định trong đó, không phải là tiếng người nam, không phải là tiếng người nữ, không phải là tiếng thú, không phải là tiếng người, không phải là tiếng xe ôtô, không phải là tiếng gió thổi, không phải là tiếng của những giòng nước chảy v.v... mà chỉ là sắc cảnh thinh. Người này có cảnh đáng tìm và cảnh đáng tìm là cảnh chân pháp, nhận định được như vậy, hiểu biết được như vậy, thì người này đang đi vào một ngưỡng cửa của cái đáng tìm kiếm. Còn nếu như nghĩ rằng đây là âm thanh của người nữ, đây là âm thanh của người nam và đây là âm thanh của một xúc nào đó với một nick name nào đó chẳng hạn thì bây giờ cảnh không còn là cảnh đáng tìm kiếm của chánh tư duy nữa hay của tâm sở tầm nữa bởi nó đã vướng vấp dính mắc với một cái sự định đặt một sự chế định trong đó v.v... và một khi có chế định như vậy thì chơn pháp sẽ không hiển lộ.
Đức Phật Ngài dạy khi nào có chế định xuất hiện thì chân pháp sẽ bị biến mất, mà bao giờ chân pháp xuất hiện thì chế định bị biến mất, và chánh tư duy thì cần tìm thấy cảnh của chân pháp. Đức Phật Ngài dạy chúng ta không nắm giữ tướng chung không nắm giữ tướng riêng, không nắm giữ tổng thể là nam nữ hay là thú hay là đất nước lửa gió cây cỏ, không nắm giữ tướng chung đó và cũng không nắm giữ tướng riêng nào, một đặc tính nào của âm thanh đó của màu sắc đó của hương vị đó, để tâm chúng ta làm quen với những cảnh của chân pháp, và khi làm quen được cảnh chân pháp đó tầm nhìn thấy vậy, nó mang tâm đến cho cảnh, hay là mang cảnh đến cho tâm, thì tâm nhận thức cảnh theo cách nhìn của chân đế, và một khi nhìn của chân đế như vậy thì những cái sự ướt muốn nó liên hệ tới dục. Bởi vì dù gặp cảnh rất tốt đi chăng nữa thì cũng nghĩ rằng đây là cảnh sắc, nó chỉ đơn thuần là cảnh sắc như vậy thì sự ao ước ham muốn với cảnh xúc đẹp đó nó bị đình chỉ lại tại chỗ. Như vậy là ly dục tằm, và dù cho gặp cảnh sắc xấu đi chăng nữa người này cũng ghi nhận đây chỉ là cảnh sắc mà thôi, như vậy cái sự khó chịu sẽ không có, mà trái lại nghĩ rằng nó là sự chướng ngại hay một cái gì mà bất bình cái gì mà không đúng, thì bây giờ lúc đó nó rơi vào cái sân tầm. Một khi đã rơi vào sân tầm một cách khó chịu một cách bất bình như vậy thì bấy giờ nó thuộc về tà tư duy, bởi chánh tư duy là ly sân tầm lìa bỏ cái khó chịu, lìa bỏ cái bất bình, cái không tạo nghiệp. Nhưng bây giờ có sự bất bình, có cái không toại nguyện, có cái khó chịu trước những cảnh xấu, trước một nghịch cảnh thì như vậy chánh tư duy không có, mà bây giờ chánh tư duy không có thì đồng nghĩa rằng đó chính là tà tư duy, muốn hủy diệt đi những đối tượng đó, muốn tàn phá đi những cảnh xấu đó, muốn thiêu hủy đi những cảnh xấu đó, thì bây giờ cái tư tưởng rơi vào cái hại tầm, và một khi có hại tầm thì không thể được gọi là chánh tư duy mà trái lại đó là tà tư duy. Và nếu như gặp cảnh sắc xấu mà chúng ta chỉ ghi nhận rằng đây là cảnh sắc hay ngay âm thanh mà không được hài lòng không được thích thú người này lập tức đình chỉ và nghĩ rằng đây chỉ là một sắc cảnh thinh, và cứ nghĩ nó là sắc cảnh thinh như vậy thì bấy giờ sự khó chịu, sự bất bình không có, một khi sự bất bình khó chịu không có thì dĩ nhiên nó sẽ dẫn tới không có sự làm hại tới cảnh đó, người này sẽ nghĩ tất cả chỉ có đến rồi đi theo qui luật vận hành của các pháp, nó đến không ai mời nó đến, và một lúc nào đó nó cũng sẽ ra đi, nó ra đi muốn giữ lại nó cũng không được, một thời gian sau người này mới hiểu rằng nó không ở trong quyền hạn của mình, và nó cứ đến đi một cách nhanh chóng như vậy người đó hiểu rằng nó thường biến đổi.
Chúng ta đã tìm hiểu được ý nghĩa của chánh tư duy, nhưng tựu trung lấy chi pháp của chánh tư duy đó dù cho có lìa bỏ những ao ước về sắc thinh hương vị xúc, hay những pháp khả hỷ khả lạc khả ái, hay lìa bỏ đi những sự bất bình khó chịu, những cái bất toại nguyện, hay là không có tư tưởng làm hại hủy diệt đối tượng đó, hủy diệt cảnh đó thì tất cả cũng chỉ là tầm tức là Vitakka, cho nên khi một người gặp được một cảnh nào đó người đó phải nhận định ngay cảnh này thuộc về dạng chân pháp nào, mà muốn như vậy thì dĩ nhiên qúi vị phải kinh qua một số sở học về tạng Diệu Pháp để phân biệt được đây là sắc của người nam, đây là sắc của người nữ tức là trong 28 sắc pháp, có loại sắc tiềm ẩn bên trong được gọi là sắc nữ tính hoặc là sắc nam tính. Khi người nam gặp người nữ mà nếu có chánh tư duy thì người này cái cảnh đáng tìm kiếm của một người nam đang tu tập chánh tư duy đó thì người này gặp người nữ sẽ nhận đây là sắc nữ tánh và nghĩ được sắc nữ tánh thì không nắm giữ tướng chung hay nắm giữ tướng riêng nữa, không nắm giữ rằng đây là cái người nữ già hay người nữ trẻ, người nữ còn thơ ấu hoặc là người nữ đã lớn tuổi v.v... không nghĩ tới như vậy mà chỉ nghĩ rằng đây là sắc nữ nó nằm trong đó và những điệu bộ nó chẳng là biểu thị của sắc nữ tánh. Còn một người nữ gặp người nam không còn nghĩ đây là anh A anh B, cũng không còn nghĩ đây là người nam lớn tuổi người nam trung niên, người nam còn trẻ v.v... mà chỉ biết là mắt đang thấy được cảnh sắc mà cảnh sắc đó phải chiều sâu thẳm đang tiềm ẩn một sắc nam tính nằm ở trong đó, và khi nghĩ tới sắc nam tính như vậy mà chỉ là sắc nam tính như vậy thì sự ao ướt dục vọng không có, một sự dính mắc đến một thân sắc nam hay một thân sắc nữ - không có - và không hề, bởi vì sắc nữ tánh như vậy hay sắc nam tánh cũng vậy, không hề có sự phê bình về tướng đi như rắn chẳng hạn, như là đánh đòng đưa đánh đòng xa, hoặc tướng đi giống mình xà uốn khúc hoặc tướng đi rầm rập tướng đi hung hãn - không cảm thấy khó chịu - và không có khó chịu thì cũng không cần gì phải tha thiết, đã không tha thiết mà cũng không bất bình thì dĩ nhiên sẽ dẫn tới không có ý nghĩ hủy diệt khó chịu. Như vậy thì ở đây chúng ta mới thấy rằng tâm sở tầm rất là hại ở chỗ này, nó rất cần thiết ở chỗ này, là nó có cảnh đáng tìm kiếm.
Ở đây cảnh đáng tìm kiếm nữa của tâm sở tầm chính là những đề mục thiền, người tu tập đề mục hơi thở hay những người tu tập những đề mục đất nước lửa gió hay những đề mục niệm ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng thì xử dụng tới sự tưởng "sanna" là nhớ lại những dấu hiệu nào đó đã từng nghe từng biết từng gặp thường thấy. Như niệm tưởng ân đức Phật không phải chỉ niệm là "Namo Buddhaya" hoặc "Namo Buddho buddho Đức Phật trọn lành" mà là thường xuyên tưởng vẽ ra một hình ảnh một Đức Phật với những ân đức từ bi vô lượng trí tuệ vô biên trong sạch không bút nào tả được, chẳng hạn như vậy, một hình ảnh thánh thiện như vậy thì cảnh đó dần dần hiện ra, cảnh này sẽ không dính mắc tới dục vọng, không dính mắc tới sự sân hận, không dính mắc tới một sự bất bình, không dính mắc tới một sự làm khổ làm hại. Nhưng nếu không khéo thì từ chỗ cảnh tốt đẹp này nó trở thành một cảnh tà tư duy khi nghĩ rằng con niệm tưởng ân Đức Phật thì Đức Phật sẽ hộ trì, con niệm tưởng ân Đức Phật thì Đức Phật sẽ trong lúc lâm nguy thì Ngài sẽ hiện ra, Ngài sẽ đưa con ra thoát khỏi vòng nguy hiểm hoặc đưa con về cảnh giới an vui tự tại, Đức Phật không làm chuyện đó. Người nào nương nhờ ân Đức Phật thì quả phước tự nảy sanh ra một loại tâm quả tốt, Đức Phật Ngài không đưa người ta lên thiên đàng, trong thời sanh tiền của Ngài, Ngài cũng không đưa ai lên thiên đàng, Ngài cũng không hại ai để xuống điạ ngục, ai chạm đến Ngài với tâm thanh tịnh, ai chạm đến ân đức Ngài với tâm tốt đẹp thì lập tức quả tốt sẽ sanh khởi cho người đó và ai chạm đến Ngài với một tâm xấu tâm ác tâm bất thiện thì quả khổ sẽ dẫn dắt người đó đi xuống khổ cảnh, chỉ có thế thôi. Vua Thiện Giác chận đường bắt Ngài chạm vào tâm ác xấu thì bị khổ cảnh, Đề Bà Đạt Đa chạm vào ân đức của Ngài với tâm ác xấu bị rớt xuống khổ cảnh chứ Ngài chẳng có đưa chúng sanh nào xuống địa ngục cả và ngược lại cũng không đưa chúng sanh nào lên thiên đàng, với một cậu bé Thiên Hoàng đặt niềm tin vào Ngài, tin tưởng vào Ngài, có tâm cung kỉnh nơi Ngài lúc mệnh chung sanh lên thiên giới chứ Ngài cũng không đưa chúng sanh đó lên thiên giới một cách trực tiếp, Ngài chỉ tạo điều kiện tức là tạo duyên để trợ giúp cho người đó, Ngài chỉ là bậc Đạo Sư mà thôi, Ngài khẳng định rằng "Như Lai chỉ là bậc Đạo Sư, là người chỉ đường, chứ Như Lai không trực tiếp đưa người đó lên thiên đàng hay trừng phạt xuống khổ cảnh."
Như thế nào cũng vậy thì trong chánh tư duy khi một người hành thiền có ấn tướng sanh khởi lên, đó là những cảnh đáng tìm, đáng có nhưng cũng trong giây phút đó, cũng ở trong những thời điểm đó người này hiểu rằng nhờ tâm tịnh mà thấy được cảnh thiên cung, cảnh lâu đài, hoặc những cảnh tốt đẹp, và xuất hồn ra đi chỗ này chỗ kia chẳng hạn vậy, lúc bấy giờ tà tư duy hiển hiện. Phải hiểu rằng cảnh này những gì mình thấy trong thời thiền đó chỉ là cảnh mà thôi, do tâm sở tưởng rọi cho chúng ta thấy và cũng không theo nó, bởi theo nó chính là đi lao vào một cái dục tầm, mà không theo nó đó mới chính là ly dục tầm, nó sanh khởi lên thời kỳ này, nó sanh khởi lên thời kỳ sau mất đi ấn tướng đó, mất đi trạng thái đó, cũng không vì đó mà khó chịu, cũng không vì đó mà phải đau khổ, không vì đó mà tâm rơi vào sầu khổ, bởi như vậy thì ngay lúc đó là tà tư duy. Ngay trong đời sống bình nhật cũng vậy, khi có những pháp suy vong xuất hiện cho một người nào đó, thí dụ suy vong về tài sản, suy vong về thân bằng quyến thuộc, suy vong về hội chúng của mình, cũng không vì đó mà cảm thấy khó chịu, không vì đó mà cảm thấy đau khổ, không vì đó mà cảm thấy bất bình tức là lúc đó là ly sân tầm, còn nếu tiếc nuối, còn nếu đau khổ, còn nếu khó chịu với những cảnh suy vong như vậy, suy vong về tài sản, suy vong về thân tộc, suy vong về danh tiếng thì nó rơi vào tà tư duy, chánh kiến phải nhìn thấy được như vậy, cái trí tuệ phải được như vậy và thấy được mặt bên đây của chánh tư duy, thấy được mặt bên kia của tà tư duy, phải thấy rõ. Nhưng trong năm loại suy vong đó thì chữ suy vong ở đây có nghĩa là sự tổn hại hoặc là tổn thất, như tổn thất về tài sản, tổn thất về thân bằng quyến thuộc hoặc tổn thất về danh tiếng.
Cần nhất là đừng để cho bị tổn thất về giới hạnh và tổn thất về trí tuệ, trong năm loại tổn thất đó thì tài sản mất, danh tiếng mất, thân bằng quyến thuộc mất, những sự mất đó còn nhỏ nhưng mất đi giới hạnh, mất đi những trí tuệ đó là cái mất rất lớn, bởi vì giới hạnh và trí tuệ là đạo lộ giúp cho người này thoát ra khỏi đau khổ, thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi. Tổn thất về giới hạnh, tổn thất về trí tuệ là một tổn thất lớn. Được tài sản, được thân bằng quyến thuộc, được danh thơm tiếng tốt, cái được đó còn nhỏ, bởi vì nó còn nằm trong dạng của luân hồi. Tài sản của vật chất, danh thơm, thân bằng quyến thuộc không trợ giúp cho người đó thoát ra khỏi sinh tử luân hồi. Được giới hạnh, được trí tuệ đó là cái được rất lớn, một cái được đáng mừng sẽ mang tới lợi lộc, mang tới một lợi ích lớn, một quả báu lớn, bởi vì giới hạnh và trí tuệ đó là những phương thức, những phương tiện giúp cho người đó ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Cũng vậy, một khi tâm rơi vào ướt vọng mong muốn hưởng thụ sắc thinh hương vị xúc thì giới bên trong nội giới này bị hao tổn, tuy rằng giới này không thực hiện bằng thân hay bằng khẩu, nhưng giới kia nó đã bị tâm tham lôi cuốn, bị tâm tham nhận chìm và như vậy thì giới đó xem như bị sức mẻ không còn toàn vẹn. Trái lại nếu như giới mà người thực hành không còn nghĩ rằng tôi giữ giới để được hưởng thụ những cảnh trời, cảnh chư thiên hoặc hưởng được cảnh giàu nhung lụa, sau này thân bằng quyến thuộc nhiều, thì người này đang có một chánh tư duy. Giới thì không sân hận. Bao giờ tâm khó chịu thì thấy rằng giới của mình bị tổn thất, bởi vì giới có tính mát mẻ không khó chịu, "sila" là giới có ý nghĩa là mát mẻ. Nhưng khi tâm mình không mát mẻ, tâm mình khó chịu thì người này phải coi lại giới. Trước nhất mỗi khi người hành giả cảm thấy khó chịu vì một cảnh nào đó thì phải hiểu rằng giới của mình bị hao tổn. Giới có tánh mát mẻ không nóng nảy mà tâm mình nóng nảy, tâm mình khó chịu như vậy thì là tà tư duy, bởi vì nó đang vướng mắc tới sân tật nên khó chịu, mà đã khó chịu như vậy thì nó làm giới không được trọn vẹn, mặc dù không thực hiện bằng thân, mặc dù không thực hiện bằng ngữ nhưng giới đã bị vụn bể. Cho nên khi có chánh tư duy tức là không có vướng mắc tới những dục lạc, không có sự bất bình khi đứng trước cảnh trần ở bên ngoài, hoặc là trong những lúc tu tập với những thiền tướng, những ấn tướng người này thản nhiên nhìn biết rõ, có thể lúc đó tâm hân hoan nhưng không có dục lạc nằm trong đó, giữ tâm cho ổn định.
Chánh tư duy, Đức Phật Ngài dạy là có hai loại còn lưu chuyển trong thế gian tức là loại phước hữu lậu hoặc phước vô lậu, trong bài kinh "Đại Thập Tứ" Đức Phật Ngài dạy như vậy, tức là loại chánh tư duy mà thấy được những quả an lành nó còn luân chuyển trong thế gian hữu lậu. Và một quả vô lậu tức là vượt thoái khỏi thế gian, thì người có tâm tầm cầu như vậy hiểu biết được hai mặt như vậy chính là chánh kiến. Và một khi tư tưởng sanh khởi lên thì người này chuyển lại tư tưởng này đối với cảnh kia thì nó mang dấu ấn như thế nào, nó có ly dục không, nó có ly sân không, nếu như cảm thấy không ly dục được và không có ly sân thì hiểu biết rằng tư tưởng khi nãy chính là phàm tư duy, mà khi thấy rằng tư tưởng mình không còn vướng mắc tới dục lạc, nó không còn vướng mắc tới sân hận thì người này hiểu biết rằng: Oh! như vậy đây là bước đường của chánh tư duy và từ đó triển khai và từ đó làm tăng trưởng thêm.
Chúng tôi vừa trình bày chi chánh tư duy và cách thức thực tập ở trong đời sống hàng ngày tu tập hoặc trong những thời tu thiền của chúng ta, tu tập về những thiền tịnh về niệm tưởng ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng hoặc tu tập về đề mục hơi thở số tức quan v.v... Khi gặp một cảnh nào đó thì chúng ta nhớ là quân bình tâm trở lại, không cho chạy theo những cảnh của thiền tướng, và cũng không lơ là đối với nó, không chạy theo nhưng không lơ là tức là giữ một trạng thái quân bình để xem nó, nhờ có xem nó được vậy thì chánh kiến mới sanh khởi, thấy rõ mặt bên đây và thấy rõ mặt bên kia.
Bây giờ chúng ta bàn tới một chi phần chủ yếu trong đạo lộ này tức là chánh kiến. Chánh kiến theo nghĩa thông thường là thấy đúng, hiểu đúng, biết đúng. Nhưng thấy cái gì là đúng và thấy cái gì là không đúng, một khi đã thấy đúng thì gọi là chánh kiến, thì ngược lại với sự thấy đúng đó chính là thấy sai tức là tà kiến. Xin thưa rằng những tà kiến mà chúng ta thường hiểu là thường kiến hay đoạn kiến hay là ái ngã ái chấp hay là kiến ngã thấy "cái tôi" thấy "cái của tôi", một khi nào thấy "cái tôi" và "cái của tôi" thì bây giờ dù bất cứ một hình thức nào, dù tạo thiện nghiệp thế nào đi nữa, dù có nghĩ rằng tôi là người bố thí, tôi là người trì giới, tôi là người tu tập thiền, tôi là người đang tu tập tứ như ý túc, ngũ quyền ngũ lực hay chi đó mà hễ có "cái tôi" nằm trong đó thì người này phải hiểu rằng đó không phải là chánh kiến mà là tà kiến, bởi vì thấy "tôi", "cái của tôi" trong đó là thấy sai. Cho nên chánh kiến là cái thấy đúng là không có bản ngã nào ở trong hành động này, không có bản ngã nào ở trong lời nói này, không có bản ngã nào ở trong tư tưởng này, phải thấy được như vậy. Trước tiên chúng ta lập trình là như vậy nhưng rồi dần dần chúng ta cứ nghĩ "không là tôi", "không phải của tôi," cứ lập trình như vậy dần dần là quen thuộc, dần dần tâm cọ sát với ý nghĩ "không phải là tôi," "không phải là của tôi," khi dần dần cọ sát như vậy, khi tâm cọ sát như vậy thì làm tâm nảy nở, mà qúi vị biết rằng khi tâm cọ sát được như vậy nó cũng chính là dạng của chánh tư duy. Với tâm, đưa tâm tới cảnh, hoặc đưa cảnh gần tới tâm như vậy, khi cọ sát được như vậy thì bấy giờ chúng ta mới thấy rằng đây là giai đoạn đầu.
Đồng thời nữa nếu nói về chánh kiến với các chi pháp thì đây chính là tâm sở trí, cái nhân cận của tâm sở trí theo thường thức nó chính là tư duy khéo, tác ý khéo là một tác ý làm nảy sanh rất nhiều tâm thiện, nhưng ở đây đặc biệt là trong cái trí, vì chính tác ý khéo thì nảy sinh tâm thiện, mà cũng chính tác ý khéo này nó làm tăng trưởng trí, làm tăng trưởng tâm sở mà nó có công năng đặc biệt hay có chức năng rất đặc biệt đó là diệt trừ phiền não, đẩy lùi vô minh, xóa tan vô minh. Như Đức Phật Ngài dạy "Minh sanh vô minh diệt - ánh sáng hiện thì bóng tối lui", nơi nào có trí tuệ thì vô minh không thể có mặt được, mà bao giờ có vô minh thì trí tuệ không thể có mặt được, nên chúng ta mới thấy trước tiên nền tảng mà chúng ta lập là đừng nghĩ rằng "tôi thấy" đừng nghĩ rằng "tôi đi" đừng nghĩ rằng "tôi nhớ" đừng nghĩ rằng "tôi muốn" đừng nghĩ rằng "tôi thực hiện" mà cái gì thực hiện, khi một người chấp tay đảnh lễ kim thân Phật thì người này nghĩ rằng tôi đang làm lễ Đức Thế Tôn, xin thưa nói vậy thì người này không phải chánh kiến, nếu có trí chăng thì trí đó thuộc về trí hữu lậu còn vướng vấp tới một bản ngã, mà nên hiểu rằng cái gì đang chấp tay đảnh lễ kim thân Phật, nói về tâm chính là tâm sở tín tức là sự cung kỉnh, và thân chính là thân biểu tri tức là sắc biểu tri nó hiển bày ra sắc đó hành động đó. Khi qúi vị đang ngồi nghe pháp và Sư đang giảng pháp. Ai đang giảng pháp? nếu suy nghĩ rằng Sư Chánh Minh đang giảng pháp thì không phải là trí tuệ nữa, không phải trí tuệ theo cái nhìn của chánh pháp nữa, bởi vì trên thế gian này không có cái gọi là Sư Chánh Minh, nếu có chăng chỉ có danh sắc nào đó và danh sắc được định danh là Sư Chánh Minh. Sư Chánh Minh đang nói, nếu Sư Chánh Minh hiểu nghĩ rằng Sư Chánh Minh đang nói thì như vậy là sai, mà cái gì đang nói, chính là ngữ biểu tri tức là pháp biểu tri đang nói cộng thêm cái pháp cảnh thinh hay một loại sắc đặc biệt trong đó có sắc khinh, sắc nhu và sắc nhẹ. Nếu qúi vị tụng kệ, chúng tôi thưa rằng rất hoan hỷ khi nghe các vị kệ rất hay nhưng nghĩ rằng người đây tụng kệ đó là sis A, sis B chẳng hạn - nghĩ vậy là sai rồi - không có chánh kiến trong đó, mà hiểu như thế nào? hiểu người này, hay danh sắc này, sự nghe này nó là nhĩ thức chạy trong nguồn tâm lộ đó, và nghe cái gì, nghe cái sắc thinh đặc biệt nó có sắc nhu trong đó, nó có sắc nhẹ trong đó, nó có sắc thích ứng trong đó, khinh nhu cho nên có những giọng những lúc lên bổng xuống trầm, có những lúc ngân nga, nghe qúi vị kệ Pháp Cú, có nhiều lúc Sư ngồi nghe rồi Sư phân tích là giọng này có sắc nhu trong đó bởi vì nó mềm nó êm, giọng này có sắc khinh trong đó bởi vì nó cao vút lên, hoặc giọng này có sắc nghiệp trong đó, bởi vì nó ngừng nó ngắt nó dừng lại đúng lúc mà khi ngân nga cũng đúng lúc, như vậy thì khi nhìn được như vậy thì rõ ràng là đưa tâm theo dõi cách như vậy thì không có cái dục sanh khởi, cũng không có khó chịu sanh khởi, có một số tăng sinh chẳng hạn nhiều khi lúc bị bịnh giọng ồ ề thì ngồi phân tích mà nghe mà thôi thì như vậy người này là thiếu chất khinh hoặc là thiếu sắc nghiệp, mà giọng này thiếu cảnh thinh này thiếu sắc nghiệp, thiếu đi sắc khinh như vậy cũng không cảm thấy khó chịu, không chê ngân gì dở ẹt, không có, bởi vì khi mà chê như vậy tâm bất bình thì nó mất chánh tư duy, nó bị tà tư duy trong đó bởi vì nó là ly sân mà bây giờ qúi vị có sân, chánh tư duy là ly sân, mà bây giờ có sân thì có sân này không phải là chánh tư duy mà là tà tư duy, mà nắm giữ tướng chung tướng riêng thì bấy giờ cũng không phải là chánh tư duy mà nó là tà tư duy. Thì người trí thấy được như vậy và ở đây chúng ta mới thấy rằng lập trình của chánh kiến là đừng có mang tư tưởng "tôi" và "của tôi", không có người làm, không có người nhận cái kết quả của hành động làm, chỉ có tâm sở tư tạo tác và chỉ có tâm quả hay tâm sở thọ là kẻ thừa hưởng cái kết quả, xấu tốt gì tâm sở thọ cũng phải thừa hưởng, mà kẻ tạo chính là tâm sở tư, không có người tạo nghiệp, không có người gặt quả, chỉ có tâm sở tư tạo nghiệp, chỉ có tâm sở thọ nhận quả, đây là lập trình thứ nhất.
Lập trình thứ hai, nhân cần thiết của tâm sở trí sanh khởi lên tức là tác ý khéo là gì, thì qúi vị hiểu biết rồi nó đa dạng, nhưng ở đây cô đọng ở trong một cái tâm sở trí, mà đặc biệt ở trong tâm sở trí của trí tu bởi chánh kiến sau khi hiểu rồi thì tiến hành là tu tập, tu tập như thế nào, xin thưa tất cả tác ý khéo, đã là tác ý thì là hình cảnh cho tâm bởi "manasikarra" tức là tâm sở tác ý. Tâm sở tác ý thì công năng của nó hay chức năng của nó là làm thành cảnh cho tâm để tâm bắt lấy, một khi tâm bắt lấy cảnh tốt thì tâm sẽ trở thành tốt. Như vậy tác ý khéo đối với chánh kiến đó là gì là phải nghĩ tới tam tướng. Trước tiên lập trình cho chúng ta thấy rằng không có ta, không có của ta của tôi, thì bất kỳ một sự kiện nào xảy ra bên đời sống của chúng ta hoặc là trong nội tại, ở bên ngoài lẫn bên trong thì luôn luôn những pháp hữu vi phải qua ba cái đặc tướng, vô thường, khổ, vô ngã. Tác ý khéo trong vấn đề tu tập của chính kiến là phải làm thế nào để thấy được để hiểu được để biết được một trong ba tướng; vô thường, khổ và vô ngã. Nghe âm thanh, qúi vị đang nghe âm thanh nghe pháp như vậy mà nếu qúi vị có tác ý khéo thì sẽ thấy rằng giọng nói của Sư lúc như thế này, lúc như thế kia, lúc thì gầm thét, lúc thì gạu gọ, lúc như hết hơi, tất cả những cái đó đều biểu hiện một tướng trạng thay đổi không ngừng, tức là vô thường. Dính mắc những chuyện vô thường đó sẽ khổ và rõ ràng như vậy là âm thanh này không phải là ta không phải là của ta, nó chỉ đơn giản một cái thôi. Bên ngoài cuộc sống hàng ngày cũng có như vậy, khi mắt nhìn cảnh sắc thì hiểu biết rằng đây là nhờ do duyên của con mắt, duyên của cảnh sắc, khi chúng gặp nhau nó phát sanh xúc, mà khi nó phát sanh xúc thì dẫn tới thọ, mà hễ từ xúc chuyển qua thọ hoặc nó hoà lẫn nhau thì nó cũng đã có sự biến đổi.
Nếu hình dung một cảnh sắc bình thường bên ngoài thì rõ ràng là thay đổi dù chậm hay mau thì cũng phải có sự thay đổi, và nó ẩn tàng ở trong đó một sự khổ. Chẳng hạn chúng ta đi, hay một người ngồi chẳng hạn. Đang đi mỏi mệt ngồi xuống cảm thấy an lạc, người này nghĩ tới an lạc thì người này không có chánh kiến, người này nghĩ an lạc thì người này không có chánh tư duy, tại sao vậy? tại vì không có chánh kiến cho nên không thấy cái khổ tiềm ẩn bên trong, nếu người này cho rằng khi đi mệt mỏi ngồi xuống thì an lạc, thì xin thưa rằng đã khiến cho rằng ngồi là an lạc thì người này ngồi cả ngày mà không cảm thấy đau khổ, nhưng thực ra chỉ ngồi chừng nửa tiếng cũng cảm thấy khổ, như vậy thì chẳng qua cái khổ của sự đi nó hiện bày một cách rõ rệt khiến chịu đựng không nổi nỗi khổ đó nên phải ngồi xuống như vậy, thì tạm thời ngay lúc đó thì sự khổ của cái đi nó bị biến mất nó bị diệt trừ và bấy giờ có một sự khổ khác nó đang âm thầm sinh lên, có cái khổ ngồi nó đang âm thầm sinh lên, nhưng mà vì nó sinh lên còn yếu chưa đủ lực nên không cảm thấy gì hết mà chỉ cảm thấy an lạc, nhưng một khi nó hiện bày lên rồi, khi nó trưởng thành lên rồi, khi nó vững mạnh rồi thì người này cảm thấy ngồi là khổ nên người này phải đứng lên, phải co duỗi tay chân, phải tiếp tục đi. Và một chuỗi biến mạc của danh và sắc này nó cứ thế mà liên tục với nhau, vô thường dẫn tới khổ, muốn cho hết đau nó không hết đau và những người tu thiền trong lúc tu thiền qúi vị thấy rất rõ, nó đau niệm niệm, càng niệm càng đau, muốn cho nó hết nhức mỏi nhưng hễ càng niệm khổ khổ khổ thì nó dồn dập dồn dập, mà như vậy thì nếu người này mà có chánh kiến thì thấy tướng vô ngã nằm trong đó, muốn cho nó đừng khổ, muốn cho nó hết tê chân nhức mỏi nó vẫn tê chân nhức mỏi, mình đâu ở trong quyền lực của nó mà muốn được đâu, đâu phải muốn là chấm dứt được đâu, cho nên tác ý khéo ở đây là phải tìm thấy được một trong ba ấn tướng đó, tức là phải thấy được tướng vô thường, thấy được tướng khổ hay tướng vô ngã. Tùy duyên lành của mỗi người đến tích lũy những pháp trong quá khứ, người nào tích lũy những pháp độ trong quá khứ tùy theo duyên đó mà ấn tướng nó có thể sanh khởi theo cách hiển lộ rõ nhất.
Xin thưa rằng nói chung mỗi pháp hữu vi đều có ba tướng: vô thường, khổ và vô ngã, nhưng tùy theo nhân duyên của mỗi chúng sanh, có một số chúng sanh khởi hiện tướng vô thường rõ hơn hai tướng kia, và có một số chúng sanh khác thì khởi hiện tướng khổ rõ hơn hai tướng kia, và một số chúng sanh thì khởi hiện tướng vô ngã rõ hơn hai tướng kia, tại sao?
Thứ nhất là người năng bố thí trì giới thường ở trong quá khứ bố thí trì giới nay bước vào con đường tu tập thì tướng vô thường khởi lộ rõ hơn, tại sao vậy? bởi vì người thường bố thí trì giới cái quả của sự bố thí trì giới đem lại sự an lạc nhiều, và chính chỗ nào có an lạc ở chỗ nào tâm hỷ lạc sanh khởi thì người này bị dính mắc cho nên duyên lành của người bố thí trì giới khi tu tập thiền định, nhất là thiền quán thì tướng vô thường hiển lộ rõ hơn hai tướng kia, nhưng dần dần rồi cũng phải qua tướng khổ. Khi phát triển tuệ quán thì cũng đi qua tướng khổ, tướng vô thường dẫn tới tướng khổ. Còn đối với người trước đây tu tập thiền chỉ định và với những trạng thái an lạc, bởi vì không có cái lạc nào mà có thể so sánh bằng lạc của thiền, dù cho sắc thinh hương vị xúc có tối thắng cỡ nào đi chăng nữa thì so với lạc của sơ thiền chỉ là nhỏ giọt, với người mà biết hương vị của lạc sơ thiền thì đâm ghiền sự an lạc. Sự an lạc cực kỳ đặc biệt không thể nào tả được. Rồi lạc của sơ thiền cũng không bằng lạc của nhị thiền, lạc của nhị thiền không bằng lạc của tam thiền, lạc của tam thiền không bằng lạc của tứ thiền, một trạng thái lạc cực kỳ vi tế đến mức độ mà dường như không có lạc và dường như không có khổ mà bậc thánh gọi là "xả lạc thanh tịnh" nó im nó đặc biệt vô cùng, cho nên những người trước đây có tu tập thiền định dính mắc vào những lạc như vậy thì bây giờ tướng khổ nó khởi lên khi tu tập thiền định để diệt trừ cái tham ở đó, để giải trừ cái dính mắc lạc ở đó, những người bố thí trì giới thì hưởng những quả lạc thường của hữu vi của bên ngoài, cho nên tướng vô thường khởi lên để mà chấm dứt sự dính mắc, làm cho sự dính mắc không có, với những người mà trước đây tu tập những pháp thiền chẳng hạn thì tướng khổ khởi lên, khi bước vào thiền quán thì tướng khổ khởi lên để chấm dứt đi để ngăn trừ đi hoặc để đẩy lùi đi những cái ảo tưởng thiền lạc ở trong quá khứ của mình có hay trong hiện tại mình đang có.
Rồi qúi vị hỏi chúng tôi rằng: "vậy thì bây giờ con muốn bố thí trì giới để có tướng vô thường hiển lộ, hễ nương theo tướng vô thường thì chứng đắc được đạo quả sướng hơn là bây giờ tu tập thiền, tu tập thiền chỉ mai mốt đưa qua thiền quán thì nó phát sanh lên cái khổ nhiều khi mình chịu không nổi." Xin thưa rằng dù cho hôm nay có bố thí trì giới chăng nữa khi mà tu tập tướng vô thường hiển lộ thì nó cũng sẽ dẫn tới tướng khổ, còn người tu tập thiền chỉ nó xuất hiện tướng khổ, nhưng đã đốt đi trước một giai đoạn mới nhanh chóng. Người bố thí trì giới mà không tu tập thiền chỉ sau này tu tập thiền quán thì xuất hiện tướng vô thường rõ hơn nhưng mà rồi nó vẫn dẫn tới tướng khổ, nó phải đi một trình tự như vậy, còn người tu tập thiền chỉ thì xuất hiện tướng khổ trước mà tướng vô thường không có, giống như đã đi qua rồi nó đốt giai đoạn, rồi người thường quán xét về những pháp quán, thường quán tưởng pháp vô thường về khổ, vô ngã, bất tịnh hay là thể trược v.v...thì tướng vô ngã hiển lộ tướng vô ngã xuất hiện nhanh chóng hơn, muốn tướng vô ngã xuất hiện càng rõ nét hơn nữa thì cũng phải có tầng thiền định, bởi trong trí tu thì nhân gần cho trí tu hay tuệ quán chính là định, ở trong thiền chỉ thì trí trợ giúp cho định, mà trong thiền quán thì định trợ giúp cho trí.
Cho nên chúng ta thấy rằng đối với Đức Phật Ngài có đại bi định, mà đại bi định của Ngài không có một thánh thượng thủ thinh văn nào ngay Đức Phật Độc Giác cũng không thể bằng được, định đại bi của Ngài rải khắp cả thế gian này mà rất nhiều thế gian này Ngài có thể rải mười muôn triệu thế giới, vị Độc Giác không thể rải đại bi này được như vậy, tại sao vậy? bởi những vị Phật Độc Giác là những vị Thánh Thanh Văn không có nhất thiết trí tức là không có Phật trí, chính Đức Phật mới có được nhất thiết trí đó, và trong thiền định thì trí làm hổ trợ cho định, trí càng mạnh thì định càng quan trọng, cho nên chúng ta biết rằng trong thiền chỉ trí hổ trợ cho định mà trong thiền quán định lại hổ trợ cho trí, người có tầm định cao như tứ thiền hoặc ngũ thiền thì trí đó nhanh chóng vô cùng, sắc bén vô cùng, lẹ làng vô cùng, mà khi triển khai thì dễ chứng đạt các pháp thượng nhân, chúng ta thấy rằng ngay trong kinh tạng Đức Phật dạy rằng khi vị đó chứng đạt tứ thiền là khả niệm thanh tịnh nghĩa là nhị khổ lạc luôn có từ trước chứng và trú tứ thiền một trạng thái bậc thánh gọi là xả niệm thanh tịnh tức là không cần nghĩ tới đề mục nữa, không cần quán sát đề mục, mà đề mục vẫn cứ hiển lộ không còn xả niệm, mà buông bỏ mà đề mục đó vẫn hiển lộ, rõ ràng là vậy mà được thanh tịnh, bấy giờ tâm nhu nhuyễn tâm thuần thục rồi vị đó hướng tâm nhớ lại nhiều kiếp, rồi vị đó đưa tâm quán xét thấy chúng sanh chết từ cảnh giới này tái sanh vào cảnh giới khác, chết từ cảnh giới khác tái sanh vào cảnh giới này đắc được cái sanh tử minh, và vị ấy hướng tâm để diệt trừ những cái phiền não ô nhiễm đắc được lậu tận minh nhanh chóng như vậy, còn những tầng thiền khác thì cũng có thể chứng đạt được chứ không phải không nhưng sự nhanh chóng không bằng, cho nên các Ngài mới dạy rằng ở trong thiền định thì trí hổ trợ cho định mà trong thiền quán định hổ trợ cho trí.
Như thế nào cũng vậy, người bố thí trì giới tướng vô thường xuất hiện thì cũng phải đi qua tướng khổ để rồi chui rèn cho tướng vô ngã, người tập về pháp quán thì cũng phải đi qua giai đoạn định, bởi vì trí mạnh hay yếu do định này sanh khởi và như vậy thì ở đây chúng ta mới thấy rằng chánh kiến được chi tầm hổ trợ và giữa cái trí và tầm này quyện vào nhau hoà hợp vào nhau, trí đỡ cho tầm, tầm đỡ cho trí. Tầm giúp cho trí thấy được mặt trái mặt phải và trí sẽ giúp cho tầm đi vào mặt phải không vào mặt trái, Nói cách khác là chánh tư duy giúp cho chánh kiến thấy được thế nào là chánh tư duy thế nào là tà tư duy và chính nhờ thấy được chánh tư duy thấy được tà tư duy cho nên chánh kiến hướng dẫn lại chánh tư duy phải đi đúng đạo lộ tức là chánh tư duy nó không đi qua được cái tà tư duy, hai pháp này hổ trợ nhau nhờ hổ trợ qua lại vậy cho nên các Ngài mới xiết chánh kiến và chánh tư duy vào trong tuệ uẩn, và như vậy thì trong đời sống thường nhật của chúng ta, chúng ta phải có những pháp quán pháp suy tư, pháp quán suy tư ở trong đời sống bình nhật khi quán xét những cảnh ở trong hàng ngày thì chúng ta nắm bắt lấy nó bằng cảnh chân pháp và đồng thời giữ lấy tâm đừng cho vướng mắc tới nó ao ước nó, thích thú nó hoặc là khó chịu hoặc không hài lòng, có được hai chi này thì chi hại tầm không cần thiết, chỉ khi nào tâm khó chịu thì đừng nghĩ tới hủy diệt tức là ly hại, giữ được hai chi không khó chịu, nhận thức được như vậy ở trong chân pháp đó, và trong thời tu tập thiền những cảnh nào xuất hiện trong thời thiền, những cảnh như thiền tướng hoặc những ấn tướng đó cũng không thích thú nó, hễ thích thú là rơi vào dục tầm, không thích thú mới là ly dục tầm, gặp những khó chịu xấu xí bất ổn không khó chịu nó, hễ khó chịu thì rơi vào tà tư duy, không khó chịu là chánh tư duy, và đồng thời thấy rõ được mặt trái mặt phải của nó.
Chánh kiến thì lập trình nó bởi cái không "tôi" "không của tôi", nhìn những cảnh đó nắm được chân pháp rồi thì lập trình mới có ý nghĩ không phải "tôi" và "không phải của tôi" và đồng thời cố gắng quán xét cảnh bên ngoài lẫn cảnh bên trong, phải tìm thấy được một trong ba tướng như vậy bởi do tác ý khéo. Vì tác ý tạo cảnh cho tâm, mà mình cọ sát với tâm sở tác ý này rồi một lúc nào đó thì cảnh vô thường hay cảnh khổ hay cảnh vô ngã sẽ hiển lộ tùy theo tốc độ hoặc là phước lành mà người hành giả đó tích lũy trong quá khứ.
Chúng tôi vừa trình bày với qúi vị với đề tài của thời pháp là tu tập về tuệ uẩn bát chánh đạo. Thời pháp đến đây cũng vừa phải lẽ với phước báu sanh lên xin cúng dường đến Chư Tăng và chia đều đến toàn thể chư Phật tử mong qúi vị hoan hỷ thọ dụng đồng đều nhau cả thảy. Namo Buđdhaya.